Định hướng đối với xuất khẩu nông sản Việt nam 1 Định hướng chung:

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 45 - 48)

1.1 Định hướng chung:

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông - thuỷ sản đã tăng từ 2,7 tỷ USD vào năm 1997 lên 4 tỷ USD vào năm 2002 nhưng tỷ trọng của cả nhóm trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 30,7% xuống 24% trong cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 1,97 tỷ USD, hầu như không tăng trong suốt thời kỳ 1997 - 2002. Điều này cho thấy xuất khẩu nông sản, nhìn chung, đã gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu, một số mặt hàng hiệu quả xuất khẩu không cao như trước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối của nhóm hàng nông sản, thuỷ sản vẫn cho thấy vai trò quan trọng của nhóm này đối với xuất khẩu của Việt Nam.

Trong điều kiện đó, định hướng chung đối với nhóm hàng nông, thuỷ sản trong thời kỳ 2003 - 2005 là phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Một số định hướng chính đối với xuất khẩu nông sản là:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với định

hướng thị trường. Đối với những mặt hàng mà thị trường đã tương đối bão

hoà như cà phê Robusta, hạt tiêu thì cần kiên quyết giới hạn diện tích ở mức thích hợp; ngược lại, đối với những mặt hàng còn tiềm năng về thị trường như

rau quả chế biến thì phải nhanh chóng nghiên cứu kỹ thị trường, trên cơ sở đó hình thành những vùng sản xuất tập trung để cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu cần chú ý đến yếu tố đảm bảo môi trường sinh thái.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hoá ở cả khâu sản xuất và chế biến nông

sản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cầu nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng

của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc biệt và đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

Thứ ba, tiếp tục thực hiện mở rộng và đa dạng hoá thị trường, đặc biệt là đối với những mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số thị trường hay một số khu vực thị trường như chè, rau quả, cao su. Bộ Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn khảo sát để mở thêm thị trường mới cho hàng nông sản, nhất là gạo (vào Châu Phi và Trung Đông) chè, rau quả chế biến (vào Hoa Kỳ, Nhật Bản); tăng cường vai trò của mình và tăng cường phối hợp với các Hiệp hội trong việc nhận viết và ứng phó với các rào cản kỹ thuật mới xuất hiện.

Thứ tư, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản, phát triển

các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết khấu chứng từ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới; giảm nhanh các chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để giảm giá thành.

Thứ năm, hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mối liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng để nâng cao hiệu xuất khẩu.

Thứ sáu, nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, đảm bảo có sự

liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển xuất khẩu nông sản, định hướng cụ thể đối với một số mặt hàng chủ lực như sau:

Bảng11: Dự kiến xuất khẩu nông sản của Việt nam vào năm 2010

Mặt hàng Lượng XK 2002 Trị giá (triệu USD) Dự kiến 2010 10/02 (%) Trị giá (triệu USD) Gạo (nghìn tấn) 3.240 726 4000-4500 20-28 >1000 Cà phê (nghìn tấn) 718,5 322 750 5 850

Cao su (nghìn tấn) 448,6 268 750 40 500 Hạt điều (nghìn tấn) 62,235 209 70 12,5 400 Hạt tiêu (nghìn tấn) 76,6 107 100 23 230-250 Chè (nghìn tấn) 73,950 83 150 50,7 200 Rau quả 201 >1200 Tổng cộng 1916 >4400

Nguồn : công văn của Bộ Thương mại số 3936/TM-XNK ngày 14/11/2000 về triển khai chiến lược phát triẻn xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010

Nhìn vào bảng trên, mục tiêu xuất khẩu tăng, đặc biệt là các mặt hàng gạo, cao su, hạt điều, rau quả ; còn mặt hàng cà phê dự kiến tăng nhẹ. Mục đích của việc hạn chế lượng xuất khẩu là phối hợp với Hiệp hội ngành nông sản thế giới điều tiết cung cầu trên thị trường thế giới nhằm tránh sự mất giá của các mặt hàng nông sản. Việt Nam vẫn chú trọng vào các thị trường truyền thống, đồng thời, nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tại thị trường Mỹ, EU,... do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu và do thời tiết nên theo dự thảo Chiến lược chung, tốc độ tăng trưởng của nhóm này sẽ chỉ ở mức 4%/năm trong toàn kỳ 2001-2010.

1.2 Mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản cụ thể vào thị trường EU 2005.

Trong những năm tới, mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào EU sẽ như sau: giữ vững thị phần của mặt hàng cà phê, đồng thời tăng thị phần của mặt hàng gạo, cao su, đặc biệt là thị phần mặt hàng rau quả. Mở rộng thị trường cũng là mục tiêu quan trọng. Bên cạnh chú trọng các thị trường hiện tại là Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, hàng nông sản Việt Nam cũng cần hướng vào các thị trường tiềm năng khác như Bỉ, Italia, Thụy Điển, Thụy Sĩ và các thị trường tương lai là Bungari, Hungari,… Phát triển các mặt hàng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại,… Trên cơ sở đó thì mục tiêu cụ thể là:

Bảng 12: Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường EU

Năm Các mặt hàng

2002 Dự kiến 2005

Cà phê (nghìn tấn) 360 310

Cao su (nghìn tấn) 56 60

Rau quả (triệu USD) 13,065 17

Nguồn: Một số vấn đề định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu năm 2003 - Bộ Thương mại.

Bảng trên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng, chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn tấn. Mục tiêu giảm sản lượng cà phê xuấtý sang EU xuất phát từ thực tế là do nguồn hàng giảm dẫn đến tổng sản lượng dự kiến xuất ra thị trường thế giới giảm từ 718,5 nghìn tấn xuống 600 nghìn tấn. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng thị trường EU kém quan trọng hơn mà cà phê xuất sang EU vẫn sẽ chiếm tỷ trọng 51,6% tổng sản lượng xuất khẩu dự kiến là 600 nghìn tấn, sẽ tăng 1,6% so với năm 2002. Tương tự, tỷ trọng các mặt hàng xuất sang EU tăng 3,9% đối với cao su và 0,9% đối với rau quả (bảng 11 - 12).

Việc tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên nhằm mục đích tăng thị phần hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU vì thị phần lớn hơn chứng tỏ sức cạnh tranh cửa hàng nông sản Việt Nam cao hơn.

Giá cả được giữ ở mức ổn định cũng là một mục tiêu quan trọng vì giá cả các mặt hàng nông sản Việt Nam phụ thuộc vào giá cả thế giới, nghĩa là Việt Nam không thể chủ động trong việc định giá. Một bài học đó là sự rớt giá của của cao su năm 2001 đã khiến cho sản xuất cao su Việt Nam điêu đứng.

Như vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản nói chung và mục tiêu xuất khẩu cụ thể sang EU, Việt Nam cần đề ra và thực hiện các giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước, giải pháp về chế biến, bảo quản. v.v…

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w