Đặc trưng doanh nghiệp đối với quyết định tham gia xuất khẩu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3.1Đặc trưng doanh nghiệp đối với quyết định tham gia xuất khẩu

Nhóm biến đặc trưng của doanh nghiệp có ảnh hưởng rõ nét đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp. Theo đó, quyết định tham gia xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm xuất khẩu của doanh nghiệp với giá trị P_value 0.000 (<0.01 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Hệ số ước lượng của biến Experience là 8.211 cho thấy, nếu kinh nghiệm xuất khẩu tăng 1% thì khả năng tiếp tục tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ tăng 8.211% . Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho rằng các doanh nghiệp đã từng xuất khẩu đã phát sinh các chi phí cố định để thâm nhập thị trường, do vậy có nhiều khả năng sẽ tiếp tục hoạt động xuất khẩu hơn là các doanh nghiệp chưa bắt đầu xuất khẩu (Kneller và Pisu, 2007; Sun, 2009) và doanh nghiệp sẽ không phải tiếp tục trả chi phí gia nhập thị trường này nếu như năm trước có xuất khẩu (Bernard và Jensen, 2001).

Độ tuổi của doanh nghiệp (Age) được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng đến quyết định

xuất khẩu của doanh nghiệp, kết quả hồi quy với P_value= 0.082 (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%) cho thấy yếu tố này có ảnh hưởng đến quyết định gia nhập thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Hệ số ước lượng lại mang dấu âm (- 0.028) cho thấy rằng các doanh nghiệp trẻ có thể có nhiều khả năng và động cơ lớn hơn trong việc xuất khẩu so với các các doanh nghiệp lâu năm. Như đã phân tích trong phần giả thuyết nghiên cứu, các doanh nghiệp trẻ hơn có thể chủ động hơn, linh hoạt và tích cực trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu bởi lẽ doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng là chiếm thị phần nhỏ hơn trong nước. Vì vậy, họ có thể quan tâm đến việc mạo hiểm xâm nhập vào các thị trường nước ngoài khác để gia tăng thị phần của họ. Do đó, các doanh nghiệp trẻ thường tích cực và quan tâm nhiều hơn trong việc xuất khẩu các sản phẩm của họ hơn các doanh nghiệp

lớn tuổi vốn chiếm được một thị phần lớn hơn của thị trường nội địa (Abor, Adjasi và Hayford, 2008).

Ước lượng tham số của biến quy mô doanh nghiệp (Size) có giá trị dương (0.294) cho thấy biến này có ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp với giá trị P_value= 0.002 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Theo đó, quy mô càng lớn (được đo lường bằng số lượng lao động) thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng tham gia thị trường xuất khẩu. Quy mô doanh nghiệp tăng 1% thì khả năng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng 0.294%.

Kết quả ước lượng cho thấy tỷ trọng nhập khẩu (Import) cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu hơn khi ước lượng biến Import có giá trị P_value= 0.017 (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%) và hệ số ước lượng là 0.0065. Theo đó, nếu tỷ trọng nhập khẩu tăng 1% thì doanh nghiệp sẽ tăng khả năng tham gia xuất khẩu lên 0.0065%. Chính nhờ hoạt động nhập khẩu trao đổi với các đối tác nước ngoài đã giúp cho doanh nghiệp tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Từ đó doanh nghiệp có thể hạn chế, giảm bớt các chi phí gia nhập thị trường khi tham gia xuất khẩu (Phillips và Ahmadi-Esfahani, 2010). Trong khi đó, ước lượng của biến hình thức sở hữu (Ownership) có giá trị dương nhưng lại không ảnh hưởng đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp khi giá trị P_value = 0.652 >0.1. Điều này cho thấy không có bằng chứng sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong lợi thế xuất khẩu.

Đúng như kỳ vọng thì biến năng lực sản xuất (Sales) được đo lường bằng tổng

doanh thu của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp với giá trị P_value=0.000 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Khi doanh nghiệp tăng lượng doanh thu bán hàng lên 1% thì khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ tăng lên 0.313%. Điều này có thể hiểu được là do khi doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng ngày càng gia tăng thì nhu cầu tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua xuất khẩu ra nước ngoài sẽ càng trở nên bức thiết hơn.

Trình độ lao động (Skill) được đo lường bằng mức lương bình quân của mỗi lao

động có giá trị dương (0.144) và có ư nghĩa thống kê ở mức 10% (P_value =0.087). Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực có tác động đáng kể đến quyết định có tham gia vào thị

trường xuất khẩu hay không của doanh nghiệp. Theo đó, nếu trình độ lao động tăng 1% thì khả năng tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp tăng tương ứng 0.144%. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây về hành vi xuất khẩu của doanh nghiệp khi cho rằng chất lượng nhân lực có tác động đáng kể, ảnh hưởng đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu (Greenaway và cộng sự, 2004; Sun, 2009; Anwar và Nguyễn Phi Lân, 2011). Cuối cùng, mô hình cũng đo lường ảnh hưởng của yếu tố đầu tư nước ngoài (FDI) đến quyết định xuất khẩu. Hệ số ước lượng có giá trị âm (-0.255) nhưng lại không có ý nghĩa thống kê khi giá trị P_value=0.137. Do vậy, với mẫu nghiên cứu này thì yếu tố FDI không tác động đến quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp.

Biến giả Ngành mã hóa cho 10 nhóm ngành của mẫu, được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát tác động của Ngành, không có ý nghĩa nhiều về mặt dự báo nên không liệt kê trong kết quả hồi quy.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 56)