Then và một số khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 31 - 116)

5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.2.4.Then và một số khái niệm có liên quan

Trên các phương tiện thông tin đại chúng và theo cách hiểu sơ bộ của đông

đảo quần chúng, thuật ngữ Then thường được hiểu là một làn điệu dân ca của người

Tày, Nùng. Song cách hiểu này mới chỉ phản ánh được một khía cạnh nhỏ của Then

mà chưa phản ánh được đầy đủ và đúng bản chất của sinh hoạt này. Trên thực tế

cũng như qua các nghiên cứu khoa học thì thuật ngữ Then ngoài cách hiểu là một

làn điệu dân ca nó còn được dùng để chỉ một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, một nét văn hóa tâm linh của cộng đồng Tày, Nùng.

Khái niệm về Then hiện nay cũng chưa thực sự là một khái niệm thống nhất

mà thiên theo từng hướng nghiên cứu, mỗi nhà nghiên cứu có một quan niệm riêng. Trước hết chúng ta tìm hiểu thuật ngữ Then, trên thực tế thuật ngữ Then bắt nguồn từ đâu cũng tồn tại nhiều quan điểm. Theo đa số thì thuật ngữ Then bắt nguồn từ âm Hán – Việt: Thiên () , tức Then được biến âm từ Thiên có nghĩa là trời, mường Then chính là mường Trời/ Thiên đình. Bởi theo quan niệm của người Tày, thế giới

có 3 tầng: Thiên đình – Trần gian – Âm phủ và mường Trời hay Thiên đình là nơi

mà họ vô cùng tôn kính, đó là nơi trú ngụ của các thần linh, những người thuộc thế giới siêu nhiên, những người có khả năng nghe được lời cầu nguyện của họ, ban cho họ sức khỏe, tài lộc, may mắn,… Có lẽ vậy mà Then trong quan niệm của người Tày Nùng để chỉ một thế giới thần thánh, siêu linh.

Và cách hiểu thứ hai cho rằng Then nghĩa là Tiên – Sliên. Tiên là những người ở trên mường Trời - lực lượng siêu nhiên, thần thánh, những người giữ vai trò thông linh giữa thế giới trần tục với các thần linh. Với cách hiểu này, nhiều người

đưa ra giả thuyết rằng Then bắt nguồn từ tín ngưỡng Sliên của những bà Sliên người Nùng. Tuy nhiên, Sliên thiên về hoạt động bói toán, làm các lễ cúng nhỏ.

Trong nghiên cứu về Then trong cuốn “Then Tày”, TS Nguyễn Thị Yên, đã

liệt kê ra 9 cách viết khác nhau của Then dựa theo tài liệu về Nôm Tày của nhà nghiên cứu Triều Ân. Cơ bản tất cả các cách viết Then, Pụt theo Triều Ân tuy tùy tiện, lộn xộn nhưng chỉ đọc ra là Then hoặc Pựt/ Pụt điều đó chứng tỏ mối quan hệ gần gũi giữa Then và Pụt. Điều đáng chú ý là trong 9 cách viết Then/ Pụt nói trên có

tới 6 chữ lấy chữ 天 (Thiên) để biểu thị Then về mặt ý nghĩa là “trời” và 7 chữ

(nhân) để bổ sung cho ý nghĩa người của nhà trời. Xét về ngữ nghĩa, chữ 天 (Thiên

– Then) là từ mượn ý của chữ Hán chỉ trời đấng thần linh tối cao mà các cư dân Tày

– Thái nói chung đều thờ phụng. Có lẽ chữ Then là xuất phát từ tục thời Trời (phạ)

của các dân tộc nhóm này, sau khi ảnh hưởng của văn hóa Hán, họ đã mượn chữ Thiên/ Trời là một mỹ từ để tôn xưng Trời (phạ) và để thờ phụng bởi chữ Hán thường bao giờ cũng mang nghĩa trang trọng. [43, tr. 54]

Từ hiện tượng như trên có thể giải thích tên gọi Then là bắt nguồn từ tín

ngưỡng thờ Trời (phạ) của cư dân Tày – Thái nói chung. Do ảnh hưởng bởi sự giao

lưu văn hóa Hán – Tày – Kinh nên người Tày không còn giữ được nhiều yếu tố bản địa như người Thái Tây Bắc nhưng Then vẫn được họ lưu giữ lại để chỉ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng liên quan đến tục thờ trời mang tính bản địa của cộng đồng. Then được giữ lại để chỉ những người thầy cúng có khả năng làm môi giới liên hệ giữa cõi đất và cõi trời, giữa cõi trần tục và cõi siêu nhiên.

