Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/N.
Trang 1Bài 31: Trong tháng 3/N, CTCP Thương mại dịch vụ FIVIMARK gửi đến
NHCP Liên Việt hồ sơ xin vay vốn cố định để thực hiện dự án mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng Sau khi xem xét và thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng đã thống nhất với doanh nghiệp về các số liệu sau:
+ Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 3.190 triệu đồng
+ Vốn chủ sở hữu thực hiện dự án bằng 35% tổng mức vốn đầu tư cho dự án + Các nguồn vốn khác tham gia dự án là: 350 triệu đồng
+ Giá trị tài sản thế chấp: 2.800 triệu đồng
+ Lợi nhuận thu được hàng năm của doanh nghiệp sau khi thực hiện dự án 1.274 triệu đồng, tăng 30% so với trước khi thực hiện dự án
Tại thời điểm ngân hàng xét duyệt hồ sơ vay vốn của Công ty, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng như sau:
Đơn vị tính Triệu đồng
1 Ngân quỹ: ……… 1 Vốn huy động:
2.516.000
2 Cho vay: 2.252.000 - Huy động tiền gửi:
1.316.000
- Cho vay ngắn hạn: … - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
1.200.000
945.000
3 Nghiệp vụ kdoanh khác: 277.920 3 Nguồn vốn khác:
659.000
Tổng tài sản: 4.120.000 Tổng nguồn vốn: 4.120.000
Trong tháng 5, doanh nghiệp phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau có nhu cầu vay vốn theo hợp đồng tín dụng trung và dài hạn đã kí:
- Ngày 10/5: Vay mua xi măng và sắt xây dựng: 265 triệu đồng
Vay để mua bột mỳ, muối đường: 515 triệu đồng
- Ngày 23/5: Vay để thanh toán tiền vôi, cát: 170 triệu đồng
Vay để thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 30 triệu đồng
- Ngày 30/5: Vay để thanh toán tiền mua thiết bị: 500 triệu đồng
Yêu cầu:
1 Xác định nguồn vốn ngân hàng còn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn?
2 Xác định mức cho vay đối với dự án?
3 Thời hạn cho vay đối với dự án?
4 Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/N
Biết rằng:
- Trong nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu, trái phiếu có 40% vốn trung và dài
hạn Ngân hàng được phép sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Thời gian còn lại của nguồn dài hạn đến khi đáo hạn >12 tháng Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 35% tổng dư nợ cho vay Ngân hàng cho vay tối đa 70% giá trị TSTC và không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng
- Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của DN là 20%/năm Doanh nghiệp cam kết dùng toàn bộ phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án để trả nợ ngân hàng
Trang 2Các nguồn khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm: 50,7 triệu đồng.
- Dư nợ tài khoản cho vay vốn cố định của doanh nghiệp cuối ngày 9/5 là 540 triệu đồng (trước dự án này doanh nghiệp không có dư nợ vay vốn cố định tại ngân hàng)
- Dự án được thực hiện ngày 16/4/N và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 16/10/ N
Bài giải
1 Khả năng nguồn vốn cho vay DH của ngân hàng
+ Vốn huy động trung dài hạn: 40% vốn huy động kỳ phiếu trái phiếu
= 40% x 1.200.000 = 480.000 triệu đồng
+ Vốn huy động ngắn hạn = Vốn huy động – Vốn huy động dài hạn
= 2.516.000 – 480.000 = 2.036.000 triệu đồng
Tổng nguồn vốn ngắn hạn được phép cho vay trung dài hạn:
30% x 2.036.000 = 610.800 triệu đồng
Nguồn vốn ngân hàng còn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn
=Vốn huy động trung và dài hạn + 30% vốn ngắn hạn – Dư nợ trung và dài hạn
= 480.000 + 610.800 – 35% x 2.252.000 = 302.600 triệu đồng
2 Mức cho vay đối với dự án:
- Theo nhu cầu vốn vay: = Nhu cầu vốn để thực hiện dự án - Vốn tự có - Vốn khác
= 3.190- 35% x 3190 – 350 = 1723,5 triệu đồng -Theo giới hạn cho vay:
+ 70% giá trị TS thế chấp = 70% x 2.800 = 1.960 triệu đồng
+ 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng = 15% x 945.000 = 141.750 triệu
=>Vậy mức cho vay ngân hàng chấp nhận là: 1723,5 triệu đồng
3.Thời hạn cho vay đối với dự án:
- Tcv=T ân hạn + T trả nợ
T ân hạn = 6 tháng (từ 16/4 đến 16/10) =0,5 năm
T trả nợ = Số tiền vay/ Mức trả nợ bình quân năm
Mức trả nợ bình quân năm = Lợi nhuận tăng thêm+Khấu hao+nguồn khác = 1.274 – 1.274 x 100/130 + 20%x1723,5 + 50,7 = 689,4
T trả nợ = 1.723,5/689,4 = 2,5 năm
Tcv = 0,5+2,5 =3 năm
3.Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
- Ngày 10/5:
Vay mua xi măng thuộc đối tượng cho vay => NH cho vay
Vay mua bột mỳ, muối đường thuộc VLĐ sai đối tượng cho vay => NH không cho vay Các nghiệp vụ khác được cho vay
Tài khoản cho vay vốn cố định của FIC
805
30
500
Trang 3Số dư ngày 30/5/N của Công ty tại NH: 1420 triệu đồng
Bài 33
Ngày 15/3/N Sacombank chi nhánh HN nhận được hồ sơ vay vốn lưu động của công ty ABC theo phương thức vay từng lần với số tiền là 880 triệu đồng Qua thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng xác định được các số liệu sau: Giá trị vật tư hàng hoá mua vào: 2.900 triệu đồng Vốn chủ sở hữu của DN tham gia kinh doanh là 810 triệu đồng Giá trị tài sản thế chấp: 2.500 triệu đồng
Nguồn vốn kinh doanh của NH tại thời điểm ngày 15/3/N như sau: Vốn huy động:
142.890 triệu đồng, trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 50.500 triệu đồng; Vốn chủ sở hữu: 15.370 triệu đồng; Vốn khác: 8.848,75 triệu đồng
Yêu cầu:
a Xác định nguồn vốn kinh doanh của NH?
b Nếu thực hiện cho vay, mức cho vay phù hợp là bao nhiêu?
Biết rằng:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% và tỷ lệ dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán là 8% Tổng dư nợ cho vay và đầu tư tại thời điểm 15/3/N của NH là 125.560 triệu đồng NH cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trên, doanh nghiệp còn vay của SHB là 87,75 triệu đồng
Giải
+ Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng = 142.890 – 14.289 + 8.848,75 + 15.370 -125.560 =
B, Mức cho vay hợp lý
Dự trữ bắt buộc: 142.890 *10% = 14.289 Trđ
-Nguồn vốn huy động ngắn hạn = Vốn huy động – Vốn huy động dài hạn – Dự trữ bắt buộc
= 142.890 – 50.500 – 14.289 = 78.101
- Mức cho vay đối với dự án:
Xét nhu cầu vay vốn: = Nhu cầu vốn để thực hiện dự án- Vốn tự có – Vốn khác = = 2.900 – 810 = 2.090
-Theo giới hạn cho vay:
+ 70% giá trị TS thế chấp = 70% x 2500 = 1.750 triệu đồng
Vậy mức cho vay ngân hàng chấp nhận là: 1.750 triệu đồng, số tiển giải ngân = 1.750 – 87,75
Ví dụ bài về NEC
1 Tiền gửi loại 12 tháng
Trả lãi 4 lần trong kỳ, lãi suất
0,98%tháng
Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 1%/tháng
Trả lãi trước, lãi suất 0,9%/ tháng
2 Tiền gửi loại 18 tháng
Trả lãi 3 lần trong kỳ, lãi suất 1,02%tháng
Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 1,1%/tháng
Trả lãi trước, lãi suất 0,8%/ tháng
Yêu cầu: Hãy tính lãi suất hiệu quả của mỗi nguồn tiền (NEC) và so sánh ưu thế của mỗi
cách huy động tiền gửi trong từng trường hợp? Biết rằng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi dưới 12 tháng là 11%, với tiền gửi trên 12 tháng là 5%
Trang 4Giải
a Loại tiền gửi 12 tháng
Trả lãi 4 lần trong kỳ, lãi suất 0,98%/tháng =>
NEC khong dtrữ = ( 1 + 0,98%*3)^4 – 1 =
NEC có dtrữ = NEC khongdtrữ/ (1- 11%)=
Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 1%/tháng =>
NEC khôngdtrữ = 1% *12 =
NEC codưtrữ = NEC chưacódtrữ/ (1-11%)=
Trả lãi trước, lãi suất 0,9%/ tháng => I = 0,9% *12 = 11,7%
NEC không dtrữ = I/(1-I) = 11,7% / (1-11,7%)=
NEC codưtrữ = NEC chưacódtrữ/ (1-11%)=
b Tiền gửi loại 18 tháng
Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 1,02%/tháng =>
NEC khongdtrữ = (1+ 1,02%*3)^6 -1 = NEC có dtrữ = NEC chưacódtrữ/ (1- 5%)
Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 1,1%/tháng =>
NEC khôngdtrữ = 1,1% *12 = 14,3 NEC có dtrữ = NEC chưacódtrữ/ (1- 5%)
Trả lãi trước, lãi suất 0,95%/ tháng => I = 0,8% *18 = 14,4%
NEC không dtrữ = I/(1-I) = 14,4% /(1-14,4%)=
Bài 49: Ngân hàng ABC đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 250 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc và lãi khi đáo hạn Hết 12 tháng, khách hàng đã mang 90 tỷ đồng đến trả và xin gia hạn nợ 6 tháng Biết lý do không trả được nợ là khách quan, NH đã đồng ý cho gia hạn Qua 6 tháng gia hạn, khách hàng vẫn không trả được nợ Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ này, NH đã phát mại tài sản thế chấp và thu được 250 tỷ (sau khi trừ chi phí bán)
Yêu cầu: Theo anh/chị có bao nhiêu cách thu gốc và lãi?
Biết rằng: Lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất trong hạn Khi khách hàng
không trả lãi đúng hạn, NH không nhập lãi vào gốc để tính lãi trong kì tiếp mà hạch toán trên TK lãi treo
Bài giải
Đến tháng thứ 12, khách hàng phải trả:
Gốc = 250 tr
Lãi = 250 *12% = 30 tr
Tổng nợ gốc và lãi = 280 tr Nhưng khách hàng mang đến có 90 tr, NH có 3 cách thu nợ gốc và lãi như sau:
Cách 1: Thu toàn bộ lãi trước, còn lại thu gốc:
Lãi thu được 30 tr
Gốc thu được 90 – 30 = 60 tr => Dư nợ = 250 – 60 = 190 tr
Cách này chỉ áp dụng với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt, nợ quá hạn chỉ là tạm thời
Cách 2: Thu gốc trước, còn lại thu lãi
Gốc được 90 tr => Dư nợ = 250 -90 = 160 tr
Lãi thu được 0 tr => Lãi treo (lãi chưa trả ) = 30tr
Trang 5Cách này áp dụng với những khách hàng không có khả năng trả nợ NH tận dụng thu hết gốc để giảm nợ quá hạn.
Cách 3: Thu 1 phần gốc và lãi tương ứng trong tổng số tiền phải trả
Lãi thu được = (30/280) *90 = 10,8tr => Lãi treo = 30 -10,8 = 19,2
Gốc thu được = (250/280) *90 = 90 –10,8 = 79,2 tr => Dư nợ = 250 – 79,2 =170,8 tr
Giả sử, NH thu nợ theo cách thứ 3, sau 6 tháng gia hạn (đến tháng thứ 18), khách hàng phải trả:
Gốc = 170,8
Lãi phát sinh = 170,8 *12/2 = 10,248 tr
Lãi treo = 30 – 10,8 = 19,2
Sau 12 tháng quá hạn (đến tháng thứ 30), khách hàng phải trả:
Gốc: 170,8
Lãi phát sinh: = 170,8 *12% * 150% = 30,774
Lãi treo: 19,2 + 10,248 = 29,448
Tổng gốc và lãi phải trả = 170,8 + 29,448 + 30,774 = 231,022
Giá trị tài sản thế chấp 250
NH trả lại cho DN: 250 -231,022 =
Dạng bài 40:
Bài 1: Một doanh nghiệp đang có nhu cầu vay NH 200 triệu đồng để tăng dự trữ
hàng hóa Báo cáo tài chính trong hồ sơ vay vốn của DN gửi tới NH có các số liệu như sau (Đơn vị: triệu đồng):
a/ Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/X)
4 Tài sản ngắn hạn khác 100 1.2 Vay trung & dài hạn 800
b/ Báo cáo thu nhập năm X
- Doanh thu thuần: 6.900
- Giá vốn hàng bán: 6.000
- Chi phí bán hàng và QLDN: 650
- Thuế TNDN: 62.5
- Thu nhập sau thuế: 187.5
- ROE: 26%
Yêu cầu: Với tư cách là nhân viên tín dụng, theo anh (chị) NH có thể cho khách
hàng vay hay không?
