Nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam thực trạng và những giải pháp cơ bản (Trang 25 - 26)

Đối với các DNNN, Nhà nước vừa thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra theo luật pháp đối với các doanh nghiệp nói chung, vừa thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu. Hai nội dung này mặc dù khác nhau nhưng đều cùng chủ thể và đối tượng kiểm tra. Do vậy, khi thực hiện phải kết hợp để thực hiện tốt cả hai nội dung.

Các giải pháp ở đây bao gồm:

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra các DNNN theo chức năng, nhiệm vụ về kiểm tra, thanh tra quy định trong Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan, bảo đảm bình đẳng về thanh tra, kiểm tra của Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.

- Hoàn thiện chế độ giám sát tài chính ở cả ba loại doanh nghiệp, do trung ương, các bộ và các địa phương quản lý. Bảo đảm chế độ giám sát tài chính sát thực, công khai, minh bạch, gắn với trách nhiệm giải trình của các DNNN.

- Kết hợp giám sát tài chính với giám sát hoạt động, giám sát cán bộ, gắn với các hoạt động giám sát đầu tư công và sử dụng các quyền lực công của Nhà nước.

- Cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát DNNN.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các DNNN là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong hệ thống quản lý của Nhà nước. Sự thành công của lĩnh vực này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định sự đúng đắn và góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới thành công, sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chuyên đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước ở việt nam thực trạng và những giải pháp cơ bản (Trang 25 - 26)