Đề cương đề tài nghiên cứu giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước của việt nam

9 941 5
Đề cương đề tài nghiên cứu giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ***** NGUYỄN LONG HẢI ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI BỘ MÁY NHÀ NƯỚCVIỆT NAM Chuyên ngành: LÝ LUẬN & LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PHÁP LUẬT Mã số: HÀ NỘI - 2005 i. tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; trong đó "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Với tư cách của người làm chủ, nhân dân có quyền giám sát nhà nước trong việc thực thi quyền lực do mình giao cho, trực tiếp là giám sát bộ máy nhà nước cả về tổ chức, nhân sự và quá trình hoạt động. Đó là nguyên lý thuộc về bản chất của nhà nước đồng thời là đòi hỏi ngày càng hiện hữu để nhà nước phải thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đảm bảo gắn chặt chẽ và phục vụ lợi ích chung của toàn dân tộc. Trên một phương diện khác, nhà nước pháp quyền với những đặc trưng của nó luôn đặt ra yêu cầu bắt buộc có những cơ chế kiểm soát và kiềm chế quyền lực của chính mình. Bộ máy nhà nước là một hệ thống hoàn chỉnh nhờ thế đã thiết lập nên những phương thức nội tại để hạn chế quyền lực. Tuy nhiên, tất cả những phương thức như: phân chia quyền lực, kiềm chế và đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp, lập ra các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, đều chỉ là những biện pháp do bản thân nhà nước thực hiện; tự nó chưa đủ toàn diện để đảm bảo cho một quá trình giám sát và thực thi quyền lực nhà nước một cách hoàn hảo. Khoa học và thực tiễn cho thấy, yếu tố giám sát từ bên ngoài, tức là từ xã hội, từ nhân dân đối với bộ máy nhà nước là vô cùng quan trọng và cần thiết. Càng đi sâu vào quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam, chúng ta gặp phải ngày càng bức thiết đòi hỏi phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cụ thể hoá cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, tăng cường yếu tố giám sát và phản biện xã hội đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong bối cảnh duy nhất một đảng cầm quyền. Thực tế thời gian qua, bộ máy nhà nước ta không ngừng củng cố và hoàn thiện nhưng vẫn không tránh khỏi những khiếm khuyết ngày càng hiện rõ: sự vận hành của các cơ quan (với các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp) chưa thực sự hiệu quả; tệ quan liêu và tham nhũng ngày càng nghiêm trọng; dân chủ có lúc, có nơi bị vi phạm; kỷ cương, kỷ luật ở một số cấp, một số lĩnh vực không nghiêm; dù có nhiều cố gắng nhưng chính quyền cơ sở vẫn chưa thực sự sát dân, hiểu dân; nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, gây mất ổn định tình hình chính trị - xã hội có căn nguyên từ hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò giám sát của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tiêu biểu như: Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 8 (khoá VII), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX; việc sửa đổi Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa là vấn đề thuộc về bản chất của nhà nước ta; Ban Chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quốc hội thông qua các luật có nội dung liên quan đến giám sát của nhân dân như: Luật Mặt trận, Luật Thanh tra, ; Chính phủ ban hành hàng loạt văn bản pháp quy về quy chế dân chủ ở xã, phường, trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Các hoạt động tăng cường tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử; quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước; sự tham gia của công luận, đưa tin, truyền hình trực tiếp việc xét xử các vụ án lớn, Tuy nhiên, trên thực tế vẫn không tránh khỏi việc coi nhẹ giám sát của nhân dân. Một mặt, về nhận thức cho rằng giám sát mang tính nhân dân không có tính cưỡng chế và không thực chất là giám sát nên ít được coi trọng (cả về phía người có quyền giám sát và phía đối tượng bị giám sát). Mặt khác, cũng còn thiếu những sự đầu tư thực sự cả về cơ chế pháp lý lẫn năng lực thực tiễn để giám sát của nhân dân trở thành quyền và trách nhiệm thiết thân đối với mỗi cơ quan, tổ chức, công dân trong toàn xã hội. Chính vì lý do đó cùng với tính chất công việc hiện nay, tôi tiếp cận và tìm hiểu đề tài "Giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nướcViệt Nam" làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình nhằm làm rõ cơ sở lý luận, pháp luật và thực tiễn của vấn đề này và đề xuất một số phương hướng và giải pháp tăng cường giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước trong thời kỳ mới. ii. tình hình nghiên cứu Trong khoa