Chất lượng thông tin đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến

Một phần của tài liệu câu hỏi ôn tập quản trị ngân hàng thương mại đại học thương mại (Trang 48)

chất lượng của XHTDNB, nhưng thực tế thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy diễn ra rất phổ biến ở mọi lĩnh vực.

-Hiện nay các NHTM Việt Nam chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu riêng, đáng tin cậy, và

đầy đủ phục vụ cho việc đánh giá, xếp hạng khách hàng.

3. Giải pháp hoàn thiện XHTD tại các NHTM

Thứ nhất; Hoàn thiện mô hình tổ chức và nhân sự ---Thứ hai; Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng ---Thứ ba; Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ ---Thứ tư; Giám sát việc triển khai và ứng dụng XHTD trong hoạt động tín dụng ---Thứ 5 là; NHNN và các cơ quan quản lý nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý ---Thứ 6 là; Nâng cao chất lượng thông tin của tổ chức CIC

Câu 29: thực tế sử dụng, phát triển các giao dịch phái sinh ngoại hối trong thời gian qua: Các công cụ phái sinh (Derivative Securities) là những công cụ được phát hành trên cơ

sở những tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa… nhằm mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Nó bao gồm: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn. Thực trạng sử dụng các giao dịch phái sinh ngoại

hối trong thời gian qua:Thị trường phái sinh Việt Nam phát triển rất khiêm tốn với những

chương trình thí điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về các loại giao dịch kỳ hạn, giao ngay, quyền chọn, hoán đổi… Một số sản phẩm phái sinh phức tạp đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế và hầu hết là do các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện. Tại Việt Nam, phái sinh tiền tệ là công cụ phái sinh xuất hiện sớm nhất, chủ yếu ở các ngân hàng (Vietcombank, Techcombank, Eximbank, HSBC, Citibank…) nhưng số lượng khách hàng còn ít với khối lượng giao dịch khá nhỏ so với nhu cầu có thật của thị trường về phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Nghiệp vụ kỳ hạn mà các NHTM thường xuyên thực hiện nhất là mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Ngoại thương Việt Nam khiến nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại hối của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng tăng cao. Đây là tiền đề giúp hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ phát huy hiệu quả và được chú trọng sử dụng. Tuy nhiên, thời

gian đầu phát triển, nghiệp vụ kỳ hạn ngoại tệ tại các NHTM vẫn chưa phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với giao dịch giao ngay. Theo thống kê của BIS, tỷ trọng giao dịch kỳ hạn trên thế giới tăng liên tục, Trong khi đó, tại các NHTM Việt Nam mua bán kỳ hạn ngoại tệ tăng rất ít đi kèm với tăng trưởng vượt bậc trong doanh số mua bán ngoại tệ khiến tỷ trọng doanh số mua bán kỳ hạn gần như không thay đổi. Đặc biệt từ năm 2012, giá trị hợp đồng kì hạn tăng gấp gần 5,5 lần so với năm 2011. Đến nay, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn đã được triển khai thực hiện tại hầu hết những ngân hàng thương mại (NHTM) lớn như: Agribank,

Eximbank, Techcombank, VCB, BIDV, HSBC, Sacombank, Vietinbank, MB… Tại các ngân hàng, mua bán ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện qua hệ thống xử lý và hạch toán tự động. Khi thanh toán, khách hàng chuyển khoản qua tài khoản Nostro tại ngân hàng nước ngoài hoặc tại Sở Giao dịch NHNN. Giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện qua hệ thống

Reuters, phone, fax... Giao dịch mua bán với các định chế tài chính chưa tham gia hệ thống giao dịch Reuters thực hiện bằng hợp đồng ký qua Fax, bản gốc gửi qua EMS. Nghiệp vụ này thường do phòng kinh doanh ngoại tệ phụ trách. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ được thực hiện với tất cả các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, CAD, GBP, JPY, SGD, AUD, HKD, CHF, CNY... và các ngoại tệ khác theo nhu cầu của khách hàng. Nghiệp vụ tương lai không được các NHTM Việt Nam sử dụng nhiều như các CCPS khác trong mục đích phòng vệ. Chính vì vậy, giao dịch tương lai tài chính không phát triển. Nghiệp vụ tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các NHTM làm trung gian. Cho tới nay, các ngân hàng đều đã thực hiện quyền chọn ngoại tệ với các đồng tiền tự do chuyển đổi như USD, CAD, JPY, CHF, SGD, AUD, GBP, HKD. Các ngân hàng thường quy định quy mô tối thiểu hợp đồng quyền chọn tương đương 100.000 USD (Techcombank, VCB, MB…).Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng.

Câu 31: Tại sao nói cho thuê tc là gđ phát triển cao của tín dụng thuê mua trong nền kinh tế

Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (tài sản này có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác...) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (khách hàng có nhu cầu thuê thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế)

Lợi ích của cho thuê tài chính:

- Thuê tài chính giúp tiếp cận được với rất nhiều loại tài sản, từ những thiết bị văn phòng đến các phương tiện và các dây chuyền sản xuất hiện đại. Mặc dù thuê tài chính không trực tiếp chuyển vốn nhưng hình thức này có thể giúp giảm lượng cần để khởi sự hoặc mở rộng doanh nghiệp.

- Thuê tài chính cũng giúp doanh nghiệp bắt kịp với công nghệ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu ngành kinh doanh phải dựa nhiều vào các công nghệ tân tiến như thế hệ máy tính mới nhất, các công cụ truyền thông, dây chuyền công nghệ mới hoặc các thiết bị khác. Nhiều hợp đồng thuê ngắn hạn có thể sẽ tiết kiệm hơn là việc sau một hai năm lại mua thiết bị mới.

- việc đi thuê ts sẽ được chấp thuận nhanh hơn nhiều so với các khoản vay tín dụng, và không cần nhiều thủ tục giấy tờ phiền hà, các yêu cầu về tín dụng cũng dễ chịu hơn. Nhất là với các doanh nghiệp đang ở giai đoạn khởi đầu, việc thuê tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng.

- Cho thuê tài chính đặc biệt có lợi với những công ty có ý định giữ lại tài sản sau khi hết thời hạn thuê. Trong một hợp đồng thuê tài chính, tài sản sẽ hiện dần lên trong bảng cân đối và khoản nợ thì sẽ được hoàn trả dần trong thời gian thuê.

- Khi lựa chọn thuê thiết bị thay vì mua, sẽ tránh được một khoản tiền trả ngay lớn. Bằng cách dãn khoản thanh toán ra theo vòng đời của tài sản, có thể bù đắp được chi phí thiết bị với các khoản sinh lời từ việc đầu tư đó. Thêm vào đó, việc trả các khoản thanh toán cố định hàng tháng giúp cân đối được các khoản phải trả dự tính, tạo thuận lợi cho việc thu xếp nguồn vốn và báo cáo số liệu.

- Sau cùng, việc thuê tài sản cũng có thể sẽ tốn kém hơn việc đi mua, nhưng nếu dòng tiền là một vấn đề quan trọng, vậy thì thuê tài chính sẽ là một lựa chọn rất hấp dẫn.

Các lợi ích chính:

- Nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn đổi mới máy móc thiết bị; phương tiện, dây chuyền sản xuất…

- Thủ tục đơn giản và yêu cầu về tín dụng thấp; - Không cần bảo lãnh, thế chấp;

-Cải thiện dòng tiền và khả năng chi trả;

- Chi phí của giải pháp được bù đắp song song với lợi ích của giải pháp; - Ổn định các nguồn phải thanh toán;

Ngoài ra, dịch vụ của các CTTC rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng:

+Thời gian xử lý nhanh ( Công ty Cho thuê tài chính NHCT VN (VietinbankLC )từ 3 tới 5 ngày làm việc)

+Lãi suất ưu đãi

+Không bị hạn chế về hạn mức tín dụng từ Ngân hàng +Hỗ trợ các doanh nghiệp mới

+Các lựa chọn thanh toán linh hoạt +Quan hệ với nhà cung cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Hỗ trợ về thủ tục và kỹ thuật

=> cho thuê tc là biện pháp tối ưu cho doanh nghiệp, là gđ phát triển cao của tín dụng thuê

mua trong nền kinh tế

Câu 1: các loại sản phẩm phái sinh ngoại hối của NHTM? Thực trạng

Câu 2: Nhận xét bình luận “Hầu hết các NHTM ở Việt Nam hiện nay đều phải đối mặt với vấn đề rủi ro kì hạn”

Câu 3: Tại sao dịch vụ bảo lãnh NH lại gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây tại VN?Hình thức bảo lãnh NH nào phổ biến hiện nay?

Câu 4: Các phương pháp chủ yếu mà NHTM có thể áp dụng để thanh lí tín dụng?. Tại sao nói làm đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản là biện pháp cuối cùng để ngân hàng thanh lí nợ

Câu 6 Bao thanh toán là gì? Cho nhận xét về sự phát triển dịch vụ bao thanh toán của NHTM Việt Nam?

Câu 7Trình bày sự khác biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động, chỉ ra những thách thức đối với sự phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở VN?

Câu 8Nhận xét về thực tế quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM Việt nam hiện nay?

Câu 9Bình luận câu nói “Việc làm đầu tiên của Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam là giải quyết vấn đề nợ xấu”

Câu 10Anh (chị) xây dựng mô hình quản trị rủi ro cho NHTM Việt Nam hiện nay

Câu 12Nêu quan điểm của anh chị về nhận định “Rủi ro thanh khoản có thể làm ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản”

Câu 13Nhận xét của anh chị về thực trạng giám sát NHTM theo Basel II?

Câu 14Phân tích các nhân tố tác động đến giá dịch vụ của NHTM, liên hệ thực tế ở VN hiện nay?

Cau 15Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng của NHTM

Câu 16: Có quan điểm cho rằng: Quản trị rủi ro trong ngân hàng là công việc của riêng khối quản lí rủi ro. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao?

Câu 17: Hãy nêu những tổn thất chính mà rủi ro gây ra cho ngân hàng thương mại? Tại sao ngân hàng không loại bỏ rủi ro mà phải chấp nhận rủi ro ở một mức độ hợp lí?

Câu 18 Trình bày quan điểm cá nhân của Anh (chị) về giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của NHTM hiện nay?

Câu 19 Thế nào là rủi ro tín dụng? Nhận xét của Anh chị về thực tế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam thời gian qua?

Câu 20: Hãy phân tích mối quan hệ giữa rủi ro lãi suất với rủi ro thanh khoản. liên hệ thực tế về QTRRLS của NHTMVN?

Câu 21: biện pháp tăng thu nhập tăng lợi nhuận trong NHTM?

Câu 22: Hãy trình bày nội dung các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Phân tích các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó?

Cau 24: Nêu nhận xét của anh (chị) về thực tế các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay. Tại sao lại nói: “ngân hàng nên coi rủi ro là một yếu tố chi phí cần phải tính đối với một khách hàng”?

Câu 25. thế nào là kết quả kinh doanh của NHTM, các yếu tố tác động? Câu 26 các biện pháp giảm rủi ro tín dụng giảm rủi ro tác nghiệp

Câu 27.cho thuê tài chính khác tín dụng ngân hàng? Thực trạng?

Câu 28: Tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Thực trạng công tác này tại các NHTM ở Việt Nam

Câu 29. thực tế sử dụng các giao dịch phái sinh ngoại hối trong thời gian qua Câu 30. nhận xét về thực trạng phát triển dịch vụ phái sinh của NHTM?

Một phần của tài liệu câu hỏi ôn tập quản trị ngân hàng thương mại đại học thương mại (Trang 48)