Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước đối với một đối tượng đặc biệt là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống
Trang 1Chương 1
Cơ sở lý luận sự tham gia của đoàn tncs hồ chí minh vào hoạt động quản lý nhà nước Về công tác thanh niên
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm thanh niên
Theo Từ điển tiếng Việt: “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi
trẻ và đang trưởng thành Thanh niên là một nhóm người, "một lớp cắt ngang
của xã hội" ở một độ tuổi nhất định, không phụ thuộc vào thành phần dân tộc,
tôn giáo, vùng miền, được nhìn nhận ở dưới nhiều góc độ khác nhau, từ triết học,
xã hội học, tâm lý học, góc độ luật pháp Từ các phân tích này, thanh niên có
thể được hiểu là một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định sự phát triển trong tương lai của xã hội Điều
này cũng có nghĩa là: Thanh niên không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp
xã hội đặc thù, có độ tuổi nhất định, có những đặc điểm đặc trưng khác với cáclứa tuổi khác về tâm lý, sinh lý, có tâm tư, nguyện vọng, có nhu cầu và hoài bão,khát vọng theo lứa tuổi và giới
1.1.2 Khái niệm công tác thanh niên
Theo Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như ý làm chủ biên thì công tác được
hiểu là "công việc của nhà nước, của đoàn thể" hoặc "thực hiện công việc của nhà
việc của nhà nước, của đoàn thể hay thực hiện công việc của nhà nước, đoàn thể.Khái niệm này đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được tính mục đích của công tácthanh niên Tại Việt Nam, công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong
ừ điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ệt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ăn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr à Nội 1999, tr ội 1999, tr.
Trang 2công tác quần chúng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nước,Đoàn Thanh niên và xã hội nhằm giáo dục, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho thanhniên phát triển, trưởng thành, phát huy mọi tiềm năng của lực lượng thanh niêntrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do vậy, cũng có thể hiểu, công tácthanh niên là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội vào một đối tượng cụthể là thanh niên theo những mục tiêu xác định
Kể từ khi có Đảng, công tác thanh niên là hoạt động xã hội tự giác, trởthành hoạt động chính trị - xã hội, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện củaĐảng; Đảng luôn coi công tác thanh niên là một bộ phận hữu cơ trong hoạt độngcủa mình; là quá trình giáo dục, thuyết phục và vận động thanh niên tham giathực hiện các nhiệm vụ của cách mạng, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề
xã hội vốn có của thanh niên; là quá trình tạo ra môi trường kinh tế, văn hoá, xãhội và là trường học cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và trưởng thành
Từ những phân tích trên đây, công tác thanh niên được hiểu là hoạt động
có mục đích của tổ chức tác động vào đối tượng thanh niên nhằm giáo dục, bồi dưỡng, định hướng và phát huy thanh niên, đáp ứng những đòi hỏi nào đó của thanh niên và của xã hội Công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội hàm
chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên, nhằmmục đích thoả mãn nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của
xã hội
1.1.3 Khái niệm công tác Đoàn
Công tác Đoàn là tổng thể các mặt hoạt động của Đoàn, do cấp bộ Đoàn tổchức, có tác động đến các đối tượng thanh thiếu nhi, nhằm mục tiêu là hình
thành lý tưởng chính trị cho thanh niên (tức là mục tiêu chính trị) và tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội của thanh niên, đáp ứng nhu cầu xã hội của xã hội
(tức là mục đích xã hội), góp phần giáo dục thanh niên trở thành những công dân
tốt,
những người đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản, đoàn viên ưu tú và đảng viên
Trang 3Đảng cộng sản Việt Nam Công tác Đoàn do Đảng lãnh đạo, là một bộ phậnquan trọng của công tác Đảng
Quan hệ công tác thanh niên và công tác Đoàn : Có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau Công tác Đoàn là một phần quantrọng của công tác thanh niên, thực chất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tácĐoàn trở thành nòng cốt trong công tác thanh niên
1.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên.
1.1.4.1 Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước :
1.1.4.1.1 Khái niệm quản lý: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân
công, hợp tác lao động, nảy sinh khi cần có sự nỗ lực tập thể để thực hiện mụctiêu chung Trình độ xã hội hóa càng cao thì yêu cầu quản lý càng cao và vai trò
quản lý cũng vì thế ngày càng tăng Quản lý ở đây được hiểu là hệ thống các
hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng vào đối tượng nhất định nhằm điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người phát triển theo những mục tiêu đã định Quản lý là hoạt động rất
phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đáng chú ý là yếu tốcon người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin,yếu tố văn hóa
1.1.4.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước xuất hiện cùng
với sự xuất hiện của nhà nước, là công cụ của nhà nước trong quản lý xã hội; làmột dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan nhànước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội vàhành vi hoạt động của công dân Theo cuốn Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng
thì quản lý nhà nước là "Hoạt động của toàn bộ bộ máy Nhà nước từ cơ quan
quyền lực Nhà nước (Quốc hội và HĐND các cấp); các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các bộ và UBND các cấp); cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát
quản lý nhà nước bao gồm hoạt động lập pháp của cơ quan lập pháp; hoạt động
Trang 4hành chính của cơ quan hành pháp và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.Trong quản lý nhà nước, chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nướcthực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp; đối tượng quản lý của nhànước là toàn bộ dân cư sống và làm việc trong lãnh thổ quốc gia, công dân đicông tác, làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngoài
Quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,như : chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao v.v.nhằm phục vụ các nhu cầu hợp pháp của nhân dân Quản lý nhà nước là mộtdạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, do các cơ quantrong bộ máy nhà nước thực hiện, lấy pháp luật làm công cụ quản lý chủ yếunhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của
nhân dân Như vậy, quản lý Nhà nước có thể được hiểu là hoạt động của Nhà
nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước.
1.1.4.2 Quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
1.1.4.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
Theo TS Nguyễn Vĩnh Oánh thì "Quản lý nhà nước về công tác thanh
niên là hoạt động lập pháp và lập quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chế định ra những quy định về công tác thanh niên; là hoạt động quản lý nhà nước trong phạm vi những công việc về hành chính của các cơ quan trong bộ máy nhà nước có liên quan đến thanh niên; là hoạt động điều hành của Nhà nước về sự phối hợp tất cả cơ quan, bộ máy hoặc đoàn thể có liên quan đến công tác thanh niên, đặt công tác thanh niên trong sự thống nhất có sự quan tâm
về công tác thanh niên là hoạt động xây dựng thể chế có liên quan đến thanh niên, là sự quản lý của các cơ quan nhà nước theo các chế định pháp luật, chính sách để điều chỉnh, phối hợp thống nhất việc triển khai nhiệm vụ công tác thanh
Trang 5niên của các tổ chức, lực lượng trong xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của
Các khái niệm này về căn bản đúng, tuy nhiên chưa phản ảnh được đầy đủtính đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ Trong vế "nhân dân làm chủ" bao hàm cả sự tham
gia quản lý nhà nước và xã hội của nhân dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếpthông qua các tổ chức đại diện Căn cứ vào những cách hiểu đó và từ khái niệm
quản lý nhà nước như trình bày ở phần trên, thì quản lý nhà nước về công tác
thanh niên ở đây được hiểu là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp về công tác thanh niên Quản lý nhà nước về công tác
thanh niên là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước
đối với một đối tượng đặc biệt là thanh niên; là quá trình tác động của hệ thống
các cơ quan nhà nước đối với công tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp,
cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy, bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, Nhà nước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực
xã hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ công tác thanh niên
Quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên cùng có chung chủthể quản lý là nhà nước, nhưng khác nhau tương đối về đối tượng quản lý vàphương pháp quản lý Điều đó được thể hiện :
- Khi nói đến quản lý nhà nước đối với thanh niên là nói đến quản lý nhànước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách tác động trực tiếp tới những thanhniên cụ thể với tư cách là những công dân Còn khi nói đến quản lý nhà nước vềcông tác thanh niên là quản lý của nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chínhsách, cơ chế, tổ chức bộ máy tác động tới thanh niên với tư cách là một lựclượng xã hội là chính, được tập hợp trong các tổ chức và thông qua tổ chức
- Trong quản lý nhà nước về thanh niên, đối tượng quản lý là thanh niên,còn trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên, đối tượng quản lý là những
tổ chức, những cơ chế, quan hệ phối hợp trong công tác thanh niên Quản lý nhà
Trang 6nước về thanh niên là quản lý trực tiếp của nhà nước đối với thanh niên, cònquản lý nhà nước về công tác thanh niên là quản lý của nhà nước đối với thanhniên một cách gián tiếp thông qua tổ chức hay các chủ thể khác tác động tớithanh niên.
