giáo án dạy phụ đạo ngữ văn lớp 11 cơ bản

33 7K 11
giáo án dạy phụ đạo ngữ văn lớp 11 cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 26 - PHỤ ĐẠO 19,20 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT (Bài tập 1,2,3,4 SBT Ngữ Văn) A. Mục đích yêu cầu. - Giúp HS nắm được đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi giữa Tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình. - Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của Tiếng Việt vào việc dùng từ, đặt câu đúng qui tắc ngữ pháp. - Củng cố, ôn tập kiến thức về nguồn gốc Tiếng Việt - Giáo dục thái độ trân trọng và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. B. Phương tiện thực hiện. - SGK Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học. - Máy chiếu. C. Cách thức tiến hành. - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm của loại hình tiếng Việt? Đáp án: 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. - Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. 2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. 3. Bài mới: A. PHẦN LÝ THUYẾT Nhắc lại những đặc điểm của loại hình tiếng Việt 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết. - Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. 2. Từ không biến đổi hình thái. Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn 3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ. Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. B. PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1: trang 58, SGK Trả lời Có thể rút ra nhận xét, các từ ngữ đó đều không thay đổi hình thái (hình thức âm thanh) mặc dù chức vụ ngữ pháp của nó đã thay đổi Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ. Bến(1):Bổ ngữ. Bến (2):Chủ ngữ Trẻ(1):Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ Già(1):Bổ ngữ/Già (2):Chủ ngữ. Bống (1): Định ngữ. Bống (2)(3)(4):Bổ ngữ. Bống (5)+(6):Chủ ngữ. Bài tập 2: Lựa chọn nội dung thể hiện đúng và đầy đủ các đặc điểm của loại hình tiếng Việt. a. Tiếng việt là thứ tiếng đơn âm, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện củ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ. b. Tiếng Việt không có trọng âm từ, âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái. c. Tiếng Việt thuộc loại hình đơn lập với ba đặc trưng cơ bản: âm tiết là đơn vị cơ sở, từ không biến đổi hình thái, ý nghĩa ngữ pháp thể hiện chủ yếu nhờ phương thức trật tự từ và hư từ. d. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính, từ không biến đổi hình thái. Trả lời Đáp án C là đáp án chính xác, thể hiện được đầy đủ các đặc trưng loại hình của tiếng Việt. Bài tập 3: Phân tích đặc điểm loại hình của tiếng Việt thể hiện ở những câu sau: a. Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò b. Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng c. Ta về, mình có nhớ ta … Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn Trả lời a. Đặc điểm của loại hình tiếng Việt được thể hiện trong hai vế đối - Mỗi âm tiết đều có nghĩa và là một từ đơn - Từ không đổi hình thái : từ đậu 1 là động từ, từ đậu 2 là danh từ nhưng không khác nhau về hình thức. (tương tự ở từ bò ở câu 2) - Các từ ruồi, kiến là chủ ngữ nên đặt trước động từ đậu, bò. Các từ mâm xôi, đĩa thịt là phụ ngữ nên đặt sau động từ đậu, bò. - Các từ mâm xôi và đĩa thịt ở hai câu tuy khác nhau về chức vụ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp nhưng hình thức âm thanh thì không khác nhau. b. Trong câu này có ba từ gồm hai âm tiết (mười lăm, thiết tha, mặn nồng), những từ còn lại mỗi âm tiết là một từ đơn. - Cả hai từ Mình đều làm chủ ngữ nên đặt trước động từ về, nhớ, từ ta làm vị ngữ nên đặt sau động từ (vị ngữ) nhớ. c. Cách làm tương tự ở ý a Bài tập 4. Trả lời Lần lượt thêm các hư từ là : Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn qua đi Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Bài tập 5 Trả lời - Trong văn học Trung đại dưới thời Nguyễn Du, từ Rằng có thể là động từ (nghĩa tương đương từ nói), có thể là hư từ (nghĩa tương đương từ là) - Từ thôi có thể là động từ (nghĩa là chấm dứt không làm một việc gì nữa) và là hư từ (nghĩa chỉ một thái độ từ chối) - Như vậy có thể xác định được trong đoạn thơ có các hư từ là : thôi 1 , thì 1 , thì 2 , không 1 , không 2 , rằng 3 , cũng. D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Soạn bài mới : NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 26 – BS4 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN (Hướng dẫn các thao tác cụ thể để bình luận một vấn đề) A. Mục đích yêu cầu. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn - Giúp HS nắm được thao tác lập luận bình luận B. Phương tiện thực hiện. - SGK Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học. - Máy chiếu. C. Cách thức tiến hành. - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại, nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi gợi mở và thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3. Bài mới: A. PHẦN LÝ THUYẾT Bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với nhận xét đánh giá bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống và trong văn học. B. PHẦN BÀI TẬP Đề bài : “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh thanh lịch.” 1. Tìm hiểu đề - Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội - Nội dung: lời ăn tiếng nói của học sinh thanh lịch, văn minh - PPNL: CM, PT, BL … - PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học 2. Lập dàn ý - Trong giáo tiếp giữa con người với con người, 1 quy tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời "cám ơn" và sau đó là "cám ơn" - Đối với lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh thanh lịch nói lời "cám ơn" còn chứng tỏ sự hiểu biết và nếp sống có văn hoá trong giao tiép hằng ngày - Cần tập làm quen với lời "cám ơn" và biết "cám ơn" vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử 3. Tiến trình lập luận - Bước 1: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận - Bước 2: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận - Bước 3: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận 4. Triển khai viết bài Đặt vấn đề trực tiếp Vấn đề cần quan tâm của tuổi trẻ học đường là xây dựng phong cách văn hóa. Một trong những nội dung cần rèn luyện, cần phải tập trung “là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”. Giải quyết vấn đề:  Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì? Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay.  Khẳng định vấn đề: Đúng  Mở rộng vấn đề? + Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hàng ngày để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay? (Thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu về giao tiếp, những đòi hỏi về văn hóa ứng xử trong thời kỳ hội nhập, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của cha ông từ ngàn xưa để lại - chứng minh bằng một số dẫn chứng tiêu biểu như giúp đỡ người già yếu, tàn tật, nói lời cảm ơn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn ) + Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hóa (Mỗi người phải có ý thức rèn luyện cả tập thể rèn luyện. Gia đình từ người trên đến người dưới đều rèn luyện, sao cho tất cả đều trở thành nếp sống trong xã hội. Trước khi nói phải xác định: Nói cho ai nghe, nói với ai? Nói ở đâu? nói trong trường hợp nào? Nói những gì và nói như thế nào? Khi ngồi ăn phải nhớ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Không ngừng đấu tranh phê bình những người thực hiện chưa tốt).  Nêu ý nghĩa vấn đề Kết thúc vấn đề  Liên hệ tới cuộc sống hiện tại  Ý thức trách nhiệm của bản thân Viết một luận điểm trong phần thân bài: - Tại sao chúng ta phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. Thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh ta biết bao vấn đề mà những ai có lối sống văn hóa không thể nào không quan tâm. Bên cạnh những cử chỉ, lời nói có văn hóa, lịch sự còn có cách nói thô tục, mở miệng là “đù mẹ”, “đù cha”. Nói thế, họ có biết đã xúc phạm tới người sinh ra mình như thế nào? Lại có cách gọi thật buồn về bố, mẹ hoặc thầy, u - là những từ đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời. Ông cha truyền cho con cháu cũng bằng những tiếng ấy. Đứa trẻ học nói cũng bắt đầu từ những tiếng ấy. Vậy mà khi lớn lên ta lại gọi các bậc sinh thành bằng “ông bô”, “bà bô”, “cụ khốt” nghe lạ lẫm mà chẳng lọt vào lỗ tai chút nào. Lẽ nào, một dân tộc đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn, đã từng chinh phục những nền văn minh lớn của châu Âu, châu Mỹ lại không thể chứng minh vẻ đẹp của văn hóa? Một dân tộc đã có 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước tất phải có nền văn hóa lâu đời. Chẳng lẽ ngày nay lớp con cháu chúng ta lại làm mất đi vẻ đẹp ấy. Hội nhập kinh tế toàn cầu là điều kiện để ta tiếp thu nền văn minh nhân loại. Chỉ có thể học được cái tốt khi mình có ý thức tốt. làm sao để bè bạn khắp nơi hiểu ta hơn vì sự văn minh và thanh lịch. Đoạn văn trên nằm ở bước ba: Mở rộng vấn đề. Có ba cách mở rộng. Đây là một trong ba cách ấy. Mở rộng bằng thao tác giải thích và chứng minh để người đọc, người nghe hiểu tại sao phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. Có mấy ý: + Căn cứ vào thực tiễn hằng ngày của cuộc sống xung quanh ta. + Truyền thống của dân tộc + Hội nhập kinh tế toàn cầu. Tất cả đòi hỏi mỗi cá nhân, nhất là tuổi trẻ học đường cần rèn luyện. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Soạn bài mới : NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 26 – PĐ21 TIỂU SỬ TÓM TẮT (Bài tập 1,2 SBT trang 35) A. Mục đích yêu cầu. Giúp học sinh: 1. Nắm được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt. 2. Biết cách viết một văn bản tiểu sử túm tắt. 3. Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt. B. Phương tiện thực hiện. - Sách giáo khoa văn 11 - Thiết kế bài học. - Máy chiếu. C. Cách thức tiến hành. - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu các bước để viết tiểu sử tóm tắt Đáp án: Các bước viết tiểu sử tóm tắt: + Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng + Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu. + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản. + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết. 3. Bài mới: A. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nột cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đú. 2. Các bước viết tiểu sử tóm tắt + Sưu tầm tài liệu về đối tượng thông qua việc đọc sách, tra cứu hồ sơ lưu trữ, hỏi nhân chứng + Sắp xếp, chọn lọc những tài liệu tiêu biểu. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản. + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết. B. PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1. Trả lời Không phải trường hợp nào cũng cần thiết và phù hợp với việc viết tiểu sử tóm tắt. Các phương án cụ thể. a. Giới thiệu, thuyết minh b. Viết sơ yếu lý lịch c. Tiểu sử tóm tắt d. Giới thiệu, thuyết minh e. Điếu văn Bài tập 2 Hướng dẫn tổ chức các hoạt động - Học sinh đọc kỹ đoạn trích và rút ra nội dung chính của văn bản (15 phút) - Đối chiếu với bố cục các phần của một văn bản tiểu sử tóm tắt * Kết luận: Đây là một bài giới thiệu, chứ tác giả không có ý định làm một bản tiểu sử tóm tắt. * Dựa vào các thông tin có trong văn bản, Học sinh viết thành một bản tiểu sử tóm tắt về nhà văn Tú Xương. D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Soạn bài mới : NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 27 – NC4 LUYỆN TẬP (Viết lại bài văn theo thao tác lập luận bình luận) A. Mục đích yêu cầu. Giúp học sinh: Rèn luyện kỹ năng làm văn bình luận của học sinh. B. Phương tiện thực hiện. - Sách giáo khoa văn 11 - Thiết kế bài học. - Máy chiếu. C. Cách thức tiến hành. - Phương pháp phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề D. Tiến trình giờ học. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn. 3. Bài mới: I. PHẦN LÝ THUYẾT Nhắc lại mục đích – yêu cầu của thao tác bình luận * Mục đích: - Bình luận nhằm đề xuất ý kiến nhận xét đánh giá giúp người đọc, người nghe hiểu, tán đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó. * Yêu cầu: - Đứng trước một tình huống có vấn đề nảy sinh nhu cầu bình luận. - Ý kiến đưa ra bình luận phải thực sự thuyết phục, lôi cuốn người đọc, người nghe. - Phải có kĩ năng bình luận. II. PHẦN BÀI TẬP (Nghị luận một vấn đề xã hội) Đề bài: Suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. * Học sinh viết bài văn bình luận dựa theo gợi ý dưới đây. NỘI DUNG CẦN ĐẠT + Giải thích: - Nghiện - Karaoke - Internet + Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ. - Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ. - Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, liên kết bạn bè. - Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí… + Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ. + Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet: - “Đánh cắp” thời gian của chính mình. - Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn. + Phương hướng khắc phục. + Liên hệ bản thân. * Giáo viên thu bài, đánh giá cho điểm, ghi nhận xét để giúp học sinh khắc phục những sai sót. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn D. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ Soạn bài mới : NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 27 – PĐ 22,23 TÔI YÊU EM (PUSKIN) (Bài tập 1,2,3 SBT Ngữ Văn trang 41) A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha… của nhân vật trữ tình. - Biết làm bài văn phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình. - Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. B. Phương tiện thực hiện. - SGK Ngữ văn 11. - Thiết kế bài học. - Máy chiếu. C. Cách thức tiến hành. - Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm. Phân tích, bình giảng kết hợp so sánh nêu vấn đề bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm. D. Tiến trình giờ học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Tôi yêu em” Đáp án: - Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung. - Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng. - Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu. 3. Bài mới. A. PHẦN LÝ THUYẾT Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Bài thơ tình đặc sắc, bộc lộ một tình yêu riêng tư, sôi nổi, chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình, một tình yêu âm thầm của một trái tim thủy chung. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn - Đề cao phong cách tình yêu : Chân thành đằm thắm mà không thô thiển mù quáng, thiết tha say sưa mà vẫn tỉnh táo và cao thượng. - Bài thơ thể hiện rõ tài năng điêu luyện của một mặt trời thơ Nga. Puskin xứng đáng với tên gọi thân yêu của công chúng Nga: Nhà thơ của tuổi trẻ và tình yêu. B. PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1: Gợi ý trả lời Tình yêu của PUSKIN giành cho người mình là đơn phương nhưng chân thành * Tình yêu đơn phương - Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thật đăc biệt. Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương. - Mệnh đề Tôi yêu em xuất hiện ngay từ đầu bài thơ cho ta thấy đây diễn tả tình cảm của tôi yêu em, chứ không phải là chúng ta đã yêu nhau, mối tình của chúng ta … Và ở câu thơ thứ 7 lại lặp lại một lần nữa tạo nhịp kết thúc cho câu chuyện tình yêu. Mệnh đề tôi yêu em cho thấy tính chất một chiều, đơn phương trong tình yêu. * Tình yêu chân thành, cao thượng - Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng, chân thành: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc. Bài tập 2: Gợi ý trả lời Khẳng định đó là tình yêu đầy vị tha, đơn phương, sôi nỗi, chân thành. Cần phân tích các ý sau: - Tôi yêu em…đến nay…ngọn lửa tình chưa tàn phai. Bày tỏ quan điểm chân thành, giọng điệu trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong cách diễn đạt để nhằm khẳng định: tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi. - Tình yêu ấy trước kia điên dại, mê say, đến bây giờ vẫn âm thầm cháy trong tim. - Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương. - Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc. Bài tập 3: Gợi ý trả lời Thái độ ứng xử có văn hóa trong tinh yêu được thể hiện - Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối : Yêu chân thành đằm thắm/ cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn [...]... nhóm - Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn D Tiến trình giờ học 1 ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài soạn - Câu hỏi: Em hãy phân biệt ngôn ngữ chính luận với ngôn ngữ dùng trong các văn bản khác Đáp án: + Ngôn ngữ trong các văn bản khác là để bình luận về một vấn đề... 31 – NC6 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Bài tập 1,2,3 SBT Ngữ Văn trang 73) A Mục đích yêu cầu - Hiểu được khái niệm, các loại văn bản và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận - Rèn kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận B Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học - Máy chiếu C Cách thức tiến hành - Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức trao đổi... lập luận bình luận vào việc nhận xét, đánh giá, bàn luận một số vấn đề cụ thể 3 Rèn luyện các thao tác tư duy suy lí, diễn dịch và quy nạp B Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế giáo án Ngữ văn 11 - Các tài liệu tham khảo khác C Cách thức tiến hành - Luyện tập thực hành D Tiến trình giờ giảng Triệu Trung Kiên – Nơi được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn... - PĐ 36 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Bài tập 4,5 SBT Ngữ văn trang 73) A Mục đích yêu cầu - Hiểu được khái niệm, các loại văn bản và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận - Rèn kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận B Phương tiện thực hiện - SGK, SGV Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học - Máy chiếu C Cách thức tiến hành - Phương pháp đọc hiểu, kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức trao đổi... phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn D Tiến trình giờ học 1 ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài soạn - Câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận Đáp án: - Phạm vi sử dụng: Ngôn ngữ chính luận được dùng trong các văn bản chính luận và các loại tài liệu chính trị khác.Tồn tại ở cả dạng viết và dạng nói - Mục đích- đặc điểm: Ngôn ngữ chính luận chỉ xoay... bộ phận giới trẻ + Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet: - “Đánh cắp” thời gian của chính mình - Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn + Phương hướng khắc phục + Liên hệ bản thân Bài tập 2+3 Tham khảo đoạn văn trong sách bài tập Bài tập 4: Viết bài văn ngắn bình luận về một tác giả đã học trong SGK Ngữ văn 11 Tham khảo bài viết trong sách bài tập (Học sinh làm bài ở nhà) D... tra, sửa chữa lại văn bản đó viết II PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1 Gợi ý trả lời - Văn bản trên đã giúp người đọc hiểu được những nét chính về cuộc đời của nhà thơ Ta-go - Giới thiệu về tư tưởng và thành tựu hoạt động nhiều mặt của Ta-go - Tuy nhiên văn bản vẫn chưa làm hiện lên trước mặt người đọc gương mặt nổi bật của Ta-go với tư cách là một nhà thơ vĩ đại (Học sinh tham khảo thêm các văn bản trong sách bài... LUẬN BÌNH LUẬN (Bài tập 1,2,3,4 SBT Ngữ văn trang 51+52) A Mục đích yêu cầu Giúp HS : - Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận - Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận - Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống B Phương tiện thực hiện - SGK Ngữ văn 11 - Thiết kế bài học - Máy chiếu... bằng chứng xác đáng để không ai có thể bác bỏ được  có sức thuyết phục lớn đối với người đọc B PHẦN BÀI TẬP Bài tập 1 Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận Vì - Về các phương tiện diễn đạt: + Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ chính trị: dân, yêu nước, truyền thống … + Các câu văn được cấu tạo rất mẫu mực: hai câu đầu là những câu đơn có đủ thành phần chính, câu 3 là câu ghép có trạng ngữ và bốn vế... được mục đích, yêu cầu của văn bản tiểu sử tóm tắt 2 Biết cách viết một văn bản tiểu sử tóm tắt 3 Có ý thức sưu tầm tài liệu, tra cứu tư liệu và thận trọng khi viết văn bản tiểu sử tóm tắt B Phương tiện thực hiện - Sách giáo khoa văn 11 - Thiết kế bài học - Máy chiếu C Cách thức tiến hành - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận . vụ ngữ pháp của nó đã thay đổi Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ. Bến(1):Bổ ngữ. Bến (2):Chủ ngữ Trẻ(1):Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ Già(1):Bổ ngữ/ Già (2):Chủ ngữ. Bống (1): Định ngữ. Bống. tiêu biểu. + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản. + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết. 3. Bài mới: A. PHẦN LÝ THUYẾT 1. Khái niệm: Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách. được đào tạo sư phạm: Lớp Văn k35A-DHSP Thái Nguyên; đ/c lien hệ ttkien.c3hq@yenbai.edu.vn + Sử dụng ngôn ngữ thích hợp viết thành văn bản. + Kiểm tra, sửa chữa lại văn bản đó viết. B. PHẦN

Ngày đăng: 27/12/2014, 07:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan