Vật thiêng của Then

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 62 - 67)

5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.2.3.Vật thiêng của Then

a, Áo lễ

Đối với Then áo lễ là thứ đồ dùng không thể thiếu, như phần trên đã nhắc đến Then cất áo lễ rất cẩn thận, nếu không có lễ thì không được phép mang áo ra khỏi cửa nhà. Áo lễ của Then chính là loại áo dài của phụ nữ Tày. Áo cổ tròn, cài cúc ở nách, từ ngực trở xuống được khâu hay may hai bên mép lại, vạt áo trước liền với vạt sau nên không có đường khâu ở vai, tay áo được cắt liền với vai áo, chỗ nối tay ở tận khủy tay. Độ cong của nách không đáng kể, gần như một đường thẳng hơi chéo ra gấu áo. Áo dài từ 1,2 – 1,3 m, rộng 50 – 55 cm, ống tay rộng khoảng 18 – 20 cm, gấu áo rộng 60 – 70 cm. (Áo rộng hẹp còn phụ thuộc vào bà Then cao to hay nhỏ bé). Về cơ bản áo mặc thường ngày cũng như áo lễ của người Tày có nhiều điểm giống với áo dài của người Kinh nhưng áo của người Tày hai vạt được may ngắn hơn.

Mỗi Then thường có nhiều áo lễ với các màu khác nhau: chàm, đỏ, vàng, tím,… đối với mỗi lễ Then khác nhau Then lại mặc những bộ áo lễ khác nhau. Trong các lẩu Then lớn, cũng giống như ông bà Đồng của người Việt, mỗi Tướng giáng khác nhau Then lại thay áo lễ cho phù hợp. Chất liệu may áo trước kia chủ yếu là vải chàm (tự dệt). Đến nay, chất liệu may áo phong phú hơn như vải lụa, vải nhung,… của người Kinh đưa lên. Áo lễ của Then tương đối đơn giản, không trang trí các loại hoa văn, họa tiết phức tạp như áo lễ của Mo, Tào và nó cũng không có sự phân biệt giữa áo của Then nữ và Then nam.

Áo đại lễ của Then có các màu đỏ, vàng (áo minh bang) được các thầy cha

thầy mẹ làm lễ ban áo trong buổi lễ cấp sắc trong nghi lễ Tắm hồn hào quang (áp

Áo lễ được Then giữ gìn cẩn thận và các loại áo mặc trong các dịp lễ khác nhau cũng được phân loại rõ ràng. Trong các lễ Then thường như lễ kỳ yên, Then bói, Then chữa bệnh, tống tiễn Then mặc các loại áo bình thường được may gần giống áo dài của người Kinh, áo dân tộc Tày hoặc áo mặc bình thường hàng ngày,… chỉ trong những lễ lớn như lẩu Then, Then mới mặc áo lễ các màu như đỏ, vàng…. Khi mở áo lễ ra, Then phải thắp hương xin phép tổ tiên, khi đi hành lễ không được mặc áo từ ở nhà mà phải đến nhà gia chủ mới được mặc.

b, Mũ

Mũ của Then khá đơn giản về kiểu dáng, mũ gồm hai mảnh bìa cứng luôn được bọc vải chàm hoặc đen. Khi gấp mũ lại tạo thành hình từ giác cân, phía trên là ba đầu nhọn trong đó đầu nhọn ở giữa cao hơn một chút, các đầu nhọn gắn với nhau tạo nên đỉnh mũ. Ba đỉnh mũ này tượng trưng cho hình ảnh ngọn núi thần Sumi trên đất Phật. Hoa văn trang trí ở phần trước và sau mũ hoàn toàn giống nhau. Cách trang trí hoa văn phong phú tùy theo sở thích của Then. Ví như, trong phối màu thường sử dụng màu đen, đỏ, vàng, xanh để tạo hoa văn, các môtip trang trí đối xứng được ưa dùng. Phía trước mũ đính hai sợi tua bằng vải màu, rủ xuống hai bên má; đằng sau mũ được gắn những sợi dây dài gần tới cổ chân người đội. Những sợi dây là đặc điểm nổi bật nhất trong mũ của Then, dây mũ được trang trí bằng cách thêu hoa văn hình chim, phượng, màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp mắt.

Mũ Then do thầy cha và thầy mẹ chỉ bảo cách làm và được thầy cha luyện phép. Trên mũ được cài rất nhiều chiếc kim khâu nhỏ, những chiếc kim này đã được thầy cha phù phép và trao cho Then với mục đích đây như là kim chỉ nam mà thầy trao truyền để Then hành nghề. Số dây mũ của Then ban đầu là số cấp bậc đầu tiên Then đạt được, sau mỗi lần thăng sắc số dây mũ lại được tăng lên cùng với cấp bậc nghề nghiệp của Then, tối đa trong Then ở Lạng Sơn là 15 dây. [Ảnh ]

Mũ Then là một vật thiêng, nó được bảo quản cẩn thận trong một túi đựng riêng và được cất cùng nơi để quần áo lễ, nếu không có lễ Then lớn hầu như không dùng đến mũ. Nó chỉ được sử dụng trong những buổi lễ lớn, có đón Thánh tướng xuống và thường được đi cùng với áo lễ màu đỏ, vàng không bao giờ đi với áo màu

đen, tím. Điều đó có nghĩa chỉ những vị Thánh tướng quan trọng và Ngọc Hoàng mới được dùng đến mũ.

c, Đàn tính (Tính tẩu)

Cấu tạo của cây đàn tính gồm ba phần: hộp đàn, cần đàn và đầu đàn. Hộp đàn hình tròn, đường kính từ 20 – 25cm; trước kia hộp đàn thường làm bằng vỏ quả bầu già để khô, còn ngày nay hộp đàn chủ yếu được làm từ đồng vàng. Cần đàn được làm từ gỗ tốt như nghiến, độ dài cần đàn phụ thuộc vào Then là nam hay nữ. Trong dân gian thường có câu nói về độ dài của cần đàn “nhình chất dài cẩu” (tức nữ bảy nam chín). Đây là cách tính đo bằng gang bàn tay, theo cách đo này thì cần đàn của nữ dài khoảng 65cm, của nam dài khoảng 75cm. Đầu đàn thường được chạm khắc hình rồng, hình hoa chuối,… và được nối liền với cần đàn.

Cây đàn tính là một dụng cụ hành nghề không thể thiếu của Then, tiếng đàn tính chính là âm thanh dẫn lối cho Then đi tới các cửa, là lời tấu trình của Then tới các thần linh. Cây đàn tính của Then về cấu tạo cũng không khác những loại đàn tính thông thường khác, song nó mang tính chất thiêng liêng đặc biệt vì đã chịu sự làm phép của thầy Mo trong lễ cấp sắc.

d, Ấn (Ẩn)

Ấn của Then được coi như con dấu để đi làm việc và thể hiện quyền lực của Then. Ấn của Then có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 5cm. Ấn được làm bằng kim loại (đồng, nhôm hoặc bạc). Ấn được sử dụng với ý nghĩa là thừa lệnh Ngọc Hoàng di cứu nhân độ thế. Ấn luôn được để ở chân bát hương nơi bàn thờ Then. [Ảnh]. Thông thường đối với Then nữ không dùng ấn này để đóng xuống giấy (được coi như giấy thông hành mang đi làm lễ). Riêng trường hợp Then Bình chúng tôi tìm hiểu, do Then cũng được thầy cha truyền dạy chút ít chữ Hán nên bà cũng sử dụng ấn này đóng dấu trên một số loại giấy tờ để đi hành lễ xa như một số then nam.

Mỗi Then có thể có một, hai hay ba ấn, điều này còn phụ thuộc vào Then ngày tháng năm sinh của Then. Một lần nữa chúng ta lại thấy tầm quan trọng của ngày tháng năm sinh trong nghề nghiệp của Then. Ở đây nó quyết định việc Then

được sở hữu ấn cao hay thấp và như thế đồng nghĩa với việc quyền hạn của Then như thế nào. Ấn của Then gồm ba loại: ấn Ngọc Hoàng, ấn Ngọc Lôi và ấn Tam Bảo. Trong đó ấn Ngọc Hoàng là loại ấn cao nhất, nó chỉ được phép sử dụng trong các buổi lẩu Then (lẩu Khai quang/ cấp sắc hay lẩu thăng sắc), hai ấn còn lại được Then sử dụng thường xuyên hơn.

Then Bình có hai chiếc ấn, ấn Ngọc Hoàng và ấn Ngọc Lôi, bà nói rằng ấn Ngọc Hoàng thì rất ít sử dụng. Đi làm các buổi lẩu Then lớn thì dùng ấn Ngọc Hoàng, còn thông thường dùng ấn Ngọc Lôi, đi làm các lễ chữa bệnh, tìm hồn vía lạc, giải quỷ bà thường đóng dấu lên những tờ giấy có viết chữ Nho (một tờ khấn tứ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; một tờ sớ dâng và một tờ sớ để “giải quỷ” - trên tờ giấy này có viết chữ và vẽ hình người giống như kiểu hình nhân thế mạng [Ảnh])

