1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam thực trạng và những giải pháp cơ bản

26 1,8K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 42,45 KB

Nội dung

DNNN là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước đầu tưvốn, trực tiếp quản lý với mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện những nhiệm vụ cótính công ích do Nhà nước giao.. Ở nhiều nước,

Trang 1

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ở VIỆT NAM

1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độclập hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận Hệ thống các doanh nghiệp tạo rasức mạnh của nền kinh tế, là nơi tạo việc làm và thực hiện các chính sách kinh tếcủa Nhà nước DNNN là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước đầu tưvốn, trực tiếp quản lý với mục tiêu lợi nhuận hoặc thực hiện những nhiệm vụ cótính công ích do Nhà nước giao

Trên thế giới, DNNN có mặt ở tất cả các nước mặc dù chế độ chính trị, môhình và cơ chế quản lý rất khác nhau Tuy nhiên, quan niệm về DNNN có sự khácbiệt rõ rệt Ở nhiều nước, DNNN được quan niệm đồng nghĩa với sở hữu nhà nước,bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh và các tổ chức sự nghiệp quản lý các tổchức dịch vụ công và các tài sản sở hữu công cộng Ở những nước khác lại chỉ coicác đơn vị sở hữu nhà nước hạch toán kinh doanh theo Luật Công ty (Luật Doanhnghiệp) mới là DNNN Cho đến nay, khái niệm DNNN vẫn có sự khác nhau khánhiều ở các nước khác nhau tùy theo cách tiếp cận rộng hay hẹp về khái niệm này.Tuy nhiên, điểm chung là các nước đều coi sự hiện diện của DNNN trong nền kinh

tế là cần thiết, và tùy theo thể chế và quan điểm chính sách mà từng nước có quanniệm rộng hẹp khác nhau Về tỷ trọng sức mạnh của DNNN cũng có sự khác biệtgiữa các nước: ở những nước tỷ trọng thấp, các DNNN chỉ chiếm 3-10% GDP;ngược lại ở những nước có tỷ trọng cao, DNNN chiếm trên 20% GDP; những nước

Trang 2

và giao thông, sau chuyển sang thành các doanh nghiệp hoạt động có tư cách phápnhân độc lập và tự chủ về tài chính theo Luật DNNN Từ năm 2005, theo tinh thầnLuật Doanh nghiệp 2005, đã chính thức coi DNNN là một loại hình doanh nghiệptrong nền kinh tế Việt Nam, hoạt động bình đẳng với các loại hình doanh nghiệpkhác Theo Luật Doanh nghiệp 2005, DNNN là doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữutrên 50% vốn điều lệ Như vậy, DNNN không còn được coi là một tổ chức kinh tếriêng biệt của Nhà nước có cơ chế quản lý và quy chế hoạt động riêng, lệ thuộc vàotài chính nhà nước, DNNN phải được thành lập, phát triển và hoạt động theo khung

khổ pháp luật chung về doanh nghiệp và kinh doanh DNNN là một tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư thành lập 100% vốn hoặc chiếm giữ

tỷ lệ cổ phần khống chế, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật về doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do Nhà nước giao.

Như vậy, DNNN vừa là một loại hình doanh nghiệp hoạt động bình đẳng vớicác loại hình doanh nghiệp khác, vừa là một loại hình doanh nghiệp đặc thù do Nhànước sở hữu vốn và trực tiếp quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ doNhà nước giao Tính chất hai mặt này của DNNN quy định sự đặc thù trong quản

lý, quản trị DNNN và cũng là căn nguyên của mọi sự phức tạp và tranh luận về cơchế quản lý chúng trong quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường địnhhướng XHCN ở nước ta

DNNN ở Việt Nam đến nay sau nhiều lần tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản

lý mặc dù đã giảm mạnh về số lượng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơcấu GDP, chiếm giữ nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng, có nhiều đặc quyền đặc lợi.DNNN cũng là nơi phát sinh nhiều vấn đề về quản lý, gây thất thoát và lãng phí lớn

về vốn và tài nguyên, gây bất bình trong nhân dân Trong suốt quá trình đổi mớiDNNN luôn là trung tâm của các đợt đổi mới cơ chế quản lý, là tâm điểm chú ýcủa xã hội