- Về phương pháp quản lý, nếu trong quản lý nhà nước đối với thanh niên,phương pháp chính là mệnh lệnh mang tính quyền lực bắt buộc của chủ thể quản
lý, thì trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, bên cạnh phươngpháp mệnh lệnh, phương pháp quản lý chính sẽ là vận động, thuyết phục, tư vấn,
hỗ trợ, giúp cho thanh niên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và tự giác tuânthủ pháp luật và các chính sách liên quan
Thực tế cho thấy, do đặc điểm của hệ thống chính trị cũng như do đặc thù,tầm quan trọng đặc biệt của đối tượng thanh niên cũng như công tác thanh niên,
cho nên nhà nước không thể thực hiện chức năng quản lý thanh niên một cách
độc lập, mà tiến hành quản lý thanh niên trong sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể xã hội khác, đặc biệt là với các tổ chức thanh niên, các đoàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam Vì vậy, trong
toàn bộ luận văn này, khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên được
sử dụng thống nhất, bao hàm cả những nội dung quản lý nhà nước về thanh niên
1.1.4.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
- Chủ thể quản lý là các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chứcnăng lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với công tác thanh niên; đối tượng quản lýkhông chỉ là thanh niên mà còn là các chủ thể xã hội trực tiếp hay gián tiếp tácđộng đến thanh niên và các chủ thể xã hội tiến hành công tác thanh niên Cácngành (lập pháp, hành pháp, tư pháp) căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đềutiến hành công tác thanh niên (thông qua việc ban hành, triển khai thực hiện,giám sát thực hiện và xử lý các vi phạm đến các luật pháp, chính sách thanh niênhoặc liên quan đến thanh niên)
Trang 7- Do đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam làĐảng cầm quyền, công tác thanh niên cũng đồng thời là công tác của Đảng, doĐảng trực tiếp lãnh đạo Thực hiện đường lối của Đảng, các cấp, các ngành, các
tổ chức đều có nhiệm vụ tiến hành công tác thanh niên phù hợp với chức năng,nhiệm vụ được giao Trong quá trình đó, bằng luật pháp, chính sách, cơ chế, tổchức bộ máy và nguồn lực, Nhà nước quản lý, điều phối các chủ thể xã hội trongtiến hành công tác thanh niên Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niênthông qua các chủ thể xã hội (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị -
xã hội khác và các đoàn thể nhân dân ) là đặc điểm đặc thù của Quản lý nhànước ở Việt Nam
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý nhà nướcđối với một lực lượng xã hội cụ thể, mà những vấn đề của nó liên quan trực tiếpđến tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội Cho nên, quản lý nhà nước
về công tác thanh niên là một loại quản lý tổng hợp, đa diện và rất phức tạp, đòihỏi phải có sự phối hợp hài hoà, thống nhất rất cao giữa các ngành (lập pháp,hành pháp, tư pháp), giữa các bộ phận trong cùng một ngành (ví dụ : giữa các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong ngành hành pháp), giữa cáccấp (từ trung ương đến cơ sở), giữa các chủ thể (chính quyền, đoàn thể nhân dân,Đoàn thanh niên, các tổ chức ) tiến hành công tác thanh niên dưới sự lãnh đạocủa Đảng
- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên không chỉ là quá trình áp dụngcác chế định pháp luật bắt buộc phải thực hiện đối với thanh niên và tổ chứcthanh niên, mà do đặc thù lứa tuổi, đây đồng thời là quá trình vận động, thuyếtphục, tư vấn, hướng dẫn và giáo dục Nói cách khác, trong quản lý nhà nước vềcông tác thanh niên, bên cạnh việc sử dụng phương pháp mệnh lệnh hành chính(đôi khi chỉ là thứ yếu), Nhà nước còn sử dụng (có khi là chủ yếu) phương phápgiáo dục, thuyết phục, tư vấn và vận động
1.1.4.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên :
Trang 8- Ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liênquan đến thanh niên và công tác thanh niên, như: các đạo luật, chiến lược,chương trình, các chính sách nhằm bồi dưỡng và phát huy thanh niên.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, phápluật đối với thanh niên và công tác thanh niên
- Chuẩn bị và tổ chức tho thanh niên tham gia một cách chủ động, tự tin và
có hiệu quả vào quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có thực hiện các hoạt độngđối ngoại về mặt nhà nước trong lĩnh vực công tác thanh niên
- Điều phối hoạt động của các chủ thể xã hội khác trong công tác thanhniên
1.1.4.2.4 Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác thanh niên được hiểu
từ góc độ thể chế và tổ chức bộ máy, trong đó quy định rõ trách nhiệm của cơ
quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các cơ quan thuộc hệ thống nhà nước đốivới công tác thanh niên Cụ thể:
- Quốc hội ban hành các văn bản luật liên quan đến thanh niên và công tác
thanh niên; quyết định ngân sách hàng năm cho công tác thanh niên, đồng thờigiám sát việc thực hiện chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên ở các cấp
- Chính phủ ban hành, chỉ đạo thực hiện và giám sát việc thực hiện các
chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên Cụ thể : xác địnhchương trình mục tiêu công tác thanh niên là một bộ phận trong kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm, 10 năm hoặc các chiến lược phát triểntheo vùng miền; chỉ đạo các bộ, ngành và các cấp chính quyền xây dựng và triểnkhai chương trình thanh niên thuộc lĩnh vực hay địa bàn quản lý của mình; đồngthời kiểm tra việc thực hiện chính sách thanh niên ở các ngành, các cấp
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chứcthực hiện các chính sách thanh niên liên quan đến ngành, lĩnh vực được phâncông phụ trách
Trang 9- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với thanh niên
trong địa phương mình; cụ thể hoá các chính sách thanh niên phù hợp với đặcđiểm, tình hình của địa phương để trình hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua
Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với Đoàn thanh niên và chỉ đạo các ngànhchức năng trực thuộc phối hợp với Đoàn thanh niên cùng cấp trong việc triểnkhai các chương trình công tác thanh niên
1.1.4.2.5 Xác lập cơ chế phối hợp, cộng đồng trách nhiệm trong công tác thanh niên Cụ thể :
- Phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên
do Đoàn làm nòng cốt trong công tác thanh niên Như đã phân tích ở phần trên,
do đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, khi mà ở đó Nhà nước làcủa dân, do dân và vì dân, mọi công dân, trong đó có thanh niên đều có quyền vàtrách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, khi mà ở đó Mặt trận và các đoàn thểnhân dân thực sự trở thành cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diệncho quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân, thì sự tham gia củaĐoàn TNCS Hồ Chí Minh vào quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một
thực tế khách quan cần thiết Sự "tham gia"6 ở đây không có nghĩa là Đoàn thanhniên bao biện, làm thay cơ quan nhà nước trong quản lý về công tác thanh niên,
mà là góp phần hỗ trợ thanh niên, thúc đẩy công tác thanh niên với các nhiệm vụ
cơ bản là : tham gia xây dựng chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên vàcông tác thanh niên; vận động và tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; cử đại diện tham gia hội đồngnhân dân các cấp, tham dự các kỳ họp của các cơ quan lãnh đạo nhà nước bàn vềthanh niên và công tác thanh niên; tham gia giám sát việc thực hiện các chủtrương, chính sách trong công tác thanh niên, thực hiện đối ngoại nhà nước tronglĩnh vực thanh niên…
Trang 10Tóm lại, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước đối với một đối tượng đặc biệt làthanh niên; là quá trình tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đối với côngtác thanh niên bằng chính sách, luật pháp, cơ chế vận hành và tổ chức bộ máy,bằng kiểm tra, giám sát, đồng thời cũng bằng các chính sách, luật pháp, Nhànước huy động mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội tham gia thực hiện các nhiệm
vụ công tác thanh niên
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộngsản Việt Nam về vai trò của thanh niên; về tổ chức Đoàn TNCS và sự tham giacủa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước nói chung vàquản lý nhà nước về công tác thanh niên nói riêng
1.2.1 Một số quan điểm cơ bản của Mác, Ăngghen và Lênin về vai trò của thanh niên và Đoàn TNCS trong quản lý nhà nước.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã sớm nhận thấy vai trò vàkhả năng của thanh niên, đó là một lực lượng xã hội hùng mạnh, có khả năngcách mạng to lớn và luôn hướng tới lý tưởng tiến bộ của thời đại Theo đó, cácĐảng của giai cấp công nhân cần phải giáo dục thanh niên, tập hợp họ trong tổchức của những người cộng sản trẻ tuổi, chuẩn bị lực lượng làm nguồn bổ sungsinh lực mới cho các Đảng cộng sản
Khi bàn về thanh niên, Mác chỉ rõ “Những công nhân tiên tiến ý thức một
cách đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, qua đó cũng là tương lai của cả
Những công nhân trẻ mà Mác nói ở đây là những người đi theo lý tưởng củaĐảng, phấn đấu vì mục tiêu của Đảng với tư cách Đảng là đội tiên phong chiếnđấu, bộ tham mưu lãnh đạo của giai cấp công nhân Qua đó Mác cũng đề ranhiệm vụ cho các Đảng cộng sản là phải lãnh đạo việc phát triển, hình thành thếgiới quan khoa học cho thanh niên, coi đó là công việc thiết thực để xây dựng
Trang 11Đảng, bởi lẽ, theo Mác :”Đảng của chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương
lai thuộc về thanh niên Chúng ta còn là Đảng của những người đổi mới, vì sự đổi mới mà thanh niên luôn ham thích Chúng ta là Đảng của cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân chống lại những gì mục nát, mà thanh niên bao giờ cũng đi đầu
Thống nhất với những tư tưởng của Mác về vai trò của thanh niên trong sựnghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, Ang-ghen đã chỉ ra rằng thanh niên
không thể đứng ngoài chính trị, điều đó đòi hỏi phải tổ chức họ lại, “Họ là đạo
hậu bị được đưa ra trong ý nghĩa là thanh niên phải được tổ chức lại thành độixung kích cho bộ tham mưu của giai cấp vô sản, đồng thời khi được tổ chức lại,được giáo dục cộng sản chủ nghĩa, họ là lực lượng hậu bị, tức là nguồn lực bổsung cho Đảng, là lớp sau của Đảng Ang-ghen cho rằng, hiện thực cuộc sốngbằng cách này hay cách khác luôn cuốn hút thanh niên vào đời sống chính trị củamỗi quốc gia, do đó các đảng cộng sản nếu không tìm mọi cách lôi kéo thanhniên về phía mình thì tất yếu thanh niên sẽ bị lôi kéo bởi các thế lực chính trịkhác Và tổ chức thanh niên cộng sản chính là tổ chức giúp đảng cộng sản tậphợp, giáo dục thanh niên, là trường học cộng sản chủ nghĩa của thanh niên, là tổchức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên thông qua việctham gia vào quá trình quản lý nhà nước khi chính quyền thuộc về những ngườicộng sản
Phát triển tư tưởng của Mác và Ang-ghen về vai trò của thanh niên và vịtrí, vai trò của tổ chức Đoàn, Lênin cho rằng thanh niên là sinh lực chiến đấu của
Đảng Người viết : “Người ta quan sát thấy thanh niên công nhân một khát vọng
nồng cháy không gì kìm hãm được sự vươn lên lý tưởng dân chủ và chủ nghĩa xã hội Sớm muộn thanh niên sẽ đến với chủ nghĩa xã hội nhưng bằng con đường
8 Sách ã d n, tr.120 điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ẫn, tr.120.
điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ẫn, tr.120.
