1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn tập văn hóa đạo đức quản lý

31 5,8K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 48,97 KB

Nội dung

mối quan hệ Văn hóa ứng xử trong quản lý Quan hệ, ứng xử dựa trên hiệu quả côngviệc, xếp và nhân viên khác biệt nhau/Không có quan hệ phi tổ chức Quan hệ dựa trên lòng trung thành, sếp n

Trang 1

Câu hỏi gợi mở, ôn tập:

Bạn biết gì về văn hóa công ty Mỹ và Nhật?

Nhân viên hãng máy tính IBM mặc đồng phục màu xanh lá cây với áo sơ mi trắng làm nền, nhân viên hãng xe hơi Toyota lại thường hát hymn công ty vào đầu giờ làm việc mỗi ngày, còn nhân viên tiệm ăn nhanh McDonald thường mang biển hiệucông ty cùng với tên tuổi chức vụ của bản thân trước ngực Mỗi một nơi có một kiểu "văn hóa công ty" riêng mà nhìn vào đó người ta có thể cảm nhận được tầm cỡcủa họ Những sinh viên vừa rời ghế giảng đường đại học bao giờ cũng khao khát được làm việc trong các công ty nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài Mức lương cao, khả năng tích lũy kinh nghiệm làm việc và cơ hội thăng tiến, các chế độ đãi ngộ lao động chuẩn mực là những thanh nam châm kéo người lao động đến với các công ty nước ngoài Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm bản thân, các tân

cử nhân này mới vỡ lẽ ra rằng, họ cần phải cố gắng rất nhiều để hòa nhập được với nền văn hóa mà các ông chủ ngoại quốc đã mang đến áp dụng tại đất nước của họ Nhiều ứng viên than phiền rằng khi làm việc cho các công ty nước ngoài họ đã phảisống một cuộc sống "hai mang", nghĩa là tại công sở họ phải sống cuộc sống

phương Tây, chỉ khi rời sở về nhà họ mới được trở lại là mình như vốn có Văn hoácông ty kiểu Mỹ Phần lớn các ứng viên rất muốn được làm việc trong các công ty

có quốc tịch Mỹ Để vào được các công ty này, ứng viên phải trải qua nhiều vòng thi rất khắt khe Tuy nhiên, để hòa nhập được với tập thể nhân viên công ty, ứng viên cần phải biết nhiều điều Người Mỹ nói chung là những người có khả năng làm việc độc lập rất cao Nếu được giao làm một công việc nào đó theo nhóm, họ họp nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành, mỗi một cá nhân lại trở về công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau Trong quan hệ công việc giữa cấp trên và cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng Các sếp luôn được ưu ái hơn so với nhân viên dưới quyền ở nhiều điểm: chỗ

để xe riêng, phòng ăn riêng, phòng họp riêng, các chế độ đãi ngộ riêng.Và đó có lẽ cũng là nét đặc trưng của xã hội Mỹ: chức vụ càng cao, anh càng khác biệt với những người cấp dưới, và lúc này người có chức vụ cao thường hạn chế đến mức tối đa các mối quan hệ tiếp xúc với người cấp dưới Trong các công ty Mỹ cơ cấu

tổ chức rất rõ ràng, mỗi nhân viên đều có một chức vụ, vị trí nhất định, và họ khôngđược quên rằng tất cả mọi vấn đề bàn bạc phải được thống nhất với những người lãnh đạo trực tiếp trước khi được báo cáo lên cho lãnh đạo cao cấp Người Mỹ coi chuyện thay đổi công việc là hoàn toàn bình thường Một người lao động bình thường ở nước này có thể thay đổi công việc của mình tới 30 lần trong đời mà không một ai có thể thắc mắc Người Mỹ coi trọng kết quả làm việc chứ không

Trang 2

phải là hình thức làm việc, họ làm việc và bằng mọi giá phải xong việc càng sớm càng tốt chứ không phải sáng cắp ô đi chiều cắp ô về Một nhân viên nếu đã chuyên

về một ngạch nào đó thì cứ vậy mà "đào" kiến thức trong suốt cuộc đời của mình Kiến thức chuyên ngành hẹp càng sâu càng có giá trị Khác với người Nhật, người

