KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: …
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮCHÀ NỘI
Trang 2KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: …
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮCHÀ NỘI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáoĐặng Thị Thu Hằng Đó hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóaluận.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô giáo trong khoa Tài chính ngân hàngtrường Học viện Ngân Hàng đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm họctập.
Em xin chân thành cảm ơn cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Bắc HàNội đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em trong quá trình thực tập.
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn củacô giáo Đặng Thu Hằng Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận: “ Nâng cao hiệu quảquản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội”là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị.Tôi xin hoàn toàn chịu trách nghiệm về công trình của mình.
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2013
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐT&PT Đầu tư và Phát triển
BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
gBảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Bắc Hà Nội giai
Bảng 2.7: Tỉ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 58
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch giai đoạn 2013 - 2015 77
Biểu 2.1: Kết quả huy động vốn theo đối tượng khách hàng 45
Biểu 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế 55
Biểu 2.4: Trích dự phòng rủi ro 2009-2012 66
Hình 2.4: Sơ đồ bộ máy tín dụng của Chi nhánh 59
Hình 1.1 Các bộ phận của rủi ro tín dụng. 13
Hình 1.2 Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng 21
Hình 2.1 Mô hình tổ chức của BIDV Bắc Hà Nội theo TA2 40
Hình 2.5: Quy trình cấp tín dụng tại BIDV thực hiện theo mô
Trang 71.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng1.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng
1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.2.5.1 Nguyên nhân khách quan1.2.5.2 Nguyên nhân chủ quan1.2.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.1 Công tác tổ chức trong QTRRTD1.3.3.2 Nhân biết RRTD
1.3.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng1.3.3.4 Biện pháp QTRRTD
1.4 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ở một số nước và bài họckinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT BẮC HÀ NỘI
2.1 Tổng quan vềChi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BIDV Bắc Hà Nội
2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh BIDV Bắc Hà Nội (2009 – 2012)2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn2.1.3.3 Hoạt động khác
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngTMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng của BIDV Bắc Hà Nội
2.2.1.1 Kết cấu dư nợ tín dụng.2.2.1.2 Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
2.2.1.3 Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ tín dụng
2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Bắc Hà Nội
2.2.2.1 Bộ máy tổ chức cấp tín dụng
2.2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Bắc Hà Nội Chính sách cấp tín dụng
Chính sách về tài sản bảo đảm Về chính sách định giá tiền vay Chính sách xử lý nợ xấu.
2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàngTMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội
2.3.1 Những kết qủa đạt được2.3.2 Những hạn chế
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Trang 9CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNTRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PTBẮC HÀ NỘI
3.1.Triển vọng và định hướng công tác quản trị rủi ro tín dung tại Chi nhánhNgân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội
3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh
3.1.2 Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chinhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động tín dụng theo TA2
3.2.2 Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quy trình cấp tín dụng 3.2.3 Thực hiện tốt công tác đánh giá, xếp loại khách hàng vay vốn
3.2.4 Củng cố và nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác quản lý rủi rotín dụng.
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định tín dụng đối với kháchhàng và phương án sử dụng vốn của khách hàng.
3.2.6 Phòng ngừa rủi ro trong quá trình giải ngân, sau giải ngân, theo dõi và thuhồi nợ
3.2.7 Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, lãi treo3.2.8 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
3.2.9 Duy trì và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 3.2.10 Nâng cao chất lương nguồn nhân lực và đạo đứng nghề nghiệp
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ và các cơ quan Nhà nước, NHNN3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hòa nhập với nền kinh tế thế giới, cụ thểnhất là Việt nam đã gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007 Đây là tiền đề để nền kinh tếViệt Nam hợp tác với quốc tế và tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ để rútngắn con đường phát triển Nhưng cũng phải thừa nhận, nền kinh tế Việt nam cũng phảiđối mặt những thách thức mới khốc liệt hơn từ các đối thủ cạnh tranh bên ngoài đem lại,ảnh hưởng từ những biến động, khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế thế giới như đợtkhủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Ngân hàng là một ngành kinh tế đặc biệt, nhạy cảm với những biến động của thịtrường, nên trong điều kiện mới như hiện nay hoạt động kinh doanh của ngân hàng là dễ bịrủi ro Cụ thể ngay trong hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản, đem lạinguồn thu chính cho các ngân hàng thương mại (NHTM) nhưng hoạt động tín dụng cũnglà hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro, có khả năng gây tổn thất: ở mức độ thấp, rủi ro tín dụnglàm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của ngân hàng; ở mức độ cao hơn, rủi ro tín dụng làmyếu đi năng lực tài chính, uy tín của ngân hàng và gây tổn hại đến các chủ thể khác trongnền kinh tế.
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn và song hành cùng hoạt động tín dụng như một hiệnthực khách quan, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng cácbiện pháp để phát hiện, phòng ngừa, hạn chế hoặc giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụnggây ra Đứng trên quan điểm quản lý, các chủ ngân hàng luôn thừa nhận sự tồn tại kháchquan của rủi ro tín dụng và một tỉ lệ tổn thất dự kiến do rủi ro tín dụng mang lại luôn đượcxác định trước trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng Khi tổn thất thực tế xảy radưới mức dự kiến, ngân hàng có thể coi đó là thành công trong quản lý Chính vì vậy,quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng luôn là công tác được các NHTM quan tâm.
Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội là một trong những chi nhánhhàng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (BIDV), vấn đề tăng trưởng
Trang 11và bền vững luôn được chi nhánh quan tâm Hoạt động tín dụng chiếm trên một nửa thunhập của Chi nhánh và có tác động lớn tới nguồn thu của các hoạt động khác như: hoạtđộng thanh toán, tài trợ thương mại Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu, đolường và đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PTBắc Hà Nội là rất cần thiết Vì thế, em đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủiro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội ” làm đề tàinghiên cứu
2 Mục têu nghiên cứu
- Trình bày những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
- Phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại - Đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Bắc Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: Là những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng vàquản trị rủi ro tín dụng Trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của Quản lý rủiro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội từnăm…….Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánhNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Tổng hợp phântích, so sánh và sử dụng các bảng biểu, sơ đồ minh họa nhằm làm rõ chủ đề nghiên cứu
5 Kết cấu khóa luận.
Kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mạiChương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCPĐT&PT Bắc Hà Nội
Trang 12Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánhNgân hàng TMCP ĐT&PT Bắc Hà Nội
Trang 131.1.1 Khái niệm, bản chất của tín dụng ngân hàng
Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ chữ Latinh là Credo (tin tưởng – tín nhiệm).Nhưng trong quan hệ tài chính hoặc cuộc sống, tuỳ theo góc độ nhìn nhận của mỗi ngườimà tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ, tín dụng là sự chuyển dịch quỹ cho vay từ người chovay sang người đi vay.
- Xét trong một quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở cóhoàn trả.
- Tín dụng ở nghĩa hẹp được hiểu như một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cungcấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, xét ở góc độ tín dụng là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tíndụng được hiểu như sau:
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên chovay (Ngân hàng và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và cácchủ thể kinh tế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốcvà lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàntrả và có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho vay(bằng tiền) và cho thuê (bất động sản, động sản).
Trang 14- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vaysử dụng phải dựa trên cơ sở lòng tin và phải tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn Đây làyếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.
- Bên đi vay phải hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay sau khi hết thời hạn sử dụng thỏathuận – Thông thường giá trị được hoàn trả lớn hơn giá trị lúc cho vay – phần lớn hơn nàylà lợi tức.
Ngân hàng tham gia quan hệ tín dụng với 2 tư cách: Vừa là người đi vay vừa là người chovay.
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng
a Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng
- Tín dụng bất động sản: là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm:+ Tín dụng ngắn hạng cho xây dựn nhỏ và sửa chữa nhà cửa.
+ Tín dụng dài hạn để mau đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.
- Tín dụng công thương nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trangtrải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế và chi trảlương.
- Tín dụng nông nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt đọng nông nghiệp, nhằmtrợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi.
- Tín dụng tiêu dùng: lác các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắmhàng hóa tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học….
-Tín dụng đầu tư tài chính: là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp muachứng khoán, vàng.
b Căn cứ theo thời hạn tín dụng
Căn cứ vào thời hạn cho vay, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức:
- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng được sử dụng để bù đắp sựthiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạncủa cá nhân
Trang 15- Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm Loại tín dụng này chủ yếu đượcdoanh nghiệp sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị,công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thờihạn thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm Loại tín dụng này chủ yếu để đáp ứng nhu cầudài hạn của doanh nghiệp như: Xây dựng nhà xưởng, các thiết bị phương tiện vận tải cóquy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
c Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
- Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người
thứ ba Hình thức tín dụng này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, khivay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc phải có người bảo lãnh Tài sản bảo đảm hoặc bảolạnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khinguồn thu chính của con nợ thiếu hụt, do lo sợ phát mại tài sản đã tạo áp lực buộc con nợphải trả nợ, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
- Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có
bảo lãnh của người thứ ba Loại tín dụng này áp dụng cho nghững khách hàng truyềnthống, có hệ số tín nhiệm cao và số tiền vay không lớn
d Căn cứ vào phương thức hoàn trả
Căn cứ vào phương thức hoàn trả, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức:
- Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ.- Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả gốc và lãi mộtlần theo kỳ hạn đã thoả thuận Loại tín dụng ngày áp dụng cho những khoản vay nhỏ và cóthời hạn ngắn.
- Tín dụng không xác định thời hạn: là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứlúc nào khi có thu nhập, ngân hàng thường không ấn định thời hạn cụ thể đối với hình thứctín dụng này.
e Căn cứ xuất xứ tín dụng
Trang 16Căn cứ vào xuất xứ tín dụng, tín dụng ngân hàng gồm các hình thức:
- Tín dụng trực tiếp: ngân hàng cấp tín dụng trực tiếp cho người đi vay, đồng thời người đivay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Tín dụng gián tiếp: Là hính thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: tín dụng ủy thác,tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.
- Tín dụng bằng tiền: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền Tín dụng bằngtiền gọi là cho vay.
- Tín dụng bằng tài sản: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản Hình thứctín dụng ngày gọi là cho thuê tài chính.
- Tín dụng bằng uy tín: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín Hình thức tíndụng này là bảo lãnh ngân hàng
g Căn cứ vào chủ thể vay vốn
- Tín dụng doanh nghiệp: Cung cấp các khoản vay có giá trị lớn cho doanh nghiệp
- Tín dụng cá nhân: cho vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanhhộ gia đình.
- Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng,công ty tài chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác
1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế
Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điềuhồ quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng đã thông dòng chovốn chảy từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn.
Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động trong quá trình sản xuất và lưu thônghàng hoá Nền sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy hàng hoá - tiền tệngày càng sâu sắc, phức tạp và bao trùm lên mọi sinh hoạt kinh tế xã hội Mặt khác, chínhsản xuất và lưu thông hàng hoá ra đời và được mở rộng xã kéo theo sự vận động vốn và lànền tảng tạo nên những tổ chức kinh doanh tiền tệ đầu tiên mang những đặc trưng của mộtngân hàng.
Trang 17Vì vậy, chúng ta thấy rằng còn tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ thì hoạt động tíndụng không thể mất đi mà trái lại ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ Bởi trong nềnkinh tế, tại một thời điểm tất yếu sẽ phát sinh hai loại nhu cầu là người thừa vốn cho vayđể hưởng lãi và người thiếu vốn đi vay để tiến hành sản xuất kinh doanh Hai loại nhu cầunày ngược nhau nhưng cũng chung một đối tượng đó là tiền, chung nhau về tính tạm thờivà cả hai bên đều thoả mãn nhu cầu và đều có lợi Ngân hàng ra đời với vai trò là nơi hiểubiết rõ nhất về tình hình cân đối giữa cung và cầu vốn trên thị trường như thế nào.Và vớihoạt động tín dụng, ngân hàng đã giải quyết được hiện tượng thừa vốn, thiếu vốn này bằngcách huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi để phân phối lại vốn trên nguyên tắc có hoàn trảphục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh
Tín dụng ngân hàng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất được thực hiệnbình thường liên tục và phát triển nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình tái ẩn xuất mởrộng, đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất
Hoạt động tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhànrỗi trong xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viênnhanh chóng nguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất, phụcvụ và thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng Mặtkhác việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng để đáp ứng được nhucầu về vốn lưu động, vốn cố định của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sảnxuất được liên tục tránh tình trạng ứ tắc, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cóvốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất vàtái sản xuất mở rộng từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triênr nhanh chóng.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạchtoán kinh tế.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huyđộng vốn của doanh nghiệp khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xungcho sản xuất kinh doanh Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng
Trang 18mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi Do đó thúcđẩy các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí,tăng vòng quay vốn để tạo điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp Muốn vậycác doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong nhữnghoạt động khá quan trọng là hạch toán kinh tế.
Quá trình hạch toán kinh tế là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả Đểquản lí đồng vốn có hiệu quả thì hạch toán tinh tế phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụngvốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh lợi cho doanh nghiệp Điều này đãthúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn quá trình hạch toán của đơn vị mình.
Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh tế vớithị trường thế giới, nền kinh tế “đúng” tự cung tự cấp trước đây nay đã nhường chỗ chonền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.
Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tế chính trịổn định, có vị thế trên thị trường quốc tế, có một lượng vốn lớn trong đó vốn dự trữ ngoạitệ là rất quan trọng Tín dụng ngân hàng trở thành một trong những phương tiện nối liềnkinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động tín dụng quốc tế như các hình thức tín dụnggiữa các chính phủ, giữa các tổ chức cá nhân với chính phủ, giữa các cá nhân với cánhân Sự phát triển ngày càng tăng trong hoạt động ngoại thương và số thành viên thamdự hoạt động ngaỳ càng lớn làm cho nhu cầu về hoạt động tài chính càng trở nên cần thiết.Vì vậy việc tạo điều kiện thuận lợi về tài chính là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả bêncạnh các yếu tố cạnh tranh khác như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thương mại đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước ra phạm vi của thế giới có tác dụng thúc đẩy nềnsản xuất mang tính quốc tế hoá, hình thành thị trường khu vực và thị trường thế giới, tạo rabước phát triển mới trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các nước với nhau Như vậycác hình thực thanh toán cũng sẽ đa dạng hơn như thanh toán qua mạng SWIFT, thanhtoán LC mỗi hình thực thanh toán đòi hỏi hình thức tín dụng phù hợp và đảm bảo cho nó
Trang 19an toàn và hiệu quả Chất lượng của hoạt động tín dụng ngoại thương là cơ sở để tạo lòngtin cho bạn hàng trong thương mại, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông hàng hoá, thắngtrong cạnh tranh về thanh toán sẽ dẫn tới thắng lợi của mọi cạnh tranh khác trọng hoạtđộng ngoại thương.
1.2 Rủi ro tín dụng trong hoạt đột của NHTM
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Có rất nhiều học giả nghiên cứu về rủi ro và đã đưa ra khái niệm về rủi ro nhưngchung quy lại các quan điểm đều thống nhất với nhau rằng: “Rủi ro là khả năng xảy ra cácbiến cố không lường trước và gây ra hiệu quả xấu” Rủi ro luôn xuất hiện bất ngờ và đedọa sự sống của doanh nghiệp
Theo quyết định 493/2005 QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN thì “Rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không cókhả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của NHTM - hoạt động tíndụng Các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có của NHTM,mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng, song cũng mang lại những thiệt hại nặng nề,có khi dẫn đến phá sản ngân hàng Trước khi cấp tín dụng, ngân hàng cố gắng phân tíchcác yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất Nhìn chung ngân hàng chỉ quyếtđịnh cho vay khi thấy rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Tuy nhiên không phải bao giờ ngânhàng cũng dự tính chính xác các vấn đề sẽ xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của kháchhàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân Hơn nữa nhiều cán bộ tín dụng không cókhả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng Do vậy trên quan điểm quản lý toàn bộngân hàng, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan Nhiều quan điểm nhấttrí rằng, rủi ro tín dụng là ‘bạn đường’ bất đắc dĩ trong kinh doanh tín dụng của NHTM.Các NHTM có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ hoàn toàn ra khỏi hoạt độngtín dụng của mình.
