Mô hình quyết định tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Mô hình quyết định tham gia xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị và định nghĩa các biến

Dựa trên một số nghiên cứu trước đây của Bernard và Jensen (2001), Abor, Adjasi and Hayford (2008); Arnold và Hussiger (2005), tác giả sử dụng mô hình hồi quy Probit để phân tích các yếu tố tác động đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Mô hình nghiên cứu được trình bày dưới đây:

i ij ij ij ij ij ij ij ij ij ij ij ij ij ij Transport Tax mic Macroecono n Competitio FDI Industry Skill Sales Ownership port Size Age Experience EXPORT                               13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Im

Trong phương trình trên, biến mục tiêu ‘EXPORTij’ (Xuất khẩu) là biến lưỡng phân

có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp thứ i thuộc ngành j có tham gia xuất khẩu trong năm

khảo sát và bằng 0 nếu không xuất khẩu. Các biến giải thích trong mô hình có thể được chia thành hai nhóm. Định nghĩa các biến được tóm tắt trong bảng 3.10. Nhóm thứ I, dựa vào các nghiên cứu trước và mức độ sẵn có của bộ dữ liệu điều tra, nghiên cứu xây dựng một tập hợp các biến đặc trưng bên trong doanh nghiệp (Kinh nghiệm xuất khẩu, độ tuổi, quy mô, tỷ trọng nhập khẩu, loại hình sở hữu, năng lực sản xuất, trình độ lao động, yếu tố nước ngoài FDI, ngành) nhằm đo lường sự ảnh hưởng của tính đa dạng về đặc trưng doanh nghiệp đến quyết định tham gia xuất khẩu. Nhóm thứ II là nhóm các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp (Mức độ cạnh tranh, giao thông vận tải, chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách quản lý thuế) được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến quyết định tham gia thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành.

Bảng 3.10: Định nghĩa các biến độc lập trong mô hình Nhóm

biến Tên biến Định nghĩa

Kinh nghiệm xuất

khẩu (Experience) Số năm mà doanh nghiệp đã tham gia xuất khẩu

Độ tuổi (Age) Số năm hoạt động của doanh nghiệp Quy mô (Size) Tổng số lao động trong doanh nghiệp Tỷ trọng nhập khẩu

(Import) Tỷ lệ đầu vào được nhập khẩu trực tiếp

Loại hình sở hữu (Ownership)

Có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp là sở hữu nhà nước và bằng 0 nếu là sở hữu tư nhân

Năng lực sản xuất

(Sales) Tổng doanh thu bán hàng trong năm

Trình độ lao động

(Skill) Kĩ năng tay nghề và trình độ của đội ngũ lao động

Yếu tố nước ngoài FDI

(FDI)

Biến giả đầu tư nước ngoài, 1 nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 0 nếu ngược lại

Yếu tố đặc trưng doanh nghiệp

Ngành (Industry) Biến giả ngành đại diện cho các nhóm ngành Mức độ Cạnh tranh

(Competition)

Cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ cạnh tranh tại thị trường nội địa

Chính sách kinh tế vĩ mô (Macroeconomic)

Mức độ ảnh hưởng của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Chính sách quản lý thuế (Tax)

Mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Yếu tố môi trường bên ngoài

Điều kiện vận tải

(Transport) Mức độ thuận lợi của điều kiện vận tải

3.2.2 Đo lường các biến và các giả thuyết nghiên cứu Nhóm biến bên trong đặc trưng doanh nghiệp Nhóm biến bên trong đặc trưng doanh nghiệp

- Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience): được đo bằng số năm mà doanh nghiệp bắt đầu tham gia xuất khẩu tính đến thời điểm khảo sát. Doanh nghiệp càng có hoạt động lâu năm ở thị trường nước ngoài thì càng có nhiều khả năng tiếp tục tham gia xuất khẩu trong năm tiếp theo.

- Độ tuổi doanh nghiệp (Age): được đo bằng số năm tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động tới thời điểm khảo sát. Doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong thị trường thì càng có nhiều kinh nghiệm trên thương trường vì thế sẽ dễ dàng tìm kiếm và xâm nhập thị trường mới ở nước ngoài.

