nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em

99 617 0
nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong mọi thời đại, trẻ em luôn là mầm xanh tương lai của đất nước, cần được chúng ta chăm sóc và bảo vệ. Thực tế ngày nay, do sự đi lên của xã hội, nền kinh tế, khoa hoc công nghệ phát triển một mặt đã đem lại cho chúng ta những điều kiện thuận lợi để chăm sóc và nuôi dạy trẻ em, nhưng mặt khác cũng đặt trẻ trước nhiều vấn đề gây cho trẻ không ít khó khăn như áp lực học hành, sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ, sự tập nhiễm các thói xấu xã hội, sự ham mê những lối sống hiện đại Đây là những yếu tố có ảnh hưởng chính đến vấn đề SKTT của mọi người nói chung và của trẻ em nói riêng. RLPL là bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý (xung đột tâm lý) ở những người nhân cách yếu, dễ bị ám thị, ít kinh nghiệm sống, đặc biệt xảy ra ở nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên do áp lực của học hành hay cuộc sống gia đình không hạnh phúc (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, hắt hủi ). Các RLPL hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam và có thể phát sinh thành những rối loạn mang tính chất tập thể. Tại viện Nhi, hằng năm RLPL chiếm 50 – 53% tổng số bệnh nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần điều trị tại khoa. [17,216] Do việc nghiên cứu và điều trị RLPL ở trẻ em có tầm quan trọng như vậy nên ở nhiều nước trên thế giới các nhà tâm thần học cũng như các nhà lâm sàng nhi khoa đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề này. Các nhà lâm sàng nhi khoa có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh nhân RLPL. Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn các nhà nhi khoa vẫn chưa thực sự quan tâm đến căn bệnh này nên tình trạng chẩn đoán nhầm và điều trị bệnh vẫn như là một bệnh cơ thể trong một thời gian dài khiến cho gia đình trẻ và chính bản thân trẻ hoang mang, lo lắng, gây nên tâm lý nặng nề khiến cho việc điều trị về sau khó khăn hơn. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào có tính chất thực sự chuyên sâu và hệ thống về RLPL. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trẻ em” với mục đích góp phần đánh giá đúng thực trạng căn bệnh RLPL, hệ thống về đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị RLPL, bước đầu đánh giá các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến RLPL ở trẻ em. Với đề tài này tôi hy vọng sẽ giúp đỡ phần nào các nhà lâm sàng nhi khoa nói chung cũng như các nhà tâm thần nhi nói riêng có cái nhìn cụ thể hơn về RLPL ở trẻ em, xây dựng biện pháp phòng ngừa và điều trị RLPL một cách hợp lý hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Việc tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em” sẽ góp phần đánh giá thực trạng các yếu tố tâm lý, xã hội gây nên RLPL ở trẻ em. Trên cơ sở đó tạo dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm RLPL ở trẻ em, đảm bảo sức khoẻ về cả tinh thần và thể chất cho các em. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ và giải quyết một số nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu: các khái niệm liên quan, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của RLPL, các triệu chứng, chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt RLPL, các mô hình trị liệu cho trẻ có RLPL. + Tìm hiểu các đặc điểm tâm lý và một số yếu tố liên quan đến RLPL ở trẻ em. + Đánh giá kết quả trị liệu tâm lý cho trẻ có RLPL. + Trên cơ sở các kết quả thu được từ các hồ sơ tâm lý, đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm cho trẻ có RLPL. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số yếu tố tâm lý - xã hội có liên quan đến RLPL ở trẻ em. 5. Khách thể nghiên cứu 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Đề tài nghiên cứu trên 12 trường hợp cụ thể đã được khám và điều trị tại khoa Tâm bệnh - Viện Nhi Trung ương, đi sâu vào phân tích 5 trường hợp điển hình của RLPL. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6. 1. Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến RLPL như: tâm bệnh học, tâm thần học, sức khoẻ tâm thần cộng đồng, các tài liệu của tổ chức y tế thế giới, một số tài liệu tâm lý học của Mỹ, Pháp, bảng phân loại bệnh quốc tế ICD- 10, DSM - IV Tuy các tài liệu vẫn còn chưa nhiều nhưng tôi cũng đã cố gắng sàng lọc cho một cơ sở lý thuyết chung nhất để làm cơ sở lý luận cho khoá luận tốt nghiệp này. Với những tài liệu nói trên, tôi đã xây dựng một hệ thống lý thuyết để đối chiếu vào thực tiễn, nhằm tìm ra mối tương quan với thực tiễn. Khi phân tích các trường hợp RLPL, tôi đã xem xét dưới góc độ khoa học tâm lý nói chung, tâm lý học lâm sàng nói riêng và tâm bệnh học để lý giải những nội dung chính cần nghiên cứu. 6. 2. Phương pháp quan sát: Quan sát là một phương pháp nghiên cứu trong đó người quan sát sử dụng các quá trình tri giác để thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định [25]. Quan sát ở đây chủ yếu là nét mặt, cử chỉ, lời nói, ứng xử, thái độ, khả năng nhận thức của đối tượng nghiên cứu. Quan sát phải được tiến hành nhiều lần, sau mỗi lần phải có ghi chép tỉ mỉ. 6.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng: Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu tâm lý học, thông qua việc tác động tâm lý xã hội giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của người nghiên cứu. Phỏng vấn lâm sàng (còn gọi là hỏi chuyện lâm sàng) là một khâu quan trọng nhất của các kỹ thuật tâm lý lâm sàng, được sử dụng trong thực hành tâm lý cũng như trong nghiên cứu tâm lý học lâm sàng. Trong nghiên cứu, 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 phỏng vấn lâm sàng được tiến hành giữa người nghiên cứu và khách thể. Mục đích của hỏi chuyện lâm sàng nhằm thu thập được các thông tin về khách thể, bao gồm các dữ liệu về lịch sử cuộc đời, tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng, các thói quen, các khả năng, các cách thức ứng xử, các năng lực và xu hướng nhân cách Thông qua quá trình phỏng vấn, người nghiên cứu ghi nhận những biểu hiện quan sát được ở bệnh nhân. 6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Nghiên cứu trường hợp (nghiên cứu ca) trong lâm sàng là phương pháp nghiên cứu một cá nhân cụ thể trong một tình huống lâm sàng để thu thập những thông tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu nào đó nhằm phục vụ cho một mục tiêu đánh giá, chẩn đoán hoặc trị liệu lâm sàng. Việc xây dựng một trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều dữ liệu thu thập được thông qua các phương pháp và các kỹ thuật khác nhau như phỏng vấn lâm sàng, quan sát, các test đánh giá, cho phép đánh giá hay chẩn đoán bản chất của vấn đề, các nguyên nhân về sự phát sinh,các chức năng và các hậu quả của nó. Trong nghiên cứu các trường hợp được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. 