0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Cấu trúc bài lên lớp

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 46 -46 )

c. Sự xuất hiện khái niệm mới:

6.1.2. Cấu trúc bài lên lớp

Theo mục đích sư phạm, các nhà lí luận DHSH đã phân biệt 3 kiểu bài lên lớp:

+ Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới + Bài lên lớp củng cố hoàn thiện trí thức + Bài lên lớp kiểm tra – đánh giá

a. Cấu trúc bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới a1. Cấu trúc 5 bước

Trong DHSH đã tồn tại và phổ biến rộng rãi cấu trúc bài lên lớp theo 5 bước:

Bước 1. Tổ chức lớp (1-2 phút): GV vào lớp chào HS, kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự

Bước 2. Kiểm tra bài cũ và bài làm ở nhà (5 phút): (Có thể không kiểm tra)

Bước 3. Dạy bài mới (35 – 36 phút) * Đặt vấn đề vào bài mới (? phút) * Hoạt động 1. … (? phút)

+ Tổng kết, củng cố HĐ 1 (nếu cần) * Hoạt động 2. … (? phút)

+ Tổng kết, củng cố HĐ 2 (nếu cần) * Tổng kết toàn bài (? phút)

Bước 4. Củng cố (3 phút) Bước 5. Dặn dò (1 phút)

a2. Bản chất cấu trúc bài lên lớp

Theo quan niệm hiện đại việc chia bài lên lớp thành các bước chỉ là hình thức bên ngoài của cấu trúc. Còn bản chất cấu trúc bên trong chính là mối liên hệ có tính quy luật giữa mục đích, nội dung và phương pháp. Trong giờ lên lớp GV cần vận dụng mối quan hệ tất yếu này để tổ chức tiết học có khoa học và hiệu quả. Các bước của bài lên lớp tùy vào tính chất bài học, tùy vào nội dung hay PP mà sử dụng một cách linh hoạt, có thể hoán đổi vị trí hoặc bỏ qua một vài bước không cần thiết.

a3. Cấu trúc đặt và giải quyết vấn đề + Tạo hình huống có vấn đề

+ Giải quyết vấn đề + Sơ bộ vận dụng

b. Cấu trúc bài lên lớp củng cố hoàn thiện tri thức

BLL củng cố, hoàn thiện trí thức có nhiều chức năng: Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và bù đắp lỗ hổng kiến thức cho HS. Trong đó hệ thống hóa kiến thức có vai trò quan trọng nhất.

Để khái quát và hệ thống hóa kiến thức, bài lên lớp củng cố hoàn thiện tri thức có thể được tiến hành theo hướng nêu vấn đề hoặc tái tạo tài liệu đã học theo hướng hệ thống khái quát lí thuyết. Sau khi đã dặn HS ôn tập và chuẩn bị các câu hỏi do GV đặt ra, GV có thể tiến hành theo PP dùng lời, trực quan, thực hành. Có thể sử dụng một số PP phổ biên sau:

+ Diễn giảng và đàm thoại khi ôn tập + Làm việc với SGK

+ Sử dụng thí nghiệm + Sử dụng PTTQ + Giải bài tập

Trong DHSH, việc kiểm tra – đánh giá được tiến hành thường xuyên và định kì bằng nhiều hình thức với câu trả lời nói hay viết.

c1. Để kiểm tra thường xuyên, đầy đủ và kịp thời nên áp dụng hình thức kiểm tra song song một lúc nhiều HS. Chẳng hạn như vào đầu tiết học GV goi 3 HS lên bảng cùng kiểm tra viết bảng (Vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh,…), hoặc 1 HS trả lời vấn đáp, 2 HS viết bảng, … trong lúc đó cho cả lớp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan.

c2. Kiểm tra định kì được thực hiện vào cuối chương, cuối phần hay học kì, cuối năm học. Thông thường KT định kì thường bằng câu hỏi tự luận, trong thời gian từ 30 phút đến 1 tiết học. Nhưng mấy năm gần đây, đề KT thường gồm 2 loại đó là tự luận và TN khách quan hoặc trong 1 đề có cả 2 loại.

Khi thiết kế đề kiểm tra GV phải chú ý việc soạn thảo câu hỏi: + Phải chú ý kiến thức trọng tâm của chương, phân cần KT

+ Câu hỏi không chỉ mang tính chất tái hiện lại kiến thức mà sự tái hiện chỉ là cơ sở cho việc phân tích, tổng hợp, thành các tri thức khái quát.

+ Câu hỏi phải vừa sức, đánh giá được số đông HS. Có thêm 1 câu hỏi khó dành cho HS khá giỏi.

+ Đề kiểm tra phải yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Sau khi chấm GV cần phê nhận xét vào bài của HS nhằm đánh giá, nhắc nhở HS yếu kém. Khi trả bài cần nhận xét những mặt mạnh, mặt yếu, các lỗi thường gặp, hướng khắc phục.

Ví dụ: Nghiên cứu ví dụ SGK và làm 1 đề kiểm tra viết để kiểm tra giữa học kì I, Sinh học 6.

Một phần của tài liệu ĐẠI CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC (Trang 46 -46 )

×