Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Nội dung
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Thành Phố Pleiku TRƯỜNG MẦM NON 2/9 KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ NĂM HỌC: 2008- 2009 Họ và tên: Trần Thị Thu Hồng Đơn vị công tác: Trường mầm Non 2/9 KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ I/ Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoan trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuôc đời, đây là giai đoạn thể lực trẻ rất non nớt dễ mắc bệnh. Giai đoàn này bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc mất vê sinh, do vậy nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao. Sự phát triển cơ thể trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: học tập , vui chơi, chăm sóc nuôi dưỡng, vê sinh dinh dưỡng Trong đó phải nói đến vê sinh là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ, thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong các mặt giúp trẻ phát triển toàn diện. Các nhà khoa học qua nghiên cứu cho thấy 80% các loại bệnh của trẻ nhỏ liên quan tới chăm sóc vệ sinh cá nhân và vê sinh môi trường. Trường lớp mầm non lại là nơi tập trung đông trẻ nên các loại bệnh dễ phát sinh và lây lan thành dịch làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều trẻ, cho nên công tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ là góp phần phòng bệnh cho trẻ, là việc làm có ý nghĩa thực tiễn góp phần nâng cao nhận thức đối với người chăm sóc trẻ. Vì đối với trẻ chăm sóc giáo dục vệ sinh tốt hình thành cho trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và những kỹ năng sống đơn giản ban đầu góp phần tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện và sống mạnh khỏe. Đặc biệt năm học này thì vấn đề vệ sinh lại là một trong các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Chính vì thấy được tầm quan trọng của công tác vệ sinh trong nhiệm vụ chăm sóc trẻ mầm non nên tôi quyết định đầu tư về vấn đề này , nhưng khi bắt tay vào tôi thấy rất là khó khăn:” Vạn sự khởi đầu nan”, quả thật tôi gặp rất nhiều khó khăn: - Khó khăn: Khó khăn chủ quan: Bản thân chưa nắm chắc các qui trình của chuyên đề vệ sinh, các thao tác rất khó nhớ dễ nhầm lẫn, nhất là khi rửa tay, rửa mặt. Khó khăn khách quan: Năm học này tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lẻ ở tổ dân phố, lớp tôi dạy học sinh rất đông nhưng ý thức vệ sinh cá nhân trẻ rất kém: quần áo không sạch sẽ, đến lớp không chải đầu , móng tay móng chân dài không được cắt, trẻ chưa có nề nếp thói quen giữ vệ sinh chung, phụ huynh bận lo làm ăn buôn bán nên ít quan tâm đến trẻ, lại thêm cơ sở vật chất ở lớp còn khó khăn: thiếu đồ dùng vệ sinh, nguồn nước và môi trường xung quanh không sạch sẽ. Chính những điều này đã làm cho tôi băn khoăn lo lắng là làm thế nào đây, tìm biện pháp như thế nào để thực hiện cho phù hợp với lớp của mình. Qua sưu tầm sách báo tài liệu, tôi đưa ra một số biện pháp mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường ủng hộ, như được tiếp thêm sức mạnh tôi đã bắt tay vào áp dụng. II/ Giải quyết vấn đề: Để làm được điều đó, công việc đầu tiên tôi bắt tay vào làm là nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề vệ sinh. Vì đây là năm học thứ hai thực