Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 35 - 40)

Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu để gây uy tín trên thị trường EU như hàng của các nước khác. Vì vậy, trong tương lai, hướng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường này là: đa dạng hoá chủng loại sản phẩm; cải thiện chất lượng sản phẩm, mẫu mã bằng cách đầu tư mạnh vào công nghệ chế biến, bảo quản, bao bì hấp dẫn, tăng cường kết nối thông tin giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam và các công ty của EU.

3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU. Việt Nam sang EU.

3.1 Thuận lợi.

3.1.1 Sự cải thiện trong quan hệ Việt Nam - EU.

Quan hệ Việt Nam - EU là một mối quanhệ trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Từ chỗ Việt Nam - EU đứng trên 2 quan điểm chính trị đối lập đến chỗ 2 bên đã có một mối quan hệ hữu hảo và ngày càng bền chặt hơn trong tất cả các lĩnh vực kể từ khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu năm 1990. Đặc biệt, Hiệp định khung Việt Nam - EU ngày 17/7/1995 đã chấm dứt thời kỳ EU áp dụng chính sách thương mại chung đối với các nước XHCN với Việt Nam. Tuy Hiệp định khung không dành cho Việt Nam bất cứ một sự giảm thuế quan nào nhưng EU đã tuyên bố sẽ thúc đẩy để Việt Nam sớm trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hai bên sẽ giành cho nhau qui chế tối huệ quốc. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó tạo cơ hội cho Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.

3.1.2. Cơ sở pháp lý.

"Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu" ký ngày 17/7/1995 bao gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục đính kèm với nội dung tập trung vào những cơ hội mới quan trọng trong việc buôn bán các mặt hàng và đưa ra qui ước về quan hệ thương mại. Các bên tạo điều kiện thuận lợi trong khuôn khổ pháp luât như dành cho nhau điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá và thoả thuận xem xét cách thức và biện pháp phá bỏ hàng rào thương mại giữa hai bên, đồng thời trao đổi thông tin về cơ hội thị trường, cải thiện quan hệ hợp tác về các vấn đề hải quan giữa các nhà chức trách tương ứng của mình. Sau khi ký hiệp định khung, hai bên đã dành cho nhau các quy chế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và mở cửa cho hàng hoá các bên vào thị trường của nhau. Hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam được hưởng qui chế ưu đãi chung phổ cập (GSP).

3.1.3. Chính sách ưu đãi của EU đối với hàng nông

sản của các nước đang phát triển.

Việt Nam là nước đang phát triển, nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hàng nông sản được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập mới của EU áp dụng từ ngày 1/7/1999. Qui chế GSP mới của EU qui định 4 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng GSP. Theo đó, các mặt hàng nông sản của Việt Nam phần lớn thuộc nhóm rất nhạy cảm và bán nhạy cảm được hưởng mức thuế lần lượt là 85% và 35% mức thuế nhập khẩu thông thường MFN. Thậm chí có nhóm hàng như hạt điều, cao su, … được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu. Đây là điều kiện giúp Việt Nam bên cạnh giữ giá hàng nông sản xuất khẩu ở mức độ ổn định, tăng cường khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường EU. Ngoài ra, EU còn dự định giảm thuế nhập khẩu xuống còn 36% để thúc đẩy sự tiếp cận thị trường EU của hàng nông sản đến từ các nước đang phát triển.

3.1.4. Sản xuất trong nước

Những năm gần đây, sản lượng các nông sản có giá trị xuất khẩu sang EU đều đạt tốc độ tăng cao như: gạo 13%/năm, cà phê nhân 18,36%/năm, mủ cao su khô 16,68%/năm, … Cùng với sự gia tăng cả về giá trị sản lượng nông nghiệp là sự nâng cao chất lượng sản phẩm và sự hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong nhóm lương thực, tỷ lệ gạo thơm, gạo đặc sản

được nâng cao rõ rệt. Trong sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả đã hình thành và phát triển các vùng trồng tập trung quy mô lớn, sản lượng hàng hóa nhiều, gắn với chế biến và tiêu thụ như gạo ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long; cà phê ở Đắc Lắc, Buôn Mê Thuột; mía đường ở Lam Sơn (Thanh Hóa); vải thiều ở Lục Ngạn (Hà Bắc)… Những năm qua người sản xuất đã quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ EU để từ đó bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý hơn. Chính bước tiến của sản xuất nông nghiệp trong nước là một yếu tố thuận lợi cơ bản cho xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU.

