0
Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Các kiểu phápluật trong lịch sử

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN LÍ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 26 -29 )

(tự học có hướng dẫn)

1.

Khái niệm kiểu pháp luật

Khái niệm: Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu cơ bản đặc thù của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp, những điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Cơ sở lý luận để phân định kiểu pháp luật: học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế- xã hội. Cụ thể là:

- Cơ sở kinh tế: pháp luật chịu sự quyết định của quan hệ sản xuất trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội.

- Cơ sở xã hội: pháp luật phản ánh sự tương quan giữa giai cấp thống trị và các giai cấp khác trong xã hội. Trong đó, trước hết pháp luật thể hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Tương ứng với 4 hình thái kinh tế-xã hội (trong xã hội có giai cấp) có 4 kiểu pháp luật: - Kiểu pháp luật chủ nô;

- Kiểu pháp luật phong kiến; - Kiểu pháp luật tư sản;

- Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Sự thay thế các kiểu pháp luật trong lịch sử: - Thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử.

- Kiểu pháp luật sau bao giờ cũng phát triển hơn kiểu pháp luật trước.

- Sự thay thế các kiểu pháp luật diễn ra không tuần tự. Không phải quốc gia nào cũng trải qua đầy đủ 4 kiểu pháp luật.

- Kiểu pháp luật sau luôn kế thừa kiểu pháp luật trước, mức độ kế thừa phụ thuộc vào tính chất của quan hệ xã hội và ý chí, lợi ích của giai cấp cầm quyền.

2.

Các kiểu pháp luật trong lịch sử

2.1 Kiểu pháp luật chủ nô

Là kiểu pháp luật đầu tiên trong lịch sử, là công cụ của giai cấp chủ nô để quản lý xã hội trong điều kiện mới, sau khi xã hội tổ chức thị tộc-bộ lạc tan rã.

- Cơ sở kinh tế: tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất chủ nô, đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân tuyệt đối của giai cấp chủ nô đối với tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ.

- Cơ sở xã hội: pháp luật chủ nô tồn tại dựa trên kết cấu xã hội giai cấp. Trong đó, pháp luật phản ánh chủ yếu ý chí của giai cấp chủ nô và các lực lượng xã hội khác (loại trừ giai cấp nô lệ).

Bản chất của kiểu pháp luật chủ nô thể hiện:

- Công khai bảo vệ và củng cố quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người nô lệ.

- Quy định và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong xã hội:

+ Quan hệ giữa chủ nô và nô lệ: chủ nô có toàn quyền, nô lệ trong tình trạng vô quyền và được xem là "công cụ biết nói".

+ Quan hệ giữa chủ nô với các tầng lớp khác: chủ nô mới được coi là công dân và pháp luật chia công dân ra nhiều loại căn cứ vào số tài sản mà học có. Theo đó, quy định quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau.

+ Quy định và củng cố sự thống trị tuyệt đối của người gia trưởng trong quan hệ gia đình.

- Quy định các hình phạt và cách thức thực hiện hình phạt rất dã man và tàn bạo.

- Hình thức pháp luật chủ yếu là tập quán pháp và tiền lệ pháp. Văn bản pháp luật xuất hiện muộn, có nội dung tổng hợp các lĩnh vực trong đời sống xã hội, chưa có sự phân định các ngành luật cụ thể.

- Trong chừng mực nhất định, pháp luật chủ nô thể hiện vai trò xã hội trong quá trình tổ chức sản xuất và bảo vệ trật tự chung của cộng đồng.

2.2 Kiểu pháp luật phong kiến

Là kiểu pháp luật ra đời thay thế cho kiểu pháp luật chủ nô.

- Cơ sở kinh tế: tồn tại trên cơ sở quan hệ sản xuất phong kiến, đặc trưng bởi chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai, tư liệu sản xuất khác và một phần sức lao động của nông dân.