Bài giải
Phân tích của ngân hàng: phân tích các chỉ số TC: nợ/vốn chủ; qhệ cân đối giữa tài sản và nguồn, hiệu quả kd và so sánh với trung bình ngành để quyết định
1 Tỷ lệ nợ/ vốn chủ = 1.800/700 = 2,57
2 TSCĐ: 500+600=1100; nguồn dài hạn:800+700=1500 => hợp lí
3 DN làm ăn có hiệu quả, tỷ lệ sinh lời 26%
Trang 6Qua phân tích cho thấy tình hình tài chính của DN là tương đối khả quan: tỷ lệ sinh lời cao, không có hàng chậm luân chuyển, vay trả nợ sòng phẳng, không có nợ quá hạn Tuy nhiên nếu NH quyết định cho vay, tỷ lệ nợ/Vốn chủ sẽ tăng = 2.000/700 = 2,86
NH sẽ phân tích lý do DN tăng hàng dự trữ: dự đoán tăng giá, hoặc khả năng tiêu thụ tăng (do thời vụ tiêu dùng ) hay hàng hóa trong kho không hợp thị hiếu, khó tiêu thụ trong thời gian tới (khó trả nợ trong thời gian tới) để quyết định có cho vay 200 hay không.
Bài 2: Một doanh nghiệp làm đơn xin vay theo hạn mức tín dụng năm X+1 với
mức kế hoạch tiêu thụ tăng thêm 20% (tính theo giá vốn) Báo cáo tài chính trong hồ
sơ vay vốn DN gửi tới NH có số liệu như sau (Đơn vị: triệu đồng):
a/ Bảng cân đối kế toán (ngày 31/12/X)
4 Tài sản ngắn hạn khác 100 1.2 Vay trung và dài hạn 800
b/ Báo cáo thu nhập năm X
- Doanh thu thuần: 6.900
- Giá vốn hàng bán: 6.000
- Chi phí khác: 650
- Thuế TNDN: 62,5
- Thu nhập sau thuế: 187,5
- ROE = 26%
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng đối với khách hàng
Biết rằng: dự trữ hàng hóa bình quân năm trước là 980, DN không có hàng hóa
chậm luân chuyển, toàn bộ hàng hóa trong kho đều thuộc đối tượng cho vay của ngân hàng Hạn mức tín dụng năm trước là 700
Bài giải
I Phân tích của ngân hàng: phân tích các chỉ số TC: nợ/vốn chủ; qhệ cân đối giữa tài sản và nguồn, hiệu quả kd và so sánh với trung bình ngành để quyết định
1 Tỷ lệ nợ/ vốn chủ = 1.800/700 = 2,57
2 TSCĐ: 500+600=1100; nguồn dài hạn:800+700=1500 => hợp lí
3 DN làm ăn có hiệu quả, tỷ lệ sinh lời 26%
Qua phân tích cho thấy tình hình tài chính của DN là tương đối khả quan: tỷ lệ sinh lời cao, không có hàng chậm luân chuyển, vay trả nợ sòng phẳng , không có nợ quá hạn
NH sẽ phân tích lý do DN tăng hàng dự trữ: dự đoán tăng giá, hoặc khả năg tiêu thụ tăng ( do thời vụ tiêu dùng ) hay hàng hóa trong kho không hợp thị hiếu, khó tiêu thụ trong thời gian tới ( khó trả nợ trong thời gian tới) để quyết định cấp hạn mức tín dụng.
II Vòng quay hàng dự trữ kỳ trước = 6.000/980 = 6,1 vòng
Nhu cầu hàng hóa dự trữ bq kì này: 6.000 x1,2/6,1 ≈1.180
Trang 7DN vay NH trung và dài hạn 800 để tài trợ TSCĐ, phần còn lại được tài trợ bằng vốn của chủ sở hữu: 1.100 – 800 = 300
Vậy vốn của chủ tham gia tài trợ TSLĐ = 700 – 300 = 400
Hạn mức tín dụng kì này = 1180-400=780