1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

71 342 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 398 KB

Nội dung

THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 1. Khái niệm vai trò của thị trường quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 1.1 Khái niệm những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế Thị trường, tiếng Anh là “Market”, nghĩa là cái chợ. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Ngày nay, khi hoạt động trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, khái niệm thị trường được mở rộng. Hàng hóa sản xuất ra không chỉ được buôn bán trong nước mà còn được buôn bán với nước khác. Khái niệm thị trường quốc tế ra đời. Như vậy, xét theo nghĩa rộng thị trường quốc tế là nơi trao đổi buôn bán hàng hóa không chỉ bó hẹp ở phạm vi một quốc gia mà giữa các quốc gia với nhau toàn cầu. Nội dung bản chất của thị trường là hoạt động trao đổi. Thông qua các hoạt động trao đổi mà người mua người bán thoả mãn nhu cầu của chính mình. Vì vậy, khi nghiên cứu thị trường người ta thường đề cập đến những yếu tố đặc trưng cơ bản sau: - Chủ thể của quá trình trao đổi: đó chính là người bán người mua. Cả hai chủ thể này đều có mong muốn được thoả mãn lợi ích của mình thông qua trao đổi. - Đối tượng của quá trình trao đổi: để có thể tham gia vào quá trình trao đổi, người bán cần có hàng hoá, dịch vụ, còn người mua cần phải có một lượng tiền tệ đáp ứng đủ khả năng thanh toán. Như vậy hàng hoá, dịch vụ tiền tệ chính là đối tượng của quá trình trao đổi trên thị trường. - Điều kiện của quá trình trao đổi: quá trình trao đổi là hoạt động tự nguyện của các chủ thể. Họ có thể tự do chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của phía bên kia. Mặt khác, để có thể trao đổi hàng hoá, giữa người bán người mua phải hình thành mối quan hệ ràng buộc như giá cả, điều kiện giao nhận, thanh toán, dịch vụ kèm theo … 1 Đối với các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của họ luôn gắn với một thị trường sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cụ thể. Đó chính là nơi đảm bảo cung ứng các yếu tố “đầu vào” giải quyết các vấn đề “đầu ra” cho sản xuất tiêu thụ. Vì vậy, họ không quan tâm đến thị trường nói chung, mà quan tâm đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, điều mà các nhà kinh doanh quan tâm đến chính là những người mua hàng, nhu cầu của họ về những hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Theo Philip kotler thì "thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại tương lai". Quan điểm thị trường là khách hàng của doanh nghiệp sẽ mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn cho các nhà kinh doanh. Theo đó, thị trường luôn luôn ở trạng thái vận động phát triển. Khả năng phát triển khách hàng sẽ quyết định khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp. Tóm lại, thị trường bao gồm các yếu tố: bên cung cấp, bên tiêu thụ đối tượng hàng hoá, dịch vụ. Khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ thoả mãn bên tiêu thụ sẽ quyết định sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. 1.2 Vai trò của thị trường: Xuất phát từ bản chất chức năng này của mình, thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với quản lý kinh tế vĩ mô, cũng như đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vì thị trường sẽ quyết định việc doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì, bằng cách nào, sản xuất cho ai, quy mô sản xuất như thế nào. Thứ nhất, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nghĩa ra doanh nghiệp đó tiêu thụ được càng nhiều hàng hóa, dịch vụ càng tốt. Muốn vậy, những hàng hóa dịch vụ đó phải là những cái thị trường cần chứ không phải cái doanh nghiệp tự sản xuất ra, cho nên doanh nghiệp phải biết được thị trường cần gì đáp ứng đúng mặt hàng đó. Thứ hai, thị trường còn quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi nắm được thị trường cần gì còn phải biết thị trường cần số lượng bao nhiêu để quyết định quy mô sản xuất hợp lý. Việc sản xuất ít hơn hay nhiều hơn nhu cầu thị trường đều khiến doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, thậm chí còn bị thua lỗ, phá sản. Thứ ba, thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp phải xác định được bằng cách nào tận dụng được các 2 yếu tố đó một cách hiệu quả