Hình thành khái niệm cụ thể

Một phần của tài liệu đại cương phương pháp dạy học sinh học (Trang 39)

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC

5.3.2. Hình thành khái niệm cụ thể

Quá trình hình thành KN cụ thể gồm các bước sau:

a. Xác định nhiệm vụ nhận thức: GV tạo cho HS sẵn sàng, tự giác, hào hứng tiếp thu khái niệm. GV có thể nêu ra 1 câu hỏi, 1 tình huống, 1 bài toán nhận thức, … liên quan đến khái niệm sắp hình thành.

b. Quan sát tài liệu trực quan: GV tổ chức cho HS quan sát tài liệu trực quan (mẫu sống, mẫu ngâm, mô hình, tranh ảnh, phim,…) để rút ra những dấu hiệu của khái niệm.

c. Phân tích dấu hiệu chung, bản chất của KN, định nghĩa KN.

Trên cơ sở các dấu hiệu rút ra từ PPTQ, HS tiến hành các thao tác tư duy, phân tích, so sánh, suy lí quy nạp, khái quát hóa để tìm ra dấu hiệu bản chất của khái niệm

Định nghĩa khái niệm: Từ những dấu hiệu bản chất, sắp xếp thành câu định nghĩa, sao cho đủ để phân biệt với SV, HT khác

* Người ta thường dùng các PP định nghĩa sau:

+ Định nghĩa thông qua việc xác định KN “giống” gần nhất và sự khác biệt nhau về KN loài

Khái niệm giống chỉ những dấu hiệu giống nhau giữa đối tượng được định nghĩa với 1 loại đối tượng rộng hơn. Những dấu hiệu riêng của KN loài được xác định rõ đối tượng được định nghĩa khác với đối tượng khác trong cùng giống ở những điểm nào. Do vậy, để định nghĩa được HS phải thực hiện đồng thời 2 thao tác tư duy tương tự và phân biệt. Ví dụ:

Đối tượng được định

Câu định nghĩa KN giống

gần nhất Dấu hiệu riêng của KN loài

Sinh sản hữu tính

Là hình thức sinh sản

có sự tham gia của hai loại giao tử có tính đực và tính cái tạo thành hợp tử và phát triển thành cơ thể

mới.

Đột biến Là những biến đổi

trong NST hoặc AND, phát sinh do các tác nhân lí hóa của ngoại cảnh hoặc do những rối loạn trong tế bào gây ra những biến đổi bẩm sinh và di truyền cho thế hệ sau.

+ Định nghĩa theo nguồn gốc: Câu định nghĩa chỉ rõ nguồn gốc của SV, HT được định nghĩa. Ví dụ:

Thường biến là loại biến dị phát sinh do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường không liên quan tới những biến đổi trong vật chất di truyền.

+ Định nghĩa theo tên gọi: Câu định nghĩa giải thích tên gọi của khái niệm, cách định nghĩa này thường được dùng khi tên gọi của KN đã phản ánh được một vài dấu hiệu quan trọng của KN đủ để phân biệt với các KN khác. Ví dụ: Động vật đơn bào là động vật chỉ có 1 tế bào.

Lưu ý: Có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để cùng định nghĩa một khái niệm, dù sử dụng cách nào thì cũng phải thể hiện được các đặc tính bản chất của khái niệm; trong cách định nghĩa theo KN giống tránh dùng KN giống vượt cấp so với KN được định nghĩa.

d. Đưa khái niệm mới vào hệ thống KN đã có

Sau khi định nghĩa KN cần đưa nó vào hệ thống bằng cách lập sơ đồ quan hệ theo một trật tự hợp lí, so sánh với các KN khác có quan hệ lệ thuộc, ngang hàng, đối lập. Nếu có nhiều KN liên quan với nhau thì việc hệ thống hóa có thể được tiến hành cuối chương hoặc qua bài tập.

e. Luyện tập vận dụng khái niệm: Việc nắm vững khái niệm được đánh giá bằng khả năng vận dụng khái niệm đó. GV nên tạo điều kiện cho HS vận dụng khái niệm thông qua bài tập (Giải thích của HT tương tự, …), lấy các ví dụ khác, suy luận để hình thành khái niệm mới.

Ví dụ: Nghiên cứu ví dụ ở SGK. Về nhà chuẩn bị 1 ví dụ khác.

Một phần của tài liệu đại cương phương pháp dạy học sinh học (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w