Trang 12chỉ rõ “Các đồng chí phải tự tiến hành giáo dục thành những người cộng sản
Đoàn TNCS phải là một đội xung kích, một đội ngũ mà ở đó mọi đoàn viên đều
trường học đặc biệt, là nơi để đoàn viên thực hành dân chủ thực sự, là môitrường tiên tiến để đoàn viên thực hành công bằng và bình đẳng xã hội Hơn thếĐoàn còn là trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước và công việc xã hộicho hàng triệu thanh niên Cũng chính Lênin là người đã phát hiện ra rằng từ khichủ nghĩa xã hội hiện thực xuất hiện, thì đó cũng là lần đầu tiên việc giáo dục thế
hệ trẻ trở thành nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn Đảng, toàn xã hội mà mỗi giađình Trong điều kiện ấy, Đoàn Thanh niên với chức năng giáo dục cộng sản chủnghĩa cho đoàn viên, thanh niên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chứcchính trị, xã hội và với Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó
Tóm lại, từ những phân tích tư tưởng của Mác, Ang-ghen, Lênin trên đây,
có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều thống nhất quan điểmtrong việc đánh giá cao vai trò của thanh niên và của Đoàn TNCS đối với sựnghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và tương lai của mỗi dân tộc Tuynhiên, muốn phát huy tốt nhất mọi mọi tiềm năng của thanh niên, trước hết họphải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo bởi một Đảng cộng sản chânchính và được hoạt động trong một tổ chức tiên tiến là Đoàn TNCS
- Xây dựng tổ chức Đoàn TNCS theo Mác, Ang-ghen và Lênin là tất yếukhách quan; là một bộ phận của xây dựng Đảng Đoàn là đội hậu bị của Đảng, là
tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên Nếu không xây dựngmột tổ chức của những người cộng sản trẻ tuổi (tức Đoàn TNCS) vững mạnh thì
sự nghiệp cách mạng của Đảng tất yếu sẽ khó khăn và hẫng hụt
- Việc tổ chức Đoàn TNCS tham gia tích cực vào các hoạt động quản lýnhà nước và xã hội nói chung, quản lý nhà nước về công tác thanh niên nói riêng
Trang 13là cần thiết và tất yếu, đảm bảo cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa được thấmnhuần trong trái tim, khối óc mỗi thanh niên và cũng là cơ sở quan trọng đểĐoàn thực hiện vai trò là tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của thanhniên một cách có hiệu quả.
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và sự tham gia của Đoàn Thanh niên vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
1.2.2.1 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên đòi hỏi phải quan tâm chăm sóc, giáo dục và quản lý thanh niên.
Vào những năm đầu khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa mới ra đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy : “Thanh niên là người chủ tương lai của nước
trong tương lai của đất nước và tiền đồ vẻ vang của dân tộc nằm trong tay thanhthiếu nhi Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng một khái niệm đầy hình ảnh nói về tuổi
thanh niên, Người nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ
bằng hình ảnh nhưng lại bao hàm tính khoa học rõ rệt phù hợp với sự phát triểncủa lứa tuổi đẹp nhất đời người Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của thanhniên trên cả hai bình diện xã hội và mối quan hệ kết nối quá khứ với tương lai
không thể tách rời nhau khi khẳng định: “Thanh niên là người tiếp sức cách
mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ
của dân tộc và vận mệnh của giai cấp công nhân Điều này còn phản ánh một tất
yếu lịch sử không thể tránh khỏi, đó là sự “bàn giao thế hệ” Mỗi thế hệ cách
mạng chỉ có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong một chặng đườngnhất định Thế hệ đó tất yếu phải được thế hệ đi sau tiếp bước và dần dần thay
thế Đó chính là “tiếp sức cách mạng”, “kế tục cách mạng” mà Bác Hồ đã đưa
vào khái niệm thanh niên
12 H Chí Minh, "V giáo d c thanh niên”, NXB Thanh Niên, H N i, 1980, tr.84 ụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 à Nội 1999, tr ội 1999, tr.
điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ẫn, tr.120.
Trang 14Trong ý nghĩa là lực lượng quyết định con đường đi lên của đất nước, làlớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh ngay
trong hiện tại với vai trò tích cực của mình thanh niên “Phải tham gia ý kiến vào
công việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác những việc trọng đại của
Trong thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất của CNXH ở miền Bắc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhìn nhận thanh niên là lớp người "Xung phong trong công tác
phát triển kinh tế, văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng CNXH"; thanh niên là “lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an, dân quân tự vệ đang hăng hái giữ gìn trật
tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc" và “trong mọi việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” ở miền Nam, Bác Hồ
luôn khẳng định vai trò của thế hệ trẻ với niềm tin vững chắc: “Các cháu thanh
niên miền Nam sinh ra và lớn lên trong hai cuộc đấu tranh yêu nước đã được rèn luyện thành một thế hệ thanh niên vô cùng gan dạ, thông minh, không sợ gian khổ hy sinh, quyết chiến quyết thắng” Bằng sự đánh giá khách quan, khoa
học khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, Bác đi tới một dự báo đúng đắn,
nay đã thành hiện thực: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái, kiên cường, chúng
ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
Với vai trò và vị trí quan trọng như vậy trong sự nghiệp cách mạng củaĐảng và dân tộc, thanh niên cần được tập hợp, giáo dục và quản lý để gánh váctrách nhiệm là người chủ tương lai của nước nhà
1.2.2.2 Công tác thanh niên do Đoàn làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự nghiệp " trồng người" , là quá trình " Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" , quá trình hình thành lớp " người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên"
à Nội 1999, tr ật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 ật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 ị quốc gia, 1995, tr.143 ốc gia, 1995, tr.143 à Nội 1999, tr ội 1999, tr.
Trang 15Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệpcách mạng và tương lai của dân tộc, Hồ Chủ tịch dành sự quan tâm đặc biệt đến
công tác thanh niên Chính Người đã là một chiến sĩ tiên phong “đi vào quần
chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra tranh đấu giành tự
cộng sản, đã chỉ thị trực tiếp cho Trung ương Đảng ra Nghị quyết về công tácthanh niên ngay sau khi Đảng được thành lập Sau khi giành được chính quyền,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra các chính sách thanh niên phùhợp với từng thời kỳ cách mạng Công tác thanh niên mà cơ bản là đào tạo, giáodục và phát huy thanh niên, theo Người, chính là sự tác động đồng bộ của cácchủ thể từ gia đình, đoàn thể, xã hội cho đến các cấp uỷ Đảng và Nhà nước
Năm 1958, trong buổi nói chuyện với lớp học chính trị của các giáo viêncấp II và cấp III toàn miền Bắc, Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh luận điểm nổi tiếng:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
quyết định sự thành công của cách mạng, sự tiến bộ xã hội và tiền đồ dân tộc
Luận điểm “trồng người” của Bác cho thấy rõ tính chất lâu dài, gian khổ của
công việc, tức là của quá trình đào tạo, giáo dục mà Bác coi là công việc của cả
trăm năm Luận điểm “trồng người” của Bác còn cho ta thấy được mục tiêu mà
nền giáo dục của ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng conngười cũng như cho cả dân tộc
Mục tiêu cuối cùng của công tác thanh niên là cách mạng hoá thanh niên,
biến quá trình kế tục tự nhiên (tre già măng mọc) thành quá trình kế tục cách mạng theo tư tưởng "trồng người" của Bác Hồ và được Bác căn dặn trong Di
chúc thiêng liêng trước lúc đi xa: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc rất quan trọng và rất cần thiết" Luận điểm cơ bản này được Chủ tịch
Hồ Chí Minh đúc kết từ thực tiễn sinh động hơn nửa thế kỷ lãnh đạo cách mạng
ển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 ật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 ực công tác thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr.143 ật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 à Nội 1999, tr ội 1999, tr.