Về mặt pháp lý, để nhận diện DNNN ở Việt Nam có 3 tiêu chí cơ bản sau

đây:

- DNNN trước hết phải là doanh nghiệp: DNNN phải được thành lập và hoạtđộng như một doanh nghiệp độc lập theo Luật Doanh nghiệp dưới hai hình thức

Trang 3

pháp lý phù hợp: Công ty TNHH nhà nước một thành viên; Công ty cổ phần nhànước.

- Nhà nước sở hữu vốn điều lệ từ 51% trở lên

- Mục tiêu hoạt động: trên nguyên tắc tự chủ tài chính DNNN cũng theo đuổimục tiêu bảo toàn vốn, đạt lợi nhuận cao, thực hiện các mục tiêu phát triển do Nhànước giao Riêng đối với các doanh nghiệp chuyên thực hiện các dịch vụ, nhiệm vụmang tính công ích do Nhà nước giao, mục tiêu của doanh nghiệp là hoàn thành cácnhiệm vụ công ích trên nguyên tắc hạch toán và tự chủ tài chính

Cần phân biệt DNNN với kinh tế nhà nước

Trong lý luận cũng như thực tiễn, rất dễ nhầm lẫn và đánh đồng khái niệmDNNN với khái niệm kinh tế nhà nước là một khái niệm rất quan trọng trong lýluận kinh tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay Cần phân định và hiểu rõ mối liên

hệ giữa hai khái niệm này

Kinh tế nhà nước là một khái niệm kinh tế chính trị học để chỉ quan hệ và xácđịnh vài trò của các thành phần (khu vực) kinh tế trong nền kinh tế nói chung.Trong khi đó DNNN là khái niệm để chỉ các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) hạchtoán kinh doanh, tự chủ tài chính, tham gia vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.DNNN chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước Kinh tế nhà nước có nội hàm rộnghơn, phản ánh sức mạnh và quy mô kinh tế của Nhà nước khi tham gia hoạt động,điều tiết nền kinh tế dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thành lập cácDNNN để kinh doanh

Kinh tế nhà nước có ít nhất bốn bộ phận cấu thành sau đây:

- DNNN: những tổ chức kinh tế hạch toán độc lập tham gia vào lĩnh vực kinhdoanh

- Dự trữ quốc gia: lực lượng kinh tế - tài chính được sử dụng với mục đíchbình ổn thị trường và giữ an ninh kinh tế ở các lĩnh vực cần thiết như lương thực,vật tư chiến lược, hàng tiêu dùng ứng phó với thiên tai, ngoại tệ, vàng

Trang 4

- Tài chính nhà nước1: lực lượng tài chính của Nhà nước tham gia hoạt độngcấp vốn cho các doanh nghiệp dưới hình thức các quỹ tài chính (ngân hàng đặcbiệt) chuyên cấp vốn có hoàn trả để thực hiện các mục tiêu đầu tư phát triển cácngành và lĩnh vực trọng điểm hoặc hỗ trợ phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên.Hiện nay, tài chính nhà nước ở nước ta hoạt động thông qua 2 định chế tài chính cơbản là Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách.

- Vốn và tài sản của Nhà nước có tham gia vào hoạt động kinh doanh: baogồm vốn của Nhà nước tham gia vào các công ty cổ phần dưới mức 50%, các tàisản của Nhà nước được sử dụng vào hoạt động kinh tế, kinh doanh

