Thu nhập của Then

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 77 - 116)

5. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

2.3.4.Thu nhập của Then

Thông thường trước khi trở thành Then không ai nghĩ đến việc làm Then là một nghề nghiệp mang lại thu nhập, họ đến với Then vì căn số bắt họ phải làm vậy. Nhưng khi làm Then rồi thì công việc này cũng mang lại một khoản thu tương đối giúp Then cải thiện cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thu nhập của Then không ổn định vì thời gian làm lễ chủ yếu tập trung trong các tháng từ tháng 10, 11, 12 và tháng giêng, tháng 2, 3 âm lịch, các tháng còn lại Then chỉ làm các lễ nhỏ như Then bói hay chữa bệnh.

Thu nhập của Then là nhưng khoản thu nhập mà Then nhận được sau khi đi làm lễ cho người khác. Thu nhập đó bao gồm tiền công và các thứ đồ lễ khác như thịt, gạo, thu nhập này cao hay thấp, nhiều hay ít phụ thuộc vào đó là lễ Then to hay nhỏ.

Ví như chúng tôi được nghe Then Bình kể về thu nhập trong các lễ của Then như sau: Được bao nhiêu tiền công là tùy chủ nhà, Then không bao giờ đòi tiền công cả. Khi mới làm Then năm 2000, đi làm lễ kỳ yên hay lẩu chuộc binh mã, Then nhận được 1 con gà, gạo, bánh kẹo bày trên mâm lễ, ngoài ra được nhận một khoản tiền từ 100 - 150.000 đồng. Đến nay thì lễ vật vẫn thế nhưng chủ nhà trả nhiều tiền công hơn, trong các lễ kỳ yên thường là 400.000 đồng tiền công vì họ quan niệm 400.000 đồng nghĩa là “Tứ quý bình an”; có nhà trả cho Then 600.000 đồng vì

quan niệm đó là lục - “lộc phát”. Trả công như vậy gia đình sẽ được “tứ quý bình an”, làm ăn phát đạt, nhiều lộc, nhiều tài.

Những khoản thu nhập từ nghề nghiệp Then không được tùy ý sử dụng, khi nhận lễ về đến nhà Then phải thắp hương đồ lễ lên bàn thờ Tổ Then, để lại một chút gạo trên bàn thờ. Sau đó mới được mang đồ lễ ra sử dụng. Gạo khi làm lễ về không được cho các con vật trong nhà như chó, mèo, gà, lợn ăn,… Then có thể ban phát gạo này cho những đứa trẻ nhỏ kém ăn trong bản để chúng ăn cho mát mẻ, nhờ lộc thánh mà hay ăn chóng lớn. Đồ lễ nhận được cũng không được mang bán mà gia đình phải sử dụng.

Các khoản thu nhập trong Then tuy không được ổn định nhưng như vậy là khá cao so với mức sống của đồng bào. Trong dịp làm lễ nhiều, khoản thu nhập này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của những người làm Then. Điều này cũng giúp Then phần nào gắn bó với nghề hơn. Bởi như chúng ta đã phân tích, cuộc sống của Then với rất nhiều kiêng kỵ, thiệt thòi thì khoản thu nhập này cũng phần nào an ủi để họ yên tâm làm nghề hơn.

Tiểu kết chương 2:

Có thể nói đời sống của Then vừa là đời sống của một người bình thường như bao người khác trong cộng đồng cũng lao động, cũng có những mối quan hệ; vừa là đời sống của một “người thực hành nghi lễ”, là người chăm lo phần hồn cho cộng đồng. Trong chương này, hai mặt đời sống đó đã được chúng tôi phác họa một cách đầy đủ chân thực thông qua trường hợp Then Bình và một số Then khác trong vùng. Qua đây, người đọc cũng phần nào hiểu thêm về Then Tày và những người làm Then trong xã hội Tày Văn Quan nói riêng và Then Tày ở Lạng Sơn nói chung trên các khía cạnh đời sống, những kiêng kỵ, những mối quan hệ và cả thu nhập từ nghề nghiệp... Một phần không thể không nhắc tới trong chương này đó là việc giải thích căn nguyên trở thành Then từ những biện giải từ góc độ tâm sinh lý với căn bệnh rối loạn tâm lý - bệnh ma Then hành đến những cắt nghĩa từ các yếu tố xã hội

như gia đình, cộng đồng dẫn tới việc một người bình thường phải ra Then. Những suy nghĩ của các ông/bà Then và của cộng đồng đã làm sáng tỏ phần nào thắc mắc của đông đảo những người nghiên cứu Then về căn nguyên trở thành Then trong xã hội Tày. Đời sống của Then cũng như những cắt nghĩa về căn nguyên trở thành Then đã mang đến một cái nhìn toàn diện về một vấn đề không nhỏ trong sinh hoạt tín ngưỡng Then Tày: đời sống những người làm Then và nguyên nhân nào giải thích cho việc trở thành Then trong xã hội Tày, Lạng Sơn.

Chương 3: GIÁ TRỊ VÀ SỨC SỐNG CỦA THEN TRONG XÃ HỘI TÀY VĂN QUAN, LẠNG SƠN HIỆN NAY

3.1. Gía trị của Then trong đời sống cộng đồng Tày, Lạng Sơn

3.1.1. Giá trị nghệ thuật của Then

Then - người hành nghề tôn giáo, nghệ nhân hát Then, dù giữ vai trò gì trong cộng đồng Then luôn luôn là một nhân vật được cộng đồng kính trọng. Then được xếp vào thành phần những lớp người hành nghề tôn giáo trong cộng đồng Tày - Nùng cùng với Mo, Tào, Phù Thủy, họ đều là những người chăm lo phần hồn cho cộng đồng mình. Song ở Then, ta không chỉ bắt gặp hình bóng của những vu sư, những thầy pháp Shaman mà hơn hết là hình ảnh những người phụ nữ Tày hát hay, đàn giỏi, múa đẹp - một người nghệ sĩ dân gian thực thụ. Do vậy, khi tìm hiểu, đánh giá vai trò của Then trong cộng đồng không thể không nhấn mạnh những giá trị văn học, nghệ thuật mà các nghệ nhân Then mang đến cho cộng đồng mình.

a, Then - nghệ nhân chơi đàn tính

Then và cây đàn tính là biểu trưng văn hóa của dân tộc Tày trên mọi miền đất nước. Người Tày mê những làn điệu Then ngọt ngào, dìu dặt hòa cùng tiếng đàn tính như người miền Tây Nam Bộ mê đờn ca tài tử vậy. TS. Nguyễn Thị Yên trong công trình “Then Tày” của mình đã từng viết: “…Người ta mê Then vì nhiều lẽ nhưng trước hết là ở sức cuốn hút đầy chất thiêng của Then. Một mái nhà với những người anh em, con cháu thân thuộc quây quần bên bếp lửa, đêm khuya thanh vắng, tiếng đàn trầm bổng như đưa người ta vào một thế giới thần tiên siêu thực

cùng những ước mơ bình dị của con người….”. [43]. Tiếng đàn tính trầm bổng đã

góp phần không nhỏ tạo nên những đêm Then huyền thoại.

Đối với Then đàn tính không đơn thuần là một loại nhạc cụ mà nó còn là công cụ hành nghề. Dù đi lễ xa hay gần đều phải có đàn tính, tiếng đàn là âm thanh dẫn lối cho Then tới các cửa thần linh và cũng là âm thanh hấp dẫn con người, khiến người ta cảm thấy các Then không phải là đấng thần linh xa vời mà rất gần gũi. Khi làm lễ hai chân Then khoanh lại, bầu đàn đặt lên đùi, cánh tay dựa trên cần

đàn và ngón tay di chuyển trên sợi dây đàn, tay trái bấm dây đàn. Với người nghệ sĩ tài hoa này, kỹ thuật chơi đàn được kết hợp nhuần nhuyễn với những làn điệu Then dìu dặt đồng thời cũng biến hóa khôn lường tùy theo đường đi của Then: lúc là điệu nhạc vào cửa Tổ tiên, khi là vào cửa Tướng, lúc lại là khúc nhạc đi đường rộn

ràng,… khi độc tấu nó tương hỗ với các điệu múa chầu: “chầu vùa”, “chầu mạ”,

“khảm hải”… làm cho các điệu múa thêm nhịp nhàng, sinh động. Tiếng đàn như

một âm thanh “ma thuật” cuốn hút người nghe đắm chìm trong những làn điệu Then. Phải chăng chính tiếng đàn của người nghệ sĩ dân gian đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia các nghi lễ Then kéo dài từ ngày này qua ngày khác không hề mệt mỏi thậm chí còn thích thú, sảng khoái. Và khả năng chơi đàn tính cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng làm nghề của Then. Then nào chơi đàn tính giỏi, hát hay, múa đẹp thường được cộng đồng làng bản yêu quý, tin tưởng mời làm các lễ Then hơn. Khi chúng tôi đến thăm nhà người Tày ở Văn Quan, nhà nào cũng thấy có chiếc đàn tính treo gần nơi bàn thờ, đối với những nhà có người làm Then thậm chí còn có vài cây đàn. Với họ, việc làm được một chiếc đàn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt thẩm mỹ cũng như mang lại một âm thanh trong sáng là một điều vô cùng quan trọng. Đôi khi, phải đặt làm vài cây đàn mới có được một cây ưng ý.

Cây đàn tính dưới ngón tay chơi đàn điêu luyện của Then không chỉ dừng lại ở vị trí một lọai nhạc cụ mà đã trở thành một “vật thiêng”. Then và cây đàn tính đã trở thành tác nhân truyền tải những giá trị nghệ thuật truyền thống đến với cộng đồng, góp phần bảo tồn các làn điệu Then, các bài hát nghi lễ và bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa tộc người ẩn sau những ca từ, lời hát.

b, Then – người gìn giữ các làn điệu Then

Hát Then cùng với hát Sli, lượn đều là những thể loại dân ca trữ tình của người Tày – Nùng. Nhưng Sli, lượn là những điệu hát giao duyên, hát trong sinh hoạt thường ngày, hát trong ngày hội, ngày lễ, hay hát giao duyên đối đáp giữa nam và nữ. Môi trường diễn xướng đa dạng, có thể là nơi hội hè, ở bên bờ suối, chốn nương ngô,… Những điệu hát này gần gũi gắn liền với đời sống thường ngày của

cư dân Tày – Nùng, các chàng trai, cô gái Tày ai mà không biết hát Sli, Slượn Cọi. Khác với Sli và Slượn, các điệu hát Then mang những nội dung thiên về mặt tâm linh, môi trường diễn xướng ở trong những không gian thiêng với các nghi lễ nhất định. Người ta hát Then trong các dịp lễ đầu năm, lễ tạ ơn ông bà tổ tiên, lễ cúng bà mụ cho đứa trẻ mới sinh, trong lễ cưới để mong đôi trẻ hạnh phúc, trong dịp lễ mừng thọ chúc phúc bố mẹ ông bà,… Các nghi lễ Then đa dạng thế nào thì các làn điệu Then, lời hát Then cũng phong phú thế ấy. Nó là sản phẩm của cộng đồng được sáng tạo trong một thời gian dài và được gìn giữ phát triển bởi những nghệ nhân Then. Ngày nay, với nhân sinh quan mới những làn điệu Then được sáng tạo dựa trên làn điệu truyền thống nhưng có thêm nhiều nội dung mới (ca ngợi Đảng, Bác Hồ) nhiều biểu tượng mới về cuộc sống cũng như tôn giáo.

Qua các làn điệu Then truyền thống chúng ta phần nào hình dung ra cuộc sống của xã hội Tày trước đây, những quan niệm tôn giáo, tín ngưỡng, những ý thức hệ xã hội và sự phát triển tư duy của cộng đồng. Những biểu tượng văn hóa, tôn giáo gắn với các làn điệu Then là những minh chứng sống động về cuộc sống của con người, của Thần linh theo nhân sinh quan của người Tày.

Ví như lời hát Then mô tả cụ thể các cửa Then đến (cửa Tổ tiên, của Thổ công, cửa mẹ Hoa, cửa Ngọc Hoàng,…), những đường Then đi (đường lên mường Trời, đường xuống âm phủ, băng sông vượt biển, đường ve sầu,…), những khung cảnh chốn mường trời nguy nga với cung vàng, điện ngọc…

Nhiều điệu mô tả cảnh đường đi lên cửa Ngọc hoàng đầy hoa lá, chim muông, tốt tươi như chốn đào nguyên

Hoặc có khi diễn tả những trận đánh nhau của quan quân nhà Then với lũ “đầu trâu mặt ngựa” gặp trên đường đi tới cõi mường Then

Trong mỗi lễ Then những nội dung lời hát sẽ được các Then vận dụng một cách linh hoạt, tùy vào tính chất của buổi lễ mà người ta tập trung vào các làn điệu cụ thể. Ví như trong lễ Kỳ yên (cầu yên, quét sân quét nhà, diệt quỷ,…) thì tập trung vào “Khảm hải”,… Như vậy, nội dung lời hát và công việc của Then có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lời hát Then thể hiện công việc của Then; là một thứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công cụ để giao tiếp với thần linh, truyền tải ý nguyện của người trần đến với thần linh và ngược lại. Hát Then gắn với thầy Then được diễn xướng trong một không gian thiêng với khói hương, với các lễ nghi, do vậy mà các Then khi tiến hành lễ phải giữ mình thanh sạch, trước khi các bài hát nghi lễ đó được cất lên, Then phải thắp hương xin ma Then nhập vào người.

Đối với nhiều Then có năng khiếu đàn hát thì việc học các làn điệu Then diễn ra khá nhanh song về cơ bản các Then phải trải qua một giai đoạn học nghề căng thẳng dưới sự giám sát của thầy mẹ. Hàng đêm, khi đã về khuya dưới bàn thờ Then nghi ngút khói hương các thầy mẹ lại bắt đầu dạy Then đàn hát, dần dần các bài hát nghi lễ thấm vào tâm hồn vào suy nghĩ và thậm chí họ có thể hát suốt đêm các làn điệu đó.

Tóm lại, trong các buổi lễ Then không chỉ thể hiện mình là nghệ nhân chơi đàn tính mà còn là một “ca sĩ” hát Then, cũng từ những buổi lễ đó các làn điệu được lưu truyền và rồi lại được trao truyền cho các đệ tử và mãi mãi sống trong tâm thức, trong văn hóa của người Tày.

3.1.2. Giá trị tôn giáo, tín ngưỡng của Then - Then với vai trò là cầu nối giữa thế giới hữu hình – những người trong cộng đồng Tày với thế giới siêu linh

Trước hết, xét từ giác độ niềm tin tôn giáo có thể coi Then là một nhân vật quan trọng trong cộng đồng đáp ứng nhu cầu thông quan của con người trần thế với thế giới vô hình. Niềm tin tôn giáo – niềm tin về sự tồn tại của một thế giới vô hình xuất hiện khá sớm trong lịch sử loài người - từ thời nguyên thủy con người đã biết chôn người chết, đó là sự tự ý thức về một thế giới vô hình ngoài thế giới họ đang sống. Ở bất kỳ thời đại nào, dân tộc nào con người cũng có nhu cầu thông quan với thế giới đó và tất nhiên những cá nhân có khả năng thực hiện nhiệm vụ đó cũng ra đời cùng với nhu cầu của xã hội như các thầy pháp Shaman của các tộc người Bắc Á; là các Muđang trong Kut của Hàn Quốc hay thầy Then trong tín ngưỡng Then Tày…

Để thực hiện vai trò là cầu nối giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình Then phải xuất hồn mình tới các cửa Then để trình việc của gia chủ, sau đó cầu xin lời chỉ bảo của thần thánh rồi truyền đạt tới gia chủ những phán bảo đó.

Ví như, có một người trong thôn bản, gia đình gặp nhiều rủi ro, muốn tới Then xem bói và mời tổ tiên về hỏi chuyện mong được nghe những lời khuyên của tổ tiên; khi đó Then phải dâng lễ lên cửa Thổ công và cửa tổ tiên để thưa chuyện. Lúc này Then giữa vai trò là nhân vật trung gian là cầu nối giữa gia chủ với thần linh, nếu tổ tiên giáng thì Then sẽ trở thành “chiếc ghế” để tổ tiên “ngồi” vào và truyền lời phán bảo tới con cháu.

Trong xã hội Tày, việc bói Then tương đối phổ biến, họ coi Then như một phần không thể thiếu trong đời sống, có việc gì cũng nhờ đến sự giúp đỡ của Then dù là sinh con, làm nhà, ốm đau, cưới hỏi,… đều đến hỏi Then để mong nhận được những phán bảo đúng đắn.

Ngoài vai trò là người thực hành nghi lễ, thông qua các nghi lễ để giúp cộng đồng giao tiếp với thế giới vô hình Then còn là người chăm lo một phần đời sống tinh thần cho cộng đồng. Đồng thời tăng cường sự cố kết cộng đồng, mối quan hệ tương thân tương ái trong cộng đồng. Khái niệm cộng đồng ở đây trước hết được hiểu là cộng đồng Tày ở Văn Quan Lạng Sơn (địa bàn nghiên cứu chính của đề tài) và cách hiểu thứ hai là cộng đồng Tày nói chung trong quan hệ với các tộc người khác.

Ở đây chúng tôi muốn nói thêm một chút về yếu tố cộng đồng tác động tới những người làm Then. Qua điều tra thực địa cũng như khảo cứu nhiều tài liệu chúng tôi nhận thấy nhân vật Then ở những vùng văn hóa khác nhau có những cách thức hành lễ khác nhau gắn với đặc điểm của cộng đồng và những quan niệm tôn

Một phần của tài liệu Thien Tay in Van Quan district, Langson province (Trang 77 - 116)