Nguyễn Tiến Mạnh Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 25 - 30)

Một lợi thế khác của gạo Việt Nam tại EU là giá gạo của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo của Thái Lan. Trước đây, giá gạo Thái Lan cùng phẩm cấp vẫn thường cao hơn giá gạo Việt Nam từ 35 - 80 USD/tấn. Những năm gần đây, khoảng cách này đã được thu hẹp dần. Giá gạo bình quân của Thái Lan là 255USD/1 tấn còn của Việt Nam là 221 USD/tấn. Như vậy giá gạo Việt Nam vẫn thấp hơn giá gạo Thái Lan 13%.

Bảng 9: Giá gạo xuất khẩu FOB ngày 24/4/2003 của Thái Lan và Việt Nam.

Loại gạo Giá xuất khẩu của Thái Lan Giá xuất khẩu của Việt Nam

5% tấm 193 178

10% tấm 190 174

15% tấm 187 169

25% tấm 171 164

Nguồn: Giá hàng hoá thế giới - Thị trường - số 107/2003.

Tiếp theo, việc thay đổi cơ cấu chất lượng lúa gạo xuất khẩu cũng tạo thuận lợi cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào EU. Vì thị trường EU rất khó tính nên gạo xuất khẩu vào đây phải là gạo 5% tấm, còn loại gạo phẩm cấp trung bình và thấp thì không được phép xuất khẩu vào EU. Cho đến năm 1998, loại gạo tấm 5% - 10% của Việt Nam đã vươn lên chiếm tỷ trọng 53,1% 3 trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Điều này cho phép Việt Nam xuất khẩu sản lượng gạo cao hơn vào EU.

Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm mạnh, gạo Việt Nam vẫn mắc phải một số yếu kém giảm hẳn sức cạnh tranh với gạo Thái Lan. Thứ nhất là chất lượng gạo Việt Nam kém hơn hẳn so với gạo Thái Lan. Cũng là gạo 5%, 25% tấm, nhưng gạo Thái Lan ngon hơn gạo Việt Nam. Do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của EU nên gạo Việt Nam thường bị ép giá. Thứ 2, chênh lệch giá giữa giá gạo trong nước và giá gạo giao tại cảng khá lớn do chi phí dịch vụ xuất khẩu gạo của Việt Nam cao. Ví dụ: Chi phí tại cảng đẩy giá xuất khẩu gạo lên, từ đó, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thứ 3, lượng gạo tổn thất sau thu hoạch ở nước ta khá cao, khoảng 15%, tức là giá có thể bị đẩy lên tới 15%. Ngoài ra, cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng bộc lộ những nhược điểm như hạn ngạch xuất

khẩu giao từ đầu năm khi lượng lúa sản xuất trong năm chưa biết rõ, nên liên tục phải điều chỉnh kế hoạch, nhiều trường hợp phải huỷ hợp đồng đã ký.

Một mặt hàng nông sản của Việt Nam phải cạnh tranh với Thái Lan nữa là rau quả, bao gồm: rau, hoa quả tươi, quả có múi, hoa quả đóng hộp (dứa, dưa chuột, đu đủ,…). Hiện nay, mặt hàng này của Việt Nam mới chỉ đang chiếm dưới 5% thị phần tại thị trường EU trong khi thị phần của Thái Lan tại thị trường EU gấp 3 lần thị phần của Việt Nam. Xuất khẩu rau quả của Thái Lan đạt giá trị hơn 800 triệu USD vào năm 2002 còn của Việt Nam là 201 triệu USD. Sở dĩ, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan như vậy không phải là do trong nước không sản xuất được. Thực tế, hàng năm cả nước sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn trái cây và 5 triệu tấn rau thì xuất khẩu chỉ chiếm 15 - 20% trong giá trị tổng sản phẩm vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Rau quả Việt Nam chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc (60%), Nhật Bản (7,2%), EU (6,5%), Bắc Mỹ (4%) 4 .

Theo tiến sĩ Roger H. Ford - chuyên gia của "Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam" (VNCI) - "Năng lực cạnh tranh không phải là nguồn tài nguyên dồi dào, không phải là nguồn nhân công rẻ, những ưu đãi của Chính phủ. Năng lực cạnh tranh là sự tăng năng suất một cách bền vững và được xây dựng bằng mối liên kết ngành. Mà đó là điều ngành trái cây Việt Nam còn

thiếu".

Thực tế, diện tích trồng cây ăn trái Việt Nam chưa có kế hoạch qui hoạch tổng thể trên qui mô cả nước. Do đó, rau quả của Việt Nam năng suất thấp, chất lượng kém, không đồng đều, giá thành sản phẩm cao, chưa có nhiều giống tốt, qui trình canh tác, chăm bón lạc hậu, sâu bệnh nhiều, chưa đảm bảo được yêu cầu rau quả sạch. Tổ chức và kỹ thuật thu hái, vận chuyển - bảo quản chưa tốt, gây tổn thất lớn sau thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tăng giá thành sản phẩm, do đó tiêu dùng trong nước là chính. Hạn chế lớn nhất vẫn là ý thức của các thương gia Việt Nam, họ chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá giá lẫn nhau,… trong khi thị trường EU đòi hỏi lượng hoa quả xuất sang phải đồng đều về chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, … Đặc biệt, xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam là rất quan trọng. Các sản phẩm rau quả Việt Nam nếu dán nhãn ghi rõ thương hiệu, xuất

xứ, tiêu chuẩn chất lượng,…sẽ tạo niềm tin rất lớn đối với người tiêu dùng EU và gây được chữ tín cho các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam về mặt dài hạn.

Ý thức được hàng loạt các điểm yếu trên, Việt Nam đã đề ra nhiều chiến lược phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, phải có được thương hiệu đặc sản, từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường EU. Quan trọng nhất là hình thành liên kết ngành giữa các Công ty sản xuất và xuất khẩu cùng chủng loại, giữa các ngân hàng, Công ty bảo hiểm, tổ chức kiểm dịch, quản lýý chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả Việt Nam với rau quả của Thái Lan.

Điểm khác biệt giữa rau quả xuất khẩu của Việt Nam và rau quả xuất khẩu của Thái Lan là: tỷ lệ rau quả chế biến của Thái Lan cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, trong khi rau quả Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là rau quả tươi, còn đã qua chế biến thì chỉ có dứa đóng hộp, dưa chuột muối,… Tuy nhiên, ngành sản xuất rau quả của Thái Lan hiện nay cũng vấp phải một số vấn đề về chất lượng và an toàn. Một số vấn đề an toàn thực phẩm chính mà Thái Lan gặp phải là các nhà sản xuất thực phẩm và nông dân không thựchiện đầy đủ các qui định trong hiệp định về vệ sinh thực phẩm (SPS), các sản phẩm có vi sinh học hoặc tồn dư hoá chất ở các mức không thể chấp nhận được. Các vấn đề khác cũng bao gồm thiết bị kiểm tra hạn chế và hệ thống chứng nhận đối với rau quả tươi và chế biến còn yếu kém. Ngoài ra, nguồn cung cấp hoa quả cho các nhà chế biến hoa quả Thái Lan vẫn chưa được chắc chắn. Có thể do thời tiết mà vào nhiều thời điểm, các nhà chế biến phải chờ nguồn cung cấp hoa quả mới tiếp tục sản xuất được.

Như vậy việc sản xuất và xuất khẩu rau quả của Thái Lan không phải là không có điểm yếu. Cả Việt Nam và Thái Lan đều cố gắng đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, an toàn để có thể xuất khẩu rau quả vào EU. Việt Nam hiện đang xuất rau quả sang EU với một lượng nhỏ hơn rất nhiều so với Thái Lan nên ở một khía cạnh nào đó, cơ hội để Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn trên cũng dễ dàng hơn Thái Lan. Trong tương lai, rau quả Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục cạnh tranh với rau quả Thái Lan vì mới đây, Bộ Nông nghiệp và các Hợp tác xã Thái Lan đã ký hiệp định với Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc về việc nhận sự giúp đỡ của FAO về kỹ

thuật trong đào tạo và lập chương trình kiểm soát có hiệu quả nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế đối với rau quả xuất khẩu của Thái Lan. Cụ thể, FAO sẽ giúp đỡ về chuyên môn để đảm bảo sản xuất rau quả tươi và chế biến của Thái Lan đáp ứng được hiệp định về vệ sinh thực phẩm của WTO và các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Uỷ ban mà thực phẩm của FAO/ WHO. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cũng nên sớm ký kết một hiệp định tương tự như hiệp FAO - Thái Lan đề nghị FAO giúp đỡ Việt Nam nâng cao chất lượng rau quả, đạt tiêu chuẩn WTO để được thị trường EU chấp nhận.

Cạnh tranh về cao su xuất khẩu với Thái Lan, Indonêsia, Malaysia.

Năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu 449 nghìn tấn cao su với trị giá 268 triệu USD, trong đó xuất sang EU 56 nghìn tấn (chiếm 12,5% tổng sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam)5 . Tuy sản lượng cao xuất khẩu tăng đáng kể so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản lượng xuất khẩu của Thái Lan, Indonêsia, Malaysia.

Bảng 10: Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên.

(Đơn vị: 1000 tấn) Năm 2001 2002 Xuất khẩu 4.844 4.520 + Thái Lan 2.252 2.050 + Indonêsia 1.430 1.320 + Việt Nam 297 449 + Malaysia 151 139 + Liberia 129 131 Nhập khẩu 4.844 4.520 + Hoa kỳ 965 970 + Trung Quốc 830 840 + Nhật Bản 740 755

+ Hàn Quốc 329 331

+ Pháp 300 305

+ Đức 240 245

Nguồn: Tình hình kinh tế thế giới 2000- Bộ Thương mại.

Nhìn vào bảng trêncó thể thấy rõ rằng, trong khối ASEAN nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, các nước Thái Lan, Indonêsia, Việt Nam, Malaysia là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất (chiếm 80% lượng cao su tự nhiên trên thế giới). Thái Lan dẫn đầu với khối lượng xuất khẩu năm 2002 là 2.050 nghìn tấn. Tiếp theo là Indonêsia, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 với khối lượng xuất khẩu chỉ bằng khoảng 1/5 khối lượng xuất khẩu của Thái Lan. Sự chênh lệch trong khối lượng xuất khẩu giữa Việt Nam, Thái Lan và Indonêsia càng được thể hiện rõ hơn tại thị trường EU, khi khối lượng xuất khẩu của Thái Lan tại thị trường này là 453 nghìn tấn 6, gấp 8 lần khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tại trường EU và xấp xỉ tổng khối lượng 280 nghìn tấn 7, gấp 5 lần khối lượng cao su Việt Nam tại thị trường này. Điều này cho thấy cả Thái Lan, Indonêsia đều rất chú trọng xuất khẩu cao su vào thị trường EU nên việc Việt Nam muốn tăng khối lượng xuất khẩu vào EU là rất khó. Vì, cho dù tổng khối lượng cao su mà EU nhập khẩu từ các nước có thể lên, xuống nhưng xét một cách tương đối, nhu cầu về cao su của thị trường EU là ổn định và sự lên xuống chỉ có thể dao động xung quanh một mức nhất định. Tuy nhiên, năm 2003, triển vọng Việt Nam có thể tăng khối lượng xuất khẩu vào thị trường EU do 3 nước Thái Lan, Indonêsia, Malaysia gặp thời tiết thất thường làm nguồn cung cấp nguyên liệu thô về cao su giảm sút. Để giữ giá, các nước này đã thoả thuận trong giai đoạn 2002 - 2004 giảm 4% sản lượng sản xuất cao su ở mỗi nước và giảm 10% lượng xuất khẩu. Và thực tế, theo nhóm nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) nhu cầu cao su của EU tăng hơn 4%.

Bên cạnh đó, Thái Lan, Indonêsia, Malaysia lại có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cao su sang EU hơn Việt Nam do có chủng loại cao su phong phú. Riêng Thái Lan có 10 loại cao su gồm RSS1, RSS2, RSS3, RSS4, RSS5, STR5L, STR20, LATEX, STR10. Malaysia cũng có 6 loại là RSS1, SMRCV, SMRL, SMR5, SMR10, SMR20. Trong khi, do cơ cấu sản phẩm cao su Việt

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 25 - 30)