- Cơ sở xã hội: pháp luật phong kiến tồn tại dựa trên kết cấu xã hội giai cấp. Trong đó, pháp luật phản ánh chủ yếu ý chí của giai cấp phong kiến, các lực lượng xã hội khác. - Bản chất của pháp luật phong kiến: thể hiện ở những đặc điểm sau:

+ Bảo vệ chế độ tư hữu của địa chủ phong kiến đối với đất đai và chế độ bóc lột địa tô đối với nông dân.

+ Bảo vệ chế độ đẳng cấp và đặc quyền của giai cấp phong kiến. + Hợp pháp hóa sự bạo lực và chuyên quyền của giai cấp phong kiến.

+ Quy định những hình phạt tàn bạo đối với những hành vi xâm phạm đến trật tự phong kiến.

+ Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo và đạo đức phong kiến.

+ Ngoài hệ thống pháp luật của Nhà nước còn tồn tại các quy định của các lãnh chúa và lệ làng của các địa phương. Điều này đã làm cho pháp luật phong kiến bị phân tán và thiếu tính ổn định.

+ Hình thức tập quán pháp và tiền lệ pháp vẫn đóng vai trò chủ yếu. Văn bản pháp luật được sử dụng phổ biến hơn nhưng thường là những bộ luật có nội dung tổng hợp, mà chế tài mang nặng tính chất hình sự.

+ Giá trị xã hội của pháp luật phong kiến:

 Là phương tiện để thực hiện những công việc chung của xã hội.

 Xác lập, ghi nhận hệ thống các quan hệ xã hội của một xã hội ở trình độ phát triển cao hơn, tiến bộ hơn so với xã hội Chiếm hữu nô lệ.

2.3 Kiểu pháp luật tư sản:

Cùng với sự ra đời của Nhà nước Tư sản, Pháp luật tư sản được hình thành tthay thế cho Pháp luật phong kiến. So với Pháp luật chủ nô và Pháp luật phong kiến, ta thấy:

- Pháp luật tư sản kế thừa các kiểu pháp luật trước đó vì nó được xây dựng trên những quan hệ sản xuất của chế độ tư hữu và bóc lột.

- Pháp luật tư sản đã phát triển hơn rất nhiều cả về nội dung lẫn hình thức so với các kiểu pháp luật trước đó. Nó phản ánh sự thay đổi toàn diện của xã hội về đời sống vật chất và tinh thần:

+ Mặc dù pháp luật tư sản bảo vệ chế độ tư hữu tư sản và chế độ bóc lột làm thuê, nhưng về mặt pháp lý nó thừa nhận quyền tư hữu của tất cả mọi người. Nhờ đó, các lực lượng xã hội có cơ sở pháp lý đấu tranh bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình.

+ Lần đầu tiên pháp luật Tư sản quy định các quyền tự do dân chủ rộng rãi cho công dân trong các lĩnh vực chính trị văn hoá, xã hội và tự do cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, các quyền công dân bị cắt xén và không được bảo đảm thực hiện đầu đủ.

+ Pháp luật Tư sản tuyên bố nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng và không ngừng hoàn thiện nó, đặc biệt trong lĩnh vực dân sự và thương mại. Chế định hợp đồng đã tạo sự thuận lợi cho sự lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất. Mặc dù được xem là một chế định ít mang dấu ấn chính trị nhất nhưng nó vẫn phản ánh bản chất của giai cấp tư sản là: bảo vệ quyền tư hữu đối với tài sản của giai cấp tư sản trong xã hội.

+ Hình thức pháp luật Tư sản rất đa dạng, nhưng văn bản pháp luật vẫn là hình thức chủ yếu. Đã có sự phân chia thành các ngành luật có đối tượng điều chỉnh riêng. Đặc biệt là sự ra đời của Hiến pháp - đạo luật cơ bản, làm cơ sở cho tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật của một nước.

+ Tiền lệ pháp được sử dụng để bổ sung cho sự thiếu hụt của văn bản pháp luật. Tuy nhiên, mức độ sử dụng hình thức pháp luật này có khác nhau và là một trong những căn cứ để phân biệt hệ thống pháp luật Ănglô-sắcxông.

BÀI 13: BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT XHCN và HỆ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT XHCN

(tự học có hướng dẫn)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN LÍ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 26 -29 )

×