Nhận thức sự khác biệt giữa DNNN và kinh tế nhà nước có ý nghĩa rất quantrọng Cần nhận thức rằng, trong nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước có vai tròchủ đạo như Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định, tuy nhiên sự chủ đạocủa kinh tế nhà nước không đồng nghĩa với việc coi DNNN cũng phải có vai tròchủ đạo DNNN chỉ là một bộ phận của kinh tế nhà nước, do vậy, nó không nhấtthiết và thậm chí không cần thiết phải có vai trò chủ đạo (thể hiện ở tỷ trọng lớn vàchiếm giữ các vị trí trọng yếu) ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương Vềtổng thể, do đặc điểm và khả năng của mình, DNNN chỉ cần có tỷ trọng cần thiết ởnhững ngành và lĩnh vực cần thiết Ở các ngành và lĩnh vực cạnh tranh và ở cấp độkinh tế địa phương, DNNN chỉ cần có một tỷ trọng vừa phải, thậm chí thấp Tuyvậy DNNN không hoạt động biệt lập mà luôn hoạt động phối hợp với các bộ phậnkhác của kinh tế nhà nước, bảo đảm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongnền kinh tế quốc dân Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, do lịch sử để lại, khuvực DNNN đang chiếm tỷ trọng quá cao ở cả những lĩnh vực không cần thiết Dovậy, Nhà nước đang có biện pháp giảm mạnh các DNNN cả về số lượng và tỷtrọng Điều đó không hề ảnh hưởng đến việc duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước

1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1 Tài chính nhà nước ở đây là thuật ngữ chỉ bộ phận của kinh tế nhà nước tham gia vào hoạt động kinh tế dưới hình thức cấp vốn cho các doanh nghiệp thông qua kênh tài chính – tín dụng quay vòng có hoàn trả Khái niệm này khác với khái niệm tài chính nhà nước theo nghĩa rộng trong tiếp cận tài chính công như một hệ thống các quan hệ tài chính của Nhà nước với nền kinh tế.

Trang 5

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, DNNN là công

cụ của Nhà nước trong kinh doanh, nó thường được gán cho quá nhiều kỳ vọng vàvai trò Chính vì vậy, trên thực tế, các DNNN thường không thực hiện đầy đủ vaitrò mà xã hội và Nhà nước kỳ vọng Đây là lý do tại sao DNNN luôn là tâm điểmchú ý của các cuộc tranh luận về đổi mới kinh tế

Ở các nước khác, dù là đang phát triển, đã phát triển hoặc chuyển đổi, vai tròcủa DNNN cũng là đề tài gây tranh luận Từ khi lý thuyết can thiệp vào thị trườngtheo trường phái J Keynes được chấp nhận rộng rãi và áp dụng vào điều hành kinh

tế, các nước đều có xu hướng coi trọng các DNNN, gán cho nó rất nhiều sứ mệnh,vai trò về kinh tế, chính trị, xã hội Hàng loạt biện pháp quốc hữu hóa rầm rộ ởnhững ngành mà tư nhân tỏ ra kém hiệu quả mà tập trung ở các ngành dịch vụcông, dịch vụ kết cấu hạ tầng Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện, khu vựcDNNN ở các nước nói chung đều chứng tỏ rằng, DNNN hoạt động không hiệu quảbằng khu vực tư nhân Do vậy, trong 30 năm trở lại đây, các nước lại có phong trào

tư nhân hóa hàng loạt DNNN Hệ quả là các nước thường có những biện pháp tráingược nhau ở các giai đoạn khác nhau: lúc thì rầm rộ quốc hữu hóa, tăng tỷ trọng

và vai trò của các DNNN; lúc thì tư nhân hóa hàng loạt, giảm mạnh tỷ trọng và vaitrò của khu vực này

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, DNNN

có ba vai trò rõ rệt:

- Vai trò kinh tế

Vai trò kinh tế của DNNN thể hiện ở bốn nội dung sau:

+ Là bộ phận chủ lực của kinh tế nhà nước tham gia vào các lĩnh vực kinhdoanh cần thiết, góp phần để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tếquốc dân Để thực hiện vai trò này, các DNNN được thành lập và phát triển vớiđịnh hướng, quy mô đủ lớn ở những lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho việc thựchiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Đó là các lĩnh vực mũi nhọn về kinh tế

mà khu vực tư nhân chưa có khả năng hoặc không muốn đầu tư như điện lực, viễnthông, khai thác dầu khí, khoáng sản, sản xuất dầu khí, hóa chất, phân bón, vận tảihàng không, đường sắt Ở những lĩnh vực này DNNN chiếm tỷ trọng tuyệt đối