Có lẽ trong con mắt của người Tày, Nùng cũng như các dân tộc khác tuy còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất của Then song phần lớn mọi người đều cho rằng trong Then điều quan trọng nhất chính là những thầy Then - người tiến hành nghi lễ, là linh hồn của nghi lễ then. Họ được cho là người đặc biệt giữ vai trò trung gian giữa thực và hư; giữa thế giới thần linh và thế giới con người; giữa thế giới hữu hình và thế giới siêu linh. Then là người có khả năng giao tiếp với các lực

lượng siêu nhiên và thông qua các thần linh sẽ giúp con người thực hiện được nguyện vọng của họ. Then chính là một thầy Shaman do vậy cũng như trình tự công việc của các thầy pháp Shaman, trình tự công việc giao tiếp với thần linh của Then

có hai cách là Then dùng tiếng đàn, hát, xóc nhạc để đưa hồn mình (xuất hồn) chu

du lên xứ sở thần tiên cầu xin Ngọc Hoàng Thượng đế, các thánh thần ban lộc; cách thứ hai là thỉnh cầu thần linh nhập vào mình. Trong hai cách thì cách thứ nhất được các thầy then sử dụng nhiều hơn; còn cách thứ hai là cách thức hành nghề chủ yếu của các ông đồng, bà đồng người Việt trong nghi lễ lên đồng.

Như vậy có thể xem Then là một loại hình tín ngưỡng dân gian của người Tày thuộc dòng Shaman giáo mà ở đó những người làm Then thông qua hiện tượng xuất hồn và nhập hồn để giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong thần linh đáp ứng nguyện vọng của mình và những người tham dự lễ.

* Các loại nghi lễ Then

Ông Then, bà Then có thể thực hiện nhiều loại nghi lễ khác nhau, trong đó mỗi loại nghi lễ lại đáp ứng những nhu cầu khác nhau của đời sống trần tục như bói

toán, chữa bệnh, cầu yên, giải hạn,… Trong cuốn “Mấy vấn đề về Then Việt Bắc”

tác giả Nông Văn Hoàn đã chia Then gồm các loại nghi lễ như sau: - Then kỳ yên/cầu yên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Then chữa bệnh - Then bói toán - Then tống tiễn

- Then cầu mùa, cầu đảo, diệt trùng

- Then chúc tụng (làm nhà, sinh con, cưới hỏi, chúc thọ,…) - Then cấp sắc [11]

Tác giả Nguyễn Thị Yên trong công trình “Then Tày” của mình đã chia nghi

- Then bói (bói chữ bệnh, bói tình yêu,…)

- Then giải hạn, cầu yên (cầu mẻ va phù hộ cho trẻ nhỏ; then giải hạn, nối số cho người già; gọi vía lạc; cầu tự; Then chữa bệnh,…). Các loại Then này thường diễn ra vào đầu năm, mùa xuân.

- Then chúc tụng (mừng nhà mới; cưới hỏi; thăng quan,…) loại then này ít tính nghi lễ hơn mà nặng về vui chơi, chúc tụng vui vẻ.

- Lẩu Then (hội Then mà tiêu biểu là Then cấp sắc) loại Then này thường tổ chức ở chính nhà Then để dâng cúng tổ nghề Then vào dịp thường kỳ hàng năm và đặc biệt là Then cấp sắc, tăng sắc cho những người làm Then. [43, tr. 74]

* Hệ thống thần linh trong Then

Hệ thống điện thần trong Then là một thế giới đa thần, có chịu ảnh hưởng khá rõ nét từ thần linh Tam giáo của Trung Hoa. Thế giới thần linh trong Then bao gồm thần linh ở mặt đất, trên trời và dưới đất (âm phủ). Trong đó thần ở trên trời được coi là có nhiều quyền năng hơn cả đặ biệt là vị thần đứng đầu mường Trời – Ngọc Hoàng. Theo quan niệm dân gian thì những thần linh ở trên trời có khả năng chi phối toàn bộ cuộc sống của thế giới muôn loài dưới mặt đất, họ có thể ban cuộc sống bình yên hay những bất hạnh cho muôn loài. Hệ thống thần linh trong Then nói riêng và của cộng đồng Tày Lạng Sơn nói chung (như đã phân tích trong phần trên) đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng đa thần của các cư dân nông nghiệp nhưng đã được bao phủ bằng một lớp vỏ của các vị thần Tam giáo. Tín ngưỡng thờ Trời, Đất được biến thành tín ngưỡng thờ vị thần có tên gọi là Ngọc Hoàng, hay các tín ngưỡng thờ ma sông, ma suối, ma bếp thì biến thành tín ngưỡng thờ Long Vương, Thổ Công, Táo Quân,…

Trong Then cấp sắc ở Văn Quan cụ thể Then phải vượt qua tất cả 11 cửa ải mới tới được của Ngọc Hoàng – thần linh tối cao cai trị mường Trời; còn trong các loại Then khác thì chủ nhà muốn hỏi việc gì Then sẽ đến cửa đó để xin và một trong

những cửa không thể thiếu trong hầu hết các nghi lễ Then là cửa Thổ Công, cửa Thành Hoàng, cửa Táo Quân, cửa Tổ tiên.

