Vai trò trị liệu của Then trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 85 - 88)

5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

3.1.3. Vai trò trị liệu của Then trong cộng đồng

Xét về khả năng trị liệu của Then có thể xem xét trên hai đối tượng: Đối tượng thầy Then với tư cách là thầy pháp Shaman và đối tượng quần chúng với tư cách là những đối tượng trực tiếp được thầy Then chữa trị (chủ yếu bằng liệu pháp tinh thần).

Nguyễn Kim Hiền qua bài “Lên đồng ở Việt Nam một sinh hoạt văn hoá tâm

linh mang tính trị liệu” đã phân tích khá kỹ về một số đặc điểm của trị liệu lên đồng

ở Việt Nam trên bình diện cá nhân, cụ thể là các ông bà Đồng. Đối tượng này có nhiều điểm tương đồng với các ông bà Then nên có thể nói cách giải thích về khả năng trị liệu của Then cũng có một số điểm tương tự với với lên đồng. Thứ nhất, với đa số các thầy Then thì việc tham gia vào đội ngũ những người hành nghề cúng bái được coi như là một giải pháp quyết định để giải thoát khỏi bệnh tật, khỏi cơ đầy. Quá trình đến với nghiệp Then của họ thường trải qua các bước như sau: Bước đầu là những dấu hiệu bị tổ tiên bắt nối nghiệp biểu hiện qua những bất ổn về tinh thần hoặc ốm đau bệnh tật, gia cảnh gặp rủi ro, họ phải tìm đến các giải pháp như tìm thuốc hoặc đi bệnh viện chữa trị, xem bói hoặc cầu cúng, có người làm lễ khất; bước tiếp theo khi xác định rõ được căn nguyên bệnh tật và không thể cưỡng lại được số phận, người đó sẽ phải làm lễ báo với tổ tiên việc mình quyết định nối nghiệp thầy cúng của gia đình; tiếp theo là tìm thầy học nghề, đi theo phụ giúp thầy hành nghề; bước bốn là làm lễ cấp sắc tự đi hành nghề theo lời mời của các gia chủ. Trong khá nhiều trường hợp kể cả ở Một của người Thái cũng như Tào, Then, Pụt

của người Tày đều cho rằng chỉ ngay sau khi làm lễ báo cáo tổ tiên chấp nhận nối nghiệp là bệnh tình của họ đã thuyên giảm. Để lý giải một cách cặn kẽ cơ chế bệnh tật cũng như căn nguyên khỏi bệnh của các trường hợp trên đòi hỏi nhiều sự công phu cả về lý luận cũng như phân tích tâm lý học, y học, điều tra thực địa, v.v... Tuy nhiên có thể thấy rất có thể khả năng trị liệu của Then ở đây được đến từ niềm tin truyền thống của người làm Then và gia đình họ vào sự tồn tại của tổ tiên, một thế lực vô hình nhưng khá có quyền uy trong quan niệm của người Tày, Nùng. Khi nguyện vọng của tổ tiên được đáp ứng thì gánh nặng về tâm lý cũng được trút bỏ, họ sẽ được giải toả về mặt tinh thần cũng như thể xác. Điều này có cơ sở từ quan niệm phổ biến từ xa xưa của con người thường gắn những hiện tượng tâm lý bất thường với sự tác động của một lực lượng siêu nhiên nào đó ngoài con người. Như vậy, đối với đa số thầy Then thì việc quyết định nối nghiệp cúng bái của tổ tiên cũng là một cách để tự chữa bệnh cho mình hoặc cho người thân trong gia đình mình.

Khác với các ông bà Đồng, các ông bà Then sau khi trở thành thầy pháp nhiệm vụ chủ yếu của họ là làm nghề cúng bái thực hành các nghi lễ với tư cách “cứu nhân độ thế” theo tinh thần đạo Phật. Nếu các ông bà Đồng chỉ là cái giá để các thánh thần có tên tuổi trong điện thần về ngự thì các ông bà Then lại là một vị quan chức nhà trời có tên hiệu, phẩm trật, ấn tín, bằng sắc,v.v... được Ngọc Hoàng cho phép đi lại gặp gỡ các vị thần linh trong khắp thế giới 3 tầng, đôi khi họ cũng nhập hồn thần linh nhưng chỉ là một việc phụ. Nhiệm vụ chính của họ là giúp đỡ, chăm sóc quần chúng về mặt tâm linh. Chính trong nhiệm vụ này họ đã thể hiện được khả năng chữa bệnh bằng liệu pháp tinh thần của mình. Mục đích của các nghi lễ này là mang lại niềm tin và sự bình ổn trong tinh thần của người bệnh và gia đình. Đó cũng chính là kết quả trị liệu của Then. [tr. 273 – 275, 43]

Ở đây chúngtôi xin đi vào trường hợp Then đi chữa bệnh mà đối tượng là những con bệnh thực sự. Mặc dù không có những luận giải một cách khoa học và rõ ràng nhưng trong quan niệm của các thầy Then cũng có sự phân biệt hai loại bệnh, một loại họ cho là bệnh trần tức là bệnh về thể xác và một loại là bệnh âm là loại bệnh

tâm lý. Theo các thầy Then giàu kinh nghiệm cho biết thì họ thường chữa được loại bệnh tâm lý, thường là đi bệnh viện chữa không được hoặc không tìm ra căn nguyên bệnh tật. Trong cách chữa trị này thì yếu tố niềm tin (ở cả người bệnh và thầy Then) cùng phương thức hành nghề của thầy Then là hai yếu tố hỗ trợ quan trọng. Bằng thủ pháp nghệ thuật mang đặc trưnng riêng của mình, Then đã mang lại niềm tin cho người bệnh như là một sự giải toả tâm lý mà không phải loại hình cúng bái nào cũng làm được. Ở đây thầy Then bằng tiếng đàn lời hát với những lời lẽ đầy tính thuyết phục cùng uy quyền của mình đã khiến cho người ta yên tâm tin rằng thần linh đã thấu tỏ và chấp nhận lời cầu xin của họ. Không những thế thầy Then còn hiện thực hoá những ước nguyện của họ bằng cách cho họ gặp gỡ giãi bày tâm sự với tổ tiên, nghe tổ tiên khuyên bảo, bằng việc làm cụ thể nối chiếc cầu mệnh số cho người đến tuổi xung hạn hoặc ra oai tróc nã quỷ thần, vỗ về tâm hồn yếu đuối của người bệnhv.v... Việc kết hợp giữa niềm tin vào thần linh (sự linh thiêng của nghi lễ) với các sắc thái biểu cảm đa chiều của âm nhạc và lời ca đã có tác động trực tiếp tới trạng thái tâm thần của người bệnh, củng cố niềm tin cho họ vào kết quả chữa bệnh của thầy Then.

Theo như kết quả điều tra của chúng tôi tại Văn Quan cho thấy, hầu hết các gia đình khi có người bị bệnh đều kết hợp hai hình thức trị bệnh: vừa đi bệnh viện vừa cầu cứu tới sự giúp đỡ của thần linh. Với tâm lý “có bệnh thì vái từ phương” các gia đình đã nhờ tới các thầy Then làm lễ, hỏi han tổ tiên về bệnh tình, cầu xin tổ tiên phù hộ, Ngọc Hoàng ban lộc để chữa khỏi bệnh tình.

Khi chúng tôi gặp anh Hoàng Thành K, làm cán bộ huyện Văn Quan, anh có nói: Dù là người nhà nước, được tuyên truyền nhiều về các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng mang màu sắc mê tín dị đoan nhưng có nhiều vấn đề liên quan tới Then anh không thể lý giải nổi. Trước đây anh không tin Then có khả năng chữa trị bệnh tật, nhưng trong một thời gian dài anh bị đau lưng, suốt ngày ốm, người bải hoải, đi khám nhiều nơi, uống các loại thuốc bệnh viện kê nhưng không khỏi,… “có bệnh vái tứ phương”, vợ anh đã mời Then về nhà làm lễ vào buổi đêm (vì sợ hàng xóm xì xào là cán bộ nhà nước mà mê tín), sau đó một thời gian anh cảm thấy đỡ hơn, sau

vài lần lễ thì đỡ và đi làm được. Hiện tượng của anh K hoàn toàn là một người bình

thường không có căn số, anh không chữa bệnh bằng con đường xuống Then, làm lễ

cấp sắc.

Nhiều đứa trẻ trong bản bị còi cọc biếng ăn, hay khóc ban đêm cũng được cha mẹ chúng mời Then làm lễ đuổi các loại ma hay đến trêu chọc đứa trẻ, khiến chúng sợ hãi

Có thể nói truyền thống chữa bệnh bằng cúng bái đã ăn sâu vào trong tâm lý và trở thành nỗi ám ảnh về một thế lực vô hình trong ý thức của người dân Tày. Vì vậy ngày nay để giải toả tâm lý nhiều gia đình vẫn kết hợp hai cách chữa bệnh vừa dùng thuốc trị liệu vừa chữa trị bằng lễ Then như một liệu pháp tinh thần nhằm mang lại sự bình ổn về tinh thần cho người bệnh và gia đình. Và như vậy đôi khi kết quả chữa bệnh lại đến từ cả hai phía. Chính vì vậy các nghi lễ cúng cho đối tượng người già và trẻ em như cầu an, giải hạn, chúc thọ, cúng Mẻ Hoa v.v... vẫn khá phổ biến trong đời sống người dân Tày. Và như vậy trong những trường hợp cụ thể thì việc chữa bệnh bằng liệu pháp tinh thần của Then là có thực và ít nhiều có những tác dụng nhất định trong đời sống của người dân. Đây cũng là một giá trị cần ghi nhận của Then trong đó vai trò của những người làm Then là tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)