Đối với mỗi Then, ấn là một vật vô cùng linh thiêng (được coi như con dấu làm việc của cơ quan nhà nước). Khi còn trẻ, trong một buổi lễ giải hạn có mời thầy Mo đến cúng, thầy Mo nói bà Bình có căn số phải làm Then, bảo bà sau này sẽ có một con dấu riêng, không phải con dấu làm chủ tịch hội phụ nữ xã (khi đó bà đang là chủ tịch phụ nữ xã Đại An), bà không tin nhưng sau này ngẫm lại bà bảo: đúng là bây giờ mới có được con dấu của mình là con dấu làm Then. Ấn này sẽ đồng hành với Then trong suốt thời gian làm nghề, chỉ sau khi Then chết đi, ấn mới được truyền cho người kế nghiệp.

e, Bằng sắc

Bằng sắc được xem là chứng chỉ hành nghề của Then, được cấp trong dịp cấp sắc hoặc tăng cấp. Sắc được viết bằng chữ Hán trên giấy bản màu vàng để trong một ống quyển được bọc giấy đỏ rồi cho vào một túi lụa màu đỏ cất cẩn thận trên bàn thờ Tướng. Trong suốt cuộc đời Then chỉ đôi lần mở bằng sắc này ra. Nhiều người kiêng không cho người lạ xem vì Sắc này được xem như Thánh chỉ của Ngọc Hoàng cấp phép cho Then được hành nghề.

Then Bình nói từ đợt thăng sắc năm 2004 đến nay, chưa lần nào mở bằng sắc ra nhưng khi chúng tôi tha thiết muốn được xem bằng sắc, bà đã làm lễ xin phép các Tướng và ma Then rồi thận trọng mang xuống. Bà có 3 tờ bằng sắc: hai tờ sắc trong

lần cấp sắc đầu tiên năm 2000, do bà làm gộp hai lần (một tờ sắc chứng nhận bà đạt cấp 5 dây và một tờ cấp 7 dây); tờ thứ ba được cấp trong lần thăng sắc năm 2004. [Ảnh]

Bằng sắc cùng với ấn là một thứ giấy thông hành để Then mang đi hành nghề đồng thời thể hiện chức vụ, quyền lực của Then.

f, Bộ nhạc ngựa/bộ nhạc xóc (Bộ mạ)

Bộ nhạc xóc của Then được làm bằng đồng đỏ hoặc đồng vàng. Nó bao gồm nhiều chuỗi gộp lại, mỗi chuỗi được kết bởi các vòng trong và những quả chuông nhỏ, mỗi bộ nhạc xóc có khoảng 10 – 15 chuỗi. Khi xóc phát ra âm thanh tượng trưng cho tiếng binh mã ầm ầm của Then hành quân lên mường Trời. [xem phụ lục ảnh]

Bộ nhạc xóc của Then có thể được thừa kế từ những người làm Then đi trước để lại hoặc đi mua. Nhưng nếu do mua về Then phải làm lễ trình bộ nhạc trước bàn thờ tổ tiên và thánh tướng, sau nghi lễ đó bộ nhạc không còn là một chuỗi kim loại mà đã trở thành một vật thiêng của Then – biểu trưng cho lực lượng âm binh của Then. Khi hành lễ, nếu sử dụng bộ nhạc xóc Then không bao giờ dùng bộ nhạc xóc đó xóc trực tiếp xuỗng sàn hay chiếu mà phải đặt trên một tấm vải thổ cẩm hình

vuông, gọi là “đệm mạ”. Rõ ràng, bộ nhạc xóc (bộ mạ) đã trở thành một vật linh

thiêng, biểu trưng cho lượng âm binh của Then, cho sức mạnh và sức khỏe của Then.

g, Bộ gieo quẻ âm dương (Thẻn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ gieo quẻ này gồm hai miếng gỗ dài khoảng 6 - 7cm, rộng từ 1,5 – 2cm, bằng gỗ hoặc tre, được đẽo gọt cẩn thận, đầu trên hơi vát. Khi gieo quẻ, người ta áp hai miếng gỗ vào nhau, sau đó buông xuống, nếu một sấp, một ngửa thì tốt; nếu hai sấp hoặc hai ngửa tức là thần linh chưa đồng ý cho qua các cửa. Bộ gieo quẻ và hành động gieo quẻ chính là sợi dây thông linh giữa hai thế giới thực và siêu thực.[xem phụ lục ảnh]

Ngoài những vật thiêng kể trên Then còn có các lọai đạo cụ khác như quạt giấy, một chiếc chuông nhỏ bằng đồng,… tất cả những vật này đều không thể thiếu

đối với mỗi Then khi hành lễ, nó không chỉ là công cụ hành nghề mà còn là những vật hết sức thiêng liêng của Then.

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 62 - 67)