Trang 16Tư tưởng “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, “trồng người” chính là
tinh thần xuyên suốt, là nội dung quán xuyến trong mọi thời kỳ đối với công tácthanh niên Những tư tưởng này đã được Bác Hồ đưa vào cuộc sống từ khiNgười bắt tay xây dựng Đảng, rèn luyện Đoàn và đào tạo thế hệ thanh niên cáchmạng hồi đầu thế kỷ Từ ý nghĩa lớn lao của vấn đề, từ nhiệm vụ mang tính quy
luật, Bác đã chỉ ra mục tiêu của sự nghiệp “trồng người” và “bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau” là hình thành lớp "người thừa kế xây dưng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” Mối quan hệ giữa “hồng và chuyên” mà chúng ta
thường gọi là “Đức và Tài” hoặc “phẩm chất và năng lực” Hồng (trong khái niệm đầy đủ về đạo đức) theo tư tưởng Hồ Chí Minh là: “quyết tâm suốt đời đấu
khái niệm về tài, về năng lực hoạt động thực tiễn) theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
có trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và quân sự Bác dạy: “Đảng
yêu cầu cán bộ chẳng những thạo về chính trị mà còn phải giỏi về chuyên
Để thực hiện nội dung và mục đích công tác thanh niên là hình thành lớp
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa chuyên” không có cách
nào khác là phải giáo dục và tổ chức thanh niên Trong giáo dục phải theophương châm giáo dục toàn diện, đó là : giáo dục, bồi dưỡng về lý tưởng cáchmạng; giáo dục, bồi dưỡng về chí khí cách mạng; giáo dục, bồi dưỡng về đạođức cách mạng; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoahọc kỹ thuật và quân sự; giáo dục, bồi dưỡng về thể chất và nếp sống văn hoá.Cũng theo Hồ Chủ tịch, muốn giáo dục toàn diện thanh niên thì cần phải tập họtrong tổ chức của những người cộng sản trẻ, tổ chức đó đại diện cho quyền lợicủa thanh niên, có trách nhiệm xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền để thựchiện tốt vai trò đại diện thanh niên của mình
ụng, NXB Giáo dục, 1996, tr 277 à Nội 1999, tr ội 1999, tr.
Trang 171.2.2.3 Đảng, Nhà nước phải luôn luôn " săn sóc" công tác thanh niên; công tác thanh niên " phải liên hệ với lực lượng của Chính phủ"
Là Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Bác Hồ luôn chú trọng vấn đềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên và công tác Đoàn.Ngày 20 tháng 4 năm 1931, Bác đã trực tiếp gửi cho Ban chấp hành Trung ươngbức thư quan trọng trong đó đặt ra những yêu cầu cụ thể về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với Đoàn thanh niên - tổ chức trực tiếp giúp Đảng vận động
thanh niên Người căn dặn: “Chi bộ phải chăm lo xây dựng Đoàn thanh niên cho
thật tốt” Đồng thời, Bác luôn nhắc nhở “Trung ương và các cấp Đảng bộ địa phương phải chăm sóc hơn nữa đến công tác thanh niên” trong đó có vấn đề
quan trọng là chăm lo công tác xây dựng Đoàn để “phát huy tác dụng tiên phong
của Đoàn về mọi mặt” Vai trò tiên phong của tổ chức Đoàn theo Bác Hồ chính
là ở chỗ "Đoàn thanh niên là đội quân xung kích cách mạng của Đảng và Nhà
hợp, giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, mà còn vận động và tổ chứccho thanh niên xung kích thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thamgia quản lý nhà nước, coi đó là cách tốt nhất để Đoàn thực hiện chức năng đạidiện quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên
Hồ Chủ tịch rất coi trọng vai trò của Nhà nước trong công tác thanh niên.Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã chỉ thị thành lập Bộ thanh niên rồiNha thanh niên trong Chính phủ để chăm lo công tác thanh niên Trong cuộckháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, Bác Hồ luôn nhắc nhở các Bộ,ngành của Chính phủ ban hành những chính sách nhằm giải quyết các vấn đềthuộc lợi ích chính đáng của thanh niên Bác dạy rằng công tác thanh niên phải
“liên hệ với các lực lượng của Chính phủ” Điều này có nghĩa rằng muốn đưa
công tác thanh niên đạt đến kết quả như mong muốn, trước hết Đảng cần tăngcường sự lãnh đạo và cần tổ chức sự phối hợp giữa nhiều lực lượng, cả lực lượngcủa xã hội và lực lượng của Chính phủ
Trang 18Tóm lại, từ phân tích trên đây, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của thanh niên đối với
sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định sự cần thiết phải tăngcường giáo dục thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển toàn diện
- Sự tăng cường quản lý nhà nước về thanh niên luôn luôn cần thiết, đòihỏi sự tham gia của các cấp chính quyền, các tổ chức, đặc biệt là của Đoàn thanhniên cộng sản với trách nhiệm là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp phápcủa thanh niên
1.2.3 Sự phát triển tư duy lý luận và nhận thức của Đảng ta về sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
Hơn 75 năm đấu tranh cách mạng, Đảng đã ban hành và lãnh đạo thựchiện 18 chủ trương quan trọng chuyên đề về công tác thanh niên, trong đó có 5Nghị quyết của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng; 4 Nghị quyết, chỉ thịcủa Ban Thường vụ hoặc Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng; 5 Chỉ thị, Quyếtđịnh của Ban Bí thư Trung ương Đảng Đây đồng thời là quá trình phát triển tưduy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, trong đó có sự thamgia của Đoàn TNCS vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên.Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanhniên được chia thành các giai đoạn khác nhau, căn cứ vào nhiệm vụ cách mạng
cụ thể của mỗi giai đoạn Cụ thể :
1.2.3.1 Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, giai đoạn 1930 - 1954 :
Đây là thời kỳ xây dựng Đảng, đấu tranh giành chính quyền và khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là pháttriển tổ chức Đảng, lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, cùng với quá trình
đó là phát triển tổ chức thanh niên cộng sản và các đoàn thể nhân dân, làm cơ sở
Trang 19chính trị cho chính quyền nhân dân sau này Chủ trương lớn của Đảng ta về côngtác thanh niên tập trung chính vào việc nâng cao nhận thức về vai trò của thanhniên và vị trí của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.Khi giành được chính quyền và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiệm vụchính trị quan trọng nhất lúc này là xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyềnnhân dân, dốc toàn bộ nguồn lực về người và của cho cuộc kháng chiến chốngPháp, xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chế độ xã hội mới do dân làm chủ.Chủ trương của Đảng về công tác thanh niên có sự phát triển mới về lý luận,nhận thức, đó là công tác thanh niên gắn bó chặt chẽ với các lực lượng của Chínhphủ và trong sự phối hợp với các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị dưới sựlãnh đạo của Đảng Điều này được thể hiện qua một số văn bản quan trọng củaĐảng về vấn đề này :
1.2.3.1.1 án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động tại Hội nghị
BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất, tháng 10/1930 Đây là văn kiện đặt nềnmóng về lý luận vận động thanh niên trong phạm trù cách mạng vô sản và về xâydựng Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS), tổ chức thanh niên kiểu mới lần đầutiên xuất hiện ở nước ta Tại Văn kiện quan trọng này, Đảng ta đã khẳng định :
"Thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng quan trọng không thể
không kể tới được" Trong văn kiện này, tuy Đảng ta chưa đề cập đến việc Đoàn
tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên (vì thực tế Ta chưa giành đượcchính quyền), nhưng Đảng ta đã xác định thanh niên có vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, không thể không kể tới được.
Và do vậy, đây là đối tượng cần được tập hợp, giáo dục, được định hướng theoĐảng, theo chế độ mới xã hội chủ nghĩa, là cơ sở nền tảng đầu tiên cho việc thiếtlập và tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với đối tượng này sau khi giànhđược chính quyền và vai trò của tổ chức Đoàn trong quá trình đó
Trang 201.2.3.1.2 Nội dung xây dựng Đoàn và công tác thanh niên tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (đó là ngày 26/3/1931, sau này
được Đảng cho lấy làm ngày thành lập Đoàn)
Trong văn kiện này, Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải lập tức thành lập
tổ chức Đoàn, coi đó là nhiệm vụ của mỗi Đảng bộ địa phương và đảng viên.Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã phân công 1 trong 3 đ/c Thường vụ trựctiếp phụ trách công tác thanh niên ở cấp Trung ương Theo Nghị quyết, phát triển
tổ chức cộng sản của thanh niên là cần thiết vì đó là nơi tập hợp thanh niên, giáodục thanh niên, vận động và tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện cácnhiệm vụ của cách mạng Sau này khi đã giành được chính quyền, Đoàn thanhniên sẽ là lực lượng tổ chức cho thanh niên thực hiện nhiệm vụ của Đảng vàchính quyền nhân dân
1.2.3.1.3 Nghị quyết về vận động thanh niên, ngày 28/3/1935 do Đại hội
Đảng lần thứ nhất thông qua
Trong văn kiện này, Đảng ta khẳng định rõ thanh niên là một lực lượng
cách mạng rất lớn, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, đồng
thời chỉ rõ hơn vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản với tư cách là tổ
chức tiên tiến và là đội tiên phong của thanh niên lao động Quan điểm xuyên
suốt này phản ảnh tính đặc thù của quản lý nhà nước về công tác thanh niên ởnước ta sau này Bởi vì, sự phát triển mạnh mẽ của tổ chức thanh niên tới mộtmức nào đó sẽ đủ sức đoàn kết, tập hợp, giáo dục và vận động thanh niên thựchiện nhiệm vụ cách mạng của Đảng và dân tộc
1.2.3.1.4 Chỉ thị về công tác thanh vận của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (ngày 1/9/1947).
Trong văn kiện này, bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của thanh niên và
tổ chức Đoàn, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định động viên thanh niên đồng thời
phải chú ý đến quyền lợi thiết thực của thanh niên Đây chính là quan điểm quan
trọng khẳng định sự cần thiết phải kết hợp hài hoà giữa quyền lợi và nghĩa vụ
Trang 21của thanh niên với tư cách là công dân trong quá trình vận động thanh niên thamgia thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng Cũng trong văn kiện này, lần đầu tiênĐảng ta chỉ ra sự cần thiết phải lập ra một cơ quan chuyên trách, trực tiếp thammưu về công tác thanh niên Mặc dù đây mới là cơ quan chuyên trách của Đảng,nhưng đã thể hiện tư tưởng về việc hình thành bộ máy chuyên trách chăm locông tác thanh niên bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các tổ chức thanh niên
cộng sản Đảng cũng đã xác định rõ một trong các nhiệm vụ của Đoàn là liên hệ
mật thiết với cơ quan chính phủ về công tác thanh niên trong bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của thanh niên
1.2.3.1.5 Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công
tác thanh vận, tháng 7 năm 1950 có tên là : "Xây dựng tổ chức thanh niên
trung kiên gần Đảng, đẩy mạnh công tác thanh vận".