6.5. Trắc nghiệm đo lường tâm lý: Đây là phương pháp sử dụng các test đã được chuẩn hoá về kỹ thuật sử dụng nhằm đánh giá, đo lường một chỉ báo về tâm lý của một người hay nhóm người trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hoá hoặc một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. Trắc nghiệm có thể là những bài toán, câu hỏi, hình ảnh, Phương pháp này được sử dụng trong đề tài dùng để chẩn đoán RLPL nhằm làm sáng tỏ vấn đề mà quan sát và trò chuyện không thực hiện được. Các trắc nghiệm sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: - Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc hành vi CBCL (Child Behaviour Check List) : Do Achenbach T.M đưa ra gồm hai loại bảng: 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Một loại bảng dành cho trẻ từ 4 đến 18 tuổi, do cha mẹ trẻ khai (CBCL: Child Behaviour Check List for ages 4 – 8 for parent) + Một loại bảng dành cho trẻ từ 11 – 18 tuổi, do trẻ tự khai (YSR: Youth Sefl Report) - Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (BDI: Beck Depression Inventory) - Trắc nghiệm lo âu của Zung (Sefl Rating Anxiety Scale) ứng dụng cho những trẻ trên 11 tuổi. - Đánh giá IQ của bệnh nhân bằng trắc nghiệm Raven - Một số trường hợp được làm các test phóng chiếu như CAT, vẽ tranh theo chủ đề để làm rõ một số nét tính cách của trẻ. 7. Giả thuyết nghiên cứu: Có thể giả thuyết RLPL ở trẻ em được nảy sinh do ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý như: lứa tuổi, giới, xu hướng tính cách, trí tuệ, cách nuôi dưỡng, chấn thương tâm lý, + Các sang chấn tâm lý có liên quan đến đời sống của trẻ gây ra những lo lắng, hẫng hụt cho trẻ như những sự kiện liên quan đến gia đình, trường học, bạn bè + Kiểu hình tính cách của trẻ + Một số kiểu nuôi dưỡng của cha mẹ (quá nuông chiều, đánh mắng, kỳ vọng quá cao). + Khả năng trí tuệ của trẻ. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu: Khái niệm “bệnh Hysteria” (bệnh tử cung) đã có từ thời Hyppocrate. Theo Platon, đó là trạng thái bất thường của tử cung, ông cho rằng tử cung lâu ngày không sinh nở, đã di chuyển khắp cơ thể, dẫn đến nhiều bệnh. Thời trung đại, sự áp chế về tôn giáo, kinh tế và chính trị, đã làm xuất hiện những dịch hysteria lớn. Người ta không cho đó là một bệnh mà cho là một biểu hiện của ma quỷ xâm nhập. Đến thế kỷ 18, Charles Lepois cho rằng bệnh không phụ thuộc vào tử cung vì các bé gái, phụ nữ mãn kinh, đàn ông cũng có thể mắc bệnh. Sydenham Thomas (Anh) gọi hysteria là bệnh bắt chước các bệnh, ông nhận xét sự giống nhau giữa hysteria và bệnh thực thể. Hai nhà thần kinh học người Pháp là Briquet và Charcot (1859) đã kết hợp các biểu hiện đa dạng hysteria thành một đơn vị bệnh riêng. Charcot cho bệnh hysteria là “bệnh giả vờ vĩ đại”, các triệu chứng bệnh thường phát triển trên thể địa nhân cách hysteria, đặc điểm là tính dễ ám thị. Ông mô tả những triệu chứng của hysteria và triệu chứng của bệnh thực thể như lên cơn co giật, liệt, không nói, mù, Babinski (Pháp) cho rằng các triệu chứng của hysteria có những nét giống với triệu chứng thần kinhcủa những bệnh thực thể. Dựa vào kết quả ám thị của thầy thuốckhi khám bệnh mà người bệnh có những triệu chứng này khác, nên Babinski đã đề nghị thay thuật ngữ “hysteria” bằng thuật ngữ “bệnh ám thị”. [7] [13] [20] [29]. Đến