3.1.5. Thị trường

EU là một thị trường thông suốt gồm hơn 370 triệu dân với nhu cầu hàng nông sản lớn, đa dạng, phong phú. Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại song phương với tất cả với các nước thành viên của EU. Đặc biệt, các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan đã trở thành các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam. Một khi nông sản Việt Nam đã vượt qua được tiêu chuẩn của EU thì việc lưu thông từ nước này sang nước khác trong khối EU sẽ rất dế dàng, không mất thời gian vì phải thông qua các thủ tục hải quan nhiều lần. Điều này đặc biệt có lợi cho hàng nông sản Việt Nam vì đặc trưng của loại hàng hóa này là khó đảm bảo được chất lượng nếu kéo dài thời gian vận chuyển.

3.2 Khó khăn.

3.2.1 Về phía Việt Nam.

3.2.1.1 Chất lượng, chủng loại hàng nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU. của thị trường EU.

Chất lượng hàng nông sản Việt Nam còn kém và không đồng đều xuất phát ngay từ hạn chế của các khâu trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản. Ví dụ đối với mặt hàng chè, dư lượng hoá chất trên sản phẩm là điều đáng quan tâm nhất. Hay như gạo của Việt Nam, cùng là loại 5% tấm nhưng xét về độ bóng, độ dài hạt, độ sạn thì không thể bằng gạo của TL. Ngay cả trường hợp gian lận, thiếu nghiêm túc trong kinh doanh đã khiến các nhà xuất khẩu Việt Nam không cung cấp hàng theo đúng tiêu chuẩn trong hợp đồng.

Thêm vào đó, các mặt hàng nông sản xuất sang EU còn nghèo về chủng loại so với yêu cầu thực tế của thị trường EU, thường tập trung cao độ vào

một số ít sản phẩm như gạo, cà phê. Chỉ riêng đối với mặt hàng rau quả Việt Nam xuất sang EU vẫn chủ yếu là dứa đông lạnh, dưa chuột bao tử. Nói cách khác, vấn đề đa dạng hoá chủng loại hàng nông sản thoả mãn nhu cầu của thị trường EU vẫn chưa được Việt Nam quan tâm đúng mức.

3.2.1.2 Tổ chức thị trường

Sự thiếu vắng của các hiệp hội, phân hội chuyên xuất khẩu một mặt hàng nông sản nào đó đã phần nào khiến thị trường trong nước trở nên rời rạc. Sản xuất và chế biến xong nhưng không thể tập trung vào được một đầu mối lớn để phục vụ xuất khẩu. Đã vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không hợp tác với nhau, tranh mua ở trong nước, tranh bán ở nước ngoài, làm suy yếu lẫn nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mất cơ hội nắm được các hợp đồng lớn từ phía EU.

3.2.1.3 Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung và sang EU nói riêng. sản xuất khẩu nói chung và sang EU nói riêng.

Thương hiệu sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thứ nhất, nó là minh chứng về thời gian lâu dài mà sản phẩm ra đời và đứng vững trên thị trường. Thứ hai, một sản phẩm có thương hiệu thường là sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm và đánh giá cao. Do vậy, thương hiệu sản phẩm gây niềm tin, sự tin cậy cho các Công ty nhập khẩu EU cũng như người tiêu dùng EU. Hơn nữa khi họ tiêu dùng một mặt hàng nông sản có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, họ sẽ phân biệt được mặt hàng của nước nào được ưa chuộng và sẽ tiếp tục lựa chọn lần sau. Nếu không, bất chấp mọi nỗ lực khác, hàng nông sản Việt Nam khó gây được ấn tượng cho người tiêu dùng EU.

3.2.1.4 Các nhà xuất khẩu Việt Nam thiếu thông tin về thị trường EU.

Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong điều kiện không có thông tin đầy đủ về thị trường giá cả, thị hiếu và các mặt hàng nông sản được người tiêu dùng EU ưa chuộng vào các thời điểm khác nhau. Nhiều khi thị trường EU có nhu cầu, Việt Nam có khả năng cung cấp nhưng thiếu sợi dây thông tin để nối 2 bên cung - cầu nên hàng nông sản Việt Nam vẫn không xuất được sang EU.

3.2.2. Về phía EU.

* Phân biệt đối xử giữa hàng nông sản Việt Nam với hàng nông sản của các nước khác.

Mặc dù EU đưa ra qui chế 2820198 về chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập cho các nước đang phát triển nhưng mức thuế ưu đãi đến đâu lại khác nhau cho mỗi nước. Mức ưu đãi của Eu cho các nước ACP (Châu Phi, Caribê, Thái Bình Dương) cao hơn so với mức ưu đãi của Eu dành cho Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ ở 2 mặt: thứ nhất, mức thuế nhập khẩu trung bình của EU đối với hàng nông sản của các nước ACP là 9,5 - 10,3% trong khi mức này đối với VN là 15,7% 12; thứ hai, EU miễn thuế hoàn toàn cho nhiều mặt hàng nông sản của các nước ACP hơn Việt Nam. Chính sự phân biệt đối xử này gây khó khăn cho hàng nông sản Việt Nam xuất sang EU cũng như trong việc cạnh tranh với hàng nông sản của các nước ACP tại thị trường này.

* Đưa ra rào cản phi thuế quan nghiêm ngặt.

Hàng nông sản Việt Nam, sau khi vượt qua được rào cản thuế quan, lại phải đối mặt với một rào cản khác khó khăn hơn. Đó là các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn của hàng nông sản; tiêu chuẩn về máy móc, công nghệ chế biến, tiêu chuẩn về môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Nếu phát hiện ra hàng nông sản của nước nào vi phạm các tiêu chuẩn trên, EU hoàn toàn có quyền từ chối nhập khẩu số hàng đó. Về mặt này, tuy Việt Nam đã cố gắng rất nhiều nhưng một khối lượng lớn hàng nông sản Việt Nam vẫn không được phép vào EU do không đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn trên.

3.3 Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU. nông sản Việt Nam sang EU.

3.3.1. Trong khâu sản xuất nguyên liệu.

* Chất lượng cây, con giống thấp. Việc đưa các giống mới có năng suất cao cho sản phẩm chất lượng tốt vào sản xuất còn chậm.

Sản xuất nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào quy luật khách quan của điều kiện tự nhiên mà còn chịu tác động mạnh mẽ của quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Đặc tính sinh học của giống quy định chất lượng và khối lượng đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Nếu có được nguồn giống tốt

thì sẽ cho ra sản phẩm với sản lượng cao và chất lượng tốt hơn nhiều so với nguồn giống kém phẩm chất.

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản đã có những bước phát triển tích cực, nhưng công tác giống vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều đó lí giải một phần tại sao chất lượng gạo, cà phê, chè xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn các nước đối thủ. Chẳng hạn, gạo xuất khẩu của Việt Nam thường không đạt được độ thon dài, các thông số sinh hoá: tỷ lệ prôtêin, tỷ lệ amilôzơ, độ bạc bụng như sản phẩm gạo của Thái Lan. Theo nghiên cứu của Viện Công nghệ Sau thu hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Việt Nam không thiếu những giống lúa đặc sản: gạo tám thơm, gạo tám xoan, gạo nếp cái hoa vàng. Tuy nhiên các giống lúa đặc sản cổ truyền này mặc dù có hương vị thơm, chất lượng cơm tốt, song kích thước và hình dạng hạt lại nhỏ, không phù hợp với thị trường gạo hạt dài thế giới. Trong khi đó, các giống lúa nhập nội, các giống lúa mới, dù cho năng suất cao, hạt dài song chất lượng cơm lại kém hơn.

Nguyên nhân của tình trạng này là do khả năng nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nông nghiệp còn thấp. Các viện nghiên cứu, các trường Đại học được đầu tư thấp và mức độ liên kết, phối hợp giữa các đơn vị này còn yếu. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí cho một cán bộ nghiên cứu Việt Nam một năm chỉ bằngg 9% suất đầu tư của Inđônêxia và Thái Lan; 2,5% suất đầu tư của Malayxia. Với mức đầu tư thấp như hiện nay, phần chi lương, hoạt động của bộ máy đã chiếm 60% tổng chi phí, thực chi cho đề tài chỉ 37% 13. Thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu, cũ kĩ. Công tác thông tin yếu kém. Nguồn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới chưa được thu thập, phân tích và chuyển giao đầy đủ, kịp thời cho người sản xuất. Vì vậy, nhiều loại sản phẩm dù Việt Nam có tiềm năng nhưng sự thua kém về khoa học kỹ thuật làm cho hàng hoá kém khả năng cạnh tranh.

Một nguyên nhân khác là tính phân tán, manh mún của sản xuất nông nghiệp Việt Nam không tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống tốt vào sản xuất đại trà do chi phí tốn kém mà mỗi hộ nông dân cá thể không thể tự mình đài thọ được.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w