- Quy mô doanh nghiệp (Size): được đo bởi tổng số lượng lao động toàn thời gian hiện có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với số lượng lao động lớn sẽ có nhiều lợi thế trong việc tham gia thị trường xuất khẩu hơn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

- Tỷ trọng nhập khẩu (Import): được đo bằng số lượng nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Các doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu trực tiếp cao thường có mối quan hệ trao đổi thương mại rộng với bên ngoài ngoài nên sẽ dễ dàng tham gia xuất khẩu hơn so với doanh nghiệp khác do đã làm quen với thị trường nước ngoài.

- Loại hình sở hữu (Ownership): Biến giả đại diện cho loại hình sở hữu của doanh nghiệp, có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp là sở hữu nhà nước (DNNN) và bằng 0 nếu sở hữu tư nhân (DNTN). DNNN có thể có thế mạnh về nguồn vốn và hỗ trợ xúc tiến thương mại của chính phủ nên có thể dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu hơn. Ngược lại, DNTN có thể năng động và linh hoạt hơn trong quản lý và điều hành sản xuất nên cũng có nhiều khả năng tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới hơn.

- Năng lực sản xuất (Sales): được đo bằng tổng doanh thu bán hàng trong năm

2004 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có doanh số sản xuất nhiều có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời sẽ có nhu cầu mở rộng tìm kiếm thị trường nước ngoài để gia tăng lượng cầu nên có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu hơn.

- Trình độ lao động (Skill): đại diện cho kĩ năng và trình độ của đội ngũ lao động, được đo lường bằng mức lương bình quân trên mỗi lao động. Nếu doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao thì sẽ có nhiều lợi thế trong sản xuất và có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu hơn.

- Yếu tố nước ngoài FDI (FDI): Biến giả đại diện cho yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài, có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có vốn do nước ngoài góp từ 49% trở lên (theo Luật đầu tư) ngược lại bằng 0. Doanh nghiệp FDI thường có thế mạnh về vốn và công nghệ nên có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu hơn.

- Ngành (Industry): Biến giả ngành đại diện cho các nhóm ngành nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến. Biến này được đưa vào để kiểm soát tác động của sự khác biệt về ngành nghề đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp.

Nhóm biến môi trường bên ngoài

- Mức độ cạnh tranh (Competition): đo lường cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ cạnh tranh trong nước. Doanh nghiệp càng đối mặt với áp lực cạnh tranh cao thì càng có nhiều khả năng tìm kiếm và xâm nhập thị trường mới qua xuất khẩu.

- Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ (Macroeconomics): Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách điều hành về tỷ giá và lạm phátcủa nhà nước có ảnh hưởng tốt hay xấu đến việc thúc đẩy hoạt động đầu tư xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính sách vĩ mô được đo lường bởi cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ trở ngại hay thuận lợi của chính sách kinh tế vĩ mô đến hoạt động sản xuất và thương mại, có giá trị bằng 1 nếu thuận lợi và ngược lại thì bằng 0. Nếu doanh nghiệp gặp thuận lợi từ chính sách điều hành KTVM thì sẽ ít có nhiều khả năng mở rộng thị trường để bắt đầu tham gia xuất khẩu.

- Điều kiện vận tải (Transport): Đo lường mức độ cảm nhận của doanh nghiệp về điều kiện giao thông vận tải ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp, được đo lường bằng cảm nhận của doanh nghiệp về hệ thống giao thông hiện tại, có giá trị bằng 1 nếu cảm nhận thuận lợi và ngược lại thì bằng 0. Hệ thống giao thông vận tải thuận tiện góp phần tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động sản xuất, trao đổi thương mại từ đó dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu.

- Chính sách quản lý thuế (Tax): đo lường ảnh hưởng của chính sách thuế đến hoạt động đầu tư, sản xuất và ngoại thương của doanh nghiệp, có giá trị bằng 1 nếu ảnh hưởng thuận lợi và ngược lại thì bằng 0. Chính sách quản lý thuế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động sản xuất và kinh doanh thông qua công cụ tài chính thuế

suất nên nếu doanh nghiệp cảm nhận chính sách thuế thuận lợi thì sẽ có thể cắt giảm chi phí xuất khẩu và gia nhập thị trường mới.

Bảng 3.11: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình

Tên biến Kỳ vọng dấu (+/-)

Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) +

Độ tuổi doanh nghiệp (Age) +

Quy mô doanh nghiệp (Size) +

Tỷ trọng nhập khẩu (Import) +

Loại hình sở hữu (Ownership) +/-

Năng lực sản xuất (Sales) +

Trình độ lao động (Skill) +

Yếu tố nước ngoài FDI (FDI) +

Mức độ cạnh tranh (Competition) -

Chính sách KTVM (Macroeconomics) +

Điều kiện vận tải (Transport) +

Chính sách quản lý thuế (Tax) +

3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 3.12 Thống kê mô tả các biến đặc trưng doanh nghiệp

Tên biến Số quan

sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Kinh nghiệm xuất khẩu

(Experience) 419 0 44 6.63 5.989

Tuổi (Age) 1147 0 115 12.10 12.857

Tỷ trọng nhập khẩu

(Import) 1141 .00 100.00 21.2665 34.68814

Năng lực sản xuất (Sales) 1145 40.21 11829320.00 81419.6029 4.06919E5 Loại hình sở hữu

(Ownership) 1150 0 1 .2026 .40212

Yếu tố nước ngoài FDI

(FDI) 1145 0 1 .10 .301

Từ Bảng 3.12 cho thấy, trong 419 doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu thì có một số doanh nghiệp vừa mới tham gia xuất khẩu vào thời điểm khảo sát (2004) nên chưa có kinh nghiệm xuất khẩu trước đó, doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu nhất trong mẫu là 44 năm. Kinh nghiệm xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp là 6.63 năm, độ lệch chuẩn là 5.989. Trong 1147 quan sát được của biến độ tuổi thì ngoài những doanh nghiệp mới thành lập còn có doanh nghiệp đã thành lập khá lâu với giá trị lớn nhất là 115 năm, tuổi trung bình của doanh nghiệp điều tra là 12.1 tuổi.

Trong mẫu doanh nghiệp được quan sát thì có 401 doanh nghiệp có nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, trong đó 62 doanh nghiệp nhập khẩu 100% nguyên liệu từ nước ngoài, tỷ lệ nhập khẩu trung bình là 21.2%. Doanh thu nhỏ nhất của 1145 biến quan sát được là 40.21 triệu đồng lớn nhất là 11.829.320 triệu đồng cho ta thấy được khoảng các chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp, doanh thu trung bình của các doanh nghiệp là 81.419 triệu đồng. Giá trị trung bình của loại hình sở hữu là 0.2026 cho thấy đa phần các doanh

nghiệp điều tra là các doanh nghiệp tư nhân, với 917 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn 79.7%. Còn lại 233 doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ 20.3%.

Bảng 3.13: Phân bố mẫu Loại hình sở hữu

Loại hình doanh nghiệp Tần số Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%)

DNTN 917 79.7 79.7

DNNN 233 20.3 20.3

Tổng cộng 1150 100.0 100.0

Bảng 3.14: Phân bố mẫu biến Yếu tố nước ngoài FDI

Doanh nghiệp Tần số Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%)

DN không phải là FDI 1030 89.6 90.0

Doanh nghiệp FDI 115 10.0 10.0

Tổng cộng 1145 99.6 100.0

Tổng cộng 1150 1150 100.0

Từ Bảng 3.14 cho thấy, doanh nghiệp không phải FDI chiếm đa số với 1030 doanh nghiệp ( tỉ lệ 89.6%), 115 doanh nghiệp cňn lại có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong số 115 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này thì có 76 doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài, 27 doanh nghiệp có số vốn góp từ 70%-99% số còn lại 12 doanh nghiệp có số vốn góp từ 49%-70%.