Mỹ chỉ chuyên tâm đến chuyên ngành hẹp của mình, cho dù anh ta có thật sự giỏi ởcác lĩnh vực khác Ví dụ một nhân viên đã chuyên về marketing thì có lẽ suốt đời

sẽ phải gắn với cái nghiệp này, mặc dù người đó có khả năng làm được công việc khác Ở Mỹ, việc nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác ít xảy ra, dù vẫn có, bởi chi phí đầu tư vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới (training) rất cao mà nếu không cẩn thận, người lao động có nguy cơ "mất cả chì lẫn chài" Có nhiều điều khá thú vịkhi khám phá văn hóa các công ty kiểu Mỹ Trước hết đó là bí mật kinh doanh Trên các công văn giấy tờ, hồ sơ gửi khách hàng của các công ty quốc tịch Mỹ, đâu

đó chúng ta cũng có thể bắt gặp dòng chữ "Strictly confidential" Mớ giấy lộn (đã

in một mặt) không bao giờ được sử dụng nữa dù chỉ để in bản nháp Tất cả sẽ được cho vào máy cắt và đem hủy Trong nhiều công ty Mỹ, nhân viên làm việc hết mình

và rất sợ bị khách hàng phàn nàn Nếu chẳng may một khách hàng nào đó không vừa ý với cách trả lời điện thoại của cô nhân viên tiếp tân công ty và có ý than vãn điều này với sếp công ty, lập tức cô gái sẽ bị chỉ trích gay gắt và nếu còn lặp lại, các ông chủ sẽ mời cô ta bước ra khỏi cửa mà không thèm nghe lời phân trần hoặc giải thích Tại một số công ty Mỹ người ta không nhận các ứng viên đã từng có người thân làm việc tại đó từ trước, cho dù mối quan hệ không phải là máu mủ ruột

rà Có những công ty trước khi nhận nhân viên vào làm việc buộc nhân viên phải cam đoan không được kết hôn với người cùng công ty hoặc cùng hệ thống công ty,

và nếu lỡ may có ai đó "phải lòng" nhau và quyết định đi đến hôn nhân, giải pháp tốt nhất đối với những người này có lẽ là tự tìm công việc khác và viết đơn xin nghỉviệc Văn hóa công ty kiểu Nhật Người Nhật Bản từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với truyền thống trung thành, "chung thân" với chủ Công ty đối với họ là nhà, sếp là cha là mẹ, đồng nghiệp là gia đình anh em Nếu trong công ty có một vị trí trống, việc đầu tiên của các giám đốc nhân sự là phải ưu tiên cho những người ở các bộ phận khác dư thừa hoặc những người thân của nhân viên công ty Ít khi người ta muốn tuyển dụng người "ngoại đạo" nếu như họ vẫn có thể tìm được người trong công ty thay thế Người Nhật đến với công ty từ lúc hãy còn là một anh sinh viên

"mặt búng ra sữa", làm việc tận tụy, leo những nấc thang nghề nghiệp một cách chậm chạp rồi cứ thế ung dung cho đến tận lúc "về vườn" Cả cuộc đời làm việc họ chỉ biết đến một ông chủ, một công ty Khác với người Mỹ, người Nhật thường được khuyến khích học hỏi nhiều chuyên môn khác nhau Người lao động Nhật

Trang 3

Bản rất có tinh thần trách nhiệm đối với công ty Vì lợi ích của công ty mà người lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là những người

có chức vụ hay không Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên ngành Một người lao động Nhật Bản luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết Và như vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng, tổng hợp Khác với người Mỹ, người Nhật thường không phân chia ranh giới giữa chủ và tớ, tất cả khi đã bắt tay vào việc là cùng một chí hướng, cùng một nhiệthuyết vì lợi ích của công ty Tại công sở tất cả đều ăn mặc như nhau, cùng làm việcnhư nhau và tôn trọng nhau Những áo choàng đắt tiền, xe hơi sang trọng, điện thoại di động đới mới, đồng hồp Thụy Sĩ đối với các ông bà sếp người Mỹ là những thứ bắt buộc có để khoe mẽ thì đối với người Nhật bị coi là những thứ khó chấp nhận Người Mỹ làm việc độc lập, và mọi vấn đề đã có cấp lãnh đạo giải quyết Người Nhât thì không thế, mọi vấn đề liên quan đến công ty được đưa ra bànluận trước tập thể, vì vậy tập thể đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống vănhóa của công ty

Câu hỏi: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa văn hóa công ty của Nhật bản và văn hóa công ty của Mỹ Rút ra nhận xét cần thiết về các mô thức văn hóa kể trên.

