Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 51 - 53)

2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.

2.1.3 Giải pháp về thị trường

Mở rộng thị trường EU.

Với 377 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội đạt 9,785 tỷ USD năm 2000 EU thuộc nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do vậy, việc tiếp tục mở rộng khai thác và tăng thị phần ở thị trường các nước EU mở rộng sang phía Đông Âu vào năm 2005 thì Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường Ba Lan, Séc, Hungary, Bungary… những thị trường này hiện nay Việt Nam cũng đã thâm nhập theo đánh giá thì đây là thị trường lớn, nhu cầu số lượng

cao nhưng chất lượng thì không cần cao bằng thị trường EU. Tuy nhiên, khi những nước này gia nhập EU thì đương nhiên tiêu chuẩn hàng nông sản Việt Nam nhập vào những nước này cũng phải tuân theo tiêu chuẩn của EU. Do đó, việc giữ vững và nâng cao thị phần ở những quốc gia thành viên tương lai của EU là rất khó khăn đối với Việt Nam.

Tăng cường tiếp cận, phân tích thông tin về thị trường.

Việc thu nhập và xử lý thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp của ta rơi vào tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin. Đặc biệt là thông tin chiều sâu về thị trường EU. Nhiều khi thiếu thông tin về nhu cầu của các doanh nghiệp EU khiến các doanh nghiệp Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội. Hay kể cả khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng sang EU mà thiếu thông tin về hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch,… vẫn bị thất bại. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tiếp cận tin tức thị trường nhiều nguồn khác nhau (Từ các cơ quan chủ quản trong nước, đại diện ở nước ngoài, các địa chỉ trên Internet) cho nên phải phân tích và xử lý, nhận định thông tin chính xác, tránh dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó quan trọng nhất là nhanh chóng thành lập các trung tâm thương mại tại thị trường EU.

Xúc tiến thương mại, xét cho cùng đó là bán đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng giá để hạn chế thua thiệt và đạt mức lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp các tổ chức chuyên lo buôn bán nông sản ở cả trong nước và nước ngoài. Về phía trong nước, tổ chức này cần phải nắm bắt đầy đủ, chính xác nguồn hàng, lượng hàng, chủng loại, giá thành từng mặt hàng nông sản,.. sẵn sàng đáp ứng ngay nhu cầu tìm hiểu của các tổ chức thương mại quốc tế nói chung và tổ chức thương mại của EU nói riêng. Tại các nước EU, mô hình trung tâm thương mại tỏ ra rất hiệu quả. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, thị hiếu, số lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản tại địa bàn đó và thường xuyên cung cấp thông tin về cho đất nước, tổ chức hội nghị, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác EU để tìm hiểu lẫn nhau, tổ chức liên kết

doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển công nghệ chế biến, đóng gói, bao bì, tư vấn, môi giới và tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về marketing xuất khẩu, và khi điều kiện cho phép thì tổ chức hội chợ triển lãm nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Làm được tốt những nhiệm vụ trên, trung tâm thương mại sẽ đóng góp rất lớn vào việc xuất khẩu

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w