Những mối quan hệ nghề nghiệp và kiêng kỵ

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 67 - 72)

5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.2.4.Những mối quan hệ nghề nghiệp và kiêng kỵ

a, Những mối quan hệ nghề nghiệp

Trong đời sống đạo của Then, mối quan hệ mà Then cần chú ý nhất chính là mối quan hệ với thầy cha và thầy mẹ của mình, sau đó là mối quan hệ với anh, chị em cùng cha mẹ Then và mối quan hệ bạn bè, con nuôi. Nhìn chung, mối quan hệ nghề nghiệp và dòng nghề trong Then khá phức tạp. Bất kỳ một Then nào khi vào nghề cũng phải nhận thầy cha, thầy mẹ của mình, những người này sẽ giúp Then ngay từ khi mới chập chững vào nghề cho tới khi chính thức làm nghề và đến tận

khi qua đời. Họ là cha mẹ ở mường Then - mường trời. Do đó giữa Then – thầy cha,

thầy mẹ tồn tại một mối quan hệ đặc biệt.

Then Bình nhận thầy cha là thầy Mo Hoàng Văn Bảo, còn thầy mẹ là bà Then Hoàng Thị Bỉnh, như phần trước chúng tôi có đề cập đến Then Bỉnh về quan hệ xã hội là em cô bên chồng của Then Bình phải gọi Then Bình là chị, nhưng trong quan hệ dòng nghề Then thì Then Bình lại là con của Then Bỉnh, phải gọi then Bỉnh là mẹ Then. Và như vậy, ở Then tồn tại hai mối quan hệ (quan hệ thân tộc đời thường và quan hệ dòng nghề) trong đó quan hệ dòng nghề (Then – cha mẹ Then) đóng vai trò quan trọng hơn.

Ví dụ, vào những ngày lễ lớn như Tết Nguyên đán, tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch), rằm tháng 7, các Then thường thể hiện lòng hiểu thảo tôn kính thầy cha, thầy mẹ bằng cách chuẩn bị bánh trái, gà vịt, rượu trắng để đi lễ nhà thầy. Trong các ngày đó, khi làm lễ cúng Tổ Then cũng không được làm lễ cúng trước khi thầy cha thầy mẹ cúng.

Thời gian chúng tôi đến thăm Then Bình khá gần với tết Rằm tháng 7, hôm đó Then nào cũng phải làm lễ cúng nhưng phải tránh ngày cúng trùng với thầy cha,

thấy mẹ ra. Bà bảo: “ngày 14 rạng 15 là Then Bỉnh cúng Tổ tiên nên bà phải làm vào đêm 15 rạng 16 vì Then con không được làm lễ trước ngày thầy mẹ làm như thế

là không tôn trọng”. Khi nói về thầy cha và thầy mẹ bà Bình tỏ thái độ rất kính

trọng và khen ngợi thầy cha, thầy mẹ của mình lắm. Trong tăng sắc, Then luôn giữ ở số dây mũ kém thầy mẹ vì con sớ không thể giỏi hơn thầy mẹ được.

Những điều đó cho thấy thái độ yêu mến, kính trọng của Then dành cho thầy cha và thầy mẹ của mình. Then tin rằng mối quan hệ giữa Then với thầy mẹ có tốt thì nghề nghiệp mới tốt, thầy mẹ là người đi theo Then, hướng dẫn cho Then trong suốt quá trình làm nghề. Và họ cho rằng Then nào bỏ đi lễ thầy trong nhiều năm hay quên công ơn của thầy sẽ bị trời phạt tước hết công năng, làm phép thuật Then hết thiêng, hay đưa Then đến những việc làm sai trái, đẩy họ mắc vào vận hạn.

Nhìn chung, những mối quan hệ trong nghề nghiệp của Then rất phong phú đa dạng và luôn có sự đan xen giữa mối quan hệ đời thường và mối quan hệ dòng nghề, mối quan hệ anh chị em có cùng cha mẹ Then và quan hệ giữa những người cùng làm nghề. Trong những mối quan hệ ấy, mối quan hệ mang tính chuẩn mực được thỏa thuận giữa Then và Thánh thần như một thứ quy định bất thành văn mà ai cũng phải tuân theo và mối quan hệ cần chú ý nhất chính là quan hệ Then - thầy cha, thầy mẹ của mình.

b, Những kiêng kỵ khi hành lễ

Kiêng kỵ trong ăn uống, mặc, lao động sinh hoạt hay đi lại,… tất cả những việc dù nhỏ nhất trong đời sống thường ngày mà Then không tuân theo đều có thể ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình làm nghề, tới tuổi nghề và tới việc hành lễ của Then. Đời sống của Then là đời sống của một người không hẳn là thầy tu nhưng phải biết giữ giới trong tùy công việc và thời điểm. Những kiêng kỵ liên quan tới việc tiến hành một nghi lễ Then được Then khá chú ý thực hiện.

Về thời gian làm lễ, thông thường các lễ Then diễn ra chủ yếu trong thời gian những tháng cuối năm (tháng 10, tháng 11, tháng 12 âm lịch) và những tháng đầu năm (tháng giêng, tháng 2, tháng 3 âm lịch). Đặc biệt thời gian tháng 12, tháng giêng và tháng hai là những tháng các Then bận rộn nhất. Hầu hết các lễ lớn như lễ Kỳ yên, giải hạn; lễ chuộc binh mã; lễ cấp sắc, thăng sắc đều diễn ra trong thời gian này. Các tháng còn lại từ tháng 4 cho đến tháng 9 âm lịch các Then rất ít đi làm lễ, nếu có đi chỉ là đi chữa bệnh hay làm các lễ Then bói. Việc các lễ Then diễn ra nhiều vào thời điểm đó cũng rất dễ hiểu bởi ở vùng miền nào cũng vậy, thời gian cuối năm, khi sắp kết thúc một năm các gia đình đều muốn làm một cái lễ báo cáo lên tổ tiên, thổ công, Táo Quân về việc làm ăn của gia đình đồng thời cũng dâng lễ để tỏ chút lòng hiếu kính với tổ tiên đã dõi theo phù hộ họ trong suốt năm qua. Đầu

năm mới, mong bình an đến với mọi người nên nhà nhà đều muốn làm lễ kỳ yên -

cầu an giải hạn để mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe và hanh thông mọi việc. Trong các tháng còn lại Then kiêng không đi làm buổi lễ nào khác ngoài lễ chữa bệnh. Ngoài lý do hầu hết gia chủ đều muốn tiến hành các lễ đầu năm và cuối năm như trên thì trong quan niệm và kiêng kỵ của

Then những tháng đó là những tháng nước đục (nước lớn). Theo cách giải thích của

Then khi tiến hành làm lễ kỳ yên, giải hạn hay các lễ lớn như lẩu cấp sắc, thăng sắc bao giờ Then cũng phải trải qua một chặng đường dài để lên tiến cúng các đồ lễ, cầu cửa Ngọc Hoàng; trên đường đi phải qua sông qua biển (xuôi suông, khảm hải - vượt biển). Cho nên nếu nước đục thì Then không thể hoàn thành công việc của mình.

Ngày mà các Then chọn để tiến hành lễ chủ yếu diễn ra vào ngày 14,15 hay 30, mùng 1 âm lịch. Vì theo các Then những ngày này các Thánh thần được cúng lễ chu đáo khi kêu cầu các cửa Thần linh dễ giáng hơn, các Then cũng dễ lên các cửa Thánh hơn. Những ngày từ 20 cho đến 28 âm lịch hầu như các Then không muốn làm, bởi làm vào những ngày đó không được linh thiêng bằng, hiệu quả mang lại cho bản thân Then và gia chủ không cao. Đó là kiêng kỵ song cũng là kinh nghiệm làm nghề và trách nhiệm nghề nghiệp của Then.

Ngoài kiêng kỵ về mặt thời gian, kiêng kỵ trong hành lễ cũng khá phức tạp, những kiêng kỵ này có thể kéo dài từ trước khi buổi lễ diễn ra cho tới khi buổi lễ đã kết thúc một thời gian. Điều này tùy thuộc vào tính chất quan trọng của từng buổi lễ, ví như những kiêng kỵ trong lễ kỳ yên thì đơn giản hơn còn trong lễ cấp sắc, thăng sắc tương đối phức tạp. Trong các lễ lớn nhỏ Then đều kiêng không đến những nơi ô uế như đi đám ma (49 ngày Then mới có thể đến làm lễ), kiêng thăm phụ nữ mới sinh, kiêng dọn dẹp phân trâu, bò,… kiêng không ăn thịt mỡ và không được quan hệ tình dục với người khác giới. Trong các lễ lớn điều này tuyêt đối phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Cụ thể Then phải kiêng không được quan hệ tình dục vào các ngày sau:

5 ngày trước “lẩu khai quang”/ lễ cấp sắc và 21 ngày sau lẩu (21 ngày căm sứt).

7 ngày trước “lẩu thăng cấp” từ 5-7 dây và 3 ngày sau đó. 9 ngày trước “lẩu thăng cấp” từ 7-9 dây và 3 ngày sau đó. 11 ngày trước “lẩu thăng cấp” từ 9-11 dây và 3 ngày sau đó. 13 ngày trước “lẩu thăng cấp” từ 11-13 dây và 3 ngày sau đó.

15 ngày trước “lẩu thăng cấp” từ 13-15 dây và 3 ngày sau đó. (Hiện nay ở Văn Quan chưa có ai được thăng cấp lên 15 dây).

Các Then đều tin rằng nếu không nghiêm túc thực hiện những kiêng kỵ này thì không chỉ Then không thể đến được các cửa thần linh mà thậm chí còn bị ma Then trừng phạt, làm mất hết pháp thuật, thậm chí còn bị chết.

Then Bình khi kể những kiêng kỵ cho chúng tôi có lấy trường hợp ông Then X, con một cán bộ huyện Văn Quan, ông này vừa làm lẩu khai quang và đang trong thời gian 21 ngày căm sứt, phải kiêng kỵ rất nhiều thứ như không được tự ý ăn các loại thịt mà không được sự cho phép (thịt mỡ, thịt trâu, bò,…), không được quan hệ tình dục, phải tuyệt đối nghe lời thầy mẹ. Nhưng Then này không kiêng và nói là

“ăn được hết, không phải kiêng gì cả”. Sau đó không lâu ông đột ngột qua đời, các

Có thể nguyên nhân dẫn tới cái chết của ông không hoàn toàn xuất phát từ việc ông không kiêng kỵ, không nghe lời thầy cha, thầy mẹ. Song điều đó cho thấy Then có một niềm tin rất lớn vào những nguyên tắc, những quy định, kiêng kỵ trong nghề, nếu họ không làm theo chắc chắn sẽ bị ma Then trừng phạt. Do vậy, những kiêng kỵ này dưới một góc độ nào đó mang đến sự ràng buộc với nghề nghiệp của Then và khiến họ sống chuẩn mực hơn.

Cùng với những kiêng kỵ xuất phát từ bản thân Then thì trong các buổi lễ trọng, về phía những người phụ giúp hay những người đến dự cũng phải tuân thủ theo những kiêng kỵ nhất định. Trong các lễ cấp sắc, những người phục vụ được tuyển lựa cẩn thận vì theo quan niệm đây là việc phục vụ thánh thần nên phải chọn

lựa những người tốt, trong sạch, trinh nguyên. Ví như hai nàng pản lẩu (ủ rượu):

Phải là hai cô gái chưa chồng hoặc hai bà góa, chuyên làm các việc: hái hoa, ủ rượu, rót rượu mời các thầy và các tướng. Người xóc nhạc phải là hai bà cô đang trong thời kỳ sạch sẽ. Hai người phục vụ tướng phải là hai thanh niên chưa vợ, nhanh nhẹn để làm và dựng cầu hào quang, việc chính của họ là sửa soạn ghế ngồi đón (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tướng và phục vụ các tướng khi họ nhập đồng. Hai người tẻm hương (châm hương)

cũng phải là thanh niên chưa vợ hay hai cô gái chưa chồng, chuyên sửa soạn mâm lễ và trông coi hương khói suốt mấy ngày lễ. Và khi châm hương phải châm từ dưới bếp rồi thắp lên ban thờ, không được châm hương ở đèn nến ngay trên bàn thờ như vậy sẽ làm cho Then buồn ngủ khi đang hành lễ.

Về phía những người đến dự, nếu là người phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì phải kiêng không được ngồi vào chiếu, nơi các Then đang ngồi lễ. Các Then cho rằng nếu những người đó ngồi vào chiếu nơi Then đang hành lễ thì hành trình lên trời của Then sẽ gặp khó khăn, binh mã mệt mỏi không thể đi nhanh và pháp thuật của Then cũng bị giảm bớt … Những kiêng kỵ như vậy có lẽ gắn với những quan niệm mê tín về sự “bẩn thỉu” của người phụ nữ mà trong tác

phẩm “Các hình thức tôn giáo sơ khai” mà X.A. Tocarev đã đề cập đến. Người ta

nguyệt có thể xúc phạm tới tính chất thiêng liêng của buổi lễ và gây hại cho người hành lễ.

Nhìn chung những kiêng kỵ trong các mối quan hệ hay trong quá trình tiến hành nghi lễ của các ông bà Then đều hướng tới việc đảm bảo sự tôn nghiêm nghề nghiệp, không xúc phạm tới thánh thần.

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 67 - 72)