Bài tập 1 Sự khác biệt của Văn hóa phương Đông và Phương Tây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý như thế nào?

Tiêu chí khác biệt về văn hóa

Kiểu văn hóa

Tiêu chí quản lý bị ảnh hưởng Nội dung ảnh hưởng

QL phương Đông QL phương Tây

Văn hóa phương Tây Văn hóa phương Đông

Đặc trưng Tính tập thể Tính cá nhân Cách làm việc Làm việc nhóm Làm việc độc lập

Quan hệ ứng xử Trọng lý, thẳng thắn Trọng tình

Trang 4

mối quan hệ Văn hóa ứng xử trong quản lý Quan hệ, ứng xử dựa trên hiệu quả côngviệc, xếp và nhân viên khác biệt nhau/

Không có quan hệ phi tổ chức Quan hệ dựa trên lòng trung thành, sếp như cha, đồng nghiệp như anh em

/ Quan hệ phi tổ chức loằng ngoằng, phức tạp

Giải quyết vấn đề Đi thẳng vào vấn đề Loanh quanh, né tránh vấn đề Cách thức giải quyết vấn đề quản lý Vào thẳng công việc, càng nhanh càng tốt Né tránh, đùn đẩy, thường “mượn gió bẻ măng”

Giờ giấc Đúng giờ Cao su Hội họp trong quản lý Tôn trọng giờ giấc Cao su, lề mềVai trò của Sếp Vừa phải, chỉ hơn nhân viên chút đỉnh Sếp là cái bóng lớn, là cha

mẹ của nhân viên Chủ thể quản lý Chỉ huy, phối hợp hành động với nhân viên Chỉ bảo, ra quyết định và nhân viên làm theo

Câu 2 So sánh chuẩn mực đạo đức xưa và nay ảnh hưởng tới hoạt động quản

lý như thế nào?

Chuẩn mực đạo đức Xưa Nay

Nghĩa vụ Vua-Tôi Trung Vua Trung Nước, Trung Đảng

Cha - Con Cha Từ / con hiếu Cha có trách nhiệm/ con phải hiếu thảo

Vợ - Chồng Tam tòng, tứ đức/ Năm thê 7 thiếp

Tùy tâm tùy tánh/

Bất hiếu – láo cha mẹ

Bất nhân – ác độc với con người

Bất nghĩa – thất tình, thất tín với người khác

Ít người ăn năn, hổ thẹn

Trang 5

Thiện và Ác Nhân – Bất nhân

Có lòng yêu thương con người Vô tâm, thờ ơ, lãnh cảm

Nghĩa – Bất nghĩa

Trọng tình trọng nghĩa Vì lợi, không có lợi cho mình thì rời bỏ quan hệ

Hiếu – Bất hiếu Hiếu thuận Hờ hững, lạnh nhạt, vô tâm, vô cảm

Trung – Bất trung Trung Quân, sẵn sàng chết Thích thì ở , không thích thì đi

Tín Bất tín

Vị tha – Vị kỷ Khuynh hướng vị tha Khuynh hướng vị kỷ

Ảnh hưởng tới quản lý NTN?

Nội dung Bao cấp Thị trường

Triết lý ql Xây dựng KT Chỉ huy Xây dựng KT Thị trường

Hệ quan điểm ql - Nhà nước sở hữu tư liệu

- Nhà nước tổ chức sản xuất

- Nhà nước phân phối sản phẩm - Nhà nước sở hữu các tư liệu chủ yếu, các thành phần khác đồng sở hữu

- Nhiều thành phần tổ chức, quản lý sản xuất

- Phân phối theo cơ chế thị trường

Hệ khái niệm ql Sở hữu Nhà nước, Bao cấp, xin cho, tem phiếu v v Thị trường, lao động, việc làm, giá cả, giá trị, cung, cầu v v