học pháp lý nước ta đã có nhiều nghiên cứu về giám sát đối với bộ máy nhà nước, trong đó phần nhiều tập trung nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lực và giám sát nội bộ giữa cơ quan này với cơ quan khác, bộ phận này với bộ phận khác trong bộ máy nhà nước. Giám sát của nhân dân cũng đã được đề cập trong một số công trình và tác phẩm của một số nhà nghiên cứu luật học. Ví dụ như: Đề cập đến "phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài" thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong tác phẩm Sự hạn chế quyền lực nhà nước - PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (Sách chuyên khảo trên cơ sở một công trình nghiên cứu của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội). Viết về giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dângiám sát trực tiếp của nhân dân trong tác phẩm "Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay" của tác giả PGS.TS. Bùi Xuân Đức (Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam). Các bài viết của nhiều tác giả, đặc biệt của PGS.TS Hoàng Thị Kim Quế trên các tạp chí chuyên ngành về: hệ thống chính trị Việt Nam, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền, Qua các nghiên cứu đó, có thể thấy giám sát của nhân dân thường được đề cập đến một trong hai giác độ: thứ nhất, khi nói đến vấn đề bản chất quyền lực nhà nước. Thứ hai, cũng có tác giả nghiên cứu một cách vi mô, cụ thể như Quy chế dân chủ ở cơ sở, Đề tài của luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật, các văn bản của Đảng, và kế thừa, tiếp thu các kết quả nghiên cứu nêu trên. Đối với luận văn cao học ở Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chung nhất về giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. iii. mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước; chỉ ra những hình thức và phương tiện cơ bản, đặc thù thực thi giám sát iv. phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận: Đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm của Đảng, đặc biệt trong Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX và quá trình nghiên cứu chuẩn bị dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X về phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau để rút ra những nhận xét, kết luận phục vụ cho đề tài: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh; - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, chuyên gia; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; v. kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp luật về giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước I. Quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước 1. Bộ máy nhà nước và những cơ chế kiểm soát quyền lực của bộ máy nhà nước 1.1- Bộ máy nhà nước là gì? 1.2- Các cơ chế kiểm soát quyền lực của bộ máy nhà nước 1.3- Tính tất yếu khách quan của giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước 2. Giám sát của nhân dân trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước 2.1- Nhân dân - Chủ thể của quyền lực nhà nước và chủ thể của quyền giám sát bộ máy nhà nước. 2.2- Đặc trưng hoạt động giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. 2.3- Mối quan hệ giữa giám sát của nhân dân với các cơ chế giám sát khác đối với bộ máy nhà nước (giám sát của Đảng, giám sát nội bộ các cơ quan nhà nước). II. Nội dung và hình thức giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước 1- Nội dung: 1.1- Giám sát hoạt động lập pháp 1.2- Giám sát hoạt động lập quy và tổ chức thực thi pháp luật 1.3- Giám sát hoạt động tư pháp 2- Hình thức: 2.1- Giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 2.2- Giám sát trực tiếp của công dân 2.3- Giám sát thông qua các phương tiện khác III. Quy định pháp luật về giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước 1. Khái lược các quy định pháp luật về giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước từ Hiến pháp 1946 đến trước khi ban hành Hiến pháp 1992 2. Quy định pháp luật về giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước từ sau khi có Hiến pháp 1992 đến nay Chương 2: Thực trạng và kết quả hoạt động giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước (đánh giá khái quát 10 năm trở lại đây) I. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân 1. Giám sát hoạt động của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử: 2. Giám sát hoạt động xây dựng pháp luật 3. Giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật. 4. Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo 5. Giám sát hoạt động tư pháp (Đối với từng nội dung trên, nêu thực tiễn đã làm, những kết quả phản ánh vào hoạt động của các cơ quan nhà nước tương ứng, phân tích sự tham gia giám sát của Mặt trận Tổ quốc và từng đoàn thể nhân dân (5 tổ chức chính trị - xã hội) ở cấp Trung ương và các cấp địa phương để thấy rõ đặc thù và mức độ tham gia hoạt động giám sát của từng tổ chức) II. Giám sát trực tiếp của công dân 1. Giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử 2. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo 3. Thực hiện quyền kiến nghị. III. Một số hoạt động có tính chất giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước: 1- Hoạt động của cơ quan công luận 2- Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân Chương 3: phương hướng và giải pháp tăng cường giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước I. Phương hướng tăng cường giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước Nêu các quan điểm, phương hướng trong các nghị quyết Đại hội và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng gần đây, đặc biệt, trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (đến thời điểm hoàn thành luận văn sẽ thành Văn kiện chính thức) về tăng cường vai trò "giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dânnhân dân đối với các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước". II. Một số giải pháp cụ thể: 1. Hoàn thiện cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 2. Đổi mới phương thức phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân với các cơ quan nhà nước. 3. Tăng cường trao đổi về nghiệp vụ với các cơ quan có chức năng giám sát, thanh tra, kiểm tra. 4. Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Mặt trận Tổ quốc với nhau 5. Tăng cường mạng lưới hoạt động ở cơ sở 6. Nghiên cứu, sớm ban hành Luật dân nguyện 7. Đánh giá, tổng kết việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo. 8. Nghiên cứu mở rộng cơ chế và các kênh thông tin để nhân dân trực tiếp thực hiện quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước 9. Sử dụng có hiệu quả quyền bỏ phiếu tín nhiệm, bãi miễn nhiệm vụ đại biểu dân cử. VI. Phương hướng tài liệu tham khảo: 1- Các văn kiện của Đảng (Nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị) và các sách có có tính chất lý luận kinh điển liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2- Các tài liệu học tập cơ bản của các môn học thuộc chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, như: - Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật; - Giáo trình Luật Hiến pháp, Luật hành chính; - Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, pháp lý, Lịch sử Nhà nước và pháp luật. 3- Các đề tài nghiên cứu đã hoàn thành và các sách đã xuất bản đề cập cùng một vấn đề: - Sự hạn chế quyền lực nhà nước - PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung, NXB ĐHQG HN, 2005 - Đổi mới, hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện này - PGS.TS Bùi Xuân Đức, NXB Tư pháp, 2004 4- Các bài viết trên các tạp chí pháp lý chuyên ngành (Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học, ), Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Lý luận, 5. Các báo cáo những năm gần đây của các ngành, đoàn thể liên quan, đặc biệt, báo cáo về công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc, báo cáo tình hình tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của cử tri của Quốc hội, báo cáo tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân của Thanh tra Nhà nước, VII. Dự kiến thời gian thực hiện: - Tháng 9: Nghiên cứu tài liệu, xây dựng đề cương và báo cáo đề cương luận văn - Tháng 10: Tiếp thu hoàn thiện đề cương, tiếp tục thu thập và nghiên cứu các tài liệu dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học - Tháng 11,12: Viết chương I - Tháng 1,2,3/2006: Viết chương II - Tháng 4,5/2006: Viết chương III và hoàn thiện luận văn - Tháng 6/2006: Đăng ký bảo vệ luận văn . giám sát khác đối với bộ máy nhà nước (giám sát của Đảng, giám sát nội bộ các cơ quan nhà nước) . II. Nội dung và hình thức giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước 1- Nội dung: 1.1- Giám sát. lực nhà nước và chủ thể của quyền giám sát bộ máy nhà nước. 2.2- Đặc trưng hoạt động giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước. 2.3- Mối quan hệ giữa giám sát của nhân dân với các cơ chế giám. của bộ máy nhà nước 1.3- Tính tất yếu khách quan của giám sát của nhân dân đối với bộ máy nhà nước 2. Giám sát của nhân dân trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước 2.1- Nhân dân - Chủ thể của

Ngày đăng: 29/03/2014, 09:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ

  • HÀ NỘI - 2005

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan