5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Khái niệm vùng văn hóa và vùng thể loại văn hóa dân gian
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh trong cuốn Văn hóa vùng và
phân vùng văn hóa ông cho rằng: Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những
tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, cư dân sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, giữa họ đã diễn ta những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật
chất và tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác. [33]
Vùng văn hóa hình thành tồn tại và phát triển chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, xã hội, lịch sử, tộc người, ngôn ngữ và đặc biệt là sự giao lưu văn hoá nên trong một vùng văn hóa không nhất thiết chỉ có một tộc người sinh sống mà có thể có nhiều tộc người, ngược lại một tộc người có thể có mặt ở nhiều vùng văn hóa. Những biểu hiện của vùng văn hóa mang tinh đa vẻ, thể hiện trên mọi khía cạnh đời sống vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng dân cư, trong đó đặc trưng hơn cả là những lối sống, nếp sống, phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng, lễ hội; các hoạt động văn hóa văn nghệ nhất là nghệ thuật dân gian,… Tất nhiên không phải vùng văn hóa nào cũng mang những đặc trưng chung mà trong một vùng văn hóa bao giờ cũng có đặc trưng chủ đạo mang tính trội và nó sẽ định hình nên bản sắc văn hóa vùng. Ví như tộc người Tày ở Lạng Sơn cũng mang những đặc trưng văn hóa tộc người như các tộc người Tày ở các địa bàn khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang,… tuy nhiên do điều kiện lịch sử, xã hội mỗi vùng khác nhau nên văn hóa tộc người Tày Lạng Sơn cũng mang những điều khác biệt. Và ở mỗi vùng văn hóa thông thường lại tồn tại một vùng thể loại văn hóa nào đó.
Vùng thể lọai văn hóa là một không gian địa lý nhất định mà ở đó từng thể loại văn hóa truyền thống (truyền thuyết, sử thi, dân ca, sân khấy, âm nhạc,…) biểu hiện tính tương đồng thống nhất của mình thông qua nội dung, kết cấu, các sắc thái
biểu hiện, phương thức lưu truyền. [33, tr. 84 – 85]
Trong sự phân loại của mình Ngô Đức Thịnh đã phân thành các vùng thể loại như sau: Vùng truyền thuyết và nghi lễ; Vùng dân ca âm nhạc; Vùng tín ngưỡng,
nghi lễ và lễ hội. Và trong tài liệu này ông đã xếp Vùng Then Việt Bắc nằm trong
vùng tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Then vừa là tín ngưỡng thờ tổ nghề Then, vừa là tín ngưỡng chữa bệnh, cầu may, trừ tà, sự giao tiếp của các ông/bà Then với thần linh cũng là một hiện tượng tích hợp nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng. Do vậy, Then là một hiện tượng tín ngưỡng không thể thiếu trong cộng đồng Tày. Và trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm những đặc trưng riêng biệt mang tính trội của vùng Then Tày Lạng Sơn trong toàn thể vùng Then Việt Bắc. [33, tr. 396]
1.2.3. Khái niệm Shaman và thầy Shaman
Theo nhà tôn giáo học người Nga X.A Tocarev, Shaman giáo là một hình thái tôn giáo mang tính phổ biến của xã hội loài người, cùng với Naguan giáo, Hội kín, thờ thần bộ lạc, sùng bái thủ lĩnh là các hình thái tôn giáo đặc trưng vào thời kỳ thịnh hành của chế độ bộ lạc. Shaman giáo đạt tới độ cực thịnh trong thời kỳ này và trở thành hình thái xã hội thống trị và rồi nó cũng suy vong cùng với sự tan rã của chế độ bộ lạc. Tuy nhiên, những dấu ấn của loại hình tôn giáo cổ xưa này vẫn tồn tại trong nhiều xã hội và vẫn có những tác động nhất định tới đời sống của con người hiện đại. Khái niệm Shaman giáo gắn bó chặt chẽ với các thầy pháp Shaman; không giống như các loại hình tôn giáo trước nó như Vật linh giáo, bái vật giáo, thờ cúng tổ tiên… con người có thể trực tiếp thông quan với thần linh; trong Shaman giáo, con người phải thông qua các thầy Shaman để liên hệ với thánh thần. Thầy Shaman theo quan niệm dân gian là những người có khả năng phù phép tự đưa
mình vào trạng thái ngây ngất để có thể thông quan với thần linh. [28]
Hiện nay, nội hàm của thuật ngữ Shaman vẫn đang được nhiều nhà nghiên
của các thầy Shaman đi đến thế giới thần linh nhưng sau này nhiều người cho rằng Shaman bao hàm cả hiện tượng xuất hồn và nhập hồn.
Xuất hồn: là quá trình hồn của các thầy Shaman (thầy Then) thoát khỏi thân
xác để đi giao tiếp với thần linh hay linh hồn của những người đã chết. [37, tr. 99].
Nhập hồn: là quá trình linh hồn của thần linh nhập vào các thầy Shaman,
hiện diện trước người trần và thỏa mãn những cầu xin của người trần.
Trong Shaman giáo của người Tày hội tụ cả hai yếu tố xuất hồn và nhập hồn,
biểu hiện ở những khía cạnh sau:
- Xuất hồn mình để nhập siêu linh khác, hiện tượng này chủ yếu có ở các lễ hội do những người không chuyên thực hiện. Trong chu trình này, người ngồi đồng được tác động để xuất hồn mình ra để nhập hồn siêu linh; siêu linh mượn xác người ngồi đồng để giao lưu với mọi người; kết thúc trò chơi hoặc lễ hội sẽ có hiện tượng xuất hồn siêu linh để nhập lại hồn người ngồi đồng.
- Xuất, nhập hồn tổ sư đi hành lễ.
- Tự động xuất, nhập hồn mình, hiện tượng này phổ biến ở các thầy Then. [43, tr. 80 - 81]
Trong bài viết Khi nào Kut giống lên đồng, của nhà nghiên cứu Laurel
Kendall, Bào tàng Lịch sử Tự nhiên, Hoa Kỳ, bà cũng đề cập tới khái niệm Shaman
và thầy Shaman. Bà cũng đồng tình với nhiều nhà dân tộc học cho rằng khái niệm
thầy Shaman để chỉ những người hành nghề tôn giáo, những người tiếp xúc với thế
giới tâm linh. Và những người hành nghề như thầy pháp đã được mô tả ở rất nhiều xã hội của các nhà nước Châu Á từ những thời kỳ cổ xưa và qua suốt cả thế kỷ 20. Trong những xã hội này, những người hành nghề tôn giáo như vậy (thầy pháp
Shaman) đã chịu đựng sự ngược đãi, dè bỉu về mặt trí tuệ và đàn áp trục xuất hơn
nhiều so với thầy pháp Shaman của các xã hội hái lượm, săn bắn hoặc chăn nuôi, v. v… [47]
Như vậy, từ thế kỷ XX cho đến nay khái niệm về Shaman và thầy Shaman vẫn không ngừng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Và các thầy pháp Shaman
được xem như những người hành nghề tôn giáo bằng cách xuất/ nhập hồn mình để liên hệ với thế giới siêu linh. Dù trong nhiều thời kỳ, ở nhiều xã hội, các thầy Shaman bị coi thường, dè bỉu song họ vẫn tồn tại một sức hấp dẫn, lôi cuốn lạ kỳ và đôi khi họ còn mang những xứ mệnh quan trọng để cứu chuộc nhiều thân phận.