năm 1980, Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ “rối loạn chuyển hoán” (Conversion Disorder) trong DSM – III để định nghĩa cho tình trạng mất hoặc thay đổi các chức năng của cơ thể do các xung đột tâm lý hay nhu cầu tâm lý mà cá nhân không giải quyết được thì chuyển thành triệu chứng này hay triệu chứng khác. Thuật ngữ “rối loạn phân ly” cũng bắt đầu được dùng để chỉ một nhóm các rối loạn tâm thần xuất hiện do nguyên nhân tâm lý nhưng chỉ bao gồm 5 nhóm chính [9] [22] : 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Quên phân ly (Dissociative Amnesia). - Cơn bỏ trốn phân ly (Dissociative Fugue). - Rối loạn nhận dạng cơ thể (Dissociative Identity Disorder). - Rối loạn giải thể nhân cách (Depersonalization Disorder). - Các rối loạn không biệt định khác (Dissociative Disorder not otherwise Specified). Đến DSM – IV, về cơ bản vẫn giữ nguyên cách phân loại như trong DSM – III. Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 9 (ICD – 9), Tổ chức y tế thế giới không tách riêng hai rối loạn trên mà gộp chung lại thành một loại và mang tên: “Rối loạn tâm căn hysteria”. Từ năm 1992, để tránh hiểu sai về bệnh, các nhà tâm thần học hiện đại đã thống nhất đổi tên thành các RLPL trong ICD – 10. Hiện nay việc thay thế cụm từ “hysteria” bằng cụm từ “rối loạn phân ly” là một bước phát triển mới vừa mang tính kế thừa vừa mang tính thực tiễn của tâm thần học hiện đại. Tuy nhiên hiện nay thuật ngữ “hysteria” vẫn còn được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến do việc cập nhật kiến thức tâm thần học còn hạn chế. Các nhà tâm thần học, các nhà tâm lý lâm sàng trong thời gian gần đây trên thế giới và cả ở Việt Nam cũng đã bắt đầu đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về căn bệnh này. 1.2. Khái niệm RLPL: 1.2.1. Định nghĩa: - Theo cuốn từ điển Tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện: “Rối loạn phân ly là một bệnh biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, giống đủ loại bệnh như bại liệt, đau bụng, đau nhức, ho khan, tức ngực, mất cảm giác nhưng không thể tìm ra một nguyên nhân thực thể nào”. [27] - Theo cuốn Tâm thần học của Nguyễn Việt: “Rối loạn phân ly là một loại bệnh tâm căn, tức là do căn nguyên tâm lý, xuất hiện sau những sang 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chấn tâm lý trên một nhân cách có những đặc điểm riêng, nói chung là yếu”. [26] - Theo T.S Võ Văn Bản: “Rối loạn phân ly là những triệu chứng lâm sàng không kèm theo tổn thương thực thể. Những rối loạn này thể hiện mất một phần hoặc hoàn toàn sự hợp nhất bình thường giữa trí nhớ quá khứ và ý thức về đặc tính cá nhân, kết hợp với những cảm giác vận động không phù hợp với tổn thương thực thể”.[2] Tóm lại, rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn tâm thần thường xuất hiện sau các SCTL tác động lên những người vốn có nhân cách yếu hoặc loại hình thần kinh nghệ sĩ, biểu hiện lâm sàng đa dạng với nhiều loại triệu chứng giống như bệnh cơ thể của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, nhưng không có bằng chứng tổn thương thực thể. Đặc điểm cơ bản của các rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc kết hợp với tính ám thị, tự ám thị và các triệu chứng có thể hết bằng liệu pháp tâm lý ám thị. [3] [5] [7] [26] [29] Ở trẻ em, RLPL thường gặp nhất là lứa tuổi dậy thì và tiền dậy thì với những nét tính cách nhi hoá thoái lùi, điệu bộ, phô trương, thích hình thức, hoặc ở những trẻ có bố mẹ quá lo lắng, chiều chuộng con. SCTL gây RLPL ở trẻ em có thể là khi trẻ bị đánh mắng, bị phạt ở nhà hoặc ở trường, chứng kiến cảnh người khác bị tai nạn hoặc bị một bệnh nào đó. Đôi khi SCTL dù rất nhẹ cũng có thể gây ra rối loạn này do sự chịu đựng kém của nhân cách yếu. [7] 17] RLPL tập thể: Đa số các RLPL xảy ra trên các cá nhân nhưng cũng có thể phát thành dịch. Năm 1982, Small và Nicholi đã mô tả một dịch RLPL xảy ra ở một nhóm lớn học sinh tiểu học với các biểu hiện: mệt mỏi, chóng mặt, run chân tay sau khi trẻ nam là lớp trưởng bị các biểu hiện như trên. Tại Việt Nam điển hình có dịch RLPL ở đội thanh niên xung phong ở Quảng Bình vào năm 1968, và đội thanh niên xung phong ở Lâm Đồng năm 1977 trong đó có 30 – 50% số thanh niên trong đội có các cơn xung động cảm xúc phân ly như cơn khóc, cơn cười, cơn la hét tập thể làm rung động cả một khu rừng trong điều 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 kiện chiến tranh ác liệt [7, 13]. Đặc biệt gần đây xảy ra ở trường PTTH ở Đà Nẵng, PTTH Hạ Hoà (Phú Thọ), ở Bố Trạch – Quảng Bình đã gây tâm lý hoảng loạn ở các em học sinh, phụ huynh và giáo viên. [21]. Nếu như RLPL xảy ra ở từng cá nhân trẻ em với tỷ lệ giữa nam và nữ là tương đương thì RLPL tập thể hay gặp hơn ở các tập thể nữ. Dịch thường xảy ra khi một đứa trẻ trong nhóm xuất hiện cơn RLPL. Đứa trẻ này thường có vị trí, vai trò nổi bật trong nhóm và thường biểu hiện bệnh nặng nề hơn những đứa trẻ bị sau đó. Yếu tố thuận lợi cho dịch xảy ra ở một tập thể là khi tập thể này rơi vào tình trạng lo âu căng thẳng: chiến tranh ác liệt, học hành căng thẳng, [1, 7] 1.2.2. Một số đặc điểm chung: 1.2.1.1 Tỉ lệ mắc bệnh: Theo các tài liệu nước ngoài, tỉ lệ mác bệnh hàng năm từ 0,3 – 0,5% số dân. [7] [13]. Sự dao động phụ thuộc vào các nhiều yếu tố khác như: điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá tôn giáo, chiến tranh, điều kiện địa lý Ở trẻ em theo một số nghiên cứu tỉ lệ mắc bệnh chiếm 1 – 2% đối tượng nghiên cứu. [33] Ở nước ta chưa có một nghiên cứu hệ thống nào về tỉ lệ mắc RLPL trong cộng đồng nói chung cũng như trong trẻ em nói riêng. Nhưng theo tổng kết ở khoa Tâm bệnh – Viện Nhi Trung ương hằng năm, RLPL chiếm tỉ lệ cao nhất trong các RLTT ở trẻ em, chiếm 50 – 53,4% tổng số bệnh nhân có vấn đề về SKTT. [17] 1.2.1.2. Giới: Theo các nhà nghiên cứu thì RLPL thường phát sinh ở tuổi trẻ, gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỉ lệ nữ/nam = 2/1 [1] [13]. Tỉ lệ mắc bệnh theo giới cũng còn phụ thuộc vào độ tuổi: RLPL ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì xuất hiện tương đương giữa nam và nữ, còn sau tuổi dậy thì tỉ lệ nữ mắc cao hơn nam. Như vậy có thể thấy được các nhận định cho rằng RLPL chiếm ưu thế ở nữ không được chấp nhận hoàn toàn ở trẻ em. 1.2.13. Tuổi: 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Quan niệm cho rằng RLPL chỉ xảy ra ở phụ nữ (bệnh tử cung) không còn được chấp nhận từ thế kỷ 18 vì Charles Lepois cho rằng bệnh không phụ thuộc vào tử cung vì các bé gái, phụ nữ mãn kinh, và đàn ông cũng mắc bệnh. Ngày nay, theo các tài liệu nghiên cứu thì RLPL đều có thể xảy ra từ lứa tuổi tiền dậy thì đến trưởng thành, kể cả người già, nhưng hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ. Theo nghiên cứu của Quách Thuý Minh và cộng sự thì độ tuổi trung bình của RLPL trẻ em là 11 tuổi, tuổi thấp nhất có thể gặp là 6 tuổi. [17] 1.3. Nguyên nhân và cơ chế của RLPL: 1.3.1. Nguyên nhân: Các nhà khoa học đã cố gắng để tìm ra nguyên nhân của loại bệnh này. Có người đã nghĩ đến yếu tố di truyền nhưng qua các nghiên cứu cho thấy yếu tố này không có vai trò quyết định. Những điều tra gia đình của MacIness cho thấy kết quả âm tính bởi vì trong 30 biểu đồ phả hệ đi từ một người RLPL, ông chỉ tìm thấy hai bố mẹ bị bệnh, còn số một trăm mười bảy anh chị em không một ai bị bệnh. Slater không tìm thấy một sự trùng hợp nào đối với RLPL trên số 24 đôi đẻ sinh đôi được nghiên cứu [21]. Như vậy đâu là nguyên nhân gây ra RLPL? 1.3.1.1. Các sang chấn tâm lý: Nguyên nhân chủ yếu của RLPL là các SCTL, đó thường là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề, Thường thì SCTL ở RLPL dễ tìm thấy hơn là ở bệnh tâm căn suy nhược vì có tính chất cấp, mạnh, và nhất là bệnh thường phát sinh một thời gian ngắn ngay sau khi có sang chấn [26]. Đa số các SCTL gây RLPL là các sang chấn cấp tính. Trong các cơn phân ly đầu tiên, người ta thường thấy rõ sự kết hợp chặt chẽ về mặt thời gian với các sự kiện gây SCTL hoặc các hoàn cảnh xung đột, tuy nhiên trong các cơn phân ly tái phát rất khó tìm thấy dấu vết của SCTL, nhất là các trường hợp tái phát nhiều lần. Ví dụ có bệnh nhân lần đầu lên cơn ngất lịm sau một trận bom 10 [...]... [28] : F44.0 : Quên phân ly F44.1 : Trốn nhà phân ly F44.2 : Cơn sững sờ phân ly F44.3 : Các rối loạn dạng lên đồng và bị xâm nhập F44.4 : Các rối loạn vận động phân ly F44.5 : Các cơn co giật phân ly F44.6 : Tê và mất cảm giác phân ly F44.7 : Các rối loạn phân ly hỗn hợp F44.8 : Các rối loạn phân ly khác .80: Hội chứng Ganser .81: Rối loạn đa nhân cách .82: RLPL tạm thời xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu... Tại một thời điểm nào đó trong đời người có đến 1/2 số người lớn có một giai đoạn ngắn giải thể nhân cách liên quan với stress nghiên trọng Giải thể nhân cách gặp ở 1/3 số người có đe doạ đến tính mạng và khoảng 40% bệnh nhân tâm thần đang được điều trị nội trú Bệnh khởi phát ở lứa tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành Bệnh nhân giải thể nhân cách hay có rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ hoặc rối loạn. .. năm tháng, để đi đến trưởng thành, thành người lớn Hiểu được về tâm lý trẻ em nói chung, đặc biệt từng độ tuổi tức là hiểu được sự phát triển SKTT của trẻ Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về trẻ em để chăm sóc sức khoẻ nói chung và SKTT nói riêng [24] Qua các nghiên cứu, các nhà tâm lý trẻ em đã phân kỳ các mức độ phát triển của trẻ em theo tuổi để dễ cho việc đánh giá tâm lý 1.6.1 Giai... ở nữ giới và có lẽ trong những trình độ văn hoá sơ khai và gần với tư duy ma thuật Về lịch sử, trong một số tập thể trẻ em hoặc thiếu niên có những trường hợp đã xảy ra thành dịch nhỏ [21] Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tại sao RLPL lại có ở trẻ em? Để có thể hiểu được và nắm rõ hơn nguyên nhân gây RLPL ở trẻ em, chúng ta cần phải hiểu được quá trình phát triển tâm lý bình thường ở trẻ Trẻ em là một. .. thời hoặc do có dạng RLPL kéo dài 1.6 Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ em: [12] [18] [19] [24] [30] 30 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 RLPL được coi là một trong những biểu hiện giả bệnh lý và thường gặp ở trẻ em (hoặc trẻ vị thành niên) Các biểu hiện giả bệnh lý được xem như bắt nguồn từ tâm lý – tình cảm ít nhiều có ý thức, xuất hiện ở trẻ với một tần số chưa thống... nhân quan trọng, thường xuất hiện sau stress, được bệnh nhân giải thích là quên B – Rối loạn không phải là RLPL xác đinh, bỏ chạy phân ly, rối loạn stress sau sang chấn, rối loạn stress cấp, rối loạn dạng cơ thể và không phải do lạm dụng chất hoặc một bệnh thực tổn C – Triệu chứng là nguyên nhân ảnh hưởng đến các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp, hoặc các chức năng quan trọng khác 1.4.3.2 Bỏ chạy phân ly. .. phân ly 24 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 * Tiêu chuẩn chẩn đoán bỏ chạy phân ly theo DSM – IV (300.13): A – Rối loạn là một hành trình chiếm ưu thế, không có lý do rời xa nhà hoặc môi trường làm việc, không nhớ lại các sự việc trước đó của bản thân B – Rối loạn bản thân xác định C – Không diễn ra rối loạn phân ly hoặc do một chất ( ma tuý hoặc thuốc hướng tâm. .. do một chất ( ma tuý hoặc thuốc hướng tâm thần) hoặc một bệnh thực tổn (động kinh thái dương) D – Bỏ chạy phân ly là nguyên nhân gây ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác 1.4.3.3 Rối loạn phân ly xác định (rối loạn đa nhân cách) (300.14): * Đặc điểm lâm sàng: RLPL xác định (rối loạn đa nhân cách) là có hai hay nhiều hơn nhân cách khác nhau cùng tồn tại... tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc chu kỳ nhanh, rối loạn lo âu và rối loạn dạng cơ thể + Giả bệnh: có mục đích vụ lợi rõ rệt * Tiêu chuẩn chẩn đoán RLPL xác định theo DSM – IV (300.14): A – Có hai hay nhiều nhân cách khác nhau (mỗi nhân cách có một cách tri giác, quan hệ và ý nghĩ về môi trường, bản thân riêng biệt của mìn) B – Có ít nhất là hai nhân cách kiểm soát được hành vi của bệnh nhân C –. .. xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác D – Giải thể nhân cách không xuất hiện trong các bệnh tâm thần khác như: tâm thần phân liệt, rối loạn hoảng sợ, stress cấp, các RLPL khác Không phải là hậu quả của sử dụng một chất hoặc bệnh thực tổn 1.5 Các biểu hiện RLPL ở trẻ em: [15] [21] Trẻ em là người có tính dễ bị ám thị, phụ thuộc tình cảm, tăng cảm xúc (đặc biệt là trạng thái lo âu) Ở . RLPL ở trẻ em, xây dựng biện pháp phòng ngừa và điều trị RLPL một cách hợp lý hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Việc tiến hành nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan. định chọn đề tài Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 trẻ em với mục đích góp phần. hồ sơ tâm lý, đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm cho trẻ có RLPL. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số yếu tố tâm lý - xã hội có liên quan đến RLPL

Ngày đăng: 28/12/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

    • Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập lý thuyết cũng như thực hành tại khoa. Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể giáo sư - bác sĩ khoa Tâm bệnh – Viện Nhi Trung ương trong quá trình tôi thực hiện đề tài khoá luận tại khoa.

    • Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy cô – cán bộ tâm lý khoa Tâm bệnh – Viện Nhi Trung ương là người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

    • Tôi xin cảm ơn toàn bộ cha mẹ và các cháu đã hợp tác cùng tôi khi thực hiện đề tài khoá luận.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan