Thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học không phải giáo viên nào lên lớp đều có được một giáo án tốt phù hợp theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm hay tích cực hoá hoạt động c
Trang 1MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2 Giả thiết khoa học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Giới thiệu và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
1 Tổng quan
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SOẠN GIÁO ÁN - LÊN LỚP Ở TRƯỜNG
1 Đặc điểm tình hình địa phương:
2 Đặc điểm tình hình nhà trường
3 Thực trạng việc soạn giáo án ở trường Tiểu học Gia Cẩm
CHƯƠNG III.CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM.
1 Một số biện pháp chỉ đạo khâu soạn giáo án
2 Một số biện pháp chỉ đạo khâu lên lớp
CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ CỦA SKKN CHỈ ĐẠO SOẠN GIÁO ÁN LÊN LỚP.
1 Những kết quả bước đầu đã đạt được
2 Bài học kinh nghiệm
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT
1 Đổi mới phương pháp dạy học đang là nhiệm vụ cấp thiết của toàn ngành Hiệu trưởng phải biết tập hợp sức mạnh tập thể tạo sức mạnh thống nhất để nhà trường đạt tới các mục tiêu đã xây dựng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
2 Phương hướng tiếp tục triển khai
3 Những ý kiến đề xuất
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhà trường có rất nhiều hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy, đảm bảo mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh Trong đó có một hoạt động quan trọng không thể thiếu được, đó là việc soạn bài của giáo viên Bài soạn là đơn vị cơ sở, là tế bào quan trọng của quá trình dạy học Không có từng bài soạn tốt, từng tiết dạy tốt thì không thể có quá trình dạy học tốt Thực tế hiện nay ở nhiều trường Tiểu học không phải giáo viên nào lên lớp đều có được một giáo án tốt phù hợp theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm hay tích cực hoá hoạt động của người học Một trong những nguyên nhân là việc quản lý chỉ đạo còn nhiều bất cập, mang nặng tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu của vấn đề, con nề nếp soạn bài lên lớp cũng như các nề nếp khác của nhà trường không phải là vấn đề quan trọng cần quan tâm Mặt khác hoạt động dạy có vị trí quyết định chất lượng của học sinh Thực tế trong các trường Tiểu học hiện nay, chất lượng giáo dục có tăng nhưng rất thấp và chậm Nguyên nhân về phía giáo viên, đó là chất lượng hiệu quả giờ lên lớp chưa cao Vì vậy việc chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp không chỉ là việc làm thường xuyên mà còn là việc làm cấp bách, là một chủ trương đúng đắn của các nhà trường hiện nay, đặc biệt là đối với trường tiểu học Trong thực tế hiện nay không phải tất cả các đồng chí cán bộ quản lý đều thấy rõ hoạt động dạy có vai trò quyết định chất lượng học của học sinh Một số người cho hoạt động soạn bài, lên lớp chỉ mang tính chất hành chính đơn thuần bởi họ nghĩ giáo viên chỉ cần đủ giờ lên lớp, dạy đủ bài, đúng chương trình là được Thậm chí có người coi việc giáo viên soạn giáo án đầy đủ, lên lớp đều không vào muộn ra sớm là căn cứ chính để xếp loại giáo viên mà không cần quan tâm đến hiệu quả giờ lên lớp, chất lượng của quá trình dạy học của giáo viên Vì vậy ở những trường học có những chất lượng giảm sút Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục tiểu học trước những mục tiêu nhiệm vụ của bậc học, bản thân tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về
Trang 3Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, chất lượng giáo dục ngày một nâng cao thì đòi hỏi ở rất nhiều yếu tố trong đó vai trò của người thầy giáo là khâu then chốt “Nhà giáo giữ vài trò quyết định, đảm bảo chất lượng giáo dục” (Điều 14 – Luật giáo dục)
Chính vì những lý do trên nên tôi mạnh dạn đưa ra SKKN: “Một số biện pháp chỉ
đạo việc soạn giáo án lên lớp ở Trường Tiểu học Gia Cẩm – Thành phố Việt Trì”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Tôi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tìm ra các biện pháp thích hợp nhất để chỉ đạo việc soạn giáo án lên lớp và sử dụng giáo án lên lớp đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học
1 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
1.1 Khách thể nghiên cứu
Học sinh và phụ huynh nhà trường Tiểu học Gia Cẩm
Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học của trường
1.2 Đối tượng nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Gia Cẩm
Các tổ trưởng chuyên môn
2 Giả thiết khoa học
Nếu sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo việc soạn giáo án
lên lớp ở trường tiểu học Gia Cẩm – Thanh phố Việt Trì” mà tôi đưa ra được áp
dụng triệt để vào thực tiễn thì tôi tin rằng chất lượng dạy của thầy, chất lượng học của trò sẽ được nâng lên đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo đề ra
3 Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Nghiên cứu một số cơ sở lý luận về việc chỉ đạo soạn bài, lên lớp của
