Mặt khác, không phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý trên thị trường một cách dễ dàng để thu nợ, đặc biệt đó là tài sản cầm cố thế chấp của nhà nước thì việc phát mại tài sản càn
Trang 1Câu 1: các loại sản phẩm phái sinh ngoại hối của NHTM: tại các ngân hàng hiện nay đã có
rất nhiều các sản phẩm phái sinh ngoại hối để cung cấp đáp ứng các nhu cầu của khách hàng:
+ hợp đồng kỳ hạn: đây là một thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng với nhau để mua
bán một số lượng tiền nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỳ hạn vào một ngày nào đó trong tương lai Mọi điều khoản của hợp đồng giao dịch được định ra ở hiên tại nhưng việc thực hiện các điều khoản đó được xảy ra ở tương lai Giao dịch chủ yếu trên thị trường
OTC, khối lượng giao dich thường rất lớn và chẵn.+hợp đồng tương lai: là một thỏa thuận
mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo một tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai đực xác định bởi sở giao dịch Tuy nhiên khác với hợp đồng kỳ hạn hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp một
vài ngoại tệ mà thôi.+ hợp đồng quyền chọn: là một hợp đồng giữa bên mua và bên bán
quyền, trong đó mua quyền có quyền nhưng ko có nghĩa vụ thực hiện quyền của mình Có hailoại quyền chọn đó là quyền chọn mua: bên mua có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua mộtlượng ngoại tệ xác định với một tỷ giá xác định trong một khoản thòi gian thỏa thuận trước quyền chọn bán:bên mua quyền có quyền nhưng không có nghiac vụ bán một lượng ngoại tệ xác định vơí một tỷ giá xác định trong một khoản thòi gian thỏa thuận trước.người mua quyền
phải trả cho người bán quyền một lượng tiền tệ nhất định gọi là giá quyền chọn+ hợp đồng hoán đối: là hợp đồng mua bán ngoại tệ trong đó 2 bên đồng ý hoán đổi cho nhau một khối
lương ngoại tệ nhất định, sau một thời hạn lại đổi ngược lại theo tỷ giá đã được xác định Hợpđồng này mua vào và bán ra một loại ngoại tệ được ký kết đồng thời số lượng mua vào và
bán ra đối với đồng tiền đó là như nhau với cả hai vế của hợp đồng liên hệ thực tế: giai đoạn
1998-2008 với sự thông thoáng trong cơ chế chính sách thị trường ngoại hối có nhiều khởi sắc với hoạt động mua bán trao đổi ngoại tệ sôi động hơn Tại Việt Nam, phái sinh tiền tệ là công cụ phái sinh xuất hiện sớm nhất, chủ yếu ở các ngân hàng (Vietcombank, Techcombank,Eximbank, HSBC, Citibank…) nhưng số
lượng khách hàng còn ít với khối lượng giao dịch khá nhỏ so với nhu cầu có thật của
thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất Nghiệp vụ kỳ hạn mà các NHTM thường xuyên thực hiện nhất là mua bán ngoại tệ kỳ hạn Ngoại thương Việt Nam khiến nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng tăng cao Đây là tiền đề giúp hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ phát huy hiệu quả và được chú trọng sử dụng Tuy nhiên, trải
Trang 2qua hơn 14 năm phát triển, nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch giao ngay Theo thống kê của BIS, tỷ trọng giao dịch kỳ hạn trên thế giới tăng liên tục, từ chỗ chỉ chiếm 4,58% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu năm 1989 đến năm 2012 con số này là 28,06 % Trong khi đó, tại các NHTM Việt Nam mua bán kỳ hạn ngoại tệ tăng rất ít đi kèm với tăng trưởng vượt bậc trong doanh số mua bán ngoại tệ khiến tỷ trọng doanh số mua bán kỳ hạn gần như không thay đổi Nghiệp vụtương lai không được các NHTM Việt Nam sử dụng nhiều như các CCPS khác trong mục đích phòng vệ Chính vì vậy, giao dịch tương lai tài chính không phát triển Nghiệp vụ tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các NHTM làm trung gian Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ này với mục đích hỗ trợ khách hàng trong việc quản trị rủi ro, hạn chế tối đa mức thua lỗ có thể có, bảo đảm được lợi nhuận cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại của các thị trường lớn trên thế giới Cho tới nay, các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD Các ngân hàng thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng quyền chọn tương đương 100.000 USD (Techcombank, VCB, MB…).Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng
Câu 2: Nhận xét bình luận “Hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay đều phải đối mặt với vấn đề rủi ro kì hạn”
Các chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, việc các ngân hàng thương mại tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao là cực kỳ nguy hiểm và sẽ gây bất lợi cho chính các ngân hàng Việc tăng lãi suất như vậy sẽ gây tâm lý người gửi chỉ muốn gửi kỳ hạn ngắn, trong khi đó nhu cầucho vay trung và dài hạn lại nhiều, sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng
Việc cho phép khách hàng rút vốn trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao vô hình chung
đã tạo thế bất lợi cho khách hàng “Lợi bất cập hại”, chẳng biết các ngân hàng thu được bao nhiêu lợi ích qua sản phẩm này, nhưng hệ quả là càng làm cho khách hàng xa rời các kỳ hạn dài mà chỉ quan tâm tới các kỳ hạn ngắn, thậm chí là cực ngắn Đường cong lãi suất vì thế cứ ngày một biến dạng và hiện đang bị uốn ngược
Bởi vậy, có chuyên gia kinh tế đã gọi “tiểu xảo" này của các ngân hàng là “làm xiếc trên kỳ hạn”
Trang 3Chuyên gia tài chính ngân hàng Cao Sỹ Kiêm cũng thừa nhận, thời gian qua các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn, trong khi Ngân hàng Nhà nước quy định, các tổ chức tín dụng không được sử dụng quá 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn Và thế là nhiều ngân hàng đã nghĩ ra
“chiêu lách luật” để biến nguồn vốn ngắn hạn thành trung và dài hạn bằng sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt hay tiết kiệm theo thời gian thực gửi
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cho thấy, các tổ chức tín dụng Hà Nội nhìn chung đảm bảo thanh khoản nhưng chưa thực sự vững chắc Nguồn huy động của tổ chức tín dụng chủ yếu là kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng, chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng dư nợ
Vấn đề quan tâm lớn nhất hiện nay là nguồn vốn huy động trung và dài hạn rất hạn chế, gây khó khăn trong việc quản trị nguồn vốn của một số tổ chức tín dụng, đặc biệt là tổ chức tín dụng có quy mô nhỏ nên không bảo đảm cân đối kỳ hạn, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất tiềm ẩn
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho rằng trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các ngân hàng thương mại cần tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, không nên vì cạnh tranh không lành mạnh tạo cuộc đua gây bất ổncho thị trường Nếu cần vốn nhanh, các ngân hàng thương mại còn kênh vốn từ thị trường mởcủa Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức lãi suất hợp lý
Cũng theo các chuyên gia, để thị trường tiền tệ thực sự đi vào ổn định, việc đầu tiên là các ngân hàng thương mại cần phải đồng tâm xây dựng lại đường cong lãi suất theo đúng quy luậtvốn có của nó Về phía Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra, giám sát chặt thị trường, xử lý nghiêm những ngân hàng đẩy lãi suất lên cao bất thường./
Câu 3: dịch vụ bảo lãnh NH lại gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây tại VN
Bảo lãnh ngân hàng ngày càng được khách hàng sử dụng rộng rãi như một loại hình dịch vụ không thể thiếu, bao gồm cả các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân Bảo lãnh
Trang 4ngân hàng như một chất xúc tác làm điều hoà và xúc tiến hàng loạt các quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế Nhờ có bảo lãnh các bên yên tâm tham gia ký kết hợp đồng và có trách nhiệm với các nghĩa vụ đã ký kết Bảo lãnh đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia và như vậy là mang lợi cho nền kinh tế nói chung.Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong thu hút vốn cho sản xuất kinh trong và ngoài nước Đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta hiện nay vốn vô cùng cần thiết ví như chất “dầu nhờn” bôi trơn cỗ máy doanh nghiệp.Nhưng hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ uy tín, tin tưởng cho các đối tác cho vay nước ngoài.Nhờ có uy tín ngân hàng, bảo lãnh được sử dụng như công cụ tiếp cận tớicác nguồn vốn.Do vậy bảo lãnh giúp thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài thường có thời hạn dài và lãi xuất tương đối thấp Chính sách bảo lãnh của ngân hàng như: ưu tiên bảo lãnh vay vốn và các bảo lãnh khác làm ngành được ưu đãi phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu.bảo lãnh ngân hàng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển qua việc
ưu đãi về tỷ lệ phí bảo lãnh bảo đảm cho họ có thể vay được nguồn vốn với lãi xuất thấp Từ
đó bảo đảm cho các doanh nghiệp này có khả năng đứng vững trên thị trường chính vì điều
đó mà với một nước đang phát triển như nước ta hiện nay thì nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng được phát triển nhanh chóng
Hình thức bảo lãnh NH nào phổ biến hiện nay: Theo Điều 5 của Quy chế bảo lãnh ngân
hàng, hiện nay có các loại bảo lãnh dưới đây:
(1) Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của Tổ chức tín dụng với Bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả
nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với Bên nhận bảo lãnh
(2) Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của Tổ chức tín dụng với Bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn
(3) Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của Tổ chức tín dụng với Bên mời thầu để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho Bên mời thầu thì
Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay
(4) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của Tổ chức tín dụng với Bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết
Trang 5với Bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho Bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay Cùng một số các loại hình bảo lãnh khác như : BL bảo đảm chất lượng sản phẩm,bảo lãnh hoàn trả tiền ững trước, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh
Kết quả hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam cho thấy, nghiệp vụ này đã có sự phát triển nhanh trong thời gian qua Doanh số và dư Nợ bảo lãnh của các ngân hàng thương mại Nhà nước liên tục tăng trưởng qua các năm Từ năm 1997trở về trước, nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu tại các NHTM là bảo lãnh mở L/C trả chậm và phát hành thư bảo lãnh vay vốn nước ngoài Từ đầu năm 1998, các NHTM đã quan tâm đến việc nâng cao chất lượng bảo lãnh và cùng với nghiệp vụ bảo lãnh mở L/C trả chậm, bảo lãnh vay vốn nước ngoài, nghiệp vụ bảo lãnh trong nước cũng phát triển mạnh mẽ Tỷ trọng bảo
lãnh trong nước trong các năm gần đây tăng cao hơn trong tổng doanh số bảo lãnh; đặc biệt làbảo lãnh ngân hàng phục vụ lĩnh vực xây dựng cơ bản trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một
số loại hình bảo lãnh của các ngân hàng thương mại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,… thường xuyên xảy ra đã góp phần cho việc thực hiện thành công trong quan hệ hợp đồng Ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho nhà thầu một khoản tiền theo qui định, cam kết với chủ đầu tư về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu Nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại trong quá trình xây dựng thì ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền cho chủ đầu tư với số tiền đã bảo lãnh
Câu 4: Các phương pháp chủ yếu mà NHTM có thể áp dụng để thanh lí tín dụng: thanh
lý tín dụng đây là một bước cuối cùng của quy trình cấp tín dụng một khoản tín dụng có thể
đực kết thúc bằng một trong hai cách:thanh lý mặc nhiên và thanh lý bắt buộc.+ thanh lý mặc nhiên là việc chấm dứt hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã đựơc hoàn trả đầy đủ có ngĩa
là khách hàng làm tròn nghĩa vụ trả gôc và lãi được ghi bên trong hợp đồng tín dung Khoản
tín dụng này đực loại bỏ khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng.+ thanh lý bắt buộc: trong
trường hợp khách hàng không hoàn trả nợ gốc hoặc lãi không đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng , bắt buộc ngân hàng phải dựa vào các cơ sở pháp lý để tìm kiếm nguồn bù đắp nhằm
xử lý nợ do xấu cho khách hàng Các biện pháp thanh lý bắt buộc bao gồm: xử lý đảm bảo tiền vay(thế chấp, cầm cố, bảo lãnh): Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế
Trang 6chấp, mà các tài sản này ngân hàng có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh vv Tuy nhiên Trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàngkhác nhau vv thì ngân hàng có thể phát mại tài sản song phải chờ quyết định phân chia số tiền ngân hàng được nhận Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong việc giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi gặp các rủi ro đối với các khoản cho vay Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi được nợ vay của khách khi họ không có khả năng trả nợ.
Khi ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xứ lý các tài sản đảm bảo của khách để thu nợ có nghĩa là khách hàng đã có những khó khăn nhất định về tài chinh, làm ăn thua lỗ vv Mặt khác, không phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý trên thị trường một cách dễ dàng để thu nợ, đặc biệt đó là tài sản cầm cố thế chấp của nhà nước thì việc phát mại tài sản càng đặt
ra khó khăn hơn -thực hiện quyền truy đòi trong cho vay gián tiếp.—bán các khoản cho vay: ngân hàng có quyền bán hay chuyển nhượng các khoản cho vay quá hạn khó thu đòi chocác công ty mua bán nợ để thu hồi được một phần nợ quá hạn của mình - phá sản doanh nghiệp: Ngân hàng áp dụng biện pháp này trong trường các biện pháp nêu trên không áp dụng được vì khi thực hiện biện pháp này ngân hàng phải nộp một khoản phí để mở thủ tục phá sản và thời gian giải quyết rất lâu Đây là biện pháp không được sử dụng nhiều với các ngân hàng
làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản là biện pháp cuối cùng để ngân hàng thanh lí nợ: trong các biện pháp thanh lý nợ thì đây là biện pháp cuối cùng được ngân
hàng áp dụng áp dụng cho các khoản nợ không có tài sản đảm bảo or tài sản đảm bảo không hợp lệ nguy cơ mất các khoản vay cao Khi khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ với ngân hàng là do khách hàng gặp khó khăn về tài chính, gặp các vấn đề trong kinh doanh không thể trả nợ cho ngân hàng trừ các trường hơp cố tình của khách hàng Khi đó Ngân hàngluôn ưu tiên các biện pháp như xử lý ts đảm bảo or bán khoản nợ thay vì đưa đơn phá sản làm đơn yêu cầu tòa mở thủ tục tuyên bố phá sản với doanh nghiệp thì khi đó phải mất phí cho nhà nước và khoản phí này rất cao Chưa kể việc không chỉ có một mình ngân hàng là
Trang 7chủ nợ của doanh nghiệp đó, theo đúng trình tư trong luật phá sản thì ngân hàng không thể chắc chắn được rằng tài sản mình thu hồi lại được hay không đồng thời để hoàn tất thủ tục phá sản rất phức tạp và mất nhiều thời gian chính vì điều đó mà ngân hàng luôn chọn giải pháp làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản là biện pháp cuối cùng trong thanh lý nợ của NH
Câu 5: Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM hiện nay:
RRTD : là những rủi ro khi khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản trả nợ (gốc và lãi) trong HĐTD
Biểu hiện:KH chậm trả nợ,trả nợ không đầy đủ or k trả nợ khi đến hạn,gây tổn thất về tài chính và khó khăn trong HĐKD của TCTD
Tình hình tăng trưởng tín dụng và quản lý nợ xấu:
Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đang đòi hỏi phải có giải pháp xử lýcấp bách cũng cho thấy phần nào những hệ lụy mà RRTD gây ra sau khi tăng trưởng rấtmạnh trong giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngân hàng Việt Nam bị giảmmạnh từ năm 2012 đến nay, cụ thể 5 tháng đầu năm 2013 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt6,45% Thêm vào đó, hiệu quả tín dụng đối với nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ nợxấu rất cao với con số trên 10% trong thời gian vừa qua Việc triển khai những chương trìnhtín dụng của NHNN trong thời gian vùa qua nhằm góp phần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng,tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thị trường Đến cuối tháng 8/2014, tín dụng cho nền kinh tế ở mức5,82% so với cuối năm 2013, mặc dù tín dụng tăng còn thấp nhưng đã có sự chuyển dịch, tậptrung vào các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ
Mặc dù NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ, các TCTD đã giảm lãisuất, chủ động tìm kiếm khách hàng, song tăng trưởng tín dụng vẫn đạt thấp Nguyên nhânchủ yếu là do sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm,nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, thị trường bất động sản phục hồi chậm Trong khi đó,các doanh nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu và cân đối tài chính, nên chưa mạnh dạn đầu tưphát triển sản xuất kinh doanh
Trang 8Cho tới nay, tình trạng nợ đọng ngân sách và nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được giảiquyết dứt điểm; do còn nhiều vướng mắc trong việc xử lý tài sản đảm bảo nên tốc độ xử lý nợxấu còn chậm và chưa đạt kết quả như mong muốn, thị trường mua bán nợ xấu chưa hìnhthành; nợ xấu có phần tăng do các TCTD đang phải áp dụng các qui định an toàn mới theohướng phù hợp dần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Quá trình tái cơ cấu các TCTD còn gặp nhiều khó khăn như thiếu thông tin, tình trạng sửhữu chéo và lợi ích nhóm, việc thoái vốn tại các TCTD và phối hợp chính sách chưa hiệu quả.Rủi ro đạo đức còn diễn biến phức tạp, cả ngân hàng và doanh nghiệp Thiếu cơ chế, chínhsách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; thủ tục cho vay cũng cầnphải tiếp tục nghiên cứu cải tiến
Tín dụng bị suy giảm và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng, cơ cấu tín dụng không phù hợp sẽ
là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí là suy thoái hoặc khủng hoảng Trong thời gian qua các ngân hàng do áp lực cạnh tranh và tạo lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mà các ngân hàng TM khi cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà không phân tích hiệu quả của phương án và hiệu quả của phương án kinh doanh không hiệu quả vẫn được vay điều này đã làm phát sinh nợ quá hạn trong thời gian gần đây NHNN đã ápdụng việc giảm lãi suất cho vay nhưng mức tăng trưởng tín dụng tại các NHTM nhìn chung kông tăng cao đồng thời bên canh đó thì rủi ro tín dụng tại các NHTM lại có xu hướng tăng
do tỷ lệ xấu tại các ngân hàng tăng, vì vậy mà các ngân hàng cần chú trọng trong quy trình tíndụng cho vay để có thể đảm bảo được các yêu cầu về tín dụng, hạn chế được các rủi ro tín dụng xảy ra Giám sát chặt chẽ khách hàng trogn thời gian sử dụng vốn vay để giảm thiểu nợ xấu xảy ra
Chất lượng TD của các NHTM chủ yếu được đánh giá thông qua tỉ lệ nợ xấu cao hay thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến KQKD của NH.THông lệ quốc tế cho phép tỉ lệ này duy trì ở mức từ 5% trở lại,với các NH lớn trên thế giới tỉ lệ này khoảng 3%
+Số liệu báo cáo của các ngân hàng cũng cho thấy, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162.200 tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ, trong khi cuối năm 2013 là 3,61% Thống đốc lý giải nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014
do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn Bản thân các NH cũng áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt
Trang 9chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu Tính từ đầu năm, tháng 7 có tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất (tăng 0,79% so với tháng trước) cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện”,nợ xấu đã được kiềm chế và tiếp tục được xử
lý Liên quan đến hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Thống đốc cho hay, đến cuối tháng 8/2014, công ty này đã mua được 3.281 khoản
nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56 ngàn tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 ngàn tỷ đồng Nhìn chung vấn đề rủi ro tín dụng vẫn là vấn đề đang phải nói đến và cần giải quyết
Câu 6 Bao thanh toán là Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng đối với khách hàng là
bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa
đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.có các loiaj bao thanh toán sau: +Bao thanh toán có quyền truy đòi: là loại bao thanh toán trong đó TCTD có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng, khi bên mua hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu đã được TCTD nhận bao thanh toán.Thông thường các TCTD chỉ chấp nhận bao thanh toán loại này vì sẽ hạnchế được rủi ro tín dụng.+ Bao thanh toán theo món: với từng khoản phải thu, TCTD ký một hợp đồng tín dụng với bên bán hàng.+ Bao thanh toán theo hạn mức: TCTD cấp cho bên bán hàng một số dư bao thanh toán trong một khoản thời gian xác định mà tại bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hạn mức, tổng số dư bao thanh toán với bên bán hàng không được vượt quá số dư này Mỗi lần ứng trước, bên bán hàng chỉ cần ký với TCTD khế ước nhận nợ (giấy nhận nợ).+Đồng bao thanh toán: Các TCTD cùng thực hiện bao thanh toán cho một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó có một TCTD đứng ra làm đầu mối thực hiện việc tổ chức bao thanh toán
nhận xét về sự phát triển dịch vụ bao thanh toán của NHTM Việt Nam: các lĩnh vực tài
chính ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng, các ngân hàng luôn phải đối mặt với với thách thức cạnh tranh rất lớn với các ngân hàng nước ngoài, nghiệp vụ này còn khá mới mẻ đối với các NH các doanh nghiệp VN Tuy nhiên trước khi có quyết định ban hành quy chế thực hiện BTT do nhà nước quy định thì ngân hàng techcombank đã thực hiện BTT phi truyền thống đơn vị mà techcombank thực hiẹn BTT duy nhất là Foocasa và chỉ thực hiện BTT có truy đòi, phí thực hienj rất cao là 7% Qua một thời gian thực hiện, BTT không phát huy đực các lợi ích của nó mà còn gây trở ngại cho các doanh nghiệp Cho đến khi có quy chế
Trang 10thực hiện BTT của các TCTD do nhà nước quy định thì hàng loạt các ngân hàng tm đã đăng
ký với NHNN thực hiên BTT Tuy nhiên đã thực hiện nghiệp vụ này thì chỉ rất ít các ngân
hàng thực hiện như NHTM cổ phần Á châu, NHTM kỹ thương, NH ngoại thương VN Ba
ngân hàng này đã tham gia hội BTT quốc tế cho đến nay BTT đã đực triển khai khoảng một vài năm nhưng xét bình dienj chung thì doanh số cũng như hiệu quả của nó cũng chưa cao.các
NH chủ yếu thực hiện BTT trong nước, doanh số cũng rất thấp BTT tại VN còn có một số các khó khăn và hạn chế sau: + lợi ích của BTT là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại mà chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn TM đã đc đóngdấu quyền sở hữu trong đk VN mới chỉ có luật các công cụ chuyển nhượng mà chưa có các văn bản luật hướng dẫn thực hiện thi hành nên việc đưa hợp đồng BTT vẫn còn gặp nhiều hạnchế.+ sản phẩm BTT hienj nay còn chưa đa dạng các NH hầu như chỉ thực hienj BTT truy
đòi và số nhiều chỉ thưc hienj BTT trong nước.+ tốc độ BTT của các NHTM còn chưa nhanh.Trong khi các NH nc ngoài thực hienj các công việc như thẩm định khách hàng xtes duyệt hồ
sơ rất nhanh chóng.+ mức phí về BTT mà các NHTM đưa ra chưa hấp dẫn, chủ tịch hiệp hội BTT quốc tế (FCI) đã khẳng định chi phí dịch vụ này ở VN còn khá cao cao hơn so với thế giới.+ BTT tại việt nam còn gặp rất nhiều các rủi ro tỏng quá trình thực hienj mà biện pháp khắc phục thì chưa hiệu quả.+ việc thực hiện BTt chưa có sự hạch toán độc lập, một số NH chưa có bộ phân thực hiên BTT riêng Các NHTM cần khắc phục các hạn chế trên để dịch vụ BTT được phát triển tốt hơn mạnh mẽ hơn
Câu 7: sự khác biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động:
Trang 11mua để cho thuê.
Ít nhất phải bằng giá trị TS tại thời điểm
ký hợp đồng , do đó mà người cho thuê thường thu hồi đủ vốn đầu tư vào TS trong một hợp đồng
Số tiền thuê nhỏ hơn nhiều so với giá trị của TS thuê ban đầu do vậy để thu hồi vốn đầu tư và có lãi thì người cho thuê bắt buộc phải cho thuê nhiều bên qua nhiều hợp đồng
Tuy có nhiều sự khác biệt như vậy nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những trường hợp mập mờ không có ranh giới rõ ràng giữa CTTC và cho thuê vận hành
thách thức đối với sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở VN: +hoạt động cho thuê
tài chính phát triển chưa lâu vì vậy mà với loại hình dịch vụ này còn có rất nhiều thách thức
để phát triển: trng tiềm thức người quản lý doanh nghiệp tai VN kênh huy động vốn hiệu nhấtbao giờ cũng là đi vay ngân hàng Đây là một nghiệp vụ còn mới ngay cả với người cho thuê
và người đi thuê Đối tượng phục vụ chủ yếu cho thuê tài chính chủ yếu là các doanh nghiệp
tư nhân Cty TNHH và người thuê vẫn coi đây là phương thức cuối cùng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ kinh doanh Vì vậy thách thức đối với các công ty tài chính đó là sự quảng bá sau rông về loại hình dịch vụ này tới tát cả các khách hàng, làm sao để họ thấy được lợi ích
mà loại hình dịch vụ này mang lại để tin tưởng và sử dụng phổ biến chỉ có như vậy mới có thể phát triển mạnh mẽ loại hình này trên thị trường tài chính VN.+về phía các công ty cho thuê tài chính mạng lưới hoạt động của các tổ chức TC làm về lĩnh vực này mới chỉ đặt tại
một vài trung tâm kinh tế lớn chưa trải rộng rãi ra cả nước, vì vậy mà đòi hỏi sự phát triển
mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động trê địa bàn cả nc, để loại hình dịch vụ này trở nên phổ biến
và phát triển mạnh mẽ hơn.+ cho thuê tài chính ở VN chỉ mới thực hiện đc với động sản mà với BĐS thì chưa thực hiện đc Nguyên nhân cũng do thị trường bất động sản của chúng ta phát triển thất thường chưa có quy luật, đông thời khả năng thu hồi vốn của loại hình dịch vụ này chưa cao Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ này để đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện nhất + các hành lang pháp lý cần được hoàn thiện để đảm bảo
Trang 12lợi ích của bên cho thuê đảm bảo khả năng thu hồi vốn cao đối với các tổ chức cho thuê Với các thách thức lớn trong quá trình phát triể loại hình dịch vụ này thì đòi hỏi các tổ chức cung cấp dịch vụ này cần nhìn thấy được các tiềm năng phát triển, đồng thời hoàn thiện loại hình dịch vụ của mình để phát triển hơn, đem lại thu nhập cao hơn
Câu 8: nhận xét về thực tế quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Việt nam hiện nay:
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế cả nước Tuy nhiên, thực tế cũng chứng minh, hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro nguy hiểm nhất Thực tế cho thấy, tình hình thanh khoản tại các NHTM Việt Nam đang kém dần Với nguồn dữ liệu phân tích thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính trong hai năm 2010và 201 1của ba NHTM lớn nhất Việt Nam
là agribank, viettin bank và BIDV, bài báo cáo phân tích tình hình thanh khoản của các ngân hàng bằng cách chọn cách tiếp cận thông qua các chỉ số thanh khoản nhưTỷ lệ an toàn vốn tốithiểu CAR Tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn huy động ,Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có, Chỉ số trạng thái tiền mặt … ta thấy các chỉ số thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2011 còn thấp Hệ số CAR của Agribank vào năm 2010 chỉ hơn 6%, của Vietinbank hơn mức 8% trong khi quy định hiện hành của NHNN về hệ số này là 9% Đây là
ba ngân hàng lớn mạnh hàng đầu Việt Nam Tuy vậy, các chỉ số thanh khoản của ngân hàng này đều không tốt Qua các phân tích, đánh giá trên đã bộc lộ tình hình thanh khoản và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản yếu kém của các NHTM Việt Nam Qua đó chứng minh rằngcác chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản vẫn chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức,
vì vậy nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM hiện nay là rất cao.Năm 2011NHNN ban thông tư 02 quy định về lãi suất huy động đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làmtăng rủi ro về khả năng thanh khoản cho các NHTM đồng thời hệ số CAR của các NHTM trong năm 2011 đã cho thấy tình hình quản trị thanh khoản của các NHTM là không tốt, các ngân hàng đứng trước nguy cơ gặp phải rủi ro thanh khoản lớn.Sang năm 2012: Còn nhiều yếu tố không minh bạch từ các NHTM đã làm cho NHNN khó phát hiện được tình hình thực
sự của các NHTM Thực tế, lãi suất trên thị trường giảm mạnh trong năm 2012 nhưng thị trường vẫn tồn tại tình trạng một số ngân hàng thỏa thuận lãi suất tiết kiệm với mức lãi suất lên đến 15 - 16%/năm Ðiều này cho thấy, các ngân hàng này do không có tài sản thế chấp để
Trang 13vay vốn trên thị trường liên ngân hàng nên đã đẩy mạnh huy động vốn ở thị trường một để đảm bảo thanh khoản tốt hơn Nhìn chung thì các NHTM trog những năm gần đây về công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NH là chưa tốt, các chiến lược về quản trị rủi ro thanh khoản chưa rõ ràng, làm các NH luôn đứng trước nguy cặp rủi ro thanh khoản toàn hệ thống Một vài ngân hàng có được mức thanh khoản cao thì lợi nhuận lợi bị âm, hoạt động kinh doanh đạt hiểu quả không cao Tuy nhiên thì trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM trong năm 2012 đã đạt được một số các thành tựu như: Một số NHTM đã chủ động ban hành cơ chế, chính sách, qui trình quản trị rủi ro thanh khoản Các NHTM đã bước đầu đầu tư công nghệ hỗ trợ QTRR thanh khoản để đánh giá tình hình thanh khoản của NH tại các thời điểm khác nhau Rủi ro thanh khoản xảy ra có thể dẫ tới bờ vực phá sản đối với các ngân hàng chính vì điều đó mà các NHTM cần chú trọng trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản, thường xuyên giám sát và đo lường để tránh gặp phải rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống, đảm bảo HĐ kinh doanh của ngân hàng luôn được lưu thông và phát triển
Câu 9: Bình luận câu nói “Việc làm đầu tiên của Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam là giải quyết vấn đề nợ xấu” : Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và
thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong
ngắn hạn và dài hạn của NHTM Nội dung quản trị rủi ro tín dụng bao gồm 5 bước: Nhận
dạng rủi ro tín dụng, Phân tích rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro
việc làm đầu tiên của quản trị rủi ro tín dụng không phải giải quyết nợ xấu rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra biến cố khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn, không hoàn trả gốc và lãi cho các khoản tín dụng của ngân hàng Rủi ro tín dụng xảy ra nguy cơ mất vốn
lớn và tác động nghiêm trọng đến năng lực thanh khoản của NHTM Để quản lý và kiểm soát
rủi ro tín dụng hay nói để quản trị được rủi ro tín dụng thì việc làm đầu tiên và nhất thiết thực hiện đó là nhận dạng rủi ro tín dụng nhằm ước lượng rủi ro tín dụng trong hoạt động tài trợ của mình chứ không phải là giải quyết vấn đề nợ xấu Hoạt động giám sát, kiểm soát hđ rủi rotín dụng đực thực hiện trước trong và sau khi ra quyết định tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi
Trang 14ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan Như vậy trức khi ra quyết định tín dụng tài trợ, NHTM phải ước lượng rủi ro tín dụng cho khoản tín dụng đó và thực hiện giám sát quá trình hoàn trả tín dụng Dấu hiệu rủi ro tín dụng biểu hiện khách hàng không thực hiện giám sát đưa ra quyết định phù hợp Như vậy lựng hóa rủi ro tín dụng được thực hiện dưới giác độ tác nghiệp thông qua phân tích tín dụng sử dụng công cụ mô hình và chấm điểm tín dụng để đánh giá rủi ro tín dụng khi ra các quyết định tín dụng tài trợ của NHTM Sau khi nhận dạng rủi ro tín dụng thì công tác tiếp theo trong hoạt động quản tị rủi ro tín dụng đó kiểm soát rủi
ro tín dụng Sự thay đổi môi trường vĩ mô và thị trường luôn đặt khoản tín dụng đối mặt với các nguy cơ rủi ro tín dụng với nguyên nhân khách quan Do đó thì các NHTM cần thiết giámsát hoạt động tín dụng nhằm hạn chế tối đa tổn thất từ rủi ro tín dụng Bước cuối cùng trng quản trị rủi ro tín dụng mới là xử lý nợ xấu Phòng ngừa rủi ro tín dụng mà vẫn làm nợ xấu xảy ra khi đó ta phải sử dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong ngân hàng 1 số biện pháp xử lý nợ xấu:
- các ngân hàng chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm
lợi nhuận hoặc thua lỗ
- các ngân hàng cần có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý trong giai đoạn khó khăn
này
-Nhà nước cần chứng khoán hóa các khoản nợ khó
- ngân hàng cần tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên
40% Đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lênmức 25% hoặc 30% vốn điều lệ
- Chính phủ cần cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiểm lực tài chính mạnh, quản trị
doanh nghiệp tốt mua lại những nhà băng yếu kém Những ngân hàng yếu kém,
- Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân
Trang 15Câu 10Anh (chị) xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho NHTM Việt Nam hiện nay: Quản
trị NHTM tốt không thể thiếu một cơ chế quản trị rủi ro hiệu quả, đặc biệt là cơ chế quản trị rủi ro hoạt động bởi nó liên quan đến mọi khía cạnh hoạt động của ngân hàng Quản trị rủi ro
là nền tảng để duy trì hoạt động, bởi thế nó là phần cơ bản trong quản trị doanh nghiệp: Trên thực tế, rủi ro ngân hàng khá đa dạng, ngoài 3 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động cũng bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản, rủi ro về con người…Tại Việt Nam, một trong những hệ thống quản trị rủi ro được một số ngân hàng áp dụng thành công vàđược các chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng rộng rãi là mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng 3 tuyến phòng thủ được xây dựng bao gồm: Tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn vị vậnhành tại hội sở, Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vậnhành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.Tuyến phòng thủ thứ 2 chính là Khối quản trị rủi ro và Khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế Nhiệm vụ của tuyến này là rất nhiều, nhưng quan trọng hơn cả là độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…, giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ, ….Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận Kiểm toán nội bộ, đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của ngân hàng nên việc đánh giá với 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi
ro có thể xảy ra được độc lập và khách quan.Mô hình phòng thủ này, nói thì rất đơn giản, nhưng theo các chuyên gia thì để mô hình vận hành thành công đòi hỏi sự đầu tư rất tốn kém
cả về tiền bạc, thời gian Điều quan trọng là để thực hiện thành công đòi hỏi sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng, bởi không ít người ngại những “quy định rối rắm” của quản trị rủi
ro làm cản ngân hàng chớp những cơ hội kinh doanh tốt.ngân hàng techcombank là ngân hàng
Trang 16đã thành công với mô hình quản trị rủi ro này sau một thời gian tuân thủ nghiêm ngặt mô hình quản trị phòng thủ 3 lớp tại Techcombank là các chuẩn mực an toàn đã được tuân thủ và dần tiệm cận với các chuẩn mực quản trị tiên tiến thế giới, đặc biệt, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng
Câu 12:quan điểm về nhận định “Rủi ro thanh khoản có thể làm ngân hàng đứng trên
bờ vực phá sản”: Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các
nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn
- Rủi ro thanh khoản là tình trạng ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản) Tình trạng này nhẹ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị đìnhtrệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản
RRTK là rủi ro nguy hiểm nhất của NH, có liên quan đến sự sống còn của NH Một NH hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đáp ứng được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất một khi RRTK xuất hiện thì nó k chỉ ảnh hưởng đến bản than NH mà còn ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế-
xã hội Khi RRTK xảy ra thì NH có thể phải chuyển các tài sản có thanh khoản thành tiền với chi phí cao, tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắt khe hơn, ví dụnhư là phải có ts thế chấp, chịu mức lãi suất cao, không được hoàn nợ cũ, hạn mức tín dụng bịxem xét lại hoặc bịt từ chối cho vay Đồng thời có thể đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập, mất uy tín dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và cơ quan quản lý Một vấn đề nghiêm trọng k thể k kể đến đó là khi RRTK xảy ra làm một NH mất đi khả năng thanh toán, nó có thể kéo theo sự phá sản của hàng loạt các NH khác, đe dọa sự ổn định của hệ thống NH, gây nên sự hỗ loạn của nền kinh tế, nghiệm trọng hơn sẽ dẫn đến sự phá sản của hệ thống NH
RRTK và các loại RR khác có mối quan hệ mật thiết với nhau RRTK thường là hệ quả với nhiều loại RR khác RRTK cũng là rủi ro tài chính do tính lỏng của tài sản k ổn định Một tổ chức tai chính có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức nàygiảm sút, tôt chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ồ ạt k dự kiến được trc hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác k muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó Nếu mộtđối tác vay tiền của NH có nguy cơ vỡ nợ thì NH sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác
Trang 17để thanh toán khoản đi vay của NH, bù đắp vào chi trả này Nếu NH k có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính NH này cũng phải đối mặt với rủi ro
vỡ nợ, dẫ đến phá sản
Theo các chuyên giá kinh tế thì có 5 nguyên nhân chính dẫ đến RRTK: + tăng trưởng tín dụng quá nóng Sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của các ngân hàng đi kèm với cơ cấu đầu
tư không hợp lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản chạy theo lợi nhuận sẽ phát sinh rủi ro
cao khi thị trường đóng băng + công tác dự báo và phân tích thị trường của các ngân hàng Việt Nam còn nhiều hạn chế Các NHTM còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước +tính liên kết hệ thống giữa các NH để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo sự
cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NH khác dẫn đến làm suy yếu khả năng
chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.+ vấn đề quản trị thanh khoản tại các NH chưa tốt Do sự yếu kém từ quản trị tài sản nợ, có của các NH và sự thiếu hụt của các công cụ quản
lý hữu hiệu +: xuất phát từ phía khách hàng Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa
minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, dân cư rút tiền để mua vàng, mua đô la Mỹ để tích trữ…đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ
Từ những nhận định trên có thể thấy răng, RRTK là mối đe dọa nguy hiểm cho NH, cần hiểu
rõ để dự báo trước đồng thời có những biện pháp cần thiết để hạn chế tổn thất khi nó xảy ra
Câu 13Nhận xét về thực trạng giám sát NHTM theo Basel II: Mặc dù vào thời điểm hiện
nay, Việt Nam mới bắt đầu các bước để áp dụng Basel II, nhưng điều đó không có nghĩa Việt
Nam đi chậm so với các nước, So với các chuẩn mực vốn Basel trước đó, chuẩn mực vốn
Basel II đã có những thay đổi cơ bản về cách tiếp cận Theo đó, Basel II không chỉ yêu cầu về
tỷ lệ an toàn vốn một cách toàn diện và tiến bộ hơn, mà còn yêu cầu TCTD phải tự đánh giá mức độ đủ vốn, quản lý rủi ro và yêu cầu của Cơ quan giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra, giám sát về vốn, quản lý rủi ro của TCTD và yêu cầu TCTD công khai thông tin theo kỷ luật thị trường,
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phải là một thành viên của BCBS, do đó không bị ràng buộc bởi thời hạn phải tuân thủ Basel II Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ngân
Trang 18hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã dần tiếp cận với Basel II bằng cách ban hành nhiều vănbản luật và quy định theo định hướng Basel II theo quy định của Thông tư 13, cách tính tổng vốn, bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 đã khá tương đồng với Basel II, nhưng phần mẫu số mới chỉ xác định rủi ro tín dụng, chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp Lý do là bởi phần lớn các ngân hàng Việt Nam còn thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu để xâydựng mô hình lượng hóa các loại rủi ro này Do đó, theo Thông tư 13, mẫu số sẽ nhỏ hơn và
tỷ lệ CAR sẽ cao hơn và không tương đồng khi so sánh với tỷ lệ CAR được tính toán tại các nước tuân thủ Basel II Mặc dù NHNN đã lên kế hoạch áp dụng Basel II đối với tất cả các ngân hàng trên toàn hệ thống, nhưng do tỷ lệ nợ xấu tăng cao và khả năng sinh lời giảm sút trong những năm gần đây, có vẻ như không phải tất cả các ngân hàng đều sẵn sàng thực hiện Basel II Hiện nay đang có 10 ngân hàng thực hiện thí điểm Basel II theo lộ trình từ 2015-
2018 Kết quả của 10 ngân hàng cho thấy, ở tình huống bi quan, có tới một nửa số ngân hàng đang thiếu vốn với tỷ lệ CAR dưới mức tối thiểu quy định 9% Mặt khác, trong 2 năm qua, dophải ưu tiên giải quyết vấn đề nợ xấu tăng cao, lộ trình thực hiện Basel II tại Việt Nam vẫn đang giậm chân tại chỗ Tình trạng thiếu vốn của hầu hết các ngân hàng khi tiến đến tuân thủ Basel II là một điều chắc chắn, do đó các ngân hàng sẽ cần huy động một lượng vốn lớn, cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2 để nâng tỷ lệ CAR đạt chuẩn Tình trạng thiếu vốn của hầu hết các ngân hàng khi tiến đến tuân thủ Basel II là một điều chắc chắn, do đó các ngân hàng sẽ cần huy động một lượng vốn lớn, cả vốn cấp 1 và vốn cấp 2 để nâng tỷ lệ CAR đạt chuẩn trước mắt các nhà quản lý và bản thân các ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại tài sản và trích lập dự phòng; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro toàn diện theo chuẩn mực quốc tế Làm được điều này, nâng cao lòng tin của các NĐT, khi đó, các ngân hàng sẽ có điềukiện thuận lợi hơn để tăng vốn và đảm bảo an toàn vốn trong tương lai
Câu 14Phân tích các nhân tố tác động đến giá dịch vụ của NHTM, liên hệ thực tế ở VN
hiện nay?