nhất để sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất. Do đó, nói thị trường quyết định việc doanh nghiệp sản xuất bằng cách nào. Với vai trò to lớn như vậy, trong quá trình nền kinh tế toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc doanh nghiệp của một nước phải luôn tìm kiếm mở rộng thị trường ở những nước khác hoặc những khu vực khác là vô cùng cần thiết đối với sự sống còn của doanh nghiệp đó. 2. Cạnh tranh trong thị trường quốc tế. 2.1 Khái niệm Trên thương trường, nói chung các Công ty đều hoạt động vì mục đích lâu dài là lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó, các Công ty luôn tìm mọi cách thức, thực hiện mọi biện pháp làm cho mình trở nên có lợi thế hơn các đối thủ khác về một hay một số mặt hàng, dịch vụ nào đó. Thuật ngữ khả năng cạnh tranh chỉ khả năng tồn tại phát triển của các chủ thể hoạt động trên thị trường nhờ có ưu thế hơn các chủ thể khác về các đặc trưng, với môi trường kinh doanh mà tính chất qui mô ngày càng tăng theo trình độ phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Trong môi trường đó, các chủ thể tham gia cạnh tranh có sự góp mặt thêm của các quốc gia khác nhau. "Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện tự do công bằng, có thể sản xuất được các hàng hoá dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó " 1 hay là" khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian” 2 . Đối với doanh nghiệp, khả năng , khả năng CT thể hiện qua sự tồn tại, phát triển, khả năng chiếm lĩnh thị trường dựa vào "tính trội" hơn các doanh nghiệp tạo nên sự hấp dẫn thuận tiện cho khách hàng trong quá trình sử dụng; cụ thể thông qua chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, khối lượng thời gian giao hàng, tính chất sự khác biệt của hàng hoá, dịch vụ của nước 1, 2 UNDP - Viện nghiên cứu chiến lược - Tổng quan về khả năng cạnh tranh công nghiệp Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia 1999. 3 này so với hàng hoá, dịch vụ của nước khác trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện qua tính kinh tế của các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra, liên quan đến chi phí cơ hội, năng suất lao động, khả năng đáp ứng yêu cầu, thị hiếu khách hàng ảnh hưởng, tác động của hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Sự phân tách khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp hay của một quốc gia chỉ mang tính tương đối khi xem xét, nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một trong ba cấp độ trên thì không thể không đề cập đến hai cấp độ còn lại. Bởi vì khả năng cạnh tranh của sản phẩm là cơ sở hình thành, quyết đinh khả năng cạnh tranh của doanhh nghiệp qua đó xác định khả năng cạnh tranh của quốc gia. Xét cho cùng, các quốc gia tham gia vào thị trường quốc tế thông qua các doanh nghiệp mang quốc tịch của nước đó với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có thể được sản xuất tại chính quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là tổng hợp khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản phẩm mà quốc gia đó cung ứng. 2.2 Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế: Bất kỳ một vấn đề nào cũng có 2 mặt: mặt tích cực mặt tiêu cực. Theo qui luật này, cạnh tranh trong thị trường quốc tế cũng đã mang lại những tác dụng to lớn nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế của nó. Trước hết cạnh tranh đóng vai trò tích cực thông qua: - Cạnh tranh thương mại đảm bảo điều chỉnh cung cầu, cạnh tranh phối hợp tối ưu giữa người sản xuất người tiêu dùng theo một cách thức dài hạn, đảm bảo cho hàng hoá dịch vụ được cung cấp sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường. - Cạnh trạnh thực hiện chức năng phân phối nguồn lực, làm nguồn lực di chuyển đến những nơi mà chúng sinh lời nhất, vì những người sở hữu nguồn lực đó muốn sử dụng chúng để đạt lợi nhuận cao nhất. - Cạnh tranh làm thoả mãn người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, chỉ những sản phẩm dịch vụ người tiêu dùng muốn mới được bán ra sản xuất dài hạn. Do đó, các nhà sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến chất lượng sản phẩm , thay đổi mẫu mã, bao bì, giảm giá thành cho sản phẩm. Tất cả điều đó mang lại lợi ích cho khách hàng. 4 - Cạnh tranh thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật. Một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh là năng suất. Muốn có được năng suất cao chỉ có thể nhờ hệ thống, máy móc kỹ thuật. Trong khi, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão với sự ra đời của máy móc mới trong từng phút. Do đó, các nhà sản xuất phải luôn nỗ lực để có được những máy móc kỹ thuật hiện đại hơn để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh không ngừng với những đối thủ khác. Tuy nhiên, đã là cạnh tranh thì tất nhiên sẽ có những doanh nghiệp mạnh lên, qui mô ngày càng mở rộng, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường; ngược lại, sẽ có những doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh dẫn đến phá sản. Doanh nghiệp lớn mạnh nhất dễ trở thành độc quyền, nghĩa là thao túng thị trường từ khâu phân phối đến giá cả. Xét trong dài hạn, động lực cạnh tranh cũng mất dần. Họ cũng không cần chú ý đến việc hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành, cải tiến chất lượng sản phẩm… Người tiêu dùng chính là người chịu thiệt hại. Như vậy, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nhưng nếu cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực, làm triệt tiêu việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. 2.3 Các yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh: • Lợi thế so sánh: Chẳng hạn năng suất lao động trong ngành sản xuất gạo than ở hai nước Anh Mỹ lần lượt là: Bảng 1: Năng suất lao động trong 2 ngành sản xuất gạo than của Mỹ Anh. Năng suất Mỹ Anh Gạo (kg/1 ngày công lao động ) 300 800 Than (bao/1ngày công lao động ) 150 200 Theo như thuyết "lợi thế tuyệt đối" của Adam Smith, Anh là quốc gia có thể sản xuất hiệu quả 2 mặt hàng gạo than so với Mỹ. Nếu xét một cách tuyệt đối thì Mỹ sản xuất hoàn toàn không có hiệu quả mặt hàng than. Nhưng thực tế thì ngược lại, nếu Mỹ chuyên môn hoá sản xuất than Anh chuyên 5 môn hoá sản xuất gạo thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Lúc đó, cả Anh Mỹ sẽ sản xuất được tổng cộng là 1.600kg gạo 300 bao than trong 1 ngày. Để giải thích điều đó, David Ricardo đưa ra lý thuyết " lợi thế so sánh" cho rằng: một quốc gia giành được lợi thế so sánh ở những ngành sử dụng rộng rãi các yếu tố sản xuất mà quốc gia đó có ưu thế thì quốc gia đó sẽ sản xuất xuất khẩu các mặt hàng này nhập khẩu những mặt hàng mà nó không có lợi thế so sánh. Cần chú ý rằng, lý thuyết "lợi thế so sánh" dựa trên giả thuyết có sự phân bố các nguồn lực sản xuất không đồng đều ở mỗi quốc gia. Từ lý thuyết này có thể mở rộng ra quốc gia này nên sản xuất mặt hàng mà nó có nhiều thuận lợi về nguồn lực nhất quốc gia kia nên sản xuất mặt hàng mà nó gặp ít bất lợi nhất. • Hiệu quả của sản xuất (năng suất lao động) Sự khác biệt về lợi thế so sánh ở một ngành sản xuất nào mới chỉ cho phép quốc gia có thể có khả năng cạnh tranh cao hơn quốc gia khác trong sản xuất mặt hàng đó. Nhưng để biến các ưu thế thành hiện thực thì cần phải tổ chức sản xuất để đưa ưu thế về nguồn lực sản xuất thành ưu thế về hiệu quả sản xuất, thể hiện bằng năng suất lao động. Năng suất lao động là chỉ số thể hiện sự tăng trưởng của ngành, của quốc gia, được đo bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ sản xuất được trên một đơn vị lao động, vốn, nguồn lực vật chất trong ngành đó, quốc gia đó. Năng suất chính là tiêu chí mà thông qua đó xác định tính cạnh tranh. Quy mô sản xuất: Khả năng cạnh tranh còn được quyết định bởi quy mô sản xuất. Trước một tổng cầu nhất định, doanh nghiệp phải tổ chức quy mô sản xuất phù hợp. Quy mô sản xuất qúa lớn, nghĩa là khả năng sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu, sẽ dẫn đến lãng phí đẩy chi phí sản xuất lên cao, không có lợi cho cạnh tranh. Ngược lại, nếu quy mô sản xuất qúa nhỏ doanh nghiệp không có khả năng sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu thị trường; lúc đó, doanh nghiệp tự bỏ lỡ cơ hội ký kết các hợp đồng lớn với công ty nước ngoài. Tổ chức hoạt động thương mại: Khả năng cạnh tranh còn được tăng cường hơn nữa nhờ tổ chức hoạt động thương mại. Tổ chức hoạt động thương mại không chỉ dừng ở chỗ kết nối thông tin về nguồn cung - cầu trên thị trường mà còn thể hiện ở việc liên kết 6 các nhà cung cấp với nhau để vừa đáp ứng nhu cầu hàng hóa của thị trường, vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm đánh bại các đối thủ khác. Nhiều khi xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán, các nhà xuất khẩu mạnh ai nấy xuất, gìm giá lẫn nhau. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng của các quốc gia nói chung. Ngoài bốn yếu tố kể trên còn rất nhiều yếu tố khác như: chi phí cơ hội, chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái của Nhà nước, quan hệ ngoại giao, … 2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản: Hàng nông sản xét cho cùng là một loại hàng hoá, cho nên, nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng này cũng bao gồm bốn nhân tố kể trên. Tuy nhiên, là mặt hàng thuộc về sản xuất nông nghiệp nên nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nó cũng có đặc trưng riêng. Sản xuất nông nghiệp gắn liền với điều kiện tự nhiên, phụ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, sự phân bổ của ánh sáng, nguồn nước… do đó lợi thế so sánh quan trọng là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, khí hậu giữa các quốc gia. Các lợi thế này cho phép quốc gia đó có thể có khả năng cạnh canh cao về hàng nông sản vì có thể sản xuất ra cùng một loại hàng hoá với chi phí thấp chất lượng sản phẩm cao hơn. Nhân tố thư hai là năng suất của cây trồng vật nuôi: Lợi thế về điều kiện tự nhiên mới chỉ là điều kiện cần. Để biến những lợi thế về tự nhiên đó thành những ưu thế vượt trội về chất lượng, chi phí sản xuất… cần phải có cơ cáu giống thích hợp, cho năng suất cao, chất lượng tốt phải có cơ cấu mùa vụ thích hợp. Nhân tố tiếp theo là trình độ qui mô của ngành công nghiệp chế biến tương ứng với nguồn nguyên liệu. Sản xuất nông nghiệp liên quan mật thiết với các ngành công nghiệp chế biến. Các ngành này không những góp phần tiêu thụ một phần nông sản làm ra mà còn làm tăng giá trị nông sản làm ra mà còn làm tăng giá trị nông sản qua quá trình sơ chế tinh chế. Lợi thế về lao động cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. sản xuất nông nghiệp phân bố trên địa bàn rộng rãi, mang tính chất thời vụ cao lại phụ thuộc nhiều vào qui luật sinh trưởng của 7 vật nuôi, cây trồng vì thế đặc điểm lao động trong nông nghiệp khác hẳn trong công nghiệp. Đó là trình độ cơ giới hoá, tự động hoá thấp, nhiều công đoạn không thể sử dụng máy móc đặc biệt là tính tập trung của lao động thấp, do đó sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào lao động, chi phí lao động chiếm một phần lớn trong giá thành sản phẩm. Cuối cùng, chính sách của các nước xuất - nhập khẩu có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. Các nước xuất khẩu muốn tăng cường xuất khẩu một mặt hàng nào đó thì sẽ có chính sách tăng cường sản xuất trong nước, chính sách mở rộng thị trường, chính sách ưu đãi về thuế,… đối với mặt hàng đó. Các nước nhập khẩu cũng có chính sách ưu đãi về thuế cho một số nước có hàng nông sản mà họ cần. Nhờ đó mà hàng nông sản của nước này có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng nông sản của nước khác. 3. Tổng quan về thị trường nông sản thế giới tình hình cung cấp hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới 3.1 Đặc điểm của thị trường nông sản thế giới Thị trường nông sản thế giới luôn diễn biến phức tạp, sự biến động thường xuyên về các nguồn cung cầu ảnh hưởng đến giá cả sản lượng của các mặt hàng nông sản. Nhìn chung, thị trường nông sản thế giới có 6 đặc điểm chính sau: Thứ nhất, khác với sản phẩm của công nghiệp phần sản phẩm nông nghiệp được đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản lượng sản xuất ra hàng năm. Theo tài liệu của WTO, trong những năm gần đây, tỷ lệ đó của một số nông sản như sau: lúa gạo: 4%, lúa mì: 20%, đậu tương: 30%, đường: 30%, cà phê: 75%, ca cao 65% . song không vì nông sản trao đổi trên thị trường quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng sản xuất ra mà thương mại nông sản giữ vị trí kém phần quan trọng trong lưu thông quốc tế. Thứ hai, chủ nghĩa bảo hộ chủ nghĩa tự do là 2 mặt mâu thuẫn của một vấn đề nhằm hướng tới việc hình thành một thị trường buôn bán nông sản ngày càng tự do hơn. Một số nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất nông sản, cùng với lợi ích dân tộc của mình luôn theo đuổi chính sách tự do trong thương mại quốc tế. Còn một số nước có những bất lợi trong sản xuất nhiều 8 nông sản lại cố gắng duy trì chủ nghĩa bảo hộ đối với thị trường nông sản trong nước của họ. Thứ ba là thị trường nông sản quốc tế phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Nói cách khác, chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Trong công tác tìm kiếm thị trường thì hoạt động chính trị luôn phải đi trước một bước. Thứ tư, những nước phát triển những nước đang phát triển dần tìm được vị trí của mình trong danh mục các mặt hàng nông sản xuất khẩu, nghĩa là, với các nông sản cơ bản, các nước phát triển là những cường quốc giữ ưu thế tuyệt đối về năng suất, sản lượng, giá thành… còn các nước đang phát triển sản xuất xuất khẩu những nông sản mà họ có thể tương đối so với đối thủ nói trên. Đó là các nông sản nhiệt đới như: cà phê, chè, gạo, hạt điều… với việc xuất khẩu những hàng nông sản không trùng với hàng nông sản thế mạnh của EU, Mỹ… các nước đang phát triển có thể dầu len chân được chính thị trường của các nước phát triển này. Thứ năm, trong mấy thập kỷ qua, thị trường một số nông sản chủ yếu đã cơ bản được phân chia xong. Trong đó, một số nước giữ vai trò quyết định tạo nguồn cung , còn một số khác lại là người quyết định tạo nguồn cầu. Ví dụ: hàng năm, Hồng Kông nhập khoảng 1,1 triệu tấn cà phê (chiếm 1/4 sản lượng cà phê giao dịch thị trường thế giới) do Brazil, Colombia, Mexico cung cấp; hay thị trường gạo chất lượng thấp (35% tấn) ở Châu Phi hàng năm nhập khoảng 4 triệu tấn chủ yếu từ Thái Lan. Cuối cùng, đặc điểm thứ sáu của thị trường nông sản thế giới là sự không ổn định về nguồn cung trong khi nguồn cầu tương đối ổn định dẫn đến sự lên xuống thường xuyên của giá cả một số mặt hàng nông sản trên thế giới. Nắm được những đặc điểm trên sẽ giúp Việt Nam có những biện pháp mở rộng quan hệ chính trị nhằm từng bước mở rộng thị trường. Đồng thời, xác định được vị trí các mặt hàng nông sản xuất khẩu của mình trên thị trường thế giới, trên cơ sở nhận thức được những điểm còn hạn chế của nó, xác định được chiến lược thâm nhập vào những thị trường phù hợp, những kẽ hở của thị trường nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng uy tín sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. 9 3.2 Xu hướng của thị trường nông sản thế giới Thị trường nông sản thế giới tuy diễn biến bất thường nhưng đi theo một số xu hướng chính sau: * Xu hướng chuyển từ chuyên môn hoá sang đa dạng hoá sản xuất xuất khẩu nông sản. Điều này xuất phát từ nguyên nhân cơ bản là các quốc gia muốn giảm bớt hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, mà theo đó là sự biến động lớn về giá cả. Cụ thể là quốc gia nếu bị thất thu từ nông sản này còn có nguồn thu từ nông sản khác gánh đỡ. Vì vậy, đa dạng hoá sản xuất xuất khẩu nông sản vừa đối phó được với diễn biến bất thường của thị trường, vừa khai thác hợp lý nguồn lực trong nông nghiệp, làm tăng thu ngoại tệ cho nước xuất khẩu. * Nhu cầu nông sản của thế giới đang hướng tới những sản phẩm có chất lượng tự nhiên. Ví dụ: người ta thích ăn thịt gà được chăn thả tự nhiên hơn là thịt gà được nuôi theo kiểu công nghiệp, hay các loại rau quả được bón bằng phân hữu cơ lại được ưa chuộn hơn sản phẩm cùng loại bón bằng phân vô cơ dùng nhiều hoá chất khác. Điều này cho phép các nước đang phát triển có lợi thế so sanh về điều kiện tự nhiên, lao động tận dụng triệt để ưu thế của mình. * Giá thực phẩm cơ bản nhìn chung ít biến động hơn các nông sản nâng cao đời sống. Vì ba lý do: thứ nhất, các quốc gia đặc biệt chú ý đến sự cân đối vững chắc cung - cầu những nông sản cơ bản ở thị trường nước họ bằng mọi biện pháp thích hợp, thứ hai, sự ứng dụng thành công cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng xanh, cách mạng trắng vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cơ bản, cuối cùng hầu hết các quốc gia đều thực hiện dự trữ đối với những thực phẩm cơ bản nhằm tránh được cơn sốt về thực phẩm. Nắm được những xu hướng trên sẽ giúp các quốc gia xác định cơ cấu sản xuất xuất khẩu nông sản để vừa được tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa giảm đến mức thấp nhất thâm hụt cán cân thương mại do sự biến động của thị trường nông sản thế giới. 3.3 Tình hình cung - cầu một số mặt hàng nông sản của thế giới khả năng cung cấp của Việt Nam. 10 [...]... đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường xuất khẩu nói chung thị trường xuất khẩu hàng nông sản nói riêng Trên một khía cạnh nào đó thì việc lựa chọn thâm nhập vào thị trường EU được coi như là việc tìm kiếm một thị trường thay thế cho những thị trường đã bị mất vào thời điểm đó Nhưng thực tế những năm qua đã chứng minh rằng, thị trường EU đã - đang - sẽ trở thành thị trường chiến lược đối với các... CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU 1 Khái quát thị trường nông sản EU tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 1.1 Khái quát thị trường nông sản EU 1.1.1 Đặc điểm thị trường nông sản EU Trước năm 1995, thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô, các nước Đông Âu cũ, Tuy nhiên, sau khi các thị trường này sụp đổ, Đảng Nhà... 1 thị phần khiêm tốn Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác để tăng thị phần hoặc ít nhất là giữ nguyên được thị phần như vậy Điển hình, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước ASEAN về mặt hàng gạo, cao su, hạt điều; cạnh tranh với Mỹ về mặt hàng gạo; cạnh tranh với các nước Châu Mỹ La Tinh về mặt hàng cà phê, rau quả, 2.1 ASEAN Cạnh tranh về gạo, rau quả xuất khẩu với Thái Lan tại thị trường. .. cà phê, cà phê Việt Nam được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao hiện nay cà phê của Việt Nam đang chiếm 45% thị phần tại thị trường EU, trong khi Brazil lại là nước sản xuất xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới cũng chiếm thị phần lớn tại thị trường EU Do vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh lớn mạnh là Brazil Cạnh tranh về cà phê xuất khẩu của Việt Nam với Brazil tại... tự các thị trường chủ chốt, EU là thị trường số 1 của Indonesia, số 4 của Malaysia Trung Quốc, số 3 của Philippines Thái Lan Hàng năm, các nước Châu Á cung cấp vào thị trường EU một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su, rau quả tươi rau quả chế biến, sản phẩm thịt, dầu động thực vật,… Ấn Độ được đánh giá là nhà cung cấp hàng nông sản hàng đầu vào EU tại Châu Á với các sản phẩm thịt,... EU Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam còn thể hiện ở chỗ: chính sách kinh tế của EU đã cởi mở hơn đối với Việt Nam Từ chỗ EU coi nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế phi thị trường thì đến nay Eu đã coi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường tạm thời cho Việt Nam hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) qui chế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) Nhờ... điều từ Việt Nam của 25 thị trường tăng rất mạnh, trong đó có Nga, Ba Lan, Thái Lan, Tây Ban Nha, Indonêxia, Pháp, Newzealand, Trung Quốc, Hoa Kỳ, … g Mặt hàng rau quả: Năm 2002 đạt khoảng 200 tr USD, vào 36 thị trường chủ yếu, trong đó có 6 thị trường có tỉ trọng lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Hoa Kỳ Khối lượng xuất khẩu giảm 20% chủ yếu do sản lượng trong nước giảm vì hạn... Srilanka Theo Hiệp hội chè thế giới (ITC), năm 2002 mức tiêu thụ chè thế giới tăng nhẹ so với năm 2001 Cộng đồng các quốc gia độc lập, Anh, Pakistan, Ai Cập, Hoa Kỳ… là các thị trường nhập chè chủ yếu, chiếm khoảng 60% tổng mức tiêu thụ của thế giới, trong đó Nga là thị trường nhập khẩu chè đen lớn, khoảng 150 - 160 nghìn tấn Ấn Độ đang mất đi thị trường xuất khẩu vì chất lượng thấp giá kém cạnh. .. nhập vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU Tại thị trường EU, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt, chủ yếu ở Anh, Pháp, Đức; Tuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn như chính sách của EU đối với hàng nông sản Việt Nam, cạnh tranh gay gắt với các nước khác, cũng như việc sản xuất, chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường này 15 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH... xuất sẽ quyết định giá cả Nói cách khác, giá cà phê Việt Nam tại thị trường EU thấp hơn của Brazil là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh cao hơn của mặt hàng cà phê Việt Nam so với của Brazil Tuy nhiên, trong 2 năm tới, Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sản lượng cà phê để cung cấp ra thị trường thế giới nói chung thị trường EU nói riêng Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), . LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 1. Khái niệm và vai trò của thị trường quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 1.1. kinh tế quốc tế, môi trường cạnh tranh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu. Trong môi trường đó, các chủ thể tham gia cạnh tranh

Ngày đăng: 29/03/2013, 10:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Hùng Dũng "Xuất khẩu lương thực" - Nghiên cứu kinh tế T7/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu lương thực
2. Nguyễn Hữu Điệp "Xúc tiến thương mại, hợp lực 4 nhà - Động lực để nông sản xuất khẩu phát triển" - Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Số 4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xúc tiến thương mại, hợp lực 4 nhà - Động lực để nông sản xuất khẩu phát triển
3. Hoàng Xuân Hoà "Đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam - EU" Nghiên cứu Châu Âu số 6/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam - EU
4. Ngọc Hưởng "Tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu vào EU" - Tạp chí Thương mại 28/6/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu vào EU
5. Ths. Nguyễn Hữu Khải "Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới và định hướng của Việt Nam"- Những vấn đề Kinh tế thế giới 3/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới và định hướng của Việt Nam
6. Phùng Thị Vân Kiều "Quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay" - Nghiên cứu Châu Âu - Số 2/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay
7. Hiếu Long "Tạo đầu ra cho nông sản thông qua khâu chế biến"- Báo đầu tư số 835, 22/3/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo đầu ra cho nông sản thông qua khâu chế biến
8. Ths. Kim Ngọc "Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào EU - Thuận lợi, khó khăn và giải pháp" - Kinh tế Châu Á - TBD tháng 12/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào EU - Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
9. Lê Duy Nguyễn "Nhanh chóng hình thành qũy tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nông sản" - Tạp chí Ngân hàng số 3/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhanh chóng hình thành qũy tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nông sản
10. Cao Đức Phát "Một số vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam và triển vọng hợp tác với các nước ASEAN và EU" - Tạp chí kinh tế T9/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam và triển vọng hợp tác với các nước ASEAN và EU
11. Mạnh Quân "Lập tổ điều hành thị trường trong nước" - Báo Thanh niên 10/7/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập tổ điều hành thị trường trong nước
12. Hà Thanh "Làm tốt công tác ghi nhận và khuếch trương thương hiệu hàng Việt Nam là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh" - Tạp chí Thương mại T1/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm tốt công tác ghi nhận và khuếch trương thương hiệu hàng Việt Nam là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
13. Quang Thuần "Trái cây Việt Nam: Một thị trường thiếu tổ chức" - Báo Thanh Niên 10/7/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trái cây Việt Nam: Một thị trường thiếu tổ chức
14. Từ Thanh Thủy "Thị trường Eu còn nhiều chỗ cho hàng Việt Nam" - Thương nghiệp thị trường Việt Nam - số 5/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường Eu còn nhiều chỗ cho hàng Việt Nam
15. Ths. Đinh Công Tuấn "Vấn đề bảo hộ đối với sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản ở thị trường EU" - Nghiên cứu Châu Âu số 3/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo hộ đối với sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản ở thị trường EU
16. "Cần phát triển thị trường và xúc tiến thương mại" - Tuần báo Quốc tế 10/8/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần phát triển thị trường và xúc tiến thương mại
17. "Công nghiệp chế biến, hiện trạng và định hướng phát triển" - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp chế biến, hiện trạng và định hướng phát triển
18. "Giá hàng hoá thế giới" - Thị trường 28/4/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá hàng hoá thế giới
19. "Giải pháp để chè Việt Nam tiếp cận thị trường EU" - thị trường 23 + 24/5/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp để chè Việt Nam tiếp cận thị trường EU
20. "Giảm gánh nặng lệ phí cho nhà xuất khẩu" - Thời báo kinh tế Sài Gòn 3/8/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm gánh nặng lệ phí cho nhà xuất khẩu

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Vị trí, thị phần, mức giá trung bình của một số mặt hàng nông  sản  Việt Nam. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 2 Vị trí, thị phần, mức giá trung bình của một số mặt hàng nông sản Việt Nam (Trang 13)
Bảng 3: Bảo hộ bằng thuế quan đối với việc nhập khẩu cá sản phẩm nông nghiệp hàng dầu của EU, 1999. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 3 Bảo hộ bằng thuế quan đối với việc nhập khẩu cá sản phẩm nông nghiệp hàng dầu của EU, 1999 (Trang 19)
Bảng 4: Các mức thuế áp dụng trung bình của EU, năm 1999 (%). - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 4 Các mức thuế áp dụng trung bình của EU, năm 1999 (%) (Trang 19)
Bảng 3: Bảo hộ bằng thuế quan đối với việc nhập khẩu cá sản phẩm nông  nghiệp hàng dầu của EU, 1999. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 3 Bảo hộ bằng thuế quan đối với việc nhập khẩu cá sản phẩm nông nghiệp hàng dầu của EU, 1999 (Trang 19)
Bảng 4: Các mức thuế áp dụng trung bình của EU, năm 1999 (%). - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 4 Các mức thuế áp dụng trung bình của EU, năm 1999 (%) (Trang 19)
Tình hình cầu. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
nh hình cầu (Trang 22)
Bảng 5: Nhịp độ tăng tiêu dùng bình quân giai đoạn (2000 - 2002) tại thị  trường EU đối với một số mặt hàng nông sản chủ yếu. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 5 Nhịp độ tăng tiêu dùng bình quân giai đoạn (2000 - 2002) tại thị trường EU đối với một số mặt hàng nông sản chủ yếu (Trang 22)
Bảng 8: Một số giá vật tư liênquan trựctiếp đến sản xuất lúa. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 8 Một số giá vật tư liênquan trựctiếp đến sản xuất lúa (Trang 25)
Bảng 8: Một số giá vật tư liên quan trựctiếp đến sản xuất lúa. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 8 Một số giá vật tư liên quan trựctiếp đến sản xuất lúa (Trang 25)
Bảng 10: Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 10 Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên (Trang 29)
Bảng 10: Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 10 Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên (Trang 29)
Nguồn: Tình hình kinh tế thế giới 2000- Bộ Thương mại. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
gu ồn: Tình hình kinh tế thế giới 2000- Bộ Thương mại (Trang 30)
Thứ năm, hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thựchiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mối liên kết giữa người sản xuất và  người tiêu dùng để nâng cao hiệu xuất khẩu. - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
h ứ năm, hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thựchiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mối liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng để nâng cao hiệu xuất khẩu (Trang 46)
Nhìn vào bảng trên, mục tiêu xuất khẩu tăng, đặc biệt là các mặt hàng gạo, cao su, hạt điều, rau quả ; còn mặt hàng cà phê dự kiến tăng nhẹ - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
h ìn vào bảng trên, mục tiêu xuất khẩu tăng, đặc biệt là các mặt hàng gạo, cao su, hạt điều, rau quả ; còn mặt hàng cà phê dự kiến tăng nhẹ (Trang 47)
Bảng 12: Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường EU - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 12 Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường EU (Trang 47)
Bảng 12: Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường  EU - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng 12 Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường EU (Trang 47)
Bảng trên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng, chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn  tấn - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Bảng tr ên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng, chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn tấn (Trang 48)
Bảng  trên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng,  chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn  tấn - THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
ng trên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng, chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn tấn (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w