1) Tu Thổ Công (cửa Thổ Công) 2) Tu Thành Vàng (cửa Thành Hoàng) 3) Tu Táo Quân (cửa Táo Quân) 4) Tu Đẳm (cửa Tổ tiên)

5) Tu Pháp (cửa Pháp Sư) 6) Tu Tưởng (cửa Tướng)

7) Tàng Queng Quý (Đường Ve Sầu)

8) Tu Cắp Kính (cửa do những người làm Then nhưng không thành nghề cai giữ)

9) Tu Vở Khuông, Vở Khắc (cửa ông Khuông, ông Khắc) 10) Khảm hải (vượt biển)

11) Tu Vùa (cửa Ngọc Hoàng) [29, tr. 40]

Mỗi lần thực hiện cuộc hành trình Then dùng lời hát, đệm với tiếng đàn tính để diễn tả một cuộc hành trình đầy khó khăn, vất vả, phải vượt qua những cửa ải thậm chí phải chiến đấu để vượt qua. Nhưng qua đó thấy sự đan cài hài hòa, giao lưu văn hóa nhuần nhuyễn giữa Kinh – Tày – Hán, tạo nên cho hệ thống văn hóa tín ngưỡng Tày mà tiêu biểu là Then một màu sắc vừa dân dã, vui nhộn vừa quy củ, trang nghiêm.

Tiểu kết chương 01

Huyện Văn Quan được xem là một vùng tương đối khó khăn ở Lạng Sơn, song tại đây lại lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của cư dân Tày. Ngay từ những ngày đầu người Tày sinh sống tại đây cho tới bây giờ, các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán của thôn bản vẫn được bảo tồn, phát huy. Then có thể coi là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu, đặc trưng nhất trong vùng cùng

với số lượng các thầy Then, Mo, Tào còn tương đối đầy đủ. Họ chính là những người bảo hộ cho đời sống của cộng đồng làng bản, là người không thể thiểu trong các hoạt động tín ngưỡng của mỗi gia đình cũng như của cả cộng đồng. Người ta cần sự có mặt của Then trong những lễ lớn như Lồng tồng, cầu mùa,… cho đến việc ma chay, hiếu hỉ, tân gia, mừng thọ, đầy tháng,… trong các gia đình. Hơn nữa Then còn được coi như thầy thuốc chữa bệnh của cả làng, Then là chỗ dựa tinh thần khi gia đình gặp chuyện không may, là nơi người ta chia sẻ niềm vui khi có chuyện

mừng. Có thể coi không gian diễn ra hoạt động nghi lễ Then chính là “không gian

cộng cảm và cộng mệnh” (chữ thường dùng của GS Ngô Đức Thịnh) của con người

và của bản làng người Tày. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập tới Then là một loại hình tín ngưỡng dân gian của người Tày thuộc dòng Shaman giáo ; các thầy Then chính là các thầy pháp Shaman.

Chương 2: THẾ GIỚI ĐỜI SỐNG CỦA THEN TRONG XÃ HỘI TÀY Ở VĂN QUAN, LẠNG SƠN

(QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BÀ THEN HOÀNG THỊ BÌNH)

Người làm Then trong xã hội Tày bao gồm cả nam và nữ, theo như điều tra của chúng tôi tại Văn Quan, Lạng Sơn thì số người làm Then có tới 91% là nữ, còn lại là nam giới thế nhưng dòng Then nam thường thiên theo cách hành nghề của Tào (đôi khi có sử dụng sách cúng). Giữa dòng Then Nam/Then tậc (Theo cách gọi của người Tày ở Văn Quan, khác với cách gọi Then nam của người Tày Cao Bằng – Then Giàng) và Then nữ có những khác biệt nhất định song yêu cầu bắt buộc là những người làm Then phải biết chơi đàn tính, nhảy múa và hát. Để có thể trở thành

“Người được chọn” cần có rất nhiều yếu tố từ yếu tố di truyền, căn số, yếu tố tâm

sinh lý đến các tác nhân xã hội ví như: căn then (mỉng bang), vốn then (tẩn then) và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phải có niềm tin đối với việc trở thành Then của Người được chọn. Trong chương

này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề căn nguyên trở thành Then trong xã hội Tày, Văn Quan, quá trình học nghề Then và đời sống thường nhật cũng như đời sống đạo của Then (thông qua nghiên cứu chính từ trường hợp bà Then Hoàng Thị Bình đặt trong mối quan hệ với một số Then khác ở Văn Quan). Qua đó có thể mang đến một cách nhìn toàn diện về quá trình trở thành Then cũng như đời sống của Then – những người được xem là đại diện cho thần linh trong xã hội Tày, những người chăm lo phần hồn và mang đến cho cộng đồng niềm vui cũng như sự bình an.