Tuy đây là văn kiện của Đảng chuyên bàn về xây dựng tổ chức Đoànthanh niên cộng sản, nhưng Đảng ta cũng đã ít nhiều đề cập đến vai trò của tổchức Đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội, trong đó có công tácthanh niên Nói cách khác, do đặc điểm đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta,
sự quản lý đối với thanh niên lúc này chủ yếu được thực hiện thông qua tổ chứcĐoàn thanh niên, tổ chức cộng sản trẻ gần Đảng nhất
Tóm lại, qua phân tích các chủ trương của Đảng trong thời kỳ Đảng chưa
giành được chính quyền và trong thời kỳ Đảng lãnh đạo kháng chiến chống thựcdân Pháp, có thể rút ra một số nhận xét sau :
- Đảng đánh giá rất cao vai trò quan trọng của thanh niên trong sự nghiệpcách mạng của Đảng và dân tộc Thanh niên là đối tượng mà Đảng, Nhà nước,các đoàn thể, nhất là là Đoàn thanh niên phải đặc biệt quan tâm chăm lo tập hợp,giáo dục, rèn luyện, vì sự trưởng thành của thanh niên, vì sự nghiệp lâu dài củacách mạng Việt Nam
Trang 22- Đảng xác định Đoàn TNCS là tổ chức hậu bị của Đảng cộng sản, đạidiện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên Đoàn có trách nhiệm đoànkết, tập hợp và giáo dục thanh niên đi theo lý tưởng của Đảng, và để thực hiệntrọng trách quan trọng đó, Đoàn phải liên hệ chặt chẽ với lực lượng của Chínhphủ, tham gia đề đạt ý kiến của thanh niên với cơ quan nhà nước, bàn và quyếtđịnh các vấn đề liên quan đến thanh niên
1.2.3.2 Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về sự tham gia của Đoàn TNCS vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên, giai đoạn 1955 - 1975.
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước ta dốc sức thực hiện hai nhiệm vụchiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống âm mưuchia cắt đất nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Trên cơ sở tiếp tụckhẳng định vai trò to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạngcủa Đảng và vị trí quan trọng của Đoàn Thanh niên trong tập hợp, giáo dục thanhniên, chủ trương chung của Đảng trong giai đoạn này là phát triển mạnh mẽ tổchức Đoàn và các tổ chức thanh niên khác do Đoàn làm nòng cốt chính trị, coiđây là các tổ chức giúp Đảng và Nhà nước trong đoàn kết, tập hợp, giáo dụcthanh niên, vận động thanh niên tham gia xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,
hỗ trợ và tạo điều kiện để Đoàn tham gia tích cực vào quản lý nhà nước về thanhniên Sau đây là một số chủ trương đó của Đảng :
1.2.3.2.1 Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động (TNLĐ) Việt Nam và kế hoạch xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam, ngày 19/10/1955, trong
đó xác định "Xây dựng Đoàn TNLĐ thành một tổ chức thật sự có tác dụng là lực
lượng dự trữ và cánh tay của Đảng" Trong quyết định này, bên cạnh khái niệm
xây dựng lực lượng trung kiên mà Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tháng 7/1950 lần đầu tiên đã đề cập, có sự phát triển, đó là: "Củng cố
Đoàn thanh niên trung kiên gần Đảng để tích cực giúp Đảng và Chính phủ Việt
Trang 23Nam dân chủ, cộng hoà" là nhiệm vụ cần kíp, thiết thân của các cấp uỷ Đảng
Đảng khẳng định : Đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của các cấp chính quyền
trong quản lý thanh niên và phát huy vai trò của họ phục vụ công việc của cách mạng Cũng lần đầu tiên một văn kiện của Đảng khẳng định một trong các mục
đích của phát triển tổ chức Đoàn là để tích cực giúp "Chính phủ Việt Nam dân
chủ, cộng hoà" trong công tác thanh niên.
1.2.3.2.2 Chỉ thị số 49 về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận,
ngày 17/9/1957 của Ban Bí thư Trung ương Đảng bổ sung 2 điểm mới : Đoàn
TNLĐ Việt Nam là một trong những thành phần chủ yếu của hệ thống chuyên
chính dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo; Đoàn là tổ chức gần Đảng nhất Từ
chỗ Đoàn là tổ chức TN trung kiên gần Đảng đến Đoàn là tổ chức rất gần Đảng
và Đoàn là tổ chức gần Đảng nhất là sự phát triển cả về lý luận và nhận thức về
thanh niên và công tác thanh niên của Đảng Cũng trong Chỉ thị này, lần đầu tiên
Đảng ta yêu cầu : Các ngành, đoàn thể, chính quyền từ Trung ương đến các cấp
khi có vấn đề liên quan đến thanh niên cần bàn với Đoàn thanh niên; cung cấp
cho Đoàn thanh niên thêm những phương tiện hoạt động
Có 2 điểm lưu ý là tại Chỉ thị 49, Đảng ta khẳng định " chính quyền từ
Trung ương đến các cấp khi có vấn đề liên quan đến thanh niên cần bàn với Đoàn thanh niên" và có trách nhiệm "cung cấp cho Đoàn thanh niên những phương tiện hoạt động", phục vụ công tác vận động thanh niên Đây là bước
phát triển rất quan trọng về tư duy lý luận và nhận thức của Đảng ta về phát huyvai trò của tổ chức Đoàn tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên
1.2.3.2.3 Chỉ thị số 105 về tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới, ngày 29/9/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Trong Chỉ thị này, Đảng ta đã nhấn mạnh đến các nội dung giáo dục toàndiện, bồi dưỡng và phát huy thanh niên với sự tham gia của các cấp, các ngành,
trong đó có hệ thống các cơ quan nhà nước, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội Đến đây, tư duy lý luận và nhận thức
Trang 24của Đảng về phát huy vai trò của tổ chức Đoàn tham gia hoạt động quản lý nhànước về công tác thanh niên có bước phát triển mới, trong đó đáng chú ý là việchình thành cơ chế phối hợp liên ngành, xã hội hoá công tác thanh niên với vai tròlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và cộng đồng trách nhiệm của cácngành, đoàn thể trong công tác giáo dục thanh niên Đây là vấn đề rất quan trọngtrong công tác thanh niên mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
1.2.3.2.4 Nghị quyết 181 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác vận động thanh niên (ngày 25/9/1968) Vai trò của Đoàn tham gia quản lý nhà
nước về công tác thanh niên đã được khẳng định ở tầm cao mới, đó là : "Đối với
chính quyền, Đoàn là thành phần trong hệ thống chuyên chính vô sản, có nhiệm
vụ bảo vệ, xây dựng và củng cố chính quyền; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống mọi hành động vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do dân chủ của quần chúng Đoàn là người đại diện cho quyền làm chủ tập thể của quần chúng thanh niên và phát huy vai trò làm chủ của thanh niên đối với sự nghiệp quản lý kinh tế và phát triển văn hoá của nước nhà”
Nghị quyết 181 ra đời đánh dấu một bước phát triển rất quan trọng về mặt
lý luận của Đảng trong xây dựng Đoàn và phát huy vai trò của tổ chức Đoàntham gia hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên Nghị quyết cũngkhẳng định vai trò rất quan trọng của Nhà nước đối với công tác thanh niên, đó
là chăm lo tạo ra môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, phục vụ công tác thanhniên, công tác Đoàn và sự phát triển của thanh niên
Tóm lại, qua phân tích các chủ trương của Đảng trong giai đoạn này, khi
mà cả nước dốc sức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xãhội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có thểrút ra một số nhận xét sau :
Trang 25- Đảng rất coi trọng công tác giáo dục thanh niên trên cơ sở nhận thứcđúng vị trí và vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Các chủtrương về công tác thanh niên của Đảng đều hướng vào giáo dục một lớp thanhniên xung kích trên mọi trận tuyến, hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng
- Công tác thanh niên không chỉ là nhiệm vụ của cấp uỷ và đảng viên, mà
còn là nhiệm vụ "cần kíp" của các ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền Đoàn
TNCS không chỉ là là tổ chức hậu bị của Đảng cộng sản, mà còn là cơ sở chínhtrị của chính quyền nhân dân, tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của thanhniên
- Việc Đoàn tham gia hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên
là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và thể chế chính trị ở Việt
Nam Các cấp chính quyền có trách nhiệm bàn bạc, cùng với Đoàn thanh niên giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh niên và cung cấp cơ sở vật chất cần
thiết để Đoàn thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình do Đảng giaophó
1.2.3.3 Quá trình phát triển tư duy, lý luận của Đảng về sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên, giai đoạn 1976 đến nay.