Trang 6

hoặc áp đảo nhằm khẳng định vai trò của kinh tế nhà nước trong các ngành chủ lựccủa nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, khi chiếm giữ vị trí chủ đạo ở những ngànhchủ lực, DNNN vừa phải thể hiện tính hiệu quả của mình vừa phải đóng vai trò làmđầu mối liên kết các thành phần kinh tế khác cùng phát triển Khi các doanh nghiệpthành phần khác đã phát triển tốt, các DNNN có thể rút vốn giảm dần tỷ trọng đểtập trung sang các ngành khác quan trọng hơn Vì vậy, danh mục các ngành, cáclĩnh vực mà DNNN phải có vai trò chủ đạo luôn biến động và có xu hướng giảmdần về số lượng Trước đây, khi mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, cácDNNN phải chiếm tỷ trọng cao, giữ vai trò chủ đạo trong hầu hết các ngành củanền kinh tế Đến nay, nhiều ngành đã có khu vực tư nhân đủ mạnh và có khảnăng kinh doanh tốt hơn, Nhà nước thực hiện thoái vốn và các DNNN giảmmạnh tỷ trọng Ví dụ, các ngành như kinh doanh xuất nhập khẩu, thương nghiệpbán buôn, kinh doanh lương thực, dệt may, điện tử, ngân hàng, xây dựng trướcđây các DNNN giữ vị trí độc quyền, đến nay chỉ còn giữ vai trò thứ yếu Điều

đó hoàn toàn không làm thay đổi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung

và DNNN nói riêng ở các ngành cần thiết

+ Chiếm giữ những vị trí kinh tế trọng yếu của nền kinh tế quốc dân liên quanđến an ninh kinh tế, chính trị, quân sự Để thực hiện vai trò này, các DNNN phảiđầu tư, phát triển và khẳng định hiệu quả ở những ngành và lĩnh vực trọng yếu vềmặt kinh tế, an ninh, quốc phòng đối với quốc gia Đó là các nhà máy có vị tríchiến lược như điện hạt nhân, chế biến dầu khí, sản xuất vũ khí, quản lý về khaithác cảng biển, sân bay, đường sắt, quản lý và khai thác hệ thống phân phối điện,mạng truyền thông, vận tải hàng không, sản xuất vũ khí, chất nổ Ở những lĩnhvực này, DNNN thường được Nhà nước giao cho quyền kinh doanh độc quyền vàphải chịu trách nhiệm phát triển ngành, phát huy hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên,khi giữ các vị trí trọng yếu và độc quyền, nhiều DNNN thường lơ là mục tiêu hiệuquả, chạy theo lợi ích riêng, xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng và xã hội Dovậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương không đồng nhất độc quyền nhànước với độc quyền doanh nghiệp Ở nhiều lĩnh vực độc quyền nhà nước, Nhànước cho phép nhiều DNNN cùng tham gia kinh doanh cạnh tranh nhau, tạo môi

Trang 7

trường cạnh tranh để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và phục vụ tốt hơn nhucầu của thị trường.

+ Là lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nềnkinh tế Thực hiện vai trò này, các DNNN ở những ngành liên quan đến các cân đối

vĩ mô quan trọng của từng thời kỳ phải có quy mô và tiềm lực đủ lớn, khi cần thiếtlàm công cụ thực hiện mục tiêu điều tiết các cân đối vĩ mô của nền kinh tế Cácđiều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước cần có sự góp sức của các DNNN baogồm: điều tiết tổng cung - tổng cầu, điều tiết về giá, điều tiết lãi suất, điều tiết cânđối tiền - hàng, điều tiết cung - cầu các mặt hàng chủ lực trong những thời điểmnhạy cảm hoặc tình huống thiên tai Khi thực hiện vai trò là lực lượng vật chất đểNhà nước điều tiết vĩ mô, các DNNN được Nhà nước hỗ trợ về các điều kiện vậtchất, tài chính và cơ chế, nhưng các doanh nghiệp phải triệt để và nỗ lực phối hợpvới Nhà nước để đạt mục tiêu về điều tiết vĩ mô