GV TH
3.2 Tìm hiểu thực trạng việc soạn bài lên lớp của GV trường TH Gia Cẩm
Trang 43.3 Đề xuất một số biện pháp mang tính khả thi để chỉ đạo việc soạn giáo
án và lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
4 Giới thiệu và phạm vi nghiên cứu.
Nhằm tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường TH Gia Cẩm
5 Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp điều tra.
Tiến hành điều tra kế hoạch của Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của giáo viên trong ba năm học gần đây
5.2 Phương pháp quan sát sư phạm và quan sát thường (qua dự giờ, qua họp hội đồng sư phạm và qua sinh hoạt tổ chuyên môn, qua nề nếp và qua kết quả của học tập của học sinh)
Phương pháp nghiên cứu sách, báo, tài liệu (nghiên cứu qua tập san giáo dục, thế giới trong ta, nghiên cứu giáo dục chương trình kế hoạch bồi dưỡng GV)
5.3 Phương pháp trò chuyện với GV cốt cán về nội dung mình nghiên cứu 5.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tiến hành qua hồ sơ của GV, qua sổ theo dõi chất lượng của trường, qua biên bản của tổ CM.
Trang 5II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ
1 Tổng quan.
Việc chỉ đạo nằm trong quản lý quá trình dạy học mà thực chất là thực hiện quá trình quản lý Nhà nước đối với giáo dục trong phạm vi một trường tiểu học Bởi vậy nó phải dựa trên các văn bản pháp quy như:
Luật phổ cập giáo dục
Luật giáo dục
Điều lệ trường tiểu học
1.1 Vị trí chức năng của khâu chỉ đạo quản lý trường học:
Chỉ đạo là một trong 4 chức năng của chu trình quản lý Đó là: Lập kế hoạch,
Tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra
Cùng với hai yếu tố khác là thông tin và quyết định Bốn chức năng đó được thực hiện theo sơ đồ như sau:
Thực hiện chức năng quản lý hành chính trong đó quản lý quá trình dạy học nhằm đưa quá trình đó vào kỷ cương phép nước và nội quy của nhà trường
Phát triển ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến
Lập kế hoạch
Kiểm tra
Chỉ đạo
Tổ chức
Trang 6Tạo ra trạng thái tinh thần lành mạnh, bầu không khí sư phạm thân ái đoàn kết gắn bó làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy học
Nề nếp phải thực sự là nền tảng vững chắc về vật chất, tinh thần để nâng cao chất lượng dạy học
1.2 Cơ sở lý luận của kinh nghiệm.
Mục tiêu giáo dục của nướ ta là: “Giáo dục đao tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe và thẩm mĩ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo trung thành và có lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập nghiệp, có ý thức công dân góp phần làm giàu cho nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh; phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2013 - 2014)
1.3 Quan niệm về soạn giáo án.
1.3.1 Vị trí, vai trò của việc soạn giáo án.
Giáo án là khâu trọng tâm trong công tác chuẩn bị vài và có thể được xem là khâu thiết kế một bài học để chuẩn bị cho việc thi công bài học đó trên lớp của cả thầy và trò Trong đó thầy đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển; trò đóng vai trò chủ động tích cực, tự điều khiển Trong học tập phải sử dụng các phương tiện dạy học phù hợp
Giáo án làm cơ sở pháp lý cho toàn bộ nội dung bài dạy mà thầy đã thiết kế
để học sinh chiếm lĩnh
Giáo án khẳng định sự thành công 50% chất lượng giờ dạy
Giáo án là cơ sở để kiểm tra đánh giá thông qua từng tiết dạy
1.3.2 Quan điểm của dạy học theo kiểu cũ - thuyết giảng một chiều.
Trang 7Học theo lối thụ động, chủ yếu đối phó với thi cử nên kiến thức không vững, thiếu kỹ năng thực hành, năng lực của cá nhân học sinh không có điều kiện bộc lộ
và phát triển nên giảm hứng thú học tập
1.3.3 Quan niệm về soạn giáo án theo tinh thần đổi mới.
Trong giáo án nội dung soạn cái gì? Soạn như thế nào? Sử dụng có hiệu quả hay không? Đây là vấn đề không đơn giản chút nào, điều này khiến các cấp quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu giáo dục, đặc biệt là hiệu trưởng đang đặt ra nhiều câu hỏi để từng bước khắc phục thảo gỡ những khó khăn trên
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LÊN LỚP Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM - TP VIỆT TRÌ
1 Đặc điểm tình hình địa phương:
2 Đặc điểm tình hình nhà trường.
Năm học 2013 - 2014 Trường tiểu học Gia Cẩm có 32 lớp với 1390 em học sinh Các em học sinh đa số ngoan, có ý thức học tập và rèn luyện tốt Tổng số cán
bộ giáo viên, nhân viên là 76 người Ban giám hiệu có 3 người, giáo viên trực tiếp giảng dạy là 49 người Trong đó số giáo viên đạt tiêu chuyển 100% Nhìn chung đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác, tất cả những điều kiện trên đều có tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường
3 Thực trạng việc soạn giáo án ở trường Tiểu học Gia Cẩm.
Về nội dung: Nhiều giáo án không có hệ thống câu hỏi phát huy chiến lược sáng tạo của học sinh có ít những tình huống nêu vấn đề; một số giáo án soạn còn
sơ sài; nặng về hình thức
Về phương pháp: Đa số các môn vẫn áp dụng phương pháp thuyết trình cổ điển Có khoảng 65% giáo án là sử dụng phương pháp nêu vấn đề, nhưng các câu
Trang 8hỏi nêu lên chưa cụ thể và khó hiểu, chưa rõ ràng và cô động Nhìn chung ít giáo án
đề cập đến thực tế và liên hệ thực tế, phần hướng dẫn bài về nhà cũng như phần củng cố và chuẩn bị bài sau còn sơ sài
3.1 Thực trạng ban đầu về hoạt động dạy trên lớp của giáo viên của trường Tiểu học Gia Cẩm.
Về năng lực chuyên môn
Giáo viên giỏi Tỉnh: 3
Giáo viên giỏi Thành phố: 6
100% giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi vòng trường
Nhận thức: Một số giáo viên nhận thức rõ vị trí của hoạt động dạy học, tuy nhiên một số nhận thức chưa rõ, coi dạy học là một hoạt động hành chính
3.2 Những yêu cầu khách quan và động lực đầu tiên tạo điều kiện cho việc chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên.
Do yêu cầu cấp bách của xã hội, đòi hỏi việc nâng cao chất lượng giáo dục
“Mà nói tới nâng cao chất lượng giáo dục là nói tới ai” ? là nói tới đội ngũ
thầy giáo” (Phạm Văn Đồng)
Do yêu cầu tồn tại của mỗi giáo viên trong ngành giáo dục
Do đòi hỏi và nguyện vọng lớn của học sinh và phụ huynh học sinh, của các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương đối với nhà trường
Vì vậy việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ lên lớp là việc làm của cán bộ quản lý nhà trường Xong đây là việc làm khó, nó phụ thuộc vào trình độ của mỗi giáo viên và khả năng tổ chức, chỉ đạo của người cán bộ quản lý Đó là những yêu cầu bên trong cần được giải quyết kịp thời để tạo điều kiện thúc đẩy chất lượng giáo dục và thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành trong thời đại công nghiệp hóa -Hiện đại hóa
Trang 9CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LÊN
LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA CẨM.
1 Một số biện pháp chỉ đạo khâu soạn giáo án.
1.1 Biện pháp 1: Tác động nhận thức về việc soạn giáo án.
Mua thêm tài liệu tạp chí cho giáo viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng như cuốn
“Thiết kế bài học theo phương pháp dạy học tích cực” của Nguyễn Kỳ
Tổ chức các buổi đọc báo, nói chuyện thời sự để giáo viên có thêm thông tin về
xã hội, về phương pháp dạy học và nề nếp dạy học Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến việc soạn giáo án lên lớp để cùng phối hợp với cộng đồng trách nhiệm và tham gia đóng góp vào việc thực hiện soạn giáo án lên lớp cho giáo viên
Mời các giáo viên giỏi, các giáo viên cốt cán của Thành phố đến giảng dạy, hội thảo, nói chuyện tại trường; tổ chức các hình thức sinh hoạt chuyên đề về vấn
đề soạn giáo án lên lớp đễ mỗi giáo viên hiểu được đầy đủ ý nghĩa về tầm quan trọng của việc soạn giáo án lên lớp, đảm bảo chất lượng là thực hiện đúng các văn bản pháp quy của ngành GD&ĐT mà trực tiếp chỉ đạo là người Hiệu trưởng các nhà trường Từ đó tạo được động cơ gây hứng thú cho giáo viên khi soạn giáo án,
họ sẽ trở thành người luôn tự giác tích cực sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo án
1.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn.
Lập kế hoạch hoạt động bám sát kế hoạch của nhà trường
Phát huy năng lực tự quản của tổ chuyên môn
Các tổ chuyên môn thực hiện chế độ sinh hoạt theo đúng quy định 4 buổi/tháng
Trang 10Nội dung sinh hoạt chuyên môn thực hiện, hiệu quả, tránh hình thức nặng về hành chính
1.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo thiết kế bài soạn theo tinh thần đổi mới.
Kiến thức phải chính xác, đúng, hợp loogic, có hệ thống, đảm bảo liên hệ lý thuyết với thực hành, thực tiễn và đời sống lao động Đây là yêu cầu rất quan tâm
Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, có kế hoạch chuẩn bị các thiết
bị dạy học cho mỗi tiết dạy
Có hệ thống câu hỏi trong bài soạn phải phù hợp với cả ba đối tượng học sinh; phải dẫn dắt học sinh khám phá kiến thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo
Bố trí thời gian cho mỗi đơn vị kiến thức phải khoa học, hợp lý
Khi soạn phải tuân theo đúng chương trình, không cắt xén, không gộp ghép Phải có bài soạn trước khi lên lớp ba ngày
Khi lên lớp, hoạt động của thầy phải chu đáo, đồng bộ, cân đối, chỉ đạo và bao quát lớp Tư thế tác phong của thầy phải mẫu mực, mô phạm, có sức lôi cuốn học sinh vào hoạt động của giờ học, giải quyết tốt tình huống xảy ra
Kết quả: học sinh phải hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản, biết vận dụng thực tế, kĩ năng yêu cầu đặt ra
2 Một số biện pháp chỉ đạo khâu lên lớp.
2.1 Về nhận thức:
Tổ chức cho hội đồng sư phạm nhà trường thảo luận để thấy được hoạt động dạy học có vị trí quyết định chất lượng của học sinh
Trang 112.2 Chỉ đạo các tổ chuyên môn: Thống nhất yêu cầu cần đạt được của một giờ dạy để giao viên tự tìm biện pháp thực hiện Những yêu cầu đó là:
Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học
Vào đề khi giảng bài mới
Tìm câu đố vui liên quan đến nội dung bài dạy
Tổ chức trò chơi ở lớp
Đảm bảo nguyên tắc sử dụng trực quan trong giờ học
Giảng dạy phải quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ GD theo yêu cầu cơ bản
về kiến thức và kĩ năng của từng môn, từng lớp
Sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa, trong sách bài tập để kiểm tra học sinh Dựa vào kết quả kiểm tra, giáo viên có kế hoạch điều chỉnh nội dung
Phương pháp phù hợp
Giờ dạy phải chú trọng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, quan tâm đến tất cả các đối tượng trong lớp
Tổ chức xây dựng những giờ dạy điển hình theo những yêu cầu trên để giáo viên dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, rút ra bài học cho từng cá nhân
2.3 Tổ chức thao giảng.
Tổ chuyên môn dự giờ
Ban giám hiệu dự giờ
Hội đồng thi đua nhà trường dự giờ
Giáo viên dự giờ của nhau
Khi dự giờ thăm lớp ta có thể tiến hành theo 2 cách sau
Dự giờ có báo trước 1 hoặc 2 ngày
Dự giờ không báo trước (dự giờ đột xuất)