Bảng 3.15: Thống kê mô tả các biến môi trường bên ngoài

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Mức độ cạnh tranh (Competition) 1139 0.73 0.444

Chính sách KTVM (Macroeconomic) 1030 0.69 .3241

Điều kiện vận tải (Transport) 1145 0.56 .3290

Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy được đánh giá về cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ cạnh tranh hiện tại đa phần các doanh nghiệp (73%) gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội địa. Đánh giá của các doanh nghiệp về chính sách kinh tế vĩ mô hiện tại của chính phủ khá tốt khi phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng các chính sách hiện tại tạo điều kiện thuận lợi hoạt động sản xuất và ngoại thương của doanh nghiệp. Qua đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp có thể thấy trong giai đoạn khảo sát năm 2004 này các chính sách điều hành KTVM của chúng ta đang khá ổn định, mặc dù tỷ lệ lạm phát khá cao (9.5% so với mục tiêu đạt ra là 6%) nhưng vẫn trong kiểm soát. Lo lắng về nguy cơ lạm phát trở lại, NHNN thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất tăng lên (7.5%/năm) và giữ cố định tỷ giá tương đối ổn định ở mức 15.778 đồng/USD. Tính chung cả năm 2004 tỉ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 0,83%. Con số này giảm dần so với 3 năm trước đó: 2001 là 3,92%, 2002: 1,98%, 2003: 1,56%. Chính nhờ những chính sách quyết liệt và có hiệu quả của nhà nước nên các doanh nghiệp đánh giá là không có nhiều trở ngại từ điều hành kinh tế vĩ mô đến hoạt động sản xuất và ngoại thương của doanh nghiệp. Về đánh giá của doanh nghiệp về chính sách quản lý thuế của chính phủ tương đối tốt với mức trung bình 84% cho thấy các doanh nghiệp đánh giá các chính sách quản lý thuế của chính phủ trong giai đoạn này tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá về điều kiện vận tải, các doanh nghiệp đều cho rằng các yếu tố này tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (giá trị trung bình 0.56).

3.3.2 Kết quả nghiên cứu

Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Probit với phương pháp ước lượng khả năng cực đại MLE (Maximum Likelihood Estimation Method) dựa trên bộ dữ liệu Điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới (2005) đã được làm sạch và mã hóa. Mô hình được chia bao gồm các biến bên trong đặc trưng doanh nghiệp và biến môi trường bên ngoài tác động đến biến mục tiêu là quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng mô hình được trình bày trong bảng 3.17.

Bảng 3.16: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Probit Tên biến Hệ số (Coef.) Sai số chuẩn (Robust SE) Giá trị P (P_value)

Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) 8.211229*** .3852848 0.000

Độ tuổi (Age) -.0284202* .0163304 0.082

Quy mô (Size) .2940866*** .0953544 0.002

Tỷ trọng nhập khẩu (Import) .0064726** .0027219 0.017

Loại hình sở hữu (Ownership) .152803 .339153 0.652

Năng lực sản xuất (Sales) .313091*** .6425997 0.000

Trình độ lao động (Skills) .1441473* .0843423 0.087

Yếu tố nước ngoài FDI (FDI) -.2550169 .1094074 0.137

Cạnh tranh (Competition) -.4919246** .2352946 0.033

Chính sách KTVM (Macroeconomic) .2265953*** .0725219 0.002

Chính sách quản lý thuế (Tax) .1917193** .0920186 0.037

Điều kiện vận tải (Transport) -.0964968 .0674959 0.153

Hệ số ( _cons) -2.152733*** .557826 0.000

Biến giả Ngành (Industry) Có

Số quan sát 994

Kiểm định Wald chi2 (13) 1757.05

Prob> chi2 0.0000

Hệ số Pseudo R2 0.8868

Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%.

Tổng số biến quan sát được của mô hình là 994 quan sát. Giá trị P_value rất nhỏ (P_value =0.0000<0.01), điều này cho thấy tổng thể mô hình có ý nghĩa thống kê và phù hợp với tập dữ liệu nghiên cứu. Hệ số Pseudo R2 là 0.8868 khá cao cho chúng ta thấy được khả năng giải thích của mô hình khá tốt khi các biến độc lập có thể giải thích được 88.65% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Ngoại trừ biến Loại hình sở hữu (Ownership), Yếu tố nước ngoài (FDI) và Điều kiện vận tải (Transport) thì các biến còn lại trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê ở các mức độ khác nhau (1%, 5%, hay 10%).

3.3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy ở Bảng 3.17 cho thấy giá trị ước lượng và ý nghĩa thống kê của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến tại

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)