+ DNNN là công cụ điều chỉnh dài hạn trong phát triển kinh tế Thực hiện vaitrò này, các DNNN được đầu tư, phát triển ở các ngành, các lĩnh vực mới có triểnvọng chiến lược nhưng khu vực tư nhân chưa có đủ khả năng phát triển hoặc dohiệu quả ban đầu quá thấp Đến khi phát triển tốt, hiệu quả cao, đủ sức hấp dẫn cácthành phần khác đầu tư, DNNN lại chuyển giao cho khu vực tư nhân để đầu tư vàonhững lĩnh vực mới khác

- Vai trò xã hội

Vai trò xã hội của DNNN thể hiện ở hai nội dung sau:

+ Đảm nhận sản xuất, cung ứng dịch vụ ở một số lĩnh vực liên quan đếncung cấp hàng hóa công cộng, các hoạt động kinh tế gắn với an ninh - quốcphòng, gắn với chiến lược phát triển vùng của quốc gia

+ Tham gia thực hiện một số chính sách xã hội mà Nhà nước cần có doanhnghiệp thực hiện như cung cấp nhu yếu phẩm cho đồng bào dân tộc, cung cấp vốncho các chương trình chính sách xã hội, phát triển nông thôn

- Vai trò chính trị

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò chính trị của cácDNNN thể hiện ở chỗ toàn bộ hệ thống DNNN phải là lực lượng quan trọng góp

Trang 8

phần củng cố và phát triển hệ thống chính trị, giúp Nhà nước thực hiện những mụctiêu chiến lược và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Bản thân DNNN có những đặc điểm rất riêng, trong đó đặc điểm sở hữu côngvừa không rõ ràng vừa không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Từ đó, dẫn đến cơ chế quản lý công ty (Cooporate Governance) của các DNNN rấtđặc thù khác hẳn với khu vực kinh tế tư nhân, hệ quả là DNNN có một loạt đặcđiểm về kết quả hoạt động khác biệt cần nhận thức rõ

Sau đây là năm đặc điểm quan trọng của DNNN liên quan đến quản lý:

Thứ nhất, tính chất sở hữu của các DNNN không rõ ràng về chủ thể DNNN

có chủ sở hữu là Nhà nước hoặc toàn dân (sở hữu công), nhưng Nhà nước hoặctoàn dân là những chủ thể không rõ ràng về người đại diện pháp lý, càng không rõràng khi đảm nhận tư cách chủ sở hữu các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh.Chính vì tính chất không rõ ràng về chủ sở hữu nhà nước nên cơ chế quản lý công

ty đối với DNNN luôn có khiếm khuyết, không có mô hình tối ưu và phù hợpmang tính cạnh tranh Đặc điểm không rõ ràng về sở hữu là nguyên nhân của mọinguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, yếu kém về hiệu quả và năng lực của các DNNN

Thứ hai, cơ chế quản lý đối với DNNN mang tính hành chính, quan liêu,

không ổn định Đặc điểm này là hệ quả trực tiếp từ đặc điểm về chủ sở hữu đã nêu

ở trên Do Nhà nước là chủ thể sở hữu không rõ ràng, lại chuyên về thực hiện cácchức năng quyền lực nhà nước đối với toàn xã hội theo nguyên tắc hành chínhcông quyền nên khi thực hiện quản lý các DNNN, tính chất hành chính, quan liêuvẫn không thể khắc phục được Đã có rất nhiều cải cách (ở Việt Nam cũng như ởcác nước) về mô hình quản lý đối với DNNN để khắc phục tình trạng hành chính,quan liêu nhưng đều không thể đi đến sự hoàn thiện cuối cùng Cũng chính vì vậy,

cơ chế quản lý đối với DNNN thường hay thay đổi để khắc phục những điểm yếucủa cơ chế cũ Đặc điểm này góp phần làm năng lực cạnh tranh của DNNN thườngyếu kém hơn doanh nghiệp tư nhân cùng điều kiện

Thứ ba, sự chồng chéo, cồng kềnh trong quản lý của Nhà nước đối với các

DNNN Do Nhà nước là chủ thể bao gồm rất nhiều cơ quan khác nhau nên khi thực

Trang 9

hiện quản lý các DNNN, thường phân công cho các cơ quan (chủ yếu thuộc ngànhhành pháp) thực hiện quản lý theo chức năng của mình Điều này làm cho các quan

hệ quản lý đối với DNNN trở nên chồng chéo, cồng kềnh vừa có nguy cơ gây rốiloạn quản lý, vừa làm kìm chế quyền tự chủ, sự năng động, sáng tạo của các doanhnghiệp

Thứ tư, dù thiết lập mô hình quản trị nào thì quản trị các DNNN cũng kém

năng động do chế độ quyền hạn – trách nhiệm không rõ ràng, sòng phẳng, không

có sự giám sát thiết thực và hiệu quả, do vậy trách nhiệm giải trình của lãnh đạodoanh nghiệp không rõ ràng Đặc điểm này bắt nguồn từ ba đặc điểm đã nêu ở trên

về quản lý của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước.Các DNNN trong bối cảnh không rõ về chủ sở hữu, quản lý chồng chéo, quan liêu,nên không thể có mô hình quản trị năng động, sáng tạo, rõ ràng về trách nhiệm nhưkhu vực tư nhân Các giám đốc (hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị/ Hội đồng thànhviên) ở các DNNN thường phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu, chiều lòng quá nhiều

cơ quan quản lý nhà nước và chủ quản, do vậy không thể toàn tâm toàn ý vào mụctiêu hiệu quả của doanh nghiệp, mặt khác, quyền chủ động về quản trị, quyết địnhkinh doanh luôn bị hạn chế, do vậy không phát huy hết khả năng sáng tạo trongkinh doanh Mặt khác, giám đốc doanh nghiệp cũng không chịu áp lực và ràngbuộc rõ ràng về trách nhiệm giải trình trước chủ sở hữu về kết quả sản xuất kinhdoanh, dễ dẫn đến nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Thứ năm, các DNNN thường chậm đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc,

sử dụng tài nguyên, nhân lực kém hiệu quả, kết quả là hoạt động sản xuất kinhdoanh kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác cùng điều kiện Đặc điểm này

là hệ quả trực tiếp từ các đặc điểm đã nêu

1.4 Phân loại doanh nghiệp nhà nước

DNNN ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại Phổ biến có các cách phân loại sauđây để nhận diện:

- Phân theo tỷ trọng sở hữu của Nhà nước: Có hai loại:

+ DNNN 100% vốn nhà nước Các doanh nghiệp loại này được đăng ký dướihình thức pháp lý công ty TNHH nhà nước một thành viên Loại này áp dụng cho

Trang 10

các doanh nghiệp quy mô lớn, quan trọng, hoặc các doanh nghiệp đặc biệt mà Nhànước có chủ trương nắm giữ sở hữu 100% lâu dài.

+ DNNN có vốn nhà nước từ 51% đến dưới 100% Loại này được đăng kýdưới hình thức công ty cổ phần, trong đó vốn sở hữu của Nhà nước từ 51% trở lên,phần còn lại do các thể nhân và pháp nhân tư nhân sở hữu Loại doanh nghiệp này

áp dụng cho các doanh nghiệp mà Nhà nước chủ trương cổ phần hóa (thường ở cácngành cạnh tranh), nhưng Nhà nước vẫn phải giữ cổ phần chi phối hoặc các doanhnghiệp chưa bán được đủ tỷ lệ cổ phần để chuyển sang khu vực tư nhân

- Phân theo quy mô

Việc phân loại theo quy mô rất quan trọng để áp dụng các mô hình tổ chức,

mô hình quản trị, tiêu chuẩn và chế độ cán bộ lãnh đạo Tiêu chí để phân hạngdoanh nghiệp theo quy mô bao gồm: quy mô vốn, doanh thu, lao động, trình độcông nghệ (áp dụng có phân biệt giữa các ngành) Có 4 loại quy mô sau:

+ DNNN hạng đặc biệt: đây là các doanh nghiệp có quy mô rất lớn, bao gồmcác tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn, do Thủ tướng Chính phủ quyết địnhthành lập và quản lý

+ DNNN hạng A (hạng I): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vốn, doanhthu, lao động vào loại lớn, do cấp bộ hoặc UBND tỉnh quyết định thành lập và quảnlý

+ DNNN hạng B (hạng II): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô vừa về vốn,doanh thu, lao động

+ DNNN hạng C (hạng III): bao gồm các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vềvốn, doanh thu, lao động

Chủ trương của Nhà nước ta là chỉ giữ lại các DNNN quy mô đặc biệt và lớn.Các doanh nghiệp hạng B hoặc C chỉ tồn tại ở các lĩnh vực đặc biệt như in tiền, chếtạo vũ khí, chất nổ, sổ xố kiến thiết…

- Phân theo mô hình tổ chức và quản trị

Phân theo tiêu chí này có các loại DNNN sau:

Trang 11

+ Tập đoàn kinh tế nhà nước: bao gồm các DNNN quy mô lớn, tổ chức toànngành, theo mô hình công ty mẹ - con Mô hình quản trị đối với các tập đoàn có hộiđồng thành viên và tổng giám đốc điều hành.

+ Tổng công ty: bao gồm các Tổng công ty 91 do Thủ tướng quyết định thànhlập và các Tổng công ty 90 do cấp bộ, UBND tỉnh quyết định thành lập Mô hìnhquản trị các tổng công ty có hội đồng quản trị và tổng giám đốc điều hành

+ Công ty độc lập: bao gồm các DNNN quy mô vừa và lớn hoạt động độc lập

Mô hình quản trị các doanh nghiệp này hoặc có hội đồng quản trị (nếu quy mô lớnhoặc là công ty hỗn hợp nhà nước sở hữu dưới 100% vốn), hoặc có chủ tịch công

ty (nếu quy mô vừa) Các doanh nghiệp này do bộ và UBND tỉnh thành lập vàquản lý

+ Công ty thành viên của một DNNN khác: bao gồm các doanh nghiệp trựcthuộc (công ty con) của DNNN khác (công ty mẹ) Các doanh nghiệp này do công

ty mẹ quyết định thành lập và quản lý

- Phân theo tính chất độc quyền của doanh nghiệp

Theo tiêu chí độc quyền có hai loại:

+ DNNN độc quyền: bao gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước giao nhiệm vụđộc quyền kinh doanh một ngành nào đó Những doanh nghiệp này phải có đủ sứcmạnh, quy mô đảm nhận cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi toàn ngànhcho nền kinh tế

+ DNNN cạnh tranh: bao gồm các doanh nghiệp ở các ngành cạnh tranh vớicác doanh nghiệp khác Loại này lại gồm 2 loại nhỏ: cạnh tranh trong khuôn khổđộc quyền nhà nước (chỉ có các DNNN cạnh tranh với nhau) và cạnh tranh bìnhđẳng với các doanh nghiệp khu vực khác

2 QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀNƯỚC

2.1 Phân định quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước

Trước hết, cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước của Nhà nước vàchức năng quản trị kinh doanh của bản thân doanh nghiệp Điều này xuất phát từ