2.1. Quá trình trở thành Then của Người được chọn 2.1.1. Tiểu sử đời sống của người được chọn

a. Gia đình xuất thân

Sống trong cộng đồng Then cũng như bao nhiêu người khác, họ có thể xuất thân từ nông dân, công nhân, viên chức,… họ cũng có một gia đình bình thường với cha mẹ, vợ chồng và con cái. Đây là điều đầu tiên chúng ta nhận định về Then, họ

không phải là những con người “khác thường” mà họ cũng có một cuộc sống bình thường như mọi người trong cộng đồng. Họ cũng lao động và có nghề nghiệp chứ không phải chỉ sống dựa vào nghề thầy cúng hay nói một cách khác họ không phải

những người thực hành tín ngưỡng chuyên nghiệp (tức những người chỉ sống bằng

nguồn thu duy nhất có được từ nghề cúng, bói). Đời sống của họ là đời sống của

những người thực hành tín ngưỡng không chuyên, vừa là đời sống của người thường vừa là đời sống của người chăm lo sinh hoạt tín ngưỡng cho cộng đồng.

Trường hợp Then Bình – đối tượng mà chúng tôi chọn làm mẫu nghiên cứu chính xuất thân trong một gia đình trí thức hiếm hoi của dân tộc Tày, có nhiều người học rộng, được trọng vọng ở trong vùng. Anh chị em bà đều làm nhà nước, chị gái bà còn là Tiến sĩ. Bà cũng được gia đình cho đi học, học hết lớp 7 (tương đương Tốt nghiệp cấp II bây giờ) sau đó, bà đi học nghề thuốc rồi làm công tác phục vụ kháng chiến, đến năm 1974 bà làm cán bộ phụ nữ xã Đại An và năm 2000 thì về hưu.

Gia đình chồng bà cũng là gia đình khá giả, có học thức trong vùng. Bà lấy chồng khi còn rất trẻ nhưng luôn phải sống cảnh một mình nuôi con vì chồng bà làm giáo viên, được phân công làm việc xa nhà nên thi thoảng mới về thăm gia đình. Những khi con ốm bà luôn phải tự mình chăm sóc con cái, làm việc đồng áng lại công tác ở xã nên rất vất vả. Bà sinh được 7 người con nhưng hai người đã mất, năm người con của bà hiện giờ đều thành đạt, ba cô con gái làm giáo viên, anh con trai thứ hai Trưởng Đài Phát thanh – Truyền hình huyện còn anh con trai út làm công tác ở thôn để có điều kiện chăm lo cha mẹ, ruộng vườn, cả gia đình bà đều là Đảng viên gương mẫu.

Có thể nói gia đình bà cũng như gia đình nhà chồng đều có những điều kiện kinh tế tốt, lại đều là người Nhà nước, có trình độ học vấn, được cập nhật và hiểu biết đầy đủ các thông tin, chỉ thị của Đảng và Nhà nước nên việc bà đến với Then hoàn toàn không phải do mê tín, dị đoan hay thiếu hiểu biết mà đây là một việc vạn bất đắc dĩ. Có một thời gian Đảng và Nhà nước ta làm rất nghiêm túc công tác

chống mê tin dị đoan, bói toán, bùa phép,… khi đó các hoạt động tín ngưỡng và những người hành nghề tôn giáo đều không dám hoạt động công khai. Là một cán bộ phụ nữ xã hơn ai hết bà Bình hiểu rất rõ những điều đó nên trong suy nghĩ của bà cũng như gia đình không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ làm Then. Khi chúng tôi hỏi

gia đình bà và nhà chồng có ai làm Then không? Bà nói: Bà nội chồng bà trước kia

cũng bị bắt làm Then, bà cụ luôn trốn để không phải làm, thậm chí khi đã nhận thầy mẹ, đến nhà thầy mẹ học mà bà vẫn trốn về nhưng bà vẫn bị bắt làm, bà làm Then

được hơn 10 năm thì qua đời. Bà nội của chồng bà Bình bị bắt Then cũng tương đối

muộn, có lẽ vậy nên đến lượt bà Bình tuổi vào nghề Then của bà cũng khá muộn (xem phần Lứa tuổi và giới tính).

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, bà Bình sinh ra trong một gia đình bình

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 31 - 116)