hiện chuyên đề vệ sinh cho trẻ rửa tay với xà phòng nên tôi đọc rất kỹ. Đầu năm học trước tôi nắm bắt chưa kỹ chuyên đề này nên việc thực hiện còn nhiều lúng túng. Năm học này tôi mạnh dạn trao đổi với ban giám hiệu nhà trường đề nghị tổ chức học lại. Sau đợt học tập tôi nắm bắt và phân loại cụ thể việc làm của cô và cháu. Để chuyển tải nội dung giáo dục vệ sinh đến với trẻ một cách nhẹ nhàng mà không gò bó tôi đã sắp xếp và thực hiện các biện pháp sau: 1/ Biện pháp thứ nhất: Lên kế hoạch rèn luyện vệ sinh: • Cơ sở đề ra biện pháp này là: Giáo viên mầm non là người trực tiếp dạy trẻ các môn học đúng theo yêu cầu của Bộ qui định, do vậy người giáo viên không được dạy theo kinh nghiệm mà phải nắm bắt cái mới của chương trình. • Các tác động của biện pháp: Tôi tiến hành nghiên cức kỹ chuyên đề vệ sinh mà sở giáo dục và phòng giáo dục triển khai , tôi áp dụng như sau: Để rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh giáo viên phải thực hiện nhiều nội dung: biết tự phục vụ bản thân ( Đánh răng, rửa tay, rửa mặt, mặc quần áo, chải tóc), vệ sinh lớp, vệ sinh môi trường Nhiều nội dung như thế nhưng nếu chúng ta không có kế hoạch rèn luyện cụ thể và có thời gian thì kết quả đem lại sẽ không khả quan. Do vậy ngay từ đầu năm học này tôi đã vạch cho mình kế hoạch rèn luyện những thói quen vệ sinh cho trẻ vào ngay đầu năm học từng tuần, từng tháng cụ thể như sau: - Tháng 9: Tuần 1 và 2 tôi đưa nội dung rèn nề nếp các môn học, nề nếp khi ăn ngủ. Tuần 3 nội dung trọng tâm là rèn cho trẻ biết tự phục vụ bản thân: rửa tay, rửa mặt. Tuần 4 nội dung trọng tâm là rèn cho trẻ biết đánh răng. Sở dĩ tôi phân chia các yêu cầu trên vào từng tuần thứ tự như trên là vì tuần 1 và 2 đầu tháng trẻ được khám sức khỏe tổng quát lần đầu. Kết quả kênh A ở lớp tôi chỉ đạt 85 % , trẻ sâu răng chiếm 2/3 số học sinh cả lớp. có học sinh sâu 1, 2 cái răng, nhưng cũng có học sinh sâu 6,7 cái răng. Do vậy việc đưa tiêu chuẩn này vào lúc này là rất phù hợp - Tháng 10 : Day cho trẻ biết vệ sinh trường, lớp và nơi công cộng. - Tháng 11, 12 : Rèn các nề nếp khác. 2/ Biện pháp thứ hai: Vệ sinh lớp học sạch sẽ thoáng mát: • Cơ sở đề ra biện pháp này là: Việc làm gương cho trẻ noi theo rất là quan trọng, đối với giáo dục vệ sinh cho trẻ thì trực tiếp thấy cô thực hiện trẻ sẽ noi theo. • Quá trình thực hiện và các tác động của biện pháp: Do chuyên đề vệ sinh là chuyên đề mới lại kèm rửa tay với xà phòng, các thao tác rửa mặt, rửa tay rất khó nhớ, đặc điểm tâm lý của trẻ là rất chóng quên nên tôi đã thực hiện như sau: Do thời tiết ở tây nguyên có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thì rất bẩn , mỗi lần cháu đến lớp tôi cho cháu thay dép đi trong lớp để giữ cho lớp luôn sạch và đặt dép lên kệ sau đó tôi sẽ đem dép cả lớp chà rửa sạch sẽ. Những lúc trời nắng nóng tôi mở cửa lớp học cho thoáng mát, chuẩn bị đủ nước cho trẻ uống. Vào mùa đông gió lạnh, tôi luôn đóng của kín ấm áp và không quên bật sáng đèn để có đủ ánh sáng. Vệ sinh lớp hàng ngày là công việc thường xuyên mà cô giáo nào cũng phải thực hiện khi đến lớp: quét dọn, lau lớp, lau kệ, chuẩn bị nước để trẻ vệ sinh và sắp xếp bàn ghế cũng như chuẩn bị đồ dùng dạy học trong ngày cho cô và trẻ. Sau khi vệ sinh lớp xong tôi thường gọi cháu đến trò chuyện chải tóc, cắt móng tay, móng chân cho từng cháu trông cháu gọn gàng hẳn lên. Cháu rất mến cô, thích đến lớp được cô chải tóc.Những ngày sau đó cháu đến lớp đã tự chải đầu, ở nhà nhờ mẹ tết tóc thật đẹp, ăn mặc sạch sẽ mới chịu đến lớp. Ngoài ra tôi còn dọn dẹp sạch sẽ xung quanh khu vực lớp, tôi trồng cây bóng mát và tưới nước thường xuyên. Thấy tôi làm trẻ cũng bắt chước làm theo như: trẻ thì tưới cây cùng cô, trẻ khác lau lá, bón phân( phân vi sinh) , trẻ thì nhặt cỏ rác xung quanh cây. Ở góc thiên nhiên tôi trang bị thêm nhiều loại cây: Tiểu Quỳnh, Mẫu Tử, Bướm Đêm, Lan ý, cây Lá Môn, Ngũ Gia Bì, Sống đời, Kim Phát Tài Ngoài ra trong năm học này tôi còn làm thêm một giàn cây có lá rũ: Chuỗi ngọc, Vẩy rồng, Rau má. Hoa Son Môi, lan Hồ Điệp và không quên đặt một chậu cá cảnh để trẻ cùng cô chăm sóc , tôi sắp xếp bố trí lớp học gọn gàng nên lớp học rất xanh mát. Bản thân tôi luôn là tấm gương cho các cháu noi theo, tôi luôn giữ đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn , quần áo lịch sự, sạch sẽ phù hợp với công việc. Cô giáo phải thường xuyên vệ sinh lớp sạch, trẻ sẽ nhìn vào đó mà noi theo. Trẻ sẽ không xả rác bẩn khi thây cô quét dọn gọn gàng. 3/ Biện pháp thứ ba: Lồng ghép giáo dục vệ sinh vào các hoạt động ở trường mầm non: • Cơ sở đề ra biện pháp này là: Do đặc điểm tâm lý của trẻ là chóng nhớ nhưng rất mau quên, bên cạnh đó còn phải hình thành cho trẻ nhớ lâu và nhớ chính xác. Do vậy đòi hỏi người giáo viên không những phải thực hiện đầy đủ vệ sinh cho trẻ trong chương trình mà còn phải biết kết hợp dạy trẻ vào các hoạt động khác. • Quá trình thực hiện biện pháp: Từ các cơ sở nêu trên, bản thân tôi nghiêm túc thực hiện hoạt động vệ sinh hàng ngày đầy đủ. Ngoài hoạt động vệ sinh chính ra, khi dạy các hoạt động khác tôi cũng kết hợp lồng ghép để trẻ nhớ lâu. Cụ thể như sau: Họp mặt đầu tuần: giúp tôi giáo dục vệ sinh có hiệu quả nhất. Mỗi tuần đều có tiêu chuẩn bé ngoan khác nhau. Sau khi cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày nghỉ, căn cứ vào kế hoạch ở trường tôi lựa chọn những bài thơ câu chuyện có nội dung phù hợp để dạy cho trẻ đọc. Theo chuyên đề rửa tay, trẻ phải rủa tay 7 bước với xà phòng , nhưng lúc đầu rất khó khăn, do lớp có nhiều độ tuổi mà trẻ nhỏ lại nhiều , tiếp thu chậm, lúng túng trong khi thực hiện: khi thì rửa lòng bàn tay trước, khi thì rửa mu bàn tay trước, khi thì cổ tay. Ban đầu tôi cho trẻ học đọc các bước rửa tay theo cô, sau đó mô phỏng lại cách rửa trên tay. Khi trẻ tương đối nhớ tôi mới cho trẻ thực hiện dưới vòi nước. Đồng thời tôi kết hợp vẽ các qui trình rửa tay theo 7 bước , tô màu đẹp, ép lác tích dán trên tấm bảng gần nơi trẻ rửa tay, trẻ hàng ngày nhìn thấy và khi rửa tay trẻ có thể nhìn rõ và kết hợp vừa đọc vừa thao tác. Có trẻ lại quên rửa với xà phòng, tôi liền đọc nhỏ câu thơ: Miếng xà phòng nho nhỏ trong bài thơ “Rửa tay” là trẻ nhớ đến phải rửa tay với xà phòng: Rửa tay. Miếng xà phòng nho nhỏ. Em xát lên bàn tay. Nước máy đây trong vắt. Em rửa đôi bàn tay. Khăn mặt đây thơm phức Em lau khô bàn tay. Đôi bàn tay bé bé. Nay rửa sạch xinh xinh. Tất cả lớp chúng mình Cùng giơ tay vỗ vỗ. Để dạy trẻ rửa mặt tôi dạy trẻ đọc bài thơ để trẻ dễ thuộc: Bé tập rửa mặt Một tay làm