Trang 201.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng.
- Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt độngtín dụng Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng Các ngân hàng cần phảiđánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm tìm ra những cơhội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Ngân hàng sẽ hoạt độngtốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trongphạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng giải ngânvốn vay trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hhàng Do tình trạng thông tin bất cânxứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sauhoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đóthường có những ứng phó chậm trễ.
- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phứctạp của nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi roxảy ra.
1.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng chính là rủi ro khi khách hàng vay vốn mất khả năng trả nợ vay.Loại rủi ro này có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từhai phía khách nợ và chủ nợ hoặc khách hàng và ngân hàng.
Về phía khách hàng
Rủi ro tín dụng phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân rủi ro phát sinh liên quan đến hành vi và ýchí chủ quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đếnsử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Cũng có thểdo khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ củangân hàng tỏ ra kém hiệu quả Nói chung, nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhândo khách hàng tạo ra, nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của khách hàng.
Trang 21Về mặt khách quan, nguyên nhân rủi ro tín dụng có thể do khách hàng gặp phảinhững thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổivề giá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách củachính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phụcđược Từ đó, doanh nghiệp dự có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ Nói chung,nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không do khách hàng tạo ra, nó nằm ngoàitầm kiểm soát của khách hàng.
Về phía ngân hàng
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tíchvà thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay Mặtkhác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra, kiểm soát sau khicho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng vẫnkhông phát hiện để ngăn chận kịp thời Khi bàn về rủi ro tín dụng của ngân hàng đã tómtắt các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng như mô tả ở hình vẽ 1.1, trong đó rủi ro tíndụng có thể chia thành hai loại chính:
Trang 22Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi ngân hàng ra
quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng Đây có thể xem là rủi ro cá biệtcủa từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xétduyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sửdụng vốn vay hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu bảo đảm và những cam kết ràng buộc tronghợp đồng tín dụng.
Rủi ro hệ thống là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế
trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành:
- Rủi ro nội tại: RR thuộc đặc tính hoạt động của mỗi ngân hàng do chiến lược kinh doanhhay quan điểm quản trị của mỗi ngân hàng taọ nên.
- Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số kháchhàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loạihình cho vay có rủi ro cao.
Trang 23Cho dù nguyên nhân rủi ro tín dụng có thể là từ phía khách hàng hay từ phía ngânhàng, có thể là chủ quan hay khách quan, nhưng suy cho cùng rủi ro tín dụng đều dẫn đếnhậu quả là khách hàng không trả được nợ vay và ngân hàng không thể thu hồi được khoảncho vay Do vậy, vấn đề của quản lý rủi ro tín dụng còn liên quan đến việc giải quyết vàkhắc phục hậu quả của việc mất vốn vay như thế nào, chứ không phải chỉ dừng lại ở việcphân tích và chú ý đến nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Tuy nhiên, việc phân tích vàphân định rõ ràng nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng có biện pháp xử lý hợp tình hợp lý hơn.
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Kết cấu dư nợ tín dụng.
Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng mà ta có thể xác định rủi ro tín dụng của ngân hàngcao hay thấp Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệp hoặc thành phầnkinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có rủi rolớn do tập trung vốn cao Như vậy, dựa vào kết cấu tín dụng (theo thành phần, đối tượng,ngành nghề, thời hạn) kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng, thịtrường của Ngân hàng và của khách hàng ta có thể đánh giá rủi ro tín dụng là cao hay thấp.
Tỷ lệ Nợ quá hạn / Dư nợ tín dụng.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ x 100%
Hoạt động của Ngân hàng và doanh nghiệp đều tránh tình trạng nợ quá hạn Vềphía doanh nghiệp đi vay vốn, nếu quá hạn không trả được nợ sẽ mất uy tín, phải chịu mộtlãi suất quá hạn cao hơn lãi suất trong hạn, đối với ngân hàng, nợ quá hạn sẽ làm tăng tỷ lệquá hạn/ Dư nợ tín dụng Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy qui mô của các khoản vay có vấn đềcủa ngân hàng Nếu tỷ lệ này quá lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng kém,ngân hàng phải xem xét lại khả năng đánh giá lại các khoản cho vay của mình, đánh giá lạiqui trình thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lại khả năng đánh giá lại các khoản cho vaycủa mình, đánh giá lại qui trình thủ tục cho vay, đặc biệt là xem xét lại khả năng thực hiệnnhiệm vụ của các cán bộ tín dụng.
Trang 24Tuy nhiên, nợ quá hạn không phải là tổn thất của Ngân hàng, đây vẫn là chỉ tiêugián tiếp Bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này sẽ dẫn đến rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước,các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (2), Nợ dưới tiêuchuẩn (3), Nợ nghi ngờ (4) và Nợ có khả năng mất vốn (5) Các khoản nợ phân loại từNhóm 3-5 được xem là nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = Dư nợ xấu/Tổng dư nợ x 100%
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng,bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.
Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệucho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.
Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tíndụng được cải thiện Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu haythay đổi các phân loại nợ.
1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro hay nói cách khác hoạt động ngân hàngluôn phải đối diện với rủi ro Vì vây, nhận diện những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụnggiúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giảm thiệt hại.
1.2.5.1 Nguyên nhân khách quan
Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường pháp lý trong nước.
- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinhdoanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế Khi nền kinh tế tăngtrưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ choNgân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làmcho các doanh ngiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất đình trệ,
Trang 25sức mua bị giảm sút, hồng hóa bị ứ động, điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ănkém hiệu quả và đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Ngoài ra, các chính sách quản lí kinh tế vĩ mô của chính phủ cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng.
- Môi trường chính trị, xã hội: Môi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiệncho các doanh nghiệp phát triển Ngược lại, nếu doanh nghiệp luôn phải đặt trong tìnhtrạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan…đều là nhữngngân nhân dẫn đến việc kìm 7hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với doanh nghệp nóichung và đói với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.
- Môi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ vàcó hiệu lực sẽ làm mạnh hóa các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũngnhư giữa các tổ chức kinh tế đó với ngân hàng Ngược lại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạora nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mạnh khóe, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau Từ đó ảnhhưởng đến khả năng thanh toán đối với Ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụngvốn của Ngân hàng.
Môi trường quốc tế
Xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay ảnh hưởng rất lớn đếnkinh doanh kinh tế Một mặt nó tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hộiđất nước, nhưng mặt khác nó lại tao ra sức cạnh tranh khốc liệt Nếu doanh nghiệp làm ănkém hiệu quả thì lập tức sẽ bị phá sản gây ảnh hưởng đến các hoạt động tín dụng ngânhàng Quan hệ kinh tếmở rộng ra các nước đã tạo sự rằng buộc về kinh tế, tiền ẩn nhữngrủi ro mang tính hệ thống
Những nguyên nhân bất khả kháng
Đó là những nguyên nhân như bão lụt, hạn hán, động đất, hỏa hoạn , các vụ ăncắp, lừa đảo…gây thiệt hại về tài sản của ngân hàng hoặc của khách hàng khiến người vaymất khả năng trả nợ vay
1.2.5.2 Nguyên nhân chủ quan
Trang 26Nguyên nhân từ phía khách hàng:
– Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.– Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
– Do kinh doanh thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được.– Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
– Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.– Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến chovay đầu tư quá liều lĩnh, tập trung nguồn vốn cho vay quá nhiều vào một doanh nghiệphoặc một ngành kinh tế nào đó.
- Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫnđến cho vay và đầu tư không hợp lý.
- Do cạnh tranh của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngânhàng khác.
- Cán bộ tín dụng (CBTD) không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quytrình cho vay CBTD yếu kém về trình độ nghiệp vụ; cán bộ tín dụng vi phạm đạo đứckinh doanh.
- Định giá tài sản không chính xác; không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết;hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của tài sản đảm bảo là dễ định giá; dễ chuyển nhượngquyền sở hữu; dễ tiêu thụ.
Tóm lại, các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có những nguyễn nhânkhách quan và những nguyên nhân chủ quan do các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng.Những nguyên nhân chủ quan, do các chủ thể có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tíndụng và ngân hàng có thể kiểm soát dược nếu có những biện pháp thích hợp
Trang 271.2.6 Hậu quả của rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậuquả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
- Đối với ngân hàng bị rủi ro:
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn ngân hàngbị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làmcho lợi nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.
- Đối với hệ thống ngân hàng:
Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống ngânhàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế Do vậy nếu một ngânhàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thìsẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu các ngân hàng và các bộ phận kinh tếkhác Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiềnsẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho cácngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm tiềncho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nềnkinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệcung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
- Trong quan hệ kinh tế đối ngoại:
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài chính quốc giacũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độkhác nhau: Nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, khôngthu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ
Trang 28thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dàikhông khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinhtế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngânhàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi rotrong cho vay.
1.3 Quản trị rủi ro tín dụng và hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng
1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
“Quản trị RRTD là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sáchquản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và pháttriển bền vững, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn,nợ xấu trong hoạt động tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chấtlượng hiệu và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM”
Trong hoạt động của các NHTM thì quản trị RRTD phải gắn liền với quản trị vàkinh doanh tín dụng Quản trị RRTD phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt độngtín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụn của NHTM
1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng
Kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩnnhiều rủi ro
Hoạt động kinh doanh của các NHTM là dựng uy tín để thu hút nguồn và dựngnăng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn và phát triển dịch vụ khác với tư cách là người“đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ Ngân hàng Hoạtđộng kinh doanh của các NHTM do đó bao gồm rất nhiều loại rủi ro Bởi vậy các Ngânhang cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ranhững cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được.Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà Ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểmsoát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.
Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro
Trang 29Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quanmang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro Chính vì vậy,hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chiphí Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro Nếu rủi ro thấp thìhiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại Như vậy, hiệu quả kinh doanh của NHTM tỷ lệnghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp Khi rủi ro quá lớn đến mức NHTM mất khảnăng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp
Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt độngkinh doanh của NHTM
Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnhđạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cầnđược trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật,có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộhiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinhdoanh – Theo đó, nhiều ý kiến khẳng định:”quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và làthước đo năng lực “sống” hay là “chết” của một NHTM”
1.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng1.3.3.1 Công tác tổ chức QTRRTD
Các NHTM cần xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng Trong đó cần thựchiện các nguyên tắc trong việc thiết kế mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng.
- Các quan điểm và chính sách về rủi ro do ban lãnh đạo cấp cao nhất xác định rõ ràng,minh bạch, nhất quán.