Hệ chuẩn mực ql Tất cả đều phải theo sắp đặt của Nhà nước: Nhà nước có kế hoạch

từ trung ương, phân phối xuống các địa phương, các ngành và các lĩnh vực Cấm chân trong chân ngoài v v Tất cả phải tuân theo quy luật của thị trường: Quy luậtcung cầu, quy luật giá trị thặng dư, quy luật giá cả, giá trị; Quy luật cạnh tranh

………

Trang 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ

- Văn hóa: là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra hoặc tác động vào, nhằm mục đích phục vụ cuộc sống con người

- Văn hóa quản lý: là hệ thống những triết lý, những hệ quan điểm và hệ chuẩn mực

về quản lý được xây dựng trên nền tảng quan hệ quản lý và được biểu hiện trong môi trường quản lý như là những giá trị vật chất và tinh thần chung của tổ chức, có tác dụng định hướng, kiểm soát, điều chỉnh và động viên các chủ thể tham gia và quá trình quản lý đạt được mục tiêu chung một cách hiệu quả

2 Nội dung

2.1 Văn hóa quan hệ quản lý

- Triết lý quản lý: là một quan điểm được phát biểu dưới dạng cô đọng nhất, đúc kết nhất và có tác dụng định hướng và điều chỉnh toàn bộ tư duy và hoạt động của chủ thể trong hoạt động quản lý

• Được xem như kim chi nam cho mọi hoạt động của chủ thể quản lý

- Hệ quan điểm quản lý: là toàn bộ những tư tưởng của chủ thể quản lý xuất phát từtriết lý quản lý có tác dụng định hướng chiến lược, sách lược, kế hoạch, mục tiêu, nội dung, phương thức tiến hành quản lý

• Là những quan điểm quản lý nhằm chi tiết hóa, hiện thực hóa triết lý quản lý

- Hệ khái niệm quản lý: thực chất là bộ khái niệm công cụ được đưa ra để lý giải cho triết lý và quan điểm quản lý

- Hệ chuẩn mực quản lý: là tổng thể những nguyên tắc quy định, những quy tắc xử

sự có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát hành vi trong quá trình quản lý

• Nhằm lấy chuẩn mực làm tiêu chuẩn cho hành động của mình

Trang 7

hoạt động cụ thể trong hệ quan điểm quản lý.

• Mọi cá nhân trong cơ cấu tổ chức phải thấm nhuần hệ khái niệm quản lý để diễn giải, lý giải về mục tiêu hoạt động, nắm rõ quy tắc xử sự trong hệ thống

- Quan hệ quyền lực: là dạng quan hệ phổ biến tất yếu trong hoạt động quản lý

• Có sự chỉ huy - phục tùng

• Có sự ủy quyền - quan hệ về quyền lực giữa người với người

- Quan hệ thông tin: là dạng quan hệ phổ biến trong quản lý

• Thiếu thông tin tổ chức không thể vận hành được

• Hoạt động thông tin phải thông suốt, chính xác, xác thực Là do văn hóa điều chỉnh

- Quan hệ phi tổ chức: là những quan hệ ngoài cơ cấu

• Là dạng quan hệ ẩn sau các quan hệ chính thức

• Ảnh hưởng tới quan hệ chính thức cho phép thiết lập bè, cánh, dây ở trong tổ chức chính thức

2.3.Văn hóa môi trường quản lý

- Môi trường quản lý được hiểu là toàn bộ không gian mà ở đó hoạt động quản lý được diễn ra gồm môi trường vật chất và môi trường phi vật chất

 Môi trường vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng của xã hội và cơ sở vật chất của tổ chức nơi mà hoạt động quản lý sẽ diễn ra

• Kiến trúc nội, ngoại thất

• Công nghệ, sản phẩm

• Cơ cấu tổ chức, các phòng ban

• Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu

• Trang phục, phương tiện đi lại

• Hình thức mẫu mã sản phẩm, ấn phẩm

 Môi trường phi vật chất: là toàn bộ giá trị tinh thần của văn hóa tồn tại bên trong

và bên ngoài tổ chức

• Giá trị bên ngoài: là giá trị tinh thần của tổ chức

• Giá trị bên trong: là biểu hiện trong văn hóa quan hệ quản lý

CÂU 2: Phân tích những nội dung chủ yếu của Văn hóa quan hệ quản lý

1 Khái niệm:

Văn hóa quan hệ quản lý là văn hóa quản lý được bộc lộ trong mối quan hệ quản lý,trong đó bao gồm triết lý quản lý, hệ quan điểm quản lý, hệ chuẩn mực quản lý, hệ khái niệm về quản lý và được biểu hiện trong những quan hệ nhất định giữa chủ thểquản lý và đối tượng quản lý như trong quan hệ về thứ bậc, quan hệ quản lý, quan

Trang 8

hệ thông tin và các mối quan hệ ngoài tổ chức.