chẳng được Cô cất giọng nhỏ nhẹ. Bé phải lau hai tay Làm thế nào nữa đây Bắt đầu từ mắt này Bé gấp đôi khăn ngay Lau từ ngoài vào nhé Lau hai bên má đỏ Nhích khăn lên các bé Gấp đôi một lần nữa Lau sống mũi xuống đi Lau cái cổ cái cằm Sau đó đến cái gì Mắt bé nhìn chăm chăm. Cái miệng xinh của bé Kìa cô khen bé giỏi. Thao tác rửa mặt theo chuyên đề mới rất khó nhớ, ví dụ vừa đọc bắt đầu từ mắt này, lau từ ngoài vào nhé, nếu không đọc trẻ sẽ lau từ trong ra, như vậy sẽ kéo nhử ghèn từ trong ra làm bẩn cả mắt. Đến đoạn: lau xong “cái miệng xinh của bé” tôi đã cho trẻ vừa đọc thơ bé gấp đôi khăn ngay, lau hai bên má đỏ, trẻ sẽ nhớ thao tác gấp khăn để lau hai má, rồi tiếp tục như thế đến hết bài thơ trẻ đã làm đúng hết các thao tác.Chính vì thực hiện như vây nên trẻ nhớ rất lâu và rất thành thạo. Khi trẻ thực hiện rửa tay, rửa mặt xong, tôi ngâm khăn bằng xà phòng và giặt phơi khô để ngày hôm sau trẻ thực hiện. Do thực hiện thường xuyên nên chỉ một thời gian ngắn mà trẻ nhớ luôn cả ký hiệu riêng khăn của mình. Khi giáo dục trẻ chăm sóc răng và giúp trẻ biết đánh răng đúng cách tôi đã chuẩn bị một mô hình răng mẫu, bàn chải đánh răng, kem đánh răng dùng riêng cho trẻ . Cô giáo phải thao tác đánh răng và giảng giải cách đánh răng mặt ngoài răng, mặt trong và mặt nhai. Sau khi được thao tác đánh răng trên mô hình tôi kết hợp kể cho cháu nghe câu chuyện “ Gấu con bị đau răng” Chuyện kể có một chú Gấu con được các bạn đến dự sinh nhật tặng nhiều bánh kẹo, Gấu con ăn mà quên đánh răng trước khi đi ngủ nên các sâu răng đã đục khoét những chiếc răng bám đầy bánh kẹo. Gấu con đau quá khóc suốt cả ngày và gấu mẹ phải đưa Gấu con đến bệnh viện nhờ bác sĩ khám, bác sĩ dặn rằng “Gấu con khi ăn xong phải chăm chỉ đánh răng và súc miệng”. Gấu con làm đúng theo lời bác sĩ dặn nên răng của gấu con ngày càng chắc khỏe. Sau đó tôi đưa nội dung chăm sóc răng miệng vào tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần và cho trẻ đọc thơ: Giữ hàm răng đẹp Bé đừng cắn bút , mút tay Khiến hàm răng xấu lại gây bệnh nhiều Hàm răng giúp bé sớm chiều Học hành ca hát nói điều dễ thương. Hoặc là khi giáo dục trẻ giữ vệ sinh lớp, vệ sinh môi trường, ngoài việc dạy và kết hợp lồng ghép câu chuyện để giáo dục trẻ trong hoạt động họp mặt đầu tuần, tôi dành một buổi chiều thứ sáu cho trẻ lao động lau chùi đồ chơi của lớp, tôi giáo dục cho trẻ biết đồ chơi có sạch, có đẹp thì mới chơi lâu bền và không gây bệnh cho cháu. Tôi hướng dẫn trẻ làm vệ sinh trong lớp , trong sân trường tôi nhắc nhở các cháu nhặt bỏ rác vào sọt rác, cô và trẻ cùng nhặt rác vừa nhặt vừa đọc bài thơ: Biết giữ vệ sinh môi trường Sân trường bé chơi Thấy lá vàng rơi Vung vãi khắp nơi Cùng đi nhặt lá Bỏ vào thùng rác Các nơi đều sạch Không khí trong lành Giúp bé học hành Chăm ngoan khỏe mạnh. Bên cạnh hoạt động họp mặt đầu tuần tôi còn giáo dục vệ sinh cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi như: trò chơi dân gian, trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi phân vai theo chủ đề. Đầu giờ tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian qua các bài đồng dao như bài: “ Tập tầm vông”, bài “ Nu na nu nống” , “ Xỉa cá mè”, mục đích là kiểm tra vệ sinh trước khi vào lớp , nếu cháu nào đó chân tay