Dạy cách xử lí thông tin

Một phần của tài liệu đại cương phương pháp dạy học sinh học (Trang 33)

*. Đặt câu hỏi

Trong dạy học HS không chỉ hiểu, chấp nhận mà còn phải biết cách đặt câu hỏi, tìm ra những mâu thuẫn trong kiến thức để hiểu sâu và rộng hơn, nhớ lâu hơn.

Thông thường HS thường bắt chước GV để đặt câu hỏi, vì vậy, GV cần phải lưu ý khi đặt câu hỏi như sau:

+ Đặt ít câu hỏi nhưng có chất lượng, có chiều sâu. + Nên dành thời gian đủ để HS suy nghĩ trả lời

+ Khi trả lời câu hỏi của HS cũng không nên trả lời tức thì, mà cần nêu ra xem có HS nào trả lời được không, trong lúc đó GV suy nghĩ và tìm cách trả lời tối ưu nhất.

*. Thảo luận

Thảo luận là một dạng tương tác nhóm trong đó các thành viên hợp sức giải quyết 1 vấn đề đang cùng quan tâm nhằm đạt tới 1 sự hiểu biết chung về một vấn đề nào đó.

Trong thảo luận nhóm GV là người tổ chức các tình huống dẫn tới thảo luận, tranh cãi, hướng sự chú ý của HS vào những điểm quan trọng, can thiệp khi cuộc thảo luận đi chệch hướng hoặc bế tắc, dẫn dắt HS những cấp độ hiểu biết cao hơn.

HS tham gia thảo luận sẽ được nâng cao dần khả năng diễn đạt ý kiến của mình cho người khác nghe và sau đó tiếp nhận ý kiến phản hồi về chất lượng ý kiến của mình, qua nhiều lần như vậy, HS sẽ có khả năng diễn đạt, tốt hơn. Cần định hướng cho HS khi diễn đạt nên sử dụng vốn từ để diễn đạt theo ý của mình, tránh lặp lại y như SGK, trong cách trình bày nên minh họa các ví dụ, hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng,…

*. Hệ thống hóa kiến thức

Ở khâu xử lí thông tin người ta thường quan tâm đến kĩ thuật xây dựng bản đồ khái niệm. Bản đồ khái niệm vẽ ra các mối liên hệ, các móc xích kết nối các kiến

thức mới học được với nhau, kết nối các thông tin mới và thông tin đã có. Bản đồ khái niệm giúp cho trí nhớ dễ dàng tái hiện các thông tin có liên quan dựa vào những khái niệm then chốt.

Để rèn luyện kĩ năng lập bản đồ khái niệm, có thể giao cho HS những bài tập từ đơn giản đến phưc tạp dần.

 Tài liệu học tập

[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), “Lí luận dạy học Sinh học (Phần

Đại cương)”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2] Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Viết (2006), “Tài liệu

bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông”, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[3] Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2007), Đại cương PPDH Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học và sách giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) (2000), “Dạy học sinh học ở trường trung học

cơ sở”, tập 1, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[6] Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học lớp 6 đến lớp 10.

[7] Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK sinh học 10, 11, 12

CÁC TRANG WEB THAM KHẢO

1. Phương pháp dạy học tích cực: http://dayvahoc.violet.vn/present/show? entry_id=587726

2. Trao đổi về lựa chọn phương pháp dạy học:

http://www.chungta.com/PortletBlank.aspx /

40AA376C31754972A01AA3205532517D/View/Cam-Nghi-Ve-Giao- Duc/Trao_doi_ve_lua_chon _phuong_phap_day_hoc/?print=40467761

4. Dạy học giai quyết vấn đề,

http://www.dayhocintel.org/diendan/archive/index.php?t-4392.html

1. Phân tích mối quan hệ giữa PPDH với phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá? PPDH hiện đại có những yêu cầu gì mới đối với các mối quan hệ trên?

2. Phân biệt mặt bên trong và mặt bên ngoài của PPDH. Nêu vài ví dụ chứng minh rằng Mặt bên trong quy định mặt bên ngoài của PPDH?

3. Phát biểu một số định nghĩa về PPDH, nêu bản chất của PPDH? PPDH trong bối cảnh ngày nay có gì khác với quan niệm trước đây?

4. Trình bày các tiêu chí phân loại PPDH? Trình bày hệ thống các PPDH? Trong DHSH cần ưu tiên sử dụng những PP nào?

5. Phân biệt PPDH với BPDH? BPDH đóng vai trò như thế nào trong việc vận động của các PPDH?

6. Phân biệt PP thuyết trình – tái hiện thông báo với PP Thuyết trình – tìm tòi bộ phận? Cho ví dụ minh họa? Ưu và nhược điểm của PP thuyết trình?

7. Phân biệt PP đàm thoại – tái hiện với đàm thoại - tìm tòi bộ phận? Cho ví dụ minh họa? Ưu nhược điểm của PP đàm thoại?

8. Cho 1 ví dụ (cùng 1 mục, 1 bài) sử dụng tranh ảnh, hoặc mẫu vật thật lần lượt theo PP dùng lời, PP trực quan và PP thực hành? Nên ưu tiên sử dụng PP nào? Vì sao?

9. Nêu 3 ví dụ thể hiện sự khác nhau trong việc sử dụng tranh ảnh hoặc thí nghiệm trong các khâu NC nội dung mới, hoàn thiện, củng cố, KT – ĐG?

10. Cơ sở để lựa chọn PPDH hợp lí? Vì sao nói không có PPDH nào là vạn năng, có ưu thế tuyệt đối?

11. Phân biệt: Hoạt động, hành động, thao tác, cho ví dụ minh họa. Hoạt động khám phá trong học tập khác với hoạt động khám phá trong nghiên cứu khoa học ở những điểm nào?

12. Trong dạy học bằng các hoạt động học tập khám phá có thể phân biệt những dạng hoạt động nào và những hình thức tổ chức hoạt động nào? Vì sao nói: “quyết định hiệu quả học là những gì học sinh làm chứ không phải những gì giáo viên làm”?

Một phần của tài liệu đại cương phương pháp dạy học sinh học (Trang 33)