Hệ thống hoá phápluật

Một phần của tài liệu đề cương chi tiết học phần lí luận về nhà nước và pháp luật (Trang 34 - 36)

6.1 Khái niệm:

Hệ thống hoá pháp luật: là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật.

Ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật: vừa có ý nghĩa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật.

Mục đích của hệ thống hoá pháp luật: góp phần xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cân đối, hoàn chỉnh, thống nhất.

6.2 Các hình thức hệ thống hoá pháp luật:

- Tập hợp hoá: là sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các quy phạm pháp luật riêng biệt theo một trình tự nhất định. Hoạt động này không làm thay đổi nội dung văn bản, không bổ sung những quy định mới mà chỉ nhằm loại bỏ những quy phạm pháp luật rõ ràng là đã hết hiệu lực.

+ Chủ thể tập hợp hoá: mọi chủ thể.

- Pháp điển hoá: là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trong đó, không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn, mà còn chế định thêm các quy phạm mới để thay thế cho các quy phạm pháp luật đã bị loại bỏ, khắc phục các chỗ trống được phát hiện, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.

+ Về chủ thể: Pháp điển hoá chỉ có thể thực hiện bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Về kết quả của pháp điển hoá: là một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung tổng hợp hơn và hiệu lực pháp lý cao hơn các văn bản trước đó điều chỉnh cùng một vấn đề.

*Giới thiệu một số hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhận diện và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể theo các tiêu chí của hệ thống pháp luật10

BÀI 16: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu đề cương chi tiết học phần lí luận về nhà nước và pháp luật (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w