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là hàngắn vết thương chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.Tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp khó khăn, tình hình chính trị thế giới
có những biến động lớn, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng, tác động mạnhđến nhận thức, tư tưởng các tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên Các chủtrương công tác thanh niên của Đảng trong giai đoạn này tập trung vào nhiệm vụgiáo dục thanh niên; phát huy và đề cao sự tham gia của Đoàn vào hoạt độngquản lý nhà nước về công tác thanh niên, nhất là trong việc thể chế hoá các chủtrương lớn của Đảng về công tác thanh niên bằng chính sách, luật pháp của Nhànước đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Trang 26nghĩa Điều đó được thể hiện qua một số văn kiện của Đảng về công tác thanhniên :
1.2.3.3.1 Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (khoá V) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động thanh niên(1/7/1985)
Trong Nghị quyết, Đảng ta một lần nữa khẳng định, công tác thanh niên
không chỉ là công tác của Đảng, mà còn là công tác của chính quyền Chính
quyền có trách nhiệm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về công tácthanh niên thành chính sách, luật pháp, để làm cho chủ trương, đường lối củaĐảng đều được mọi người dân, không kể trong Đảng hay ngoài Đảng, mọi cấp,
mọi ngành đều thực hiện Nghị quyết khẳng định rõ: "Nhà nước coi công tác
thanh niên là một bộ phận quan trọng của chiến lược kinh tế - xã hội", cần đầu
tư thích đáng cho công tác thanh niên trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; các
ngành Nhà nước (kế hoạch, lao động, kinh tế, tài chính, giáo dục, văn hoá, y tế,
thể dục thể thao ) ban hành các chế độ, chính sách để phát huy thanh niên,
chăm lo bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, văn hoá, sức khoẻ cho tuổi trẻ; ban hànhLuật thanh niên; quy định tỷ lệ thích đáng số đại biểu thanh niên Trong Quốchội, Hội đồng nhân dân
Cũng tại Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng yêu cầu phải nhanh chóng banhành Luật thanh niên, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc giáo dục và phát huylực lượng thanh niên phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranhgiải phóng đất nước
1.2.3.3.2 Nghị quyết 25 của Bộ chính trị khoá VI về “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên” (tháng 2/1991).
Trong Nghị quyết, bên cạnh chỉ rõ coi công tác thanh niên là nhiệm vụ ưu
tiên trong chiến lược con người, Nhà nước cần chăm lo xây dựng và thực hiện
các chính sách đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên
Một điểm rất quan trọng mà Nghị quyết nhấn mạnh là : xây dựng quy chế
phối hợp hoạt động giữa chính quyền và các cấp Đoàn thanh niên, có cơ chế bầu
Trang 27cử hợp lý tạo điều kiện cho thanh niên có đại diện của mình trong các cơ quan
Nhà nước và cơ quan dân cử, được tham gia bàn bạc về các chế độ, chính sách
liên quan đến thanh niên và được tham gia kiểm tra việc thực hiện các quyết định, các chế độ chính sách đó.
Đây cũng là lần đầu tiên đề cập đến việc hình thành cơ quan chuyên trách
mang tính chất phối hợp liên ngành của Nhà nước chăm lo công tác thanh niên,
chỉ rõ cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác thanh niên, đặc biệt nhấn mạnh
việc đảm bảo vai trò đại diện của tổ chức Đoàn trong các cơ quan dân cử, các
cấp chính quyền đối với các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, cũng như đầu tư các điều kiện đảm bảo hoạt động của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn làm nòng cốt
Đến đây, có thể khẳng định, tư duy lý luận và nhận thức của Đảng về côngtác thanh niên và phát huy vai trò của tổ chức Đoàn tham gia quản lý nhà nước
về công tác thanh niên đã được nâng lên tầm cao mới, không chỉ thể hiện được ýchí chính trị của Đảng cầm quyền đối với công tác thanh niên, mà quan trọnghơn là ý chí chính trị ấy cần được triển khai thực hiện trong thực tiễn bằng hệthống luật pháp, chính sách, tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp thích hợp củaNhà nước, đoàn thể và toàn xã hội
1.2.3.3.3 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới (tháng 1/1993), sau
khi kiểm điểm sâu sắc về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên,
Đảng ta đã khẳng định: “Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là
một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng…” và “Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người” Sự khẳng định này là kết quả tất yếu quá trình tổng kết lý
luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam và lãnh đạo công tác thanh niên của Đảngtrong gần một thế kỷ
Trang 28Nghị quyết 04 nêu lên các nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên, gồm: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ công tác
thanh niên; lãnh đạo các cơ quan Nhà nước xây dựng luật pháp, chính sách,
chương trình, kế hoạch công tác thanh niên; lập cơ quan phụ trách công tác thanh niên của Chính phủ
Một lần nữa Đảng ta khẳng định vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là
tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, có trách nhiệm đoàn kết, tậphợp, giáo dục thanh niên thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Để làm được điều
đó, Đoàn phải vững mạnh, tham gia tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và
xã hội, nhất là quản lý nhà nước về công tác thanh niên bằng việc tham gia xâydựng chính sách, pháp luật thanh niên, vận động và tổ chức cho thanh niên thamgia thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, tham gia giám sát việc thựchiện chính sách thanh niên và tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thanh niêntrước pháp luật
Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về côngtác thanh niên trong thời kỳ mới là sự tổng kết, đúc kết tư duy lý luận và nhậnthức của Đảng ta về công tác thanh niên trong suốt quá trình phát triển hơn 60
năm kể từ ngày thành lập (giai đoạn 1930-1993) Những chủ trương, quan điểm
của Đảng về công tác thanh niên và quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên
đã được xác định rõ nét hơn bao giờ hết Việc thực hiện các chủ trương này sẽgóp phần quan trọng tạo ra động lực cho đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên
và phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc mà trực tiếp là quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước
Tóm lại, qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng khác nhau bằng những chỉ
thị, nghị quyết, quyết định, Đảng đã kịp thời định ra phương hướng, nhiệm vụcông tác Đoàn và phong trào thanh niên; không ngừng phát triển đến hoàn thiện
Trang 29tư duy lý luận và nhận thức về công tác thanh niên cũng như lý luận về sự cầnthiết phải phát huy vai trò của tổ chức Đoàn tham gia quản lý nhà nước về côngtác thanh niên Đây là nhân tố quyết định cho quá trình phát huy nguồn lực to lớn
của thanh niên, góp phần đắc lực đưa cách mạng nước ta từng bước tiến lên Tổ
chức Đoàn là tổ chức hậu bị của Đảng, là cánh tay đắc lực cho Đảng, là trườnghọc cộng sản chủ nghĩa của thanh niên, đào tạo thế hệ thanh niên mới, thế hệTNCS Việt Nam để trở thành lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng,của giai cấp, của dân tộc, là đội quân xung kích của cách mạng thực hiện mọinhiệm vụ và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; là người đại diện cholợi ích và quyền làm chủ tập thể của quần chúng thanh niên Đây thực sự là bướcphát triển rất cơ bản tư duy lý luận và nhận thức của Đảng ta về xây dựng Đoàn,tạo cơ sở rất quan trọng để phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong tập hợp,giáo dục thanh niên nói chung và quản lý nhà nước về công tác thanh niên nóiriêng, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thực sự trở thành tổ chức đại diệncho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên
Đối với nhà nước, từ chỗ các cấp chính quyền chỉ có trách nhiệm tham gia công tác thanh niên đến chỗ công tác thanh niên là một trong các nhiệm vụ của các cấp chính quyền; từ chỗ các cấp chính quyền chỉ tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho Đoàn hoạt động đến chỗ có trách nhiệm thể chế hoá các
chủ trương của Đảng thành chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên vàcông tác thanh niên, tổ chức bộ máy chăm lo công tác thanh niên, phối hợp với
Đoàn thanh niên, các ngành, đoàn thể và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho
Đoàn thanh niên tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên Đây đồng thời là cả một quá trình phát triển và hoàn thiện không ngừng
về lý luận và nhận thức đối với công tác thanh niên và quản lý nhà nước về côngtác thanh niên của Đảng và Nhà nước ta
Trang 301.3 Sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước
về công tác thanh niên được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam
Sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên xuất phát từ thực tế khách quan và yêu cầu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Trong Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam năm
1945, Hồ Chủ tịch khẳng định Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ theo chế
độ cộng hoà Điều đó có nghĩa là tất cả các cơ quan quyền lực của nhà nước đều
do dân cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu Quốc hội là cơ quan quyền lực
cao nhất do nhân dân bầu ra Trong nhà nước "Việt Nam Dân chủ Cộng hoà",
người dân là người làm chủ, có quyền cao nhất Và cái quyền đó được người dânthực hiện trực tiếp thông qua việc bầu cử, giám sát, bãi nhiệm, miễn nhiệm các
cơ quan dân cử; lập các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của mình tham giaquản lý nhà nước và xã hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã
hội của thanh niên Việt Nam, được thanh niên "uỷ quyền" đại diện cho quyền và
lợi ích của thanh niên, có trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước để thanh niên
có điều kiện tốt nhất thực hiện quyền dân chủ của mình
Sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên xuất phát từ thể chế chính trị của Nhà nước Việt Nam Điều 2, Hiến pháp (năm 1992, sửa đổi) khẳng định : "Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân" (Điều 6 Hiến pháp 1992
sửa đổi) Điều này có nghĩa là nhân dân, trong đó có thanh niên có quyền thamgia xây dựng Nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đề xuấtvới Nhà nước những vấn đề thuộc về quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tại
Điều 53, Hiến pháp (năm 1992, sửa đổi) quy định :"Công dân có quyền tham gia
quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước
Trang 31và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân" Điều đó cũng có nghĩa là với tư cách là công dân, thanh niên có
quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội Thanh niên thực hiện và phát huyquyền dân chủ của mình thông qua 2 hình thức cơ bản là : dân chủ trực tiếp vàdân chủ đại diện
Dân chủ trực tiếp là mọi thanh niên có quyền tham gia bình đẳng và trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc đóng góp ý kiến xây dựng
chính sách, pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật; tham gia giám sát việcthực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, thamgia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhoá, xã hội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Dân chủ trực tiếp củathanh niên còn thể hiện ở quyền làm chủ thông qua các hình thức tự quản
Trong tính đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, thanh niên còn
tham gia các hoạt động quản lý nhà nước thông qua cơ chế dân chủ đại diện,
thông qua tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thông qua hình thức dân chủ đạidiện này, ý chí, nguyện vọng chính đáng của thanh niên được phản ảnh, được
các cấp, các ngành giải quyết Cũng thông qua đó, phương châm "Thanh niên
biết, thanh niên bàn, thanh niên làm, thanh niên kiểm tra" được thực thi có hiệu
quả ở cơ sở
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được Đảng xác định là đội dự bị tin cậy củaĐảng, là tổ chức đại diện cho quyền lợi của thanh niên Đoàn TNCS Hồ ChíMinh cũng được Nhà nước xác định trong Hiến pháp là thành viên của hệ thống
chính trị, "là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân", có trách nhiệm "tham
gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo
vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước" (Điều 9, Hiến
pháp 1992) Tại khoản 2, Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chỉ rõ
Trang 32Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với tư cách là thành viên tập thể của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam "là bộ phận của hệ thống chính trị của Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân " Như vậy, việc
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia hoạt động quản lý nhà nước không chỉ với tưcách là tổ chức thay mặt, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên
mà còn với tư cách là bộ phận của hệ thống chính trị
Trong các lĩnh vực cụ thể, sự tham gia của Đoàn vào hoạt động quản lýnhà nước về công tác thanh niên đều được cụ thể hoá bằng chính sách pháp luật.Sau đây là một số lĩnh vực cơ bản :
- Trong lĩnh vực giáo dục, Hiến pháp quy định "Các đoàn thể nhân dân,
trước hết là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng" (Điều 36) Cụ thể hoá điều này, Luật giáo dục tại các điều 52, 82 và 84
đều khẳng định vai trò của Đoàn thanh niên tham gia quản lý giáo dục, một trongnhững lĩnh vực quản lý trọng yếu của Nhà nước
- Trong lĩnh vực lao động, việc làm, điều 34 Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về nghĩa vụ lao động công ích khẳng định : "Cơ quan nhà
nước, Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác trong phạm vi trách nhiệm của mình có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ lao động công ích" Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ và
tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn tham gia dạy nghề, giới thiệu việc làm, thực hiệncác chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo thêm việc làm chothanh niên, tham gia các nguồn quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, phối hợpvới các ngành nhà nước trong quản lý lao động, kể cả lao động xuất khẩu, laođộng trong các khu công nghiệp và tạo việc làm, chăm lo quyền lợi của thanhniên
Trang 33- Trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, Điều 5 Luật bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ quy định rõ : " Đoàn TNCS Hồ Chí Minh động viên, giáo dục các thành
viên trong tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong phạm vi điều lệ của tổ chức mình" Trong các điều 8, 9, 19 Pháp lệnh của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội về thể dục, thể thao cũng quy định rõ vai trò và trách nhiệmcủa tổ chức Đoàn trong quản lý nhà nước về thể dục, thể thao, tham gia hướngdẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân tập luyện thể dục, thể thao, tổ chức cáchoạt động thể thao quần chúng, bồi dưỡng, giúp đỡ tài năng thể thao Bên cạnh
đó, Đoàn thanh niên còn tham gia với tư cách là thành viên của các uỷ ban quốcgia về phòng, chống ma tuý, phòng chống AIDS và các cơ quan liên quan có liên
hệ trực tiếp tới các đối tượng thanh thiếu niên
- Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình khẳng định " Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho
người con ngoài giá thú chưa thành niên" và Điều 50 quy định " Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã phường, thị trấn thay người đỡ đầu, nếu người này không làm tròn nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người được đỡ đầu" Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên còn
được Chính phủ tạo điều kiện đảm nhận các chương trình, dự án trong nước vàquốc tế nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh niên vềchính sách, luật pháp dân số, hôn nhân và gia đình, vận động thanh niên thựchiện tốt chính sách, luật pháp ấy
- Trong lĩnh vực bảo vệ Tổ quốc, tại các điều 10, điều 24 Luật nghĩa vụ
quân sự đều khẳng định vai trò của Đoàn thanh niên tham gia quản lý nhà nước
trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, "có trách nhiệm động viên, giáo dục và tạo
điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ quân sự" và trong hội đồng nghĩa vụ
quân sự ở địa phương có "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" Trong các điều 5, điều 25 Pháp lệnh về dân quân tự vệ, vai trò của Đoàn trong việc "xây dựng lực lượng
Trang 34dân quân tự vệ", "giáo dục, động viên hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tham gia lực lượng dân quân tự vệ và giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, xây dựng và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ " tiếp tục được
khẳng định
- Thành lập cơ quan Nhà nước về thanh niên với vai trò nòng cốt của
Đoàn thanh niên là biểu hiện sinh động của việc tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn tham gia hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thanh niên Năm 1993,
Uỷ ban Thanh niên Việt Nam đã được thành lập, có hệ thống từ Trung ương đến
cơ sở Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và không phù hợp thể chế chính trị ởViệt Nam, ủy ban thanh niên các cấp chưa thực hiện đúng chức năng giúp Đảng
và Nhà nước quản lý nhà nước về công tác thanh niên (tham gia xây dựng chínhsách, pháp luật thanh niên, tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện cácchính sách pháp luật đó ) dẫn đến việc giải thể Uỷ ban vào năm 1995
Đến năm 1998, Chính phủ quyết định thành lập trở lại Uỷ ban quốc gia vềthanh niên Việt Nam Văn phòng của Đoàn đồng thời là Văn phòng thường trựccủa Uỷ ban, đặt tại trụ sở Trung ương Đoàn; cán bộ do Trung ương Đoàn phâncông và thuộc chỉ tiêu biên chế của Trung ương Đoàn; Uỷ ban Quốc gia vềThanh niên Việt Nam đồng thời là đầu mối Ngân sách đơn vị cấp 2 của Trungương Đoàn Uỷ ban Quốc gia Thanh niên Việt Nam có nhiệm vụ cơ bản là : (1)
Đề xuất và kiến nghị với các cơ quan Nhà nước trong việc soạn thảo các văn bảnquy phạm pháp luật và các chính sách về thanh niên; (2) Tổ chức và phối hợpvới các cơ quan liên quan để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế thực hiện pháp luật và chính sách đối vớithanh niên; (3) Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt nhà nước trong lĩnhvực thanh niên
Cũng theo Quyết định của Thủ tướng thì Bí thư thứ nhất Trung ương ĐoànTNCS Hồ Chí Minh là Chủ nhiệm Uỷ ban; được Thủ tướng Chính phủ uỷ nhiệm
Trang 35thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đối nội và đối ngoại của Nhà nước về côngtác thanh niên, thay mặt Chính phủ ký kết và tổ chức thực hiện các thoả thuậnhợp tác song phương và đa phương với các nước trên thế giới và các tổ chứcquốc tế trong lĩnh vực công tác thanh niên Điều này một lần nữa khẳng địnhrằng Chính phủ luôn coi trọng vai trò của tổ chức Đoàn và thực hiện việc quản lýnhà nước về công tác thanh niên thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh như một hình thức "uỷ quyền" Đây là cơ sở và điều kiện thuận lợi để Đoàn
tham gia có hiệu quả hơn vào quá trình quản lý nhà nước về công tác thanh niên,đồng thời phản ảnh tính đặc thù của quản lý nhà nước về công tác thanh niên ởViệt Nam
- Vai trò tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh được khẳng định rõ trong Quy chế dân chủ ở cơ sở Theo
Nghị định 29/1998/NĐ-CP, ngày 11/5/1998 của Chính phủ thì Đoàn thanh niên
là thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế, là cầu nối giữa thanh niên với cáccấp chính quyền, trực tiếp đại diện và tổ chức cho thanh niên tham gia bàn bạc
và quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân trên địa bàn dân cư,như : đóng góp các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng kếtcấu hạ tầng, quy hoạch đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện cácchính sách xã hội, giúp nhau làm kinh tế, xây dựng và thực hiện các quy ước,hương ước phù hợp với luật pháp, tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địabàn Cũng thông qua việc thực hiện Quy chế, hoạt động của Đoàn không ngừngđược đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, gắn bó với những vấn đề thiết thân củađoàn viên thanh niên, tạo động lực mới cho tổ chức Đoàn, tạo sự gắn kết giữa tổchức Đoàn với đoàn viên thanh niên và chính quyền ở cơ sở, góp phần nâng caohiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các cấp chính quyền
Trong điều kiện phát triển của một nhà nước dân chủ, xã hội công dân và dân
chủ xã hội chủ nghĩa, người dân được đặt ở vị trí cao nhất, dân là chủ, khi mà vai
trò tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân ngày càng được phát huy
Trang 36thì sự tham gia của Đoàn thanh niên vào hoạt động quản lý nhà nước về công tácthanh niên càng có ý nghĩa quan trọng.
- Về kinh phí và điều kiện hoạt động của tổ chức Đoàn, chính sách cho đội
ngũ cán bộ Đoàn, Hội, tại các điều 2, điều 11 và 12 Nghị định số 87 CP, ngày
19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấphành và quyết toán ngân sách Nhà nước quy định Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làđầu mối phân bổ ngân sách Nhà nước do Quốc hội trực tiếp phân bổ Việc đảmbảo kinh phí hoạt động cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là xuất phát từ vịtrí, vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị, cũng như tronghoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở nước ta hiện nay đã được
quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam; dự án Luật Thanh niên và nhiều luật chuyên ngành khác) Đây cũng là đặc
điểm đặc thù của quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở Việt Nam mà không
tổ chức thanh niên nào ở Việt Nam22cũng như quốc gia nào trên thế giới có được
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách của Đoàn theo Pháp lệnh côngchức được coi là cán bộ, công chức nhà nước, hưởng các chế độ như công chức;
Bí thư Đoàn cấp xã được hưởng sinh hoạt phí từ nguồn chi thường xuyên củangân sách nhà nước, cấp phó được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng từ nguồn chithường xuyên của ngân sách xã cân đối cho mỗi đoàn thể, mức chi do HĐNDcấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Ngân sách, trụ sở vàphương tiện làm việc cho các cơ quan chuyên trách của Đoàn ở các cấp đều doNhà nước đảm bảo (khác với các hội khác) Điều đó cũng khẳng định vị trí, vaitrò thực sự của tổ chức Đoàn và hiệu quả sự tham gia của Đoàn vào hoạt độngquản lý nhà nước về công tác thanh niên
- Cơ chế phối hợp giữa Đoàn thanh niên với Chính phủ và các cơ quan
Chính phủ tiếp tục được củng cố và tăng cường, góp phần khẳng định sự cần
thiết tham gia của Đoàn vào hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên
ội 1999, tr ội 1999, tr ội 1999, tr ệt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ẻ Việt Nam đều do Đoàn làm nòng cốt nhưng không phải ệt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr điển Tiếng Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr Đ à Nội 1999, tr à Nội 1999, tr ốc gia, 1995, tr.143 ư
Trang 37Định kỳ hàng năm, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ, ngành trực tiếplàm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn, nghe phản ảnh tình hình thanh niên,các vấn đề bức xúc của thanh niên và cho ý kiến giải quyết cụ thể đối với các đềxuất của Đoàn, nhằm bảo vệ quyền lợi của thanh niên, phát huy thanh niên vì sựphát triển của đất nước Thông qua cơ chế phối hợp này, Đoàn đã được Chínhphủ giao cho đảm nhận nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quantrọng, như dự án đưa trí thức trẻ, y bác sỹ trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hộinông thôn, miền núi, dự án xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới ở đồngbằng Sông Cửu Long, dự án tham gia xây dựng Đường Hồ Chí Minh và hệ thốngkết cấu hạ tầng ở các vùng đặc biệt khó khăn, các làng thanh niên lập nghiệp, dự
án xây dựng Đảo Thanh niên, tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, phổcập tin học, phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, chương trình quốc gia vềnước sạch và vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ sinh sản thanh niên/vịthành niên v.v Thông qua việc thực hiện các dự án, vai trò của Đoàn tham giaquản lý nhà nước về công tác thanh niên ngày càng được khẳng định
Tóm lại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
được xác định là bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở của chính quyền nhândân, có trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia xây dựngchính sách, pháp luật, vận động và tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham giathực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, giám sát việc thực hiện các chínhsách, pháp luật liên quan đến thanh niên Việc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổchức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên chiếm trên 1/3 dân
số tham gia quản lý nhà nước, nhất là trong lĩnh vực thanh niên là tất yếu kháchquan, phản ảnh một cách nhất quán bản chất dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Trang 381.4 Tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên là một trong các nhiệm vụ
cơ bản của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Điều 44 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định "Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh;
là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học xã hội chủ nghĩa; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong
Chí Minh với tư cách là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm
" tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo
và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của
cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước".
Điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng khẳng định "đại diện chăm lo
và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ"; "Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị; thường xuyên phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi, tổ chức cho đoàn viên,
ở nước ta, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh niên.Tuy nhiên, do đặc thù của hệ thống chính trị ở Việt Nam, chúng ta không có cơquan chuyên trách nhà nước về công tác thanh niên ở các cấp, trong khi việc xâydựng và tổ chức thực hiện chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên lại cótính phối hợp liên ngành cao Điều đó đòi hỏi phải có một cơ quan tham mưu, đềxuất và điều phối hoạt động của cơ chế liên ngành trong công tác thanh niên
Thực tế công tác thanh niên những năm qua chỉ ra rằng, với vai trò là "đại diện
quyền lợi của thanh niên" và là "cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân", tổ
Đ ệt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr Đ ội 1999, tr ệt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội 1999, tr ị quốc gia, 1995, tr.143 ốc gia, 1995, tr.143.
Trang 39chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã và đang đảm trách có hiệu quả chức năng của
cơ quan tham mưu, đề xuất và điều phối cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiệnnhiều chủ trương, chính sách, luật pháp liên quan đến thanh niên
Xuất phát từ thực tế như đã phân tích trên đây, những năm qua, Đoàn đãtích cực phối hợp với các ngành trong công tác thanh niên, nhằm tạo ra các cơchế, điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng, giáo dục và phát huy thanh niênthông qua các chương trình, nghị quyết liên tịch, thông qua việc tham gia của tổchức Đoàn vào các cơ chế liên ngành Đến nay, Trung ương Đoàn đã có nghịquyết liên tịch và chương trình phối hợp với nhiều bộ, ban, ngành và các tổ chức
xã hội, như : Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Ban cán sự Đảng ngoài nước, Uỷban Dân tộc, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công an, Tổng Liên đoàn lao động ViệtNam, Hội Nông dân Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bộ Văn hoáThông tin, Tổng cục Chính trị Bộ quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh,
Uỷ ban Thể dục Thể thao, Tổng cục dạy nghề, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam,Ban tôn giáo Chính phủ, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam, các uỷban quốc gia phòng chống AIDS, ma tuý, an toàn giao thông, Ngân hàng chínhsách xã hội , góp phần tạo ra cơ chế, nguồn lực cho công tác thanh niên Tại cácđịa phương, Đoàn thanh niên đã phối hợp với các sở, ban, ngành và các tổ chứcĐoàn thể xây dựng kế hoạch triển khai các liên tịch đã ký kết ở cấp Trung ương.Việc thực hiện các nghị quyết, chương trình liên tịch trên đây tạo điều kiện rấtthuận lợi để Đoàn tham gia quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở nhữnglĩnh vực, những ngành cụ thể, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nướcđối với đối tượng này
Như vậy, việc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia hoạt động quản lý nhànước về công tác thanh niên là một thực tế khách quan và là một trong các nhiệm
vụ quan trọng thường xuyên của Đoàn Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đó,
sự tham gia của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vào các hoạt động quản lý nhà nước
Trang 40về công tác thanh niên ở đây được tiến hành thông qua các nội dung hoạt động
cơ bản sau:
- Tham gia nghiên cứu, dự báo tình hình thanh niên
- Tham gia vào việc thành lập các cơ quan nhà nước Tại Điều 2 Luật Bầu
cử Quốc hội và Điều 26 Luật bầu cử Đại biểu HĐND quy định: Mặt trận Tổquốc chủ trì việc hiệp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu người raứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND Đại diện của Mặt trận và các tổ chức xã hộikhác là những thành viên trong tổ chức bầu cử, có quyền đề nghị với các cơ quanquyền lực nhà nước bãi miễn các đại biểu không xứng đáng, đồng thời tham giavào các tổ chức bãi miễn đó Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị còn cóquyền giới thiệu các hội thẩm nhân dân để bầu vào tòa án nhân dân các cấp; giớithiệu các đại biểu đại diện cho tổ chức mình để bầu cử vào Quốc hội, HĐND cáccấp
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên vàcông tác thanh niên, như: trình các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến thanhniên và công tác thanh niên với Quốc Hội; các chính sách, cơ chế quản lý liênquan đến thanh niên và công tác thanh niên với Chính phủ; tham gia bàn vàquyết định các vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên trong cáccuộc họp, hội nghị của Chính phủ, HĐND, UBND các cấp
- Vận động, hướng dẫn, tổ chức cho thanh niên xung kích thực hiện cácchính sách, pháp luật của Nhà nước; phối hợp với các cấp, các ngành chăm logiải quyết các kiến nghị, nhu cầu chính đáng của thanh niên
- Tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước; thamgia tuyên tuyền giáo dục pháp luật, đấu tranh bảo vệ pháp luật; bảo vệ quyền lợihợp pháp của thanh niên
- Thực hiện các hoạt động đối ngoại về mặt nhà nước trong lĩnh vực thanh niên