2 Nội dung chủ yếu:

2.1 Triết lý quản lý: là 1 quan điểm được phát biểu dưới dạng cô đọng nhất, đúc kết nhất có tác dụng định hướng và điều chỉnh toàn bộ tư duy và hoạt động của các chủ thể quản lý trong hoạt động quản lý

- Được xem như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chủ thể quản lý

- Trong mối quan hệ quản lý, triết lý quản lý hướng toàn bộ hoạt động của cả hệ thống quản lý và tổ chức cũng như những chủ thể của quá trình quản lý hướng theo nó

- Triết lý bao giờ cũng được phát biểu dưới dạng 1 quan điểm nhưng có tính chất

cô đọng và hàm súc Nội dung của triết lý quản lý thường chứa đựng trong các tuyên bố về sứ mệnh hoặc tầm nhìn

- Triết lý quản lý được xây dựng bởi chủ thể quản lý và trải nghiệm thông qua thực tiễn quản lý

- Tùy thuộc vào mỗi loại hình tổ chức mà triết lý quản lý cũng có những khác biệt2.2 Hệ quan điểm quản lý Là toàn bộ những tư tưởng của chủ thể quản lý xuất phát

từ triết lý quản lý có tác dụng định hướng, chiến lược, sách lược, kế hoạch, mục tiêu, nội dung, phương thức tiến hành hoạt động quản lý

- Nhằm chi tiết và hiện thực hóa triết lý quản lý

- Ẩn chứa trong các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển, các tuyên bố về hoạt động và các chính sách

2.3 Hệ khái niệm quản lý Là bộ khái niệm công cụ được đưa ra để lý giải cho triết

lý và quan điểm quản lý

- Được coi là tập hợp các ngôn từ mà dựa vào đó triết lý quản lý hay hệ quan điểm quản lý được phát biểu, xây dựng và kiến giải

2.4 Hệ chuẩn mực quản lý Là tổng thể những nguyên tắc, quy định, những quy tắc

xử sự có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát hành vi, quá trình quản lý

- Hệ chuẩn mực quản lý giống như hệ quy chiếu của 1 đồ thị, khiến chúng phải thường xuyên phải soi chiếu vào đó để lấy những chuẩn mực ở đó làm tiêu chuẩn cho hành động của mình

- Hệ chuẩn mực quản lý thường được phát biểu trong các tuyên bố về những hành

vi được làm hoặc những hành vi bị cấm

- Ẩn chứa trong các tuyên bố công khai như nội quy, quy định của cơ quan và trongcác tuyên bố ngầm định

Trang 9

CÂU 3: Nêu và phân tích khái niệm đạo đức quản lý, trình bày ngắn gọn những biểu hiện của đạo đức quản lý

1 Khái niệm

Đạo đức quản lý là tập hợp những giá trị chuẩn mực về đạo đức, gắn liền với từng chủ thể hoặc đối tượng quản lý, có tác dụng định hướng dẫn dắt và tự kiểm soát hành vi của họ trong khi họ quản lý hoặc tiến hành hoạt động phục vụ tổ chức

- Theo các lý thuyết về tâm lý học, nhà quản lý thể hiên

• Phẩm chất xã hội: hay đạo đức chính trị như quan niệm về thế giới quan, niềm tin,

lý tưởng, lập trường, thái độ chính trị, thái độ lao động biểu hiện trong quá trình quản lý

• Phẩm chất cá nhân hay đạo đức tư cách bao gồm các nết, thói quen, thú ham muốn, bộc lộ trong hành vi quản lý

