Các hàm ý chính sách về quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 61)

5. Kết cấu của luận văn

4.2 Các hàm ý chính sách về quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam

Để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ từ bản thân doanh nghiệp mà còn cần có sự chung tay hỗ trợ và tạo điều kiện từ các chính sách tầm vĩ mô của chính phủ.

Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy Probit có thể giúp xác định được chiều hướng và độ lớn tác động của các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp cũng như các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Từ kết quả này, đề tài đưa ra một số gợi ý về biện pháp và chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ và nâng cao khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến. 4.2.1 Về phía doanh nghiệp

Với kết quả nghiên cứu trên, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp căn bản nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể nhận diện và tham khảo để sẵn sàng cho việc gia nhập thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình trong tương lai.

Thứ nhất, kết quả ước lượng cho thấy biến ‘Experience’ có tác động cùng chiều

với hệ số ước lượng lớn nhất (8.211) và có ý nghĩa đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã từng có kinh nghiệm xuất khẩu thường có xu hướng tiếp tục xuất khẩu vì không phải tiêu tốn thêm chi phí gia nhập thị trường. Những chi phí này thường phát sinh trước khi xuất khẩu và được gọi là chi phí chìm (sunk-costs) hay chi phí cố định vì chúng không thể bị thu hồi lại ngay cả khi doanh nghiệp ngừng xuất khẩu (ví dụ: chi phí nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, tìm kiếm đối tác, gửi mẫu hàng, tìm hiểu về luật pháp nước sở tại, xây dựng văn phòng đại diện,…) (Aitken và cộng sự, 1997; Bernard và Jensen, 2001). Nói cách khác, một khi doanh nghiệp có thể bắt đầu tham gia thị trường xuất khẩu thì sẽ có nhiều động lực để họ duy trì và mở rộng thị phần ở nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những doanh nghiệp mới đang có ý định xâm nhập thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp cần có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ lưỡng về sản phẩm cũng như kiến thức về thị trường mới để giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường, từ đó vượt qua được rào cản ban đầu và mở rộng hoạt động xuất khẩu. Để giảm chi phí gia nhập thị trường mới, doanh nghiệp cần chủ động và tích cực học hỏi kinh nghiệm và kiến thức xuất khẩu từ các doanh nghiệp bạn, đặc biệt là những doanh nghiệp có thế mạnh về xuất khẩu vào thị trường tương tự. Bên cạnh đó, việc tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước cũng là một kênh quan trọng giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tích lũy kiến thức về thị trường mới, đặc biệt là những thị trường nhiều tiềm

năng cho các mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp, để từ đó thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài và bắt đầu quá trình xuất khẩu.

Thứ hai, năng lực sản xuất của doanh nghiệp (biến ‘Sales’) có hệ số ước lượng

dương có ý nghĩa và có ảnh hướng lớn thứ hai đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp (0.313). Theo đó, những doanh nghiệp có mức doanh thu càng cao thì càng có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu. Kết quả này cũng thể hiện một quy luật của thị trường về cân đối cung – cầu khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất thì nhu cầu tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua xuất khẩu ra nước ngoài sẽ trở thành một yêu cầu bức thiết. Như vậy, kết quả này đưa ra một gợi ý cho các doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược mở rộng quy mô sản xuất cần có sự nhanh nhạy và chủ động trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu để có thể một mặt đáp ứng nguồn cung gia tăng và mặt khác tạo được ưu thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh có mục tiêu tương tự. Gợi ý này cũng được áp dụng cho kết quả ước lượng của biến ‘Size’ khi quy mô doanh nghiệp tăng 1% thì khả năng tham gia xuất khẩu tăng 0.294%. Doanh nghiệp quy mô càng lớn thì nhu cầu gia tăng thị phần, đặc biệt là thị phần nước ngoài, càng trở nên quan trọng.

Thứ ba, trình độ lao động (biến ‘Skill’) có tác động cùng chiều (0.144) và có ý

nghĩa thống kê đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực đối với khả năng gia nhập thị trường mới của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ cao thì càng dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu (Greenaway và cộng sự, 2004; Sun, 2009; Anwar và Nguyễn Phi Lân, 2011; Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh, 2012). Do vậy, với những doanh nghiệp mong muốn mở rộng thị trường thông qua xuất khẩu có thể bắt đầu từ việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Trong đó, các chính sách tuyển dụng và đào tạo của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp thu hút và tái đào tạo được nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, xây dựng chính sách đãi ngộ tài chính và phi tài chính một cách hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được lao động có trình độ cao.

Thứ tư, kết quả ước lượng cho thấy độ tuổi của doanh nghiệp (biến ‘Age’) có tác

động ngược chiều (- 0.028) và có ý nghĩa đến quyết định tham gia thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Nói cách khác, các doanh nghiệp trẻ có nhiều khả năng và động cơ lớn

hơn trong việc tìm kiếm và gia nhập thị trường xuất khẩu. Kết quả này có thể khá bất ngờ nhưng có thể được giải thích từ những đặc trưng của doanh nghiệp trẻ và thị trường trong nước. Doanh nghiệp trẻ thường năng động và linh hoạt hơn trong việc quản lý, điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng (Sun, 2009). Hơn thế nữa, áp lực tìm kiếm thị trường mới gia tăng đối với doanh nghiệp trẻ khi thị trường trong nước thường bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm (Abor, Adjasi và Hayford, 2008). Vì vậy, doanh nghiệp trẻ cần nhận diện và xác định được những ưu thế này của mình để chủ động và tích cực hơn nữa trong hoạt động tìm kiếm thị trường nước ngoài và bắt đầu quá trình xuất khẩu.

Cuối cùng, tỷ trọng nhập khẩu (biến ‘Import’) có hệ số ước lượng dương (0.0065)

và có ý nghĩa thống kê đối với quyết định có xuất khẩu hay không của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của quan hệ giao thương với đối tác nước ngoài trong khả năng gia nhập thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm giao dịch với đối tác nước ngoài và môi trường thương mại quốc tế, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thủ tục hải quan, quy cách giao dịch, từ đó hạn chế và giảm bớt các chi phí và giảm thiểu các rủi ro khi gia nhập thị trường xuất khẩu (Phillips và Ahmadi-Esfahani, 2010; Nguyễn Thị Hồng Đào và Phạm Thế Anh, 2012). Kết quả này đưa ra gợi ý cho những doanh nghiệp đã thiết lập mối liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hoạt động nhập khẩu trực tiếp cần tận dụng tối đa lợi thế này và tích cực tích lũy kinh nghiệm giao dịch và kiến thức về thị trường nước ngoài để có thể chủ động tìm kiếm đối tác cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của doanh nghiệp.

4.2.2 Về phía chính phủ

Để có thể thúc đẩy và gia tăng khả năng tham gia thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp, ngoài sự chủ động và nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp thì các cấp quản lý và nhà hoạch định chính sách cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các công cụ chính sách hiệu quả, chính phủ có thể hỗ trợ và tạo ra một môi trường thuận lợi giúp cho doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh và gia nhập thành công vào thị trường thế giới. Kết quả nghiên cứu từ đề tài này, dù vẫn còn hạn chế về các yếu tố môi

trường bên ngoài, nhưng vẫn có thể đưa ra một số kiến nghị cho các cấp quản lý nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường xuất khẩu hơn trong tương lai. Một số gợi ý chính sách được trình bày dưới đây.

Thứ nhất, xuất phát từ kết quả ước lượng về ảnh hưởng của các đặc trưng doanh

nghiệp đến khả năng tham gia xuất khẩu, chính phủ có thể tạo điều kiện để hỗ trợ những đối tượng doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm xuất khẩu, doanh nghiệp trẻ đang mong muốn mở rộng thị trường qua kênh xuất khẩu thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, thương mại (Cục xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,…) cần được chú trọng và nâng cao hơn nữa trong việc hỗ trợ các đối tượng doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Vai trò này có thể được thực hiện thông qua việc đứng ra tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp có kinh nghiệm; hoặc phối hợp tổ chức các hội chợ triễn lãm ngành; giới thiệu các hội chợ triễn lãm trên thế giới về các thị trường xuất khẩu tiềm năng đến với doanh nghiệp để từ đó tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp bạn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, việc xây dựng và cập nhật thường xuyên hồ sơ thị trường xuất khẩu bao gồm: quy định về nhập khẩu; chính sách thuế và thuế suất; quy định về bao gói, nhãn mác; quy định về kiểm dịch; quyền sở hữu trí tuệ; các địa chỉ hữu ích khi có nhu cầu nhập khẩu đến thị trường này,…Tất cả những thông tin này sẽ là kênh chính thống và hữu ích giúp cho doanh nghiệp có những kiến thức cơ bản về thị trường nước ngoài để giúp họ giảm bớt chi phí và thời gian gia nhập thị trường.

Thứ hai, kết quả ước lượng cho thấy áp lực cạnh tranh trong nước (Competition) có

ảnh hưởng ngược chiều và có ý nghĩa đến khả năng tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp. Điều này cũng phản ánh một thực tế rằng khi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI thì sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả hoạt động khiến cho doanh nghiệp khó có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước cũng như tham gia thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, về phía nhà hoạch định chính sách thì tác động ngược chiều này cũng không hẳn là vấn đề quá lo ngại vì nó thường xảy ra trong ngắn hạn và có thể đóng vai trò là cơ chế sàng thử thách và

lọc tự nhiên và hiệu quả trong dài hạn để thị trường loại bỏ những doanh nghiệp năng lực quá yếu kém và không tạo được lợi thế cạnh tranh để tồn tại. Điều này không đồng nghĩa với việc loại bỏ hẳn sự can thiệp của chính phủ, mà thay vào đó cần có những cơ chế chính sách phù hợp nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ cơ chế ‘đặc quyền đặc lợi’ cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ chế sàng lọc qua cạnh tranh chỉ thực sự phát huy tác dụng trong một môi trường cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

Thứ ba, kết quả ước lường từ mô hình cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô với chính

sách phù hợp, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm sản xuất, mở rộng thị trường và từ đó gia tăng khả năng tham gia xuất khẩu. Đây là một kết quả không nằm ngoài kỳ vọng về vai trò điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách về tỷ giá và lạm phát, của chính phủ đối với quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế mở, tỷ giá thực ảnh hưởng đến giá cả tương đối giữa các hàng hóa sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu. Việc thay đổi giá cả tương đối này đẫn đến sự thay đổi về nhu cầu đối với từng loại hàng hóa đó, cuối cùng dẫn đến thay đổi tổng cầu từ đó tác động đến lạm phát. Thay đổi tỷ giá cũng có thể tác động trực tiếp đến lạm phát thông qua thay đổi giá cả tính bằng đồng nội tệ của hàng hóa nhập khẩu và qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá. Giảm giá đồng nội tệ được xem như con dao hai lưỡi, một mặt nó làm khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu mặt khác lại kéo theo tình trạng lạm phát tác động ngược trở lại làm giảm dần đi tăng trưởng. Quản lý tỷ giá được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế cùng với các vấn đề khác như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và lạm phát. Điều hành tỷ giá hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại luôn được coi là những mục tiêu chính sách quan trọng của Việt Nam. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thì chính phủ cần có sự cân nhắc kỹ lường về ảnh hưởng của mỗi thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, chính sách thuế cũng là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định có

tham gia xuất khẩu hay không của mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đánh giá chính sách thuế thuận lợi, hiệu quả thì sẽ gia tăng khả năng tham gia thị trường xuất khẩu. Đây cũng là một kết quả đúng như kỳ vọng ban đầu. Chính sách thuế và thuế suất, đặc biệt là

thuế xuất khẩu, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường thì hoạt động quản lý thuế cần được thực hiện theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giảm thiểu các chi phí cho doanh nghiệp như: giảm tần suất kê khai thuế, rút ngắn thời gian hoàn thuế, tạm hoãn nộp thuế, giãn nộp TNDN trong bối cảnh kinh tế khó khăn…Để thực hiện được những mục tiêu này nhà nước cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thuế, phí, lệ phí đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển thị trường có sự quản lý của nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia (đảm bảo hiệu quả, hiệu lực, chống thất thoát, gian lận thuế). Một hệ thống thuế đồng bộ, bền vững với mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế có thể là cơ sở để tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.

4.3 Hạn chế và hướng mở rộng cho các nghiên cứu tiếp theo 4.3.1 Hạn chế của đề tài 4.3.1 Hạn chế của đề tài

- Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ “Điều tra doanh nghiệp về năng suất lao động và môi trường đầu tư ở Việt Nam” do Ngân hàng thế giới thực hiện. Tuy bộ dữ liệu cũng

tương đối lớn nhưng chỉ là dữ liệu chéo cho một năm và số lượng mẫu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 3%) tổng số doanh nghiệp trong ngành chế biến Việt Nam tại thời điểm khảo sát. Do vậy, sự hạn chế này về chất lượng dữ liệu có thể làm giảm khả năng khái quát hóa và dự báo của các kết quả ước lượng từ mô hình.

- Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng doanh nghiệp và môi

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)