bẩn thì cuối buổi học không được cắm cờ bé ngoan mà cô đã đưa ra đầu tuần. Ví dụ : Để kiểm tra tay, tôi cho trẻ đọc bài đồng dao. Trong quá trình trẻ đọc, một bạn đi kiểm tra còn các cháu khác xòe tay ra để trên đùi. Xỉa cá mè Xỉa cá mè Đè cá chép Tay nào đẹp Đi bẻ ngô Tay nào to Đi giở củi Tay nào nhỏ Hái đậu đen Tay lọ lem Ở nhà mà rửa. Còn để kiểm tra chân tôi cho trẻ đọc đồng dao: Nu na nu nống Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Thi chân sạch sẽ Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống Tùng Tùng tùng Qua hình thức kiểm tra thường xuyên như vây sẽ giúp trẻ có ý thức vệ sinh thân thể sạch sẽ. Những cháu bị phát hiện tay hoặc chân bị bẩn tôi cho trẻ ra rửa lại và nhắc trẻ ngày mai đi học cháu phải rửa tay chân sạch sẽ hơn nhé. Trò chơi học tập là trò chơi tôi thường áp dụng để giáo dục trẻ nhiều nhất. Bên cạnh việc phát triển tư duy, trò chơi còn giúp trẻ phán đoán nhanh chính xác các bức tranh về vệ sinh khi được chơi qua trò chơi chắp tranh hoặc qua trò chơi tung bóng kể tên một số đồ dùng vệ sinh, hoặc trẻ chơi xếp tranh đúng qui trình rửa tay 7 bước. tôi còn sử dụng các câu đố để trẻ chơi đố bạn bằng các song loan, phách tre, một trẻ vừa gõ song loan vừa đố: Xúc xắc xúc xẻ bạn nghe đố nè: “ Cái gì nho nhỏ mà có nhiều răng Giúp bạn siêng năng chải tóc hàng ngày” Nhóm trẻ cũng cầm song loan vừa gõ vừa trả lời: Xúc xắc xúc xẻ , nghe trả lời nè: “ là chiếc lược nhựa Chải tóc đó mà”. Trẻ đọc nhiều câu đố khác về vệ sinh như bài” Đôi dép” , “ Chiếc khăn tay”, “ Bàn chải đánh răng” hoặc Lấp la lấp lánh Treo ở trên tường Mỗi khi đến trường Bé soi chải tóc. [...]... lúc mọi nơi là cách rèn luyện tốt nhất đói với từng cá nhân trẻ, nhất là những trẻ bé • Quá trình thực hiện biện pháp này là: Tôi luôn luôn rèn cho trẻ biết giữ vệ sinh chung, không bôi bẩn lên tường, không khạc nhổ bữa bãi và biết bỏ rác vào thùng Biết xếp mũ nón, giày dép, đồ dùng đồ chơi vào nơi qui định và giữ vệ sinh sạch sẽ Rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân như: biết... học sinh tích cực IV/ Bài học kinh nghiệm: Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được ở trên tôi rút ra một số kinh nghiệm bản thân: Phải coi trọng việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ Bám chắc chuyên đề vệ sinh do ngành phổ biến Phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để chăm sóc vệ sinh cho trẻ Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và tham mưu với nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cho. .. đúng thì người bán mới bán Cách giáo dục trẻ qua các hoạt động này đã giúp tôi rất nhiều trong công tác chăm sóc vệ sinh cho trẻ và giúp trẻ có phản xạ nhanh về các đồ dùng vệ sinh mà trẻ vừa học 4/ Biện pháp thứ tư: Lồng ghép giáo dục vệ sinh vào các môn học: • Cơ sở đề ra biện pháp này là: Do đặc diểm tâm lý trẻ mau nhớ chóng quên , phải hình thành thói quen cho trẻ Nên ngoài hoạt động chính ra cô giáo... sau khi đi vệ sinh Tôi thường xuyên giáo dục trẻ có thói quen nề nếp tiểu tiện đúng nơi qui định Đối với trẻ nhỏ chưa có ý thức vệ sinh ngăn nắp nên đôi khi chơi đồ chơi xong trẻ thường vất bừa bãi không xếp vào nơi mà cô đã qui định Vì thế sau mỗi lần chơi xong tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: Đồ chơi Đồ chơi của lớp Chơi xong ta cất Kẻo mất bạn ơi Ta giữ đồ chơi Cho bền cho đẹp Hoặc giáo dục trẻ muốn... đó tôi biết trẻ rất có ý thức vệ sinh khi ở nhà, như vậy việc làm của cô đã có tác dụng Không những giáo dục vệ sinh cho trẻ trong các tiết học, trong giờ đón trẻ mà tôi còn giáo dục bằng hình thức tuyên truyền qua tranh ảnh bằng cách: tôi làm hai bảng tuyên truyền, một cho phụ huynh và một cho trẻ Đối với bảng dành cho phụ huynh tôi đặt trước lớp để phụ huynh dễ nhìn thấy Tôi tuyên truyền cho phụ huynh... đình em” ngoài yêu cầu trẻ biết phân biệt qui mô gia đình, trẻ còn phải biết vệ sinh cá nhân Hoặc đề tài “ Đồ dùng vệ sinh của cá nhân, của lớp” thì càng dễ cho việc lồng ghép , trẻ lại dễ tiếp thu kiến thức từng loại đồ dùng của lớp là những loại đồ dùng gì? Của cá nhân là những đồ dùng gì? trẻ dễ nhớ nhất là khi trẻ được luyện tập và vui chơi Ví dụ: Với đề tài” Đồ dùng vệ sinh của cá nhân, của lớp;... để giáo dục trẻ và giúp trẻ tiếp thu nhanh Và phải thường xuyên lồng ghép, tích hợp vào các môn học khác để giúp trẻ nhớ lâu Tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh hàng ngày, ở nhà, ở lớp và nơi công cộng Thường xuyên thay đổi tranh ảnh về vệ sinh để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh Cô phải trồng nhiều cây xanh, hoa ở góc thiên nhiên ở sân, ở lớp.Vận động nhân dân giữ vệ sinh môi trường xung quanh lớp học... trẻ phải để đúng nơi qui định và thường xuyên vệ sinh hàng tuần, lớp học thoáng mát về mùa hè , ấm áp về mùa đông Tích cực vận động phụ huynh nuôi dạy con theo phương pháp khoa học Đảm bảo đủ nước sạch cho trẻ uống và vệ sinh hàng ngày Theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng định kỳ V/ Kết luận: Chăm sóc giáo dục vệ sinh là một trong những hoạt động ở trường, lớp mẫu giáo nhằm tạo cho trẻ thói. .. khi cung cấp kiến thức đầy đủ, trẻ được thực hành luyện tập Đến phần trò chơi tôi cho trẻ chơi “ Hãy tìm lấy đôi của mình” cách chơi như sau: Cô phát cho mỗi trẻ một lô tô có các đồ dùng vệ sinh; gương, lược, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khi chơi trẻ sẽ tìm lấy đôi của mình: trẻ có gương sẽ tìm bạn cầm lược, trẻ cầm kem đánh răng sẽ tìm bạn cầm bàn chải đánh răng trẻ rất thích thú vì được chơi... mình đã biết kết hợp với cô giáo rèn cho trẻ vệ sinh ở nhà giống như cô dạy ở lớp, họ rất hài lòng khi thấy con mình lúc nào cũng sạch sẽ mỗi khi về nhà Phụ huynh thật sự tin tưởng khi gởi con em mình đến trường cho cô giáo chăm sóc dạy dỗ • Đối với bản thân: Cô giáo rất vui vì lớp được nhà trường chỉ đạo điểm thực hiện chuyên đề vệ sinh cho toàn trường dự rút kinh nghiệm và được xếp loại toàn diện . MẦM NON 2/9 KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ NĂM HỌC: 2008- 2009 Họ và tên: Trần Thị Thu Hồng Đơn vị công tác: Trường mầm Non 2/9 KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO. giữ vệ sinh sạch sẽ. Rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân như: biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tôi thường xuyên giáo dục trẻ có thói. một số kinh nghiệm bản thân: Phải coi trọng việc chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ Bám chắc chuyên đề vệ sinh do ngành phổ biến. Phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Làm