• Phẩm chất ý chí: tính quyết đoán, tính kỷ luật, tính tự chủ, tính phê phán

• Cung cách ứng xử như tác phong, thái độ, tính khí

Phẩm chất đạo đức cá nhân Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

7 Tôn trọng mọi người

8 Tự phê bình và phê bình đúng lúc 1 Quyết đoán

2 Tư duy phản biện

3 Xử lý tình huống trong điều kiện khó khăn

4 Làm việc nhóm

5 Thích nghi với những biến đổi

6 Tự quản đối với bản thân

7 Ý thức cầu thị, biết lắng nghe, chia sẻ tâm tư, tôn trọng đồng nghiệp

8 Bình tĩnh, hòa nhã, với cấp trên và nhân viên trong xử lý tình huống

Trang 10

9 Trung thực

10 Trách nhiệm đáng tin cậy

2.2 Phong cách quản lý Là một kiểu quản lý hay một cách thức quản lý mà nhà quản lý sử dụng một cách tương đối ổn định tạo thành bản sắc riêng của chính anh

ta trong hoạt động quản lý

- 3 dạng cơ bản: phong cách quản lý chuyên quyền; dân chủ và tự do, tùy ý

- Mỗi phong cách quản lý để thể hiện bản sắc riêng của nhà quản lý, ở đó nó chứa đựng những giá trị đạo đức (nhiều hay ít)

- Dẫn dắt 1 cách tương đối ổn định hành vi của chủ thể quản lý

- Phong cách quản lý thể hiện không nhỏ cá tính cũng như phẩm chất của nhà quản lý

2.3 Đạo đức đối tượng quản lý Là tập hợp các giá trị đạo đức có tác dụng định hướng, điều chỉnh và tự kiểm soát hành vi của đối tượng quản lý khi anh ta thực hiện công việc để phục vụ tổ chức

• Tuân thủ quy tắc xử sự chung

• Sống hòa mình vào môi trường tập thể

CÂU 4: Nêu khái niệm văn hóa doanh nghiệp, trình bày ngắn gọn những biểu hiện của nó

1 Khái niệm

Doanh nghiệp = công ty + doanh nghiệp tư nhân

Công ty bao gồm: công ty TNHH, công ty hợp doanh, công ty cổ phần

- Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị tinh thần của 1 doanh nghiệp, bao gồm triết lý kinh doanh, hệ quan điểm quản lý, hệ chuẩn mực kinh doanh và những biểu hiện mang tính vật chất khác, có tác dụng vừa để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, vừa định hướng điều chỉnh và kiểm soát hành vi của toàn

bộ doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh nhằm mục tiêu đạt lợi nhuận một cách trong sáng và tích cực nhất

2 Biểu hiện

2.1 Triết lý kinh doanh Là quan điểm kinh doanh được phát biểu hoặc tuyên bố

Trang 11

dưới dạng cô đọng và hàm súc nhất, có tác dụng hướng dẫn toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh

- Triết lý kinh doanh là tư tưởng kinh doanh bao trùm nhất, có tác dụng chi phối toàn bộ hệ quan điểm quản trị và hệ chuẩn mực của doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh có thể tìm thấy trong các tuyên bố về tầm nhìn hoặc sứ mệnh của doanh nghiệp

2.2 Hệ quan điểm quản trị doanh nghiệp Hệ quan điểm quản trị doanh nghiệp là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của chủ doanh nghiệp xuất phát từ triết lý kinh doanh, có tác dụng định hướng chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nội dung và phương thức tiến hành hoạt động quản trị doanh nghiệp

- Hệ quan điểm về quản trị doanh nghiệp được chủ doanh nghiệp xây dựng triển khai, cụ thể hóa triết lý kinh doanh, biến nó thành mục tiêu, chương trình hoạt động, những chiến lược hoặc kế hoạch dài hạn, những sách lược hoặc kế hoạch ngắn hạn các biện pháp thực hiện

- Hệ quan điểm quản trị có tác dụng chi phối toàn bộ các hành vi quản trị trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hướng vào mục tiêu thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn của mình

2.3 Hệ chuẩn mực của doanh nghiệp Là tổng thể những nguyên tắc, quy định, quy tắc xử sự có tác dụng điều chỉnh và kiểm soát hành vi của toàn bộ doanh nghiệp trong quá trình quản lý

- Là tập hợp các hành vi được làm và không được làm, nên làm và bị cấm

- Xuất phát từ nền tảng làm việc như thế nào để thực hiện tốt triết lý kinh doanh và triển khai tốt hệ quan điểm quản trị

- Hệ chuẩn mực kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, không đi ngược lại với lợi ích của doanh nghiệp và xã hội

2.4 Biểu hiện vật chất Góp phần tạo nên sự khác biệt trong văn hóa quản lý của mỗi doanh nghiệp

- Kiến trúc nội, ngoại thất: hình dáng, màu sắc, kết cấu của trụ sở doanh nghiệp nhất là khía cạnh màu sắc

- Phản ánh môi trường làm việc bên trong của doanh nghiệp, thứ tự phòng ban và tính trật tự, khoa học trong cách sắp xếp phòng ban để giải quyết công việc môt cách có quy trình

- Công nghệ, sản phẩm: công nghệ hay sản phẩm cũng làm nên 1 nét đặc trưng riêng biệt

- Cùng 1 sản phẩm nhưng chất lượng và quy trình khác nhau cũng đem lại cho

Trang 12

doanh nghiệp bản sắc và sự khác biệt

- Các văn bản quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp

• Được bố trí tại nơi trang trọng hoặc dễ thấy của doanh nghiệp

• Nhằm cho mọi người thường xuyên nhìn thấy và nhắc nhở mình phải tuân thủ cácgiá trị văn hóa phi vật chất đã được công bố

- Các logo biểu tượng, khẩu hiệu

• Mỗi doanh nghiệp đều biểu hiện sự tồn tại và khác biệt của mình thông qua nhãn hiệu, slogan…quảng cáo

- Ngôn ngữ cách ăn mặc phương tiện đi lại, chức danh

• Đây là những nét giá trị văn hóa liên quan đến phong cách phục vụ của từng doanh nghiệp

• Khách hàng sẽ được tiếp xúc với những con người có hình thức gắn bó với doanh nghiệp như thế nào được bộc lộ qua những nét văn hóa này

• Hình thức mẫu mã sản phẩm cuối cùng độc đáo hay khác biệt đều tạo ra bản sắc văn hóa cho doanh nghiệp

PHẦN II – LIÊN HỆ TỔNG HỢP

CÂU 5: Sự khác biệt của Văn hóa phương đông và văn hóa phương Tây ảnh hưởng tới hoạt động quản lý như thế nào?

Tiêu chí khác biệt về văn hóa

Kiểu văn hóa

Tiêu chí quản lý bị ảnh hưởng Nội dung ảnh hưởng

QL phương Tây QL phương Đông

Văn hóa phương Tây Văn hóa phương Đông

Đặc trưng Tính cá nhân Tính tập thể Cách làm việc Làm việc độc lập Làm việc nhóm

Trang 13

/ Quan hệ phi tổ chức loằng ngoằng, phức tạp

Giải quyết vấn đề Đi thẳng vào vấn đề Loanh quanh, né tránh vấn đề Cách thức giải quyết vấn đề quản lý Vào thẳng công việc, càng nhanh càng tốt Né tránh, đùn đẩy, thường “mượn gió bẻ măng”

Giờ giấc Đúng giờ Cao su Hội họp trong quản lý Tôn trọng giờ giấc Cao su, lề mềVai trò của Sếp Vừa phải, chỉ hơn nhân viên chút đỉnh Sếp là cái bóng lớn, là cha

mẹ của nhân viên Chủ thể quản lý Chỉ huy, phối hợp hành động với nhân viên Chỉ bảo, ra quyết định và nhân viên làm theo

CÂU 6: so sánh chuẩn mực đạo đức xưa và nay ảnh hưởng tới hoạt động quản lý như thế nào

