Để làm tốtý công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, bênh cạnh sự nỗ lực của bản thân các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước là vô cùng cần thiết. ýÝ thức được điều này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông sản đưa ra một số kiến nghị sau:
3.1. Mở rộng hoạt động ngoại giao tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng
Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Quan hệ buôn bán giữa 2 nước nói chung chỉ có thể phát triển dựa trên mối quan hệ chính trị tốt đẹp. Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước thành viên của EU. Trên cơ sở đó, các vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam nên tăng cường chuyến viếng thăm tới những nước này. Chúng ta vẫn thấy tin một vài vị lãnh
đạo các Hiệp hội, Công ty đi cùng lãnh đạo Nhà nước trong những chuyến công tác; và đây là dịp các vị chức sắc tìm hiểu thị trường nhằm tìm kiếm những hợp đồng buôn bán. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội ký kết những hợp đồng liên Chính Phủ. Đây là những hợp đồng có giá trị lớn, mang lại hàng trăm triệu USD KNXK hàng nông sản cho Việt Nam.
3.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam. sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam.
3.2.1 Tạo lập và hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản. cho xuất khẩu nông sản.
Đối với hệ thống pháp luật trong nước, đề nghị Nhà nước rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ, trước hết là luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.
Trong quan hệ với EU, Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác Việt Nam - EU. Tuy nhiên, hiệp định này chỉ qui định chung về thương mại hàng hoá chứ không qui định cụ thể về hàng nông sản xuất khẩu. Trong tương lai, Việt Nam nên cố gắng đàm phán, ký kết một hiệp định hợp tác Việt Nam - EU về hàng nông sản, tương tự như hiệp định dệt may Việt Nam - EU đã được ký kết năm 2001. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cần tiến tới thoả thuận, ký kết các hiệp định thương mại song phương với từng quốc gia thành viên của EU, mà trước mắt, cần thiết nhất là với Pháp, Anh, Đức. Thiết nghĩ, một hiệp định thương mại Việt Nam - EU cũng rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang thương thảo với EU về việc gia nhập WTO.
3.2.2 Chính sách ưu đãi thuế để thúc đẩy sản xuất trong nước
Điều chỉnh thời điểm thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để nông dân lựa chọn thời gian bán sản phẩm có lợi nhất. Miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết đối với những sản phẩm cần mở rộng phát triển qui mô. Để hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, nên giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị máy móc sản xuất, chế biến nông sản. Trước mắt cần thành lập quĩ bảo hiểm các nông sản: Lúa, gạo, cà phê, cao
su,.. để can thiệp thị trường khi giá cả đột biến xuống dưới giá sàn, trợ giúp sản xuất trong trường hợp gặp khó khăn do thiên tai.
3.2.3 Giảm gánh nặng lệ phí cho nhà xuất khẩu:
Bấy lâu nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nói riêng thường than phiền rằng: cứ mỗi lần ký một hợp đồng mới để xuất hàng thì họ lại phải trả một lô các loại tiền lệ phí như: lệ phí hải quan, lệ phí tra cứu nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí dịch vụ lưu kho, lưu bãi, dịch vụ vệ sinh container, nâng hạ container,.. "Tất cả" như lời một quan chức Nhà nước bức xúc trước cảnh doanh nghiệp chịu quá nhiều loại phí "như một bày cá long tong đang rứt tỉa doanh nghiệp vốn đã yếu kém so với đối thủ trên thương trường quốc tế". Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, điện tử, dệt may, thủy sản đã đành vì đây là những mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao, tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, còn đối với hàng nông sản - mặt hàng có xu hướng hẹp tỷ trọng và giá trị xuất khẩu đang chững lại - thì khoản phí trên đã làm giảm đáng kể khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp vì để xử lý những khoản phí này, một là doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận, hai là tính vào giá thành sản phẩm xuất khẩu, đội giá thành sản phẩm lên cao. Điều này đi ngược với mục tiêu tăng xuất khẩu hàng nông sản thị trường EU do giá thành cao sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh nổi với các đối thủ có cùng chủng loại hàng.
3.2.4 Tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Một hạn chế lớn nhất làm giảm đáng kể giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU là việc hàng nông sản Việt Nam phải qua một nước thứ 3 (thường là Singapore) rồi mới vào thị trường này. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này nằm ở chỗ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thiếu khả năng tài chính cho xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt này. Cụ thể thông qua:
- Hỗ trợ về lãi suất cho vay: nghĩa là Nhà nước cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại thậm chí có dự án tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chỉ nên thu phí chứ không nên thu lãi.
- Hỗ trợ về thời gian trong tín dụng: Khâu này chủ yếu liênquan đến yêu cầu, dự trữ hàng xuất khẩu trong hoàn cảnh có sự thay đổi đột ngột của thị trường EU.
- Hỗ trợ về không gian trong tín dụng xuất khẩu, liên quan đến các phương thức kinh doanh đa dạng trong thương mại quốc tế, hàng xuất khẩu phải mở rộng thị trường sẵn sàng để giao tại các kho "ngoại quan". Trong trường hợp đó, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu không thể không tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu.
3.3 Xúc tiến gia nhập WTO
Tổ chức thương mại TG (WTO) hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc chủ yếu:
Một là không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại giữa các nước trên cả 2 phương diện quốc tế và quốc gia. Trong giao dịch thương mại quốc tế, đó là qui chế dành ưu đãi như nhau cho tất cả các nước thành viên của WTO, không phân biệt đối xử về thuế quan và qui chế xuất nhập khẩu cho các nước theo mức cao thấp khác nhau, kể cả những nước trước đây đã được hưởng hoặc không được hưởng ưu đãi thương mại.
Hai là thực hiện bảo hộ sản xuất bằng thuế quan, giảm bớt tiến tới bãi bỏ những biện pháp bảo hộ phi thuế quan không có lợi cho người lao động, người sản xuất. Điều này có nghĩa là một khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều thuận lợi hơn và sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam với các đối thủ khác tại thị trường này cũng tăng lên, vì:
- Hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị phân biệt đối xử như hiện nay nữa. EU đang áp dụng chính sách ưu đãi đối với hàng nông sản nhập khẩu từ các nước Châu Mỹ La Tinh, các nước Caribê, 48 nước nghèo nhất thế giới,.. trong khi Việt Nam không hề được hưởng.
- Những hàng rào phi thuế quan mà EU đặt ra đối với hàng nông sản Việt Nam như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn lao động, môi trường,.. dần dần sẽ được thay thế bằng hàng rào thuế quan. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất vui mừng vì họ có thể chủ động cố gắng vượt qua hàng rào thuế quan trong giới hạn xuất khẩu còn lợi nhuận; còn trước những hàng rào phi thuế quan mà EU đặt ra họ hoàn toàn bất lực.
- Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Hiệp Định Nông nghiệp - kết quả của 2 vòng đàm phá Urugoay và Doha. Tuyên bố Doha buộc các nước phát triển phải cắt giảm loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, các hạn chế về sản lượng gạo và nông phẩm sẽ được chuyển thành thuế và thuế phải cắt giảm theo Hiệp định Nông Nghiệp. Ngược lại, vì Việt Nam là một nước đang phát triển nghèo nên Việt Nam không phải đưa ra cam kết cắt giảm trợ cấp sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Chính vì những lợi ích to lớn nêu trên mà Nhà nước cần nỗ lực hết sức để gia nhập WTO càng sớm càng tốt.