1 tiền gửi: khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kệm của các quốc gia: nếu mà khả năng tiết kiệm của người dân gia tăng lãi suất huy động gửi tiền sẽ có xu hướng giảm
2 tỷ lệ lạm phát: khi tỷ lệ lạm phát tăng làm cho lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều có
xu hướng tăng làm cho giá cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tăng
3, sự gia tăng nhanh chóng của các dịch vụ NH: các NHTM ngày nay càng mở rộng danh
Trang 19mục dịch vụ tài chính mà họ cung cấp cho khách hàng, quá trình mở rộng dịch vụ ngày càng tăng tốc trong những năm gần đây duwois áp lực cạnh tranh gia tăng của các tổ chức tài chính, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, điều đó làm tăng chi phí của
NHTM và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn
từ đó tạo ra sự cạnh tranh k chỉ giữa các NHTM mà còn là giữa các tổ chức tài chính Để cạnhtranh lại thì các NHTM bắt buộc phải điều chỉnh giá các dịch vụ sao cho có thể cạnh tranh lại với các tổ chức khác và đảm bảo lợi nhuận của mình
4, sự gia tăng cạnh tranh giữa các NHTM và các TCTD: sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi các NH và các TCTD đang mở rộng các dịch vụ, các dịch vụ tín dụng, kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch hưu trí, tư vấn tài chính là những dịch vụ đnang phải đối mặt với sự cạnh tranh, điều này cũng ảnh hưởng k nhỏ tới việc đinh giá đưa ragiá của các dịch vụ sao cho phù hợp để cạnh tranh với các dịch vụ khác,
5 ,sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động NH và xu hướng phi quản lý: nếu các quy định của chính phủ hợp lý, phù hợp với xu thế phất triển thì các NHTM có điều kienj phát triển dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của xã hội từ đó duy trì sức cạnh tranh trogn linh vực cung caaos dịch vụ tài chính đảm bảo mức giá hợp lý, đảm bảo số lượng và chất lượng dịch vụ thỏa đáng cho công chúng
6, sự gia tăng chi phí vốn: khi chi phsi vốn tăng, để đảm bảo lợi nhuận vf duy trì hoạt động của các dịch vụ thì đòi hỏi các NH phải điều chỉnh giá dịch vụ sao cho phù hợp với chi phí vàlợi nhuận cần thiết
Liên hệ thực tế: Hầu hết các NHTM hiện nay luôn phải đối mặt với một thực trang đó là
lượng tiền gửi của xã hội vào NH tương đối cao do đây vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả và antoàn nhất trong nền kinh tế hiện nay Nhưng trái ngược điều đó thì quá trình giải ngân cho vaycủa các NHTM thì bị hạn chế do sự kiểm soát cao hơn về tín dụng cũng như do sự khó khăn của các doanh nghiệp mà tiếp cận vốn vay ngân hàng bị hạn chế Điều đó làm lợi nhuận từ hoạt động cho vay của các NH bị giảm trng khi đó thì các chi phí hđ vẫn không đổi điều này tác động đến giá dịch vụ mà các NHTM phải cung cấp cho KH Theo sự đánh giá của các tổ chức có uy tín thì chi phí hoạt động nói chung tại các NH năm 2012 cho đến này tăng chi phí
hđ tăng tới 49% so với thu nhập của các NH Các NH tại việt nam so với các NH ở các nước châu á thì có chi phí hoạt động rất cao.vì điều đó mà các NH phải điểu chỉnh chi phí dịch vụ
Trang 20của mình để đảm bảo lợi nhuận cho hđ kinh doanh Tuy nhiên một nghịch lý xảy ra tại các NHTM đó là do sự cạnh tranh trong trị trường mà rất nhiều NH đưa ra các mức phí hấp dẫn thu hút sự quan tâm tới khách hàng cũng vì điều đó mà để duy trì đc cạnh tranh các NH phải giảm các phí dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh đồng thời thu hút đc KH Như các NH như An Bình đã giảm mức phí dịch vụ của mình tuy nhiên thì ko phải tất cả các NHđều dùng chiến lược này để thu hút KH, ở VN một số NH do sự tin tưởng và uy tín của mình thì dù ở múc phí cao các NH vẫn nhận đc sự quan tâm của KH do chất lượng dịch vụ mà các
NH cung cấp vậy các NH trên thị trường NH việt nam cần nâng cao chất lượng dịch vụ của NH
Cau 15Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM
Khi sử dụng dịch vụ, ng tiêu dùng luôn quan tâm đến giá của sp, giá của sp Nh là lãi huy động, lãi cho vay và chi phí sử dụng dịch vụ, NHTMM nào trả lãi huy động cao, thu lãi cho vay và phí dịch vụ thấp sẽ có khả năng thu hút khách hàng Trong quá trình thực hiện mục tiêu cạnh tranh về giá, NHTM lại gặp 1 vấn đề là cần phải cân nhắc là lm sao để duy trì được mức lợi nhuận cao bỏi lẽ đạt được giá có sức cạnh tranh thì thu nhập của NH sẽ giảm xuống,
dó đó để thực hiện được cả mục tiêu về giá, mục tiêu về lợi nhuân, các NHTM phải cố gắng tiết kiệm nguồn lực, nâng cao và tạo dựng lòng tin khách hàng thông qua các dịch vụ NHNhững năm gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đã có những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ ngân hang, Khi các NHTM phát triển được các dịch vụ cũng như giới thiệu được tới nhiều khách hàng, được nhiều ng biết đến và sử dụng nó thì k chỉ thu nhập của NH được tăng cao mà còn nâng cao giá trị thương hiệu, hình ảnh của NH đó trong xã hôi Một đặc điểm riêng của kinh doanh ngân hàng là sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính bổ trợ cao Mỗi sản phẩm ra đời dựa trên sự phát triển của dịch vụ truyền thống và kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới Dịch vụ ngân hàng phát triển giúp cho hoạt động huy động vốn và đầu tư cũng phát triển theo Đến với ngân hàng, khách hàng mở tài khoản giao dịch, thực hiện các giao dịch từ tài khoản của mình Qua đó, ngân hàng có thể tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng nhiều loại hình dịch vụ, như tư vấn đầu tư cho khách hang Phát triển dịch vụ là hướng đi bền vững cho NHTM Trong ba lĩnh vực hoạt động chínhcủa NHTM, Hoạt động dịch vụ có thể mang lại khoản thu nhập đáng kể với rủi ro có thể kiểm
Trang 21soát được Đây là điểm mạnh của dịch vụ ngân hàng cần được khai thác, đặc biệt đối với thị trường có dân số cao như Việt Nam Thời gian qua, một số “đại gia ngân hàng” như: BIDV, Viettinbank, VCB… cũng tập trung nghiên cứu, đầu tư và phát triển các loại hình sản phẩm - dịch vụ ngân hàng ngoài dịch vụ tín dụng truyền thống.
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng các sản phẩm dịch vụ của NH đã và đang có vai trò rất lớn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, dó đó dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hang thì việc cải tiến, nâng cao chất lượng và đưa ra các giải pháp về giá cácdịch vụ của NHTM là một yếu tố dẫn đến sự thành công của các NHTM Và trong bối cảnh thị trường hiện nay thì giá cả đang là một vấn đề được mọi người quan tâm, từ những vật dụng thông thường hay đến những đồ xa sỉ thì giá luôn là một trong những yếu tố quyết định việc ng mua có sử dụng nó hay k Chính vì lẽ đó, để bán được nhiều sản phẩm dịch vụ thì việc cạnh tranh giá giữa các NH là điều k tránh khỏi Giá cả hợp lý, phù hợp với thị hiếu của
ng tiêu dùng thì sẽ được ưa chuộng hơn Do đó, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tính toán chi phí, lợi nhuận để đưa ra giá của các sản phẩm dịch vụ tỏng NH là điều k thể bỏ qua,
đó vừa là 1 chiến lược cạnh tranh giá, vừa là 1 định hướng an toàn cho các NHTM
Liên hệ :Hầu hết các NHTM hiện nay luôn phải đối mặt với một thực trang đó là lượng tiền
gửi của xã hội vào NH tương đối cao do đây vẫn là một kênh đầu tư hiệu quả và an toàn nhất trong nền kinh tế hiện nay Nhưng trái ngược điều đó thì quá trình giải ngân cho vay của các NHTM thì bị hạn chế do sự kiểm soát cao hơn về tín dụng cũng như do sự khó khăn của các doanh nghiệp mà tiếp cận vốn vay ngân hàng bị hạn chế Điều đó làm lợi nhuận từ hoạt động cho vay của các NH bị giảm trng khi đó thì các chi phí hđ vẫn không đổi điều này tác động đến giá dịch vụ mà các NHTM phải cung cấp cho KH Theo sự đánh giá của các tổ chức có
uy tín thì chi phí hoạt động nói chung tại các NH năm 2012 cho đến này tăng chi phí hđ tăng tới 49% so với thu nhập của các NH Các NH tại việt nam so với các NH ở các nước châu á thì có chi phí hoạt động rất cao.vì điều đó mà các NH phải điểu chỉnh chi phí dịch vụ của mình để đảm bảo lợi nhuận cho hđ kinh doanh Tuy nhiên một nghịch lý xảy ra tại các
NHTM đó là do sự cạnh tranh trong trị trường mà rất nhiều NH đưa ra các mức phí hấp dẫn thu hút sự quan tâm tới khách hàng cũng vì điều đó mà để duy trì đc cạnh tranh các NH phải giảm các phí dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh đồng thời thu hút đc KH Như các NH như An Bình đã giảm mức phí dịch vụ của mình tuy nhiên thì ko phải tất cả các NH
Trang 22đều dùng chiến lược này để thu hút KH, ở VN một số NH do sự tin tưởng và uy tín của mình thì dù ở múc phí cao các NH vẫn nhận đc sự quan tâm của KH do chất lượng dịch vụ mà các
NH cung cấp vậy các NH trên thị trường NH việt nam cần nâng cao chất lượng dịch vụ của NH
Câu 16: quan điểm: Quản trị rủi ro trong ngân hàng là công việc của riêng khối quản lí rủi ro: Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công Rủi ro bao gồm các loại: rủi ro thanh khoản, rr tín dụng, rr lãi suất, rr hối đoái, rr khác Quan điểm “Quảntrị rủi ro trong ngân hàng là công việc của riêng khối quản lí rủi ro” là hoàn toàn sai lầm và lỗi thơi Rủi ro k chỉ xảy ra đối với một bộ phận quản trị rủi ro trong NH mà với tất cả các hoạt động trong NH, nó ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận, các nghiệp vụ của NH Từ năm
2011 trở lại đây, những khó khăn thị trường tài chính khiến nhiều ngân hàng bộc lộ những yếu kém từ quản trị thanh khoản, kiểm soát rủi ro tín dụng, rủi ro hệ thống… khiến các ngân hàng thương mại phải nâng tầm quản trị rủi ro vấn đề quản trị rủi ro đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế cảnh báo từ rất lâu, thậm chí có nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện
hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng, nhưng kết quả không quá lớn ở thị trường VN hiệnnay, hoạt động ngân hàng Việt Nam là thu nhập trên 70% đến từ tín dụng, có ngân hàng cá biệt còn đến hơn 90% nên hầu hết các ngân hàng chủ yếu chú trọng tới rủi ro tín dụng Rất ít chú trọng tới công tác quản trị cho các loại rủi ro khác, dẫn đến khi thị trường tài chính tiền tệbiến động, khó khăn, một loạt ngân hàng rơi vào rủi ro mất thanh khoản Trên thực tế, rủi ro ngân hàng khá đa dạng, ngoài 3 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản, đó là chưa kẻ đến 1 số loại rủi ro khác Do vậy khi rủi ro xảy ra mà chỉ có mình khối quản lý rủi ro đảm nhiệm thì hậu quả sẽ nghiệm trọng hơn Chính vì lẽ đó mà hiện nay 1
số Nh Vn đã áp dụng hệ thống quản trị rủi ro mô hình 3 tuyến phòng thủ và quản trị rủi ro toàn hàng tất các thành viên trong hệ thống đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro
Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu ở mức thấp nhất
Tuyến 1: là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên khách hàng, chi nhánh, các đơn
vị vận hành tại hội sở, Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa,
Trang 23báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trìnhvận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.
Tuyến phòng thủ thứ 2 chính là Khối quản trị rủi ro và Khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế Nhiệm vụ của tuyến này là rất nhiều, nhưng quan trọng hơn cả là độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựngquy trình/hướng dẫn tín dụng và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục…, giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ, tuân thủ, …
Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận Kiểm toán nội bộ, đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành của ngân hàng nên việc đánh giá với 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được độc lập và khách quan
Từ những phân tích trên, ta thấy rằng quản tị rủi ro k chỉ cần 1 bộ phận trong Nh đảm nhiệm
là đủ mà cần có sự góp sức của tất cả các bộ phận, phòng ban, có như vậy rủi ro mới được hạn chế, tổn thất mới là nhỏ nhất
Câu 17: những tổn thất chính mà rủi ro gây ra cho ngân hàng thương mại: Hoạt động
kinh doanh của NHTM là hoạt động mang tính đặc thù, tài sản có được hình thành chủ yếu từ nguồn huy động bằng công cụ nợ và công cụ tiết kiệm, các công cụ này có tíh thanh khoản cao và là nguồn vốn rất nhạy cảm, k ổn định Trong khi đó nguồn vốn của NH có tính kì hạn cao và kém thanh khoản hơn Do đó trong hoạt động kinh doanh, NHTM đối mặt với rủi ro bắt nguồn từ nguyên nhân khả năng thanh khoản, tín dụng, lãi suất, hối đoái và các rủi ro khác Những rủi ro này đã gây ra cho NHTM những tổn thất đáng kể:
Đói với các NH: rủi ro xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập,lợi nhuận NH,thậm chí Nh phải lấy vốn tự có để bù đắp các khoản thiếu hụt do rủi ro gây ra, khả năng thanh toán của NH kém đi, lòng tin của khách hàng k còn nữa, ng gửi tiền muốn rút tiền để tránh rủi ro.những tổn thất thường gặp là mất vốn cho vay, gia tăng ch phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị tài sản cuối cùng là sự tín nhiệm dành cho NH
bị giảm sút nghiêm trọng và tổn hại thương hiệu của NH
Đối với nền kinh tế: Nh là một trung gian tài chính của nền kinh tế, nó có quna hệ trực tiếp vàthường xuyên với các tổ chức cá nhân của nền kt, do đó khi Nh gặp rủi ro sẽ gây ra những tổn
Trang 24thất đáng kể cho nền kinh tế rủi ro làm lợi nhuận NH giảm, từ đó Nh k có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng và chi trả chậm đối với ng cho vay Vì vậy, rủi ro làm cho sảnxuất bị đình trệ, các DN phải đóng cửa, hàng hóa k đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, tới một mức nào đó, giá cả tăng vọt gây ra lạm phát, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội Mặt khác do tính liên kết trong hệ thống NH, nên khi 1 ngân hàng phá sản sẽ dẫn theo hệ lụy các NH khác cũng có nguy cơ phá sản, gây ra tình trạng khủng hoảng của hệ thống NH.
Đối với hoạt động đối ngoại: Rủi ro trong hoạt động tín dụng còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, bởi lẽ trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Mặt khác, mối liên hệ về tiền
tệ, đầu tư giữa các nước gia tăng rất nhanh nên rủi ro tín dụng ở một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan
Tuy nhiên, Tổn thất mà các rủi ro gây ra không phải là nhỏ nhưng ngân hàng không loại bỏ rủi ro mà phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ hợp lí đó là bởi vì: đã gọi là rủi ro
thì sẽ có những rủi ro xảy ra bất chợt, cũng có những rủi ro có thể dự báo trước Trong hoạt động ngân hàng cũng vậy, các loại rủi ro cũng có thể dự báo trc nhưng chúng ta k thể lường hết được mức độ cũng như tầm ảnh hưởng của chúng Rủi ro thanh khoản là rủi ro chịu tác động bởi chính sách của ngân hàng thương mại, nguồn huy động và sử dụng nguồn, nó có thể được dự báo trc, tuy nhiên do tác động của môi trường bên trong cũng như môi trường kinh tếthì khó có thể đáp ứng được tất cả Còn đối với rủi ro tín dụng thì đó là loại rủi ro k thể tránh khỏi do đó NH chỉ có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế tổn thất mà k thẻ phòng ngừa được.Ngược lại, rủi ro lãi suất thì NH có thể kiểm soát được thông qua chính sách điều chỉnh lãi suất, đối với rủi ro hối đoái thì các NHTM cũng có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro thông qua việc lượng hóa rủi ro tỷ giá và chính sách cấu trúc tài sản của NH…mặt khác, phụ thuộc vào quan điểm nhà quản trị, năng lực kiểm soát và xử lý tổn thất nhiều NH cho rằng, họ cần thiết phải phòng ngừa cho tất cả rủi ro mà họ phải đối mặt, học chỉ cần tập trung vào một số rủi ro mà họ cho là quan trọng Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, có những rủi ro chúng ta có thể phòng ngừa để hạn chế tổn thất nhưng cũng có những rủi ro chúng ta phải chấp nhận nó sẽ xảy ra, thay vì cách trốn tránh thì các ngân hàng không loại bỏ rủi ro màphải chấp nhận rủi ro ở một mức độ hợp lí sao cho tổn thất nó gây ra là ít nhất
Trang 25Câu 18 quan điểm về giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của NHTM hiện nay: Nhiều ngân hàng, công ty cho thuê tài chính đã phải "ngậm đắng, nuốt
cay" vì không thu hồi được tài sản đã cho thuê, như: tàu biển, phương tiện, máy móc Tệhơn, khi khách hàng thuê tài chính đã bị kiệt quệ, không trả nợ thì các đơn vị này cũng khó
thu hồi tài sản, hoặc tài sản giảm giá trị, chỉ còn cách bán sắt vụn! Nguyên nhân của thực
trạng này, theo NHNN, là do năng lực, quản trị, điều hành của công ty cho thuê tài chính cònhạn chế, đặc biệt là quản trị rủi ro Một số công ty có kế hoạch, chiến lược hoạt động kinhdoanh không phù hợp, vượt quá năng lực, trong khi quy mô hoạt động nhỏ, vốn điều lệ và uytín thấp, huy động vốn gặp khó khăn (chủ yếu từ TCTD) Việc tập trung cho thuê vào một số
ít khách hàng có chung lĩnh vực kinh doanh trong tập đoàn hoặc tổng công ty và cho vay một
số lĩnh vực có rủi ro cao như tàu thủy đã dẫn đến rủi ro hoạt động Công tác phòng ngừa rủi
ro cho thuê tài chính ngày nay đã được chú trọng đẩy mạnh và nâng cáo chất lượng hoạtđộng, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay, các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho thuêtài chính thẻ hiện qua chính sách cho thuê tài chính, chiến lược quản trị rủi ro và được thựchiện trogn tất cả các khâu của quy trình cho thuê tài chính nhằm nhận diện sớm nhất nhữngrủi ro có thể xảy ra và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp
1, chính sách quản lý rủi ro cho thuê tài chính: thể hiện cụ thể qua các văn bản, các công văn,toong báo do giám đốc và chủ tịch hội đồng ban hành
+ quy định về giới hạn cho thuê tài chính: thường sẽ quy định tổng dư nợ cho thuê đối với một khách hàng k vượt quá bao nhiêu % vốn tự có của cty tại moi thời điểm và giới hạn đối với 1 nhóm khách hàng có liên quan là bao nhiêu % vốn tự có của cty
+ định hướng ngành nghề ưu tiên cho thuê tài chính: cty thực hiện cho thuê tài chính khác nhau, ưu tiên hoặc hạn chế cho thuế với các đôi tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, phù hợp với đk cụ thể dựa tren cac thời kì và nguyên tắc sau: - hạn chế việc mở rộng và cho thuê, bảo lãnh đối với các khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề được nhận là kém hiệu quả, mức độ rủi ro cao – ưu tiên cho thuê tài chính đối với khách hàng hoạt động lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao
+ chính sách khách hàng: chính sách khách hàng được xây dựng và áp dụng dựa trên kêt quả xếp hạng tín dụng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tùy theo mức độ xếp hạng mà khách hàng được hưởng ưu đãi về điều kiện cho thiê tài chính, đồng thới dựa trên
Trang 26tình hình thực tế và xu hướng, định hướng phát triển từng thời kì mà chính sách khách hàng
có những quy định về lãi suất, thời gian thuê, tỷ lệ tham gia trả trước cho từng nhóm tài sản từng ngành nghề kinh doanh Đây là bước quan trọng để các cty cho thuê tài chính nâng cao chất lượng tín dụng cũng như đảm bảo , kiểm soát được rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính
2, quản lý rủi ro toàn bộ danh mục: rủi ro toàn bộ là rủi ro cty cho thuê tài chính tập trung quá nhiều đối với một lĩnh vực nào đó và khi gặp khó khăn, suy thoái thì cty cho thuê tài chính có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thất rất lớn công tác quản lý rủi ro đối với danh mục cho thuê cần được thực hiện thường xuyên, gắn với tình hinhd thực tiễn cty hàng kì thựchiện phân tích kết quả hoạt động của các ngành trong năm trc từ đó đưa ra những dự báo về diễn biến của các ngành kinh tế để có các chính sách đtư phù hợp nhằm tạo được 1 danh mục đtư hợp lý, an toàn, hạn chế được rủi ro, đồng thời đưa ra các chính sách cụ thể thuộc vào định hướng cho thuế hàng năm sẽ quy định về lãi suất, thời gian thuê, tỷ lệ tham gia trả trc, chất lượng tài sản áp dụng cho từng nhóm tài sản, từng ngành nghề kinh doanh
3, quản lý từng khoản thuê: thực hiện trong 3 khâu: trước trong và sau khi cho thuê tài chính
Về cơ bản, cty cho thuê TC cần có những văn bản hướng dẫn thủ tục cho thuê tài chính bao gồm đầy đủ và cụ thể nội dung của từng bước, đồng thời tiến hành thẩm định khách hành, thẩm định rủi ro, giám sát và kiểm soát sau khi cho thuê…để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra
Câu 19 rủi ro tín dụng: RRTD là khả năng xảy ra biến cố khách hàng k hoàn trả nợ đúng
hạn, k hoàn trả lãi và gốc của khoản tín dụng cho NH RRTD xảy ra, nguy cơ mất vốn rất lớn
và tác động nghiệm trọng đến năng lực thanh khoản của NHTM, gây ra hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản.Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu không được pháthiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác Nó có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động của các NH, cũng như hệ thống NH
NH là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng của RRTD, ban đầu là NH bị thiệt hại về tài sản
và sau đó là dẫn tới sự mất uy tín của NH, làm cho NH về tính lành manh trọng hoạt động
NH, trên mức đó là sự k tin vào tin vào tiềm lực tài chính của NH dẫn tới RRTK có thể đẩy
NH tới bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống NH Mặt khác khi khách