Chuẩn mực đạo đức Xưa Nay

Nghĩa vụ Vua-Tôi Trung Vua Trung Nước, Trung Đảng

Cha - Con Cha Từ / con hiếu Cha có trách nhiệm/ con phải hiếu thảo

Vợ - Chồng Tam tòng, tứ đức/ Năm thê 7 thiếp

Tùy tâm tùy tánh/

Bất hiếu – láo cha mẹ

Bất nhân – ác độc với con người

Bất nghĩa – thất tình, thất tín với người khác

Ít người ăn năn, hổ thẹn

Trang 14

Thiện và Ác Nhân – Bất nhân

Có lòng yêu thương con người Vô tâm, thờ ơ, lãnh cảm

Nghĩa – Bất nghĩa

Trọng tình trọng nghĩa Vì lợi, không có lợi cho mình thì rời bỏ quan hệ

Hiếu – Bất hiếu Hiếu thuận Hờ hững, lạnh nhạt, vô tâm, vô cảm

Trung – Bất trung Trung Quân, sẵn sàng chết Thích thì ở , không thích thì đi

Tín Bất tín

Vị tha – Vị kỷ Khuynh hướng vị tha Khuynh hướng vị kỷ

ảnh hưởng tới quản lý

Nội dung Bao cấp Thị trường

Triết lý ql Xây dựng KT Chỉ huy Xây dựng KT Thị trường

Hệ quan điểm ql - Nhà nước sở hữu tư liệu

- Nhà nước tổ chức sản xuất

- Nhà nước phân phối sản phẩm - Nhà nước sở hữu các tư liệu chủ yếu, các thành phần khác đồng sở hữu

- Nhiều thành phần tổ chức, quản lý sản xuất

- Phân phối theo cơ chế thị trường

Hệ khái niệm ql Sở hữu Nhà nước, Bao cấp, xin cho, tem phiếu v v Thị trường, lao động, việc làm, giá cả, giá trị, cung, cầu v v

Hệ chuẩn mực ql Tất cả đều phải theo sắp đặt của Nhà nước: Nhà nước có kế hoạch

từ trung ương, phân phối xuống các địa phương, các ngành và các lĩnh vực Cấm chân trong chân ngoài v v Tất cả phải tuân theo quy luật của thị trường: Quy luậtcung cầu, quy luật giá trị thặng dư, quy luật giá cả, giá trị; Quy luật cạnh tranh

CÂU 7: Phân tích nội dung quan hệ quản lý của trường ĐH Khoa học

Triết lý Trở thành trường ĐH đa ngành, chất lượng cao, có vị thế trong hệ thống giáo dục của ĐH Việt Nam và Quốc tế

Hệ quan điểm - Cung cấp nguồn nhân lực cho XH

- Phục vụ CNH – HĐH khu vực miền núi phía Bắc và cả nước

- Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững XH

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, cơ chế làm việc cởi mở coi trọng nhân tài

Trang 15

Hệ khái niệm - Giáo dục và đào tạo

- Nguồn nhân lực trình độ cao

- Lĩnh vực khoa học cơ bản và ứng dụng

- Hệ thống giáo dục đại học

- Khả năng nghiên cứu, tác phong chuyên nghiệp

Hệ chuẩn mực - Trở thành trường ĐH đa ngành

- Có chất lượng và vị thế trong XH

- Là cái nôi đem đến sự thành công cho SV, nhà nghiên cứu

- Sự thịnh vượng, phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp địa phương

CÂU 8: Phân tích nội dung quan hệ quản lý của công ty TNHH SUFAT Việt Nam

Triết lý - Xây dựng đơn vị sản xuất chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp xe máy và chăm sóc khách hàng

Hệ quan điểm - Kinh doanh hiệu quả, tạo tối đa lợi nhuận

- Xác định con người là cốt lõi

- Đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất

- PR thương hiệu rộng rãi

- Xây dựng thể chế văn hóa riêng biệt

Hệ khái niệm - Giá cả cạnh tranh

- Sản xuất – kinh doanh hiệu quả

- Chính sách ưu đãi với khách hàng

- Bảo vệ môi trường

- Thị trường cạnh tranh

Hệ chuẩn mực - Chất lượng kiểu dáng riêng biệt

- Chất lượng phục vụ tốt nhất

- Áp dụng chương trình 5S vào sản xuất

- Chính sách đãi ngộ, đào tạo CBCNV

CÂU 9: phân tích sự khác biệt giữa 3 mô hình phong cách quản lý, đánh giá mức độ đạo đức trong từng phong cách đó.

Phong cách

Đặc điểm Đối tượng sử dụng

Ưu điểm

Ngày đăng: 08/07/2015, 06:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w