Trang 12

đặc điểm của DNNN vừa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vừa là mộtdoanh nghiệp độc lập về tài chính, có quyền tự chủ trong kinh doanh, tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh Các cơ quan quản lý nhà nước cũng có 2 chức năng

là vừa quản lý nhà nước đối với các DNNN vừa là chủ sở hữu đối với các doanhnghiệp này Trên thực tế quản lý, rất dễ nhầm lẫn hai nội dung này Đảng và Nhànước ta đã nhiều lần lưu ý đến sự phân định này nhưng cho đến nay mới chỉ sáng tỏmột phần

Sự phân định này được thể hiện ở ba nội dung sau:

Thứ nhất, phân định rõ về bộ máy tổ chức quản lý: các cơ quan quản lý nhà

nước phải tách bạch về bộ máy, nhân sự, tiền lương đối với các DNNN

Thứ hai, phân định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm: bằng thể chế, phải

quy định rõ ràng, minh bạch về quyền hạn, trách nhiệm của lãnh đạo các DNNN từhội đồng thành viên, hội đồng quản trị đến tổng giám đốc điều hành Mặt kháccũng phải quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản

lý nhà nước và người đứng đầu các cơ quan này khi thực hiện hai chức năng: quản

lý nhà nước và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với DNNN Nếu không phânđịnh rõ ràng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn sẽ dễ dẫn đến tình trạng hoặc làchồng chéo về quản lý, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc làtình trạng buông lỏng quản lý, vô trách nhiệm, trục lợi, tham nhũng

Thứ ba, thực hiện quản lý nhà nước đối với DNNN, Nhà nước phải bảo đảm

nguyên tắc bình đẳng; không phân biệt đối xử giữa DNNN với các loại hình doanhnghiệp khác Việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quản lý nhà nước có ýnghĩa rất quan trọng Trước hết, nó giúp xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệmcủa các cơ quan quản lý nhà nước khi thực hiện 2 chức năng quản lý đã nêu Nócòn bảo đảm cho DNNN không thể dựa dẫm, ỷ lại nhà nước, phải nỗ lực nâng caonăng lực cạnh tranh để đạt hiệu quả kinh doanh cao Mặt khác, sự bình đẳng trongquản lý có tác dụng kích thích các doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển, đónggóp cho sự phát triển kinh tế, tạo áp lực để các DNNN kinh doanh tốt hơn

2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước

Trang 13

Quản lý nhà nước đối với các DNNN có hai nội dung chính, mỗi nội dung lại

Chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung, trong đó cóDNNN có các nội dung chính sau đây:

- Ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động Theo đó, Nhà

nước ban hành khung khổ pháp lý chung tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệphoạt động Hệ thống luật tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp bao gồm bốn

loại: Thứ nhất, luật pháp điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động, giải thể - phá sản doanh nghiệp bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản Thứ hai, các luật chung quy định về quyền kinh doanh và môi trường kinh doanh nói

chung như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Đất đai, Luật Lao

động Thứ ba, các luật riêng điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động của các

doanh nghiệp ở các ngành và lĩnh vực đặc thù như kinh doanh ngân hàng, tài chính,

dầu khí, khai thác tài nguyên, xuất khẩu lao động Thứ tư, các luật điều chỉnh quan

hệ tài chính với Nhà nước bao gồm các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp là đốitượng nộp thuế

Đối với riêng DNNN, mặc dù không có văn bản luật dành riêng nhưng Nhànước ủy quyền cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy dưới luật quy định

về điều kiện thành lập, cơ chế quản lý, mô hình quản trị, cơ chế trả lương cho lãnhđạo doanh nghiệp

- Ban hành và thực hiện các chính sách đối với doanh nghiệp Theo đó, Nhà

nước tùy theo mục tiêu và định hướng chiến lược của mình ban hành các chínhsách liên quan đến doanh nghiệp Hệ thống chính sách này bao gồm các chính sách

ưu đãi, các chính sách hạn chế và chính sách hỗ trợ theo tiêu chí ngành, lĩnh vực

mà Nhà nước thấy cần thiết phải áp dụng chính sách Các chính sách này phải bảo

Ngày đăng: 26/12/2014, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w