- Có sự giám sát từ trung tâm đối với công tác quản lý rủi ro trong toàn ngân hang- Có sự phân định rõ ràng về nghĩa vụ và trách nhiệm
- Các đơn vị kinh doanh chính thức tham gia và coi công tác quản lý rủi ro như một côngviệc của mình
Trang 30Tập trung vào khẩu vị và chính sách rủi ro
Tập trung vào sự đánh đổi giữa rủiro và thu nhập
Hình 1.2: Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3.2 Nhận biết rủi ro tín dụng.
Ngân hàng cần có phương pháp nhận ra những dấu hiệu rủi ro tín dụng để từ chốicho vay (trong trường hợp trước khi cho vay) hoặc để ngăn ngừa xử lý kịp thời (trongtrường hợp đã cho vay) Có thể sắp xếp các dấu hiệu của rủi ro tín dụng theo các nhómsau:
Nhóm 1: Các dấy hiệu liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
- Dấu hiệu trong việc ưu tiên cho vay đối với khách hàng Trong nhiều trường hợp, đểcạnh tranh với ngân hàng khác và để thu hút khách hàng, ngân hàng sẵn sàng cấp tín dụngcho khách hàng với những yêu cầu về đảm bảo tín dụng đơn giản.
Bộ phận quan hệ khách hàng
Cấp quản lý bộ phận kinh doanhNhóm lãnh đạo
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng- Phân bổ các nguồn lực và vốn- Đánh giá các doanh mục đầu tư, chọn các doanh mục đầu tư tối ưu
- Duy trì danh mục đầu tưđã đượcđa dạng hỉa hợp lý
- Lựa chọn các giá trị kinh tế cộng thâm lại mức độ khách hàng
Trang 31- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng Chovay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra, chẳng hạn như sát nhập, thay đổi địa vịpháp lý từ chi nhánh lên công ty con hạch toán độc lập.
- Soạn thảo các điều kiện rằng buộc trong hợp đồng tín dụng không rõ ràng, không chặtchẽ, thậm chí có dấu hiệu thỏa hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết cótiềm ẩn rủi ro.
- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để khe hở cho khách hàng lợi dụng.- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho khách hàng không thuộc phân đoạn thị trườngtối ưu của ngân hàng.
- Giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ để cạnh tranh hay cố gắng duy trì quan hệ với kháchhàng bằng các khoản tín dụng mới để họ không tìm đến với các TCTD khác mặc dù biết rõkhoản tín dụng sẽ cấp tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy địnhhiện hành phê duyệt tín dụng
Nhóm 2: Các dấu hiệu từ phía khách hàng.
Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng:
Trong quá trình cho vay, ngân hàng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng thôngqua việc ngân hàng theo dõi các tài khoản tiền vay, tiền gửi của khách hàng, theo dõi nhucầu vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng, theo dõi những thay đổi, biến động vềpháp lý, kinh doanh hay nhân sự của khách hàng Vì vậy, các dấu hiệu rủi ro tín dụng biểuhiện và có thể nhận biết như sau:
- Về tài khoản của khách hàng: có sự giảm sút mạnh số dư cũng như số lượng giao dịchcủa tài khoản tiền gửi thanh toán, không có hoặc có rất ít các Hợp đồng gửi tiền có kỳ hạnso với thời gian trước, số dư bình quân của tài khoản tiền vay gia tăng Những biểu hiệnnày cho thấy doanh số bán hàng/các nguồn thu của khách hàng bị giảm sút hoặc kháchhàng có dấu hiệu chuyển doanh thu sang các TCTD khác mà không chuyển về để trả nợngân hàng.
Trang 32- Thường xuyên cần nguồn hỗ trợ/vay vốn lưu động từ nhiều nguồn khác nhau, số lần đềnghị vay gia tăng bất thường Hoặc đề nghị các khoản vay với các ngân hàng vượt nhu cầudự kiến của phương án kinh doanh.
- Không thanh toán được các khoản nợ đến hạn gốc và lãi, thường xuyên đề nghị ngânhàng cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ Có dấu hiệu “săn đón” cán bộ ngân hàng, chấp nhậnchịu lãi suất vay cao và mọi điều kiện tín dụng miễn là ngân hàng cho vay vốn; có biểuhiện bất hợp tác, trì hoãn, cản trở ngân hàng thực hiện kiểm tra vốn vay tại đơn vị.
Các dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, điều hành của khách hàng:
- Về hoạt động kinh doanh: khách hàng thường xuyên không đạt kế hoạch tháng/quý/nămvề sản xuất và bán hàng; các sản phẩm của khách hàng tiêu thụ chậm (hàng tồn kho nhiều,lâu ngày), có sự lạc hậu, kém chất lượng so với sản phẩm cùng loại trên thị trường; ký kếtcác hợp đồng lớn nhằm đánh bóng tên tuổi mà không quan tâm đến lợi nhuận hay khảnăng thực hiện hợp đồng; cắt giảm các chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản, chi phí nghiêncứu sản phẩm; chịu tác động mạnh từ các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh như: tỷ giá,lãi suất thay đổi theo chiều hướng bất lợi, thay đổi trong chính sách của Nhà nước theohướng tiêu cực cho khách hàng, xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, xuất hiện các sảnphẩm thay thế, thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng…
- Về hoạt động điều hành, môi trường nhân sự của khách hàng: có sự thay đổi đột xuấtnhiều lần về nhân sự cấp cao (hội đồng quản trị, ban điều hành, các chức vụ chủ chốt);phương thức quản trị/cách thức điều hành không thống nhất, thường có sự bất đồng, tranhchấp trong quá trình quản lý; đề bạt những vị trí điều hành là những người ít có kinhnghiệm, quản lý có tính gia đình trị; thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên,không xác định được sự phù hợp của nhân viên với từng vị trí công tác; thiếu quan tâmđến lợi ích của cổ đông, chủ nợ…
Các dấu hiệu liên quan đến báo cáo tài chính của khách hàng:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là bức tranh toàn diện phản ánh tình trạng “sứckhỏe” của doanh nghiệp Do vậy, đối với ngân hàng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là
Trang 33công cụ quan trọng để thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm soát và đánh giá việc sử dụngvốn vay, đồng thời nhận diện các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng của khách hàng.
