Đo lường các biến và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2Đo lường các biến và các giả thuyết nghiên cứu

biến Tên biến Định nghĩa

Kinh nghiệm xuất

khẩu (Experience) Số năm mà doanh nghiệp đã tham gia xuất khẩu

Độ tuổi (Age) Số năm hoạt động của doanh nghiệp Quy mô (Size) Tổng số lao động trong doanh nghiệp Tỷ trọng nhập khẩu

(Import) Tỷ lệ đầu vào được nhập khẩu trực tiếp

Loại hình sở hữu (Ownership)

Có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp là sở hữu nhà nước và bằng 0 nếu là sở hữu tư nhân

Năng lực sản xuất

(Sales) Tổng doanh thu bán hàng trong năm

Trình độ lao động

(Skill) Kĩ năng tay nghề và trình độ của đội ngũ lao động

Yếu tố nước ngoài FDI

(FDI)

Biến giả đầu tư nước ngoài, 1 nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 0 nếu ngược lại

Yếu tố đặc trưng doanh nghiệp

Ngành (Industry) Biến giả ngành đại diện cho các nhóm ngành Mức độ Cạnh tranh

(Competition)

Cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ cạnh tranh tại thị trường nội địa

Chính sách kinh tế vĩ mô (Macroeconomic)

Mức độ ảnh hưởng của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Chính sách quản lý thuế (Tax)

Mức độ ảnh hưởng của chính sách thuế liên quan đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Yếu tố môi trường bên ngoài

Điều kiện vận tải

(Transport) Mức độ thuận lợi của điều kiện vận tải

3.2.2 Đo lường các biến và các giả thuyết nghiên cứu Nhóm biến bên trong đặc trưng doanh nghiệp Nhóm biến bên trong đặc trưng doanh nghiệp

- Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience): được đo bằng số năm mà doanh nghiệp bắt đầu tham gia xuất khẩu tính đến thời điểm khảo sát. Doanh nghiệp càng có hoạt động lâu năm ở thị trường nước ngoài thì càng có nhiều khả năng tiếp tục tham gia xuất khẩu trong năm tiếp theo.

- Độ tuổi doanh nghiệp (Age): được đo bằng số năm tính từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động tới thời điểm khảo sát. Doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong thị trường thì càng có nhiều kinh nghiệm trên thương trường vì thế sẽ dễ dàng tìm kiếm và xâm nhập thị trường mới ở nước ngoài.

- Quy mô doanh nghiệp (Size): được đo bởi tổng số lượng lao động toàn thời gian hiện có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp với số lượng lao động lớn sẽ có nhiều lợi thế trong việc tham gia thị trường xuất khẩu hơn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

- Tỷ trọng nhập khẩu (Import): được đo bằng số lượng nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Các doanh nghiệp có tỷ trọng nhập khẩu trực tiếp cao thường có mối quan hệ trao đổi thương mại rộng với bên ngoài ngoài nên sẽ dễ dàng tham gia xuất khẩu hơn so với doanh nghiệp khác do đã làm quen với thị trường nước ngoài.

- Loại hình sở hữu (Ownership): Biến giả đại diện cho loại hình sở hữu của doanh nghiệp, có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp là sở hữu nhà nước (DNNN) và bằng 0 nếu sở hữu tư nhân (DNTN). DNNN có thể có thế mạnh về nguồn vốn và hỗ trợ xúc tiến thương mại của chính phủ nên có thể dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu hơn. Ngược lại, DNTN có thể năng động và linh hoạt hơn trong quản lý và điều hành sản xuất nên cũng có nhiều khả năng tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới hơn.

- Năng lực sản xuất (Sales): được đo bằng tổng doanh thu bán hàng trong năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2004 của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có doanh số sản xuất nhiều có thể đáp ứng nhu cầu trong nước, đồng thời sẽ có nhu cầu mở rộng tìm kiếm thị trường nước ngoài để gia tăng lượng cầu nên có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu hơn.

- Trình độ lao động (Skill): đại diện cho kĩ năng và trình độ của đội ngũ lao động, được đo lường bằng mức lương bình quân trên mỗi lao động. Nếu doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao thì sẽ có nhiều lợi thế trong sản xuất và có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu hơn.

- Yếu tố nước ngoài FDI (FDI): Biến giả đại diện cho yếu tố đầu tư trực tiếp nước ngoài, có giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có vốn do nước ngoài góp từ 49% trở lên (theo Luật đầu tư) ngược lại bằng 0. Doanh nghiệp FDI thường có thế mạnh về vốn và công nghệ nên có nhiều khả năng tham gia xuất khẩu hơn.

- Ngành (Industry): Biến giả ngành đại diện cho các nhóm ngành nhỏ trong ngành công nghiệp chế biến. Biến này được đưa vào để kiểm soát tác động của sự khác biệt về ngành nghề đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp.

Nhóm biến môi trường bên ngoài

- Mức độ cạnh tranh (Competition): đo lường cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ cạnh tranh trong nước. Doanh nghiệp càng đối mặt với áp lực cạnh tranh cao thì càng có nhiều khả năng tìm kiếm và xâm nhập thị trường mới qua xuất khẩu.

- Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ (Macroeconomics): Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách điều hành về tỷ giá và lạm phátcủa nhà nước có ảnh hưởng tốt hay xấu đến việc thúc đẩy hoạt động đầu tư xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính sách vĩ mô được đo lường bởi cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ trở ngại hay thuận lợi của chính sách kinh tế vĩ mô đến hoạt động sản xuất và thương mại, có giá trị bằng 1 nếu thuận lợi và ngược lại thì bằng 0. Nếu doanh nghiệp gặp thuận lợi từ chính sách điều hành KTVM thì sẽ ít có nhiều khả năng mở rộng thị trường để bắt đầu tham gia xuất khẩu.

- Điều kiện vận tải (Transport): Đo lường mức độ cảm nhận của doanh nghiệp về điều kiện giao thông vận tải ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thương mại của doanh nghiệp, được đo lường bằng cảm nhận của doanh nghiệp về hệ thống giao thông hiện tại, có giá trị bằng 1 nếu cảm nhận thuận lợi và ngược lại thì bằng 0. Hệ thống giao thông vận tải thuận tiện góp phần tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động sản xuất, trao đổi thương mại từ đó dễ dàng tham gia thị trường xuất khẩu.

- Chính sách quản lý thuế (Tax): đo lường ảnh hưởng của chính sách thuế đến hoạt động đầu tư, sản xuất và ngoại thương của doanh nghiệp, có giá trị bằng 1 nếu ảnh hưởng thuận lợi và ngược lại thì bằng 0. Chính sách quản lý thuế góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động sản xuất và kinh doanh thông qua công cụ tài chính thuế

suất nên nếu doanh nghiệp cảm nhận chính sách thuế thuận lợi thì sẽ có thể cắt giảm chi phí xuất khẩu và gia nhập thị trường mới.

Bảng 3.11: Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình

Tên biến Kỳ vọng dấu (+/-)

Kinh nghiệm xuất khẩu (Experience) +

Độ tuổi doanh nghiệp (Age) +

Quy mô doanh nghiệp (Size) +

Tỷ trọng nhập khẩu (Import) +

Loại hình sở hữu (Ownership) +/-

Năng lực sản xuất (Sales) +

Trình độ lao động (Skill) +

Yếu tố nước ngoài FDI (FDI) +

Mức độ cạnh tranh (Competition) -

Chính sách KTVM (Macroeconomics) +

Điều kiện vận tải (Transport) +

Chính sách quản lý thuế (Tax) +

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 48)