Những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng thông qua báo cáo tài chính gồm: khôngcung cấp đầy đủ số liệu tài chính hoặc chậm trễ/trì hoãn trong việc nộp báo cáo tài chính,không thực hiện kiểm toán độc lập trong một thời gian dài Phân tích báo cáo tài chínhnhận thấy một số chỉ tiêu hoạt động của khách hàng có dấu hiệu đi xuống như: sự gia tăngkhông cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên, tiền mặt giảm mạnh, tăng doanh số bán nhưng lãiít hoặc gần như không có, tài khoản hạch toán vốn điều lệ không khớp, thay đổi về tỷ lệ lãigộp và lãi ròng trên doanh số bán, phải thu khách hàng tăng nhanh và thời gian thanh toáncủa các khoản nợ bị kéo dài, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn quálớn…
Căn cứ những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tín dụng mà ngân hàng nhận diện được trongquá trình vay vốn của khách hàng, phân tích cụ thể từng dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng cónhững biện pháp thích hợp để xử lý nhằm hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.
1.3.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng
Để đo lường mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng mộtsố mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cảmô hình phản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng Đặc điểm củacác mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng mộtlúc nhiều mô hình khách nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độrủi ro của các khoản vay.
a)Mô hình định tính.
Mô hình định tính là mô hình truyền thống của RRTD Mô hình này chủ yếu dựavào đánh giá chủ quan để xác định RRTD của khách hàng Mô hình định tính có thể là môhình 5C hoặc dựa trên ma trận SWOT,… Mô hình 5C nguyên cứu 5 khía cạnh của ngườixin vay là.
Trang 34- Character (Tư các của người đi vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tínhtrung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay Khi quyết định cho vay,cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và cóthiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vayphải có đủ năng lực pháp lý kết hợp đồng tín dụng Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắcchắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủyquyền hợp pháp của công ty Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không đượcủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiền ẩn rủi ro cho ngân hàng.
- Capital (Tài chính): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vaycó khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng đểtạo ra tiền, đó là: Dòng tiền từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán vàdòng tiền từ bán thanh lý tài sản Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sửdụng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cốhay tài sản thế chấp sẽ chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay Nếu xảy ranhững rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽtrở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phảiđáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng.
- Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnhhưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phảibiết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinh doanh của khách hàng, cũng nhưkhi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.
Các chỉ tiêu trong “5C” đã giúp cán bộ tín dụng và nhà phân tích có được cái nhìntổng quan về khách hàng để đưa ra những quyết định cho vay chính xác Đồng thời tạođiều kiện thuận lợi để người vay có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ, từ đó giúpngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Trang 35b) Mô hình định lượng
Hiện nay, hầu hiết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đạihơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng Sau đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụngthường được sử dụng:
- Mô hình điểm số Z (Z – CREDIT SCORING MODEL)
Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dựng để cho điểm tín dụng đối với cácdoanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đốivới người vay và phụ thuộc vào:
+ Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)
+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z= 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”.
X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”.
X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản”.
X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”.
X5 = tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.
Trị số giá càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị sốZ thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao Ngân hàng sẽ cấp tín dụng chokhách hàng khi điểm số Z lớn hơn 1,81
Ưu điểm :
Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.Nhược điểm :
Trang 36Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ” và“không vỡ nợ” Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậmtrể trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay Điều này hàmý, cần có một mô hình cho điểm chính xác, toàn điện hơn theo nhiều thang điểm để phânloại khách hàng thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau.
Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến sốtheo thời gian, dù là trong ngắn hạn Tương tự như vậy, các biến số (Xj) cũng không phảilà bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh thường xuyên thay đổi.Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn độc lập không phụ thuộclẫn nhau.
Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa, nhưng lại ảnhhưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng ví dụ, yếu tố “danh tiếng” củakhách hàng, yếu tố “mối quan hệ truyền thống” giữa khách hàng và ngân hàng, hay yếu tốvĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh Nhìn chung, các nhân tố này thường khôngđược đề cập trong mô hình ghi điểm tín dụng “Z” Mặt khác, mô hinh cho điểm thườngkhông sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tài sản tàichính…
- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.
Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàngcòn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xehơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểmtín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữunhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc Mô hình nàythường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10
Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay vàgiảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.
Trang 37Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứngvới những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình
- Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạngtrái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cungcấp dịch vụ này tốt nhất Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vaytheo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còncác hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay Tóm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suấtrủi ro của người vay, trên cơ sở đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đếnđâu phụ thuộc vào quy mô của khoản đầu tư và chi phí thu thập thông tin Các yếu tố liênquan đến quyết định đầu tư gồm:
- Nhóm các yếu tố liên quan đến người vay vốn:
Uy tín của khách hàng: được thể hiện qua lịch sử vay trả của khách hàng nếu trongsuốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo được lòng tin đối vớingân hàng Cơ cấu vốn của khách hàng; thể hiện thông qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốntự có Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn Mức độ biến động của thu nhập: Vớibất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhập cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ củangười vay Chính vì vây, thường các công ty có lịch sử thu nhập ổn định thường xuyên lâudài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ mộtquyết định cho vay nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nângcao trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng
- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường:
Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa chọnquyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tư vào ngành nào có mức độ rủi ro thấp Mứclãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết qủa của chính sách thất chặt tiền tệ, thường
Trang 38gắn với mức độ rủi ro cao Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu tư thường bị hấp dẫnbởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro càng lớn
1.3.3.4 Biện pháp QTRRTD
Xây dựng và thực hiện đúng quy trình tín dụng
Quy định tín dụng là một tỏng những biện pháp hạn chế RRTD có hiệu quả đối vớiNHTM Việc xây dực và thực hiện tót quy trình tín dụng, giúp cho quá trình cho vay diễnra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng Vềcơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.- Giai đoạn trước khi cho vay: Trong gia đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay cũngnhư tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vayvốn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định khách hàng và phương án xin vay.Nội dung phân tích bao gồm: Năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính củakhách hàng, phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng bảo đảm tiền vayvà các biện pháp quản lý, Kiểm soát của ngân hàng.
- Giai đoạn trong khi cho vay: sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giảingân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chính như : Kháchhàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanhcó những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không…Côngviệc này cho phép ngân hàng thu nhập thêm các thông tin về khách hàng Nếu các thôngtin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm.- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc vàlãi của khoản vay Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoảntínd ụng an toàn Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trảkhông đầy đủ đúng hạn Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra Lúc này cán bộ tíndụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫ đến việc khách hàng không thanh toán nợ chongân hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Trang 39Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các ngânhàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất Quy trình này phải đượcbạn lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đến các phòng, ban có liênquan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trong ngân hàng
Tuy nhiên, việc thực hiện theo quy trình tín dụng không có nghĩa là hoàn toàn tránhđược RRTD Vẫn có những trường hợp khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả khôngđúng hạn tiền gốc và lãi cho ngân hàng Vì thế, bên cạnh công cụ quy trình tín dụng, cácNHTM vẫn thường sử dụng nhiều biện pháp khác để hạn chế RRTD.
Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng.
Chính xách tín dụng bao gồm các quy định về cho vay của ngân hàng chính sáchnày được xây dựng nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng,đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro Chính sáchtín dụng bao gồm các nội dung chính sau :
- Chính sách khách hàng.
- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng.- Lãi suất và phí tín dụng.
- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ.- Các loại bảo đảm tiền vay.
- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán.- Chính sách đối với các khoản nợ xấu.
chính sách tín dụng phản ánh cương lĩng tài trợ của ngân hàng, là hướng dẫn chungcho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong quản lý tíndụng, tạo sự thống nhất trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khảnăng sinh lời.
Phân loại và đánh giá khách hàng trước và trong khi cho vay.
Đây cũng là một nội dung quan trọng trong quản lý RRTD của các NHTM ngàynay Một cơ chế hoạt động của ngân hàng là cơ chế sàng lọc, qua đó lựa chọn dự án tốt,
Trang 40khách hàng tố để cho vay Việc phân loại khách hàng thường được thực hiện thông quacác mô hình RRTD.
Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn.
Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, Phương án vay vốn là một nội dungquản lý RRTD Nội dung thẩm định bảo gồm các mặt chủ yếu như thẩm định về vốn đầutư, thẩm định TSBD, Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của phương án vayvốn… Việc thẩm định kỹ phương án vay vốn của khách hàng giúp cho ngân hàng có thểđưa ra được nhưgx quyết định cho vay phù hợp từ đó giúp hạn chết rủi ro xảy ra tronghoạt động tín dụng.
Kiểm soát theo dõi sau khi cho vay.
Triên thực tế có rất nhiều dự án được đánh giá là khả thi nhưng khi đã đi vào hoạtđộng cũng không thể tránh khỏi được những rủi ro bắt ngờ do những nguyên nhân khácnhau Nhiều nhà quản trị ngân hàng cho rằng họ quản lý được chất lượng hoạt động tíndụng bởi vì họ tham gia vào quá trình xét duyệt cho vay Nhưng trong thực tế khả năngthanh toán của khách hàng luôn thay đổi do biến động của mội trường kinh doanh Nhữngthay đổi này có thể tác động xấu đến tình hình tài hcính của khách hàng, làm giảm khảnăng trả nợ của khách hàng Hiển nhiên rằng sau khi cho vay ngân hàng phải quản lý, khicó các dấu hiệu rủi ro xảy ra ngân hàng phải kịp thời có những biện pháp thu hồi nợ
Việc giám sát và kiểm tra sau vay vì thế là một đòi hỏi cấp thiết được đặt ra cho hệthống ngân hàng nói chung và cho các cán bộ tín dụng nói riêng Công tác giám sát saukhi cho vay bao gồm kiểm tra việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân, kiểm tra hoạt độngsản xuất kinh danh của khách hàng vay theo định kỳ Qua hoạt động này, các NHTM sẽkịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro mất vốn, từ đó sẽ có giải pháp khắc phục kịp thờinhằm hạn chế RRTD
Trích lập dự phòng.
việc trích lập dự phòng giúp cho NHTM hạn chết được thiệt hại khi RRTD xảy ra.Hiện nay, các NHTM Việt Nam thực hiện trách dự phòng theo quy định tại quyết định số