Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 51)

5. Kết cấu của luận văn

3.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Bảng 3.12 Thống kê mô tả các biến đặc trưng doanh nghiệp

Tên biến Số quan

sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Kinh nghiệm xuất khẩu

(Experience) 419 0 44 6.63 5.989

Tuổi (Age) 1147 0 115 12.10 12.857

Tỷ trọng nhập khẩu

(Import) 1141 .00 100.00 21.2665 34.68814

Năng lực sản xuất (Sales) 1145 40.21 11829320.00 81419.6029 4.06919E5 Loại hình sở hữu

(Ownership) 1150 0 1 .2026 .40212

Yếu tố nước ngoài FDI

(FDI) 1145 0 1 .10 .301

Từ Bảng 3.12 cho thấy, trong 419 doanh nghiệp có tham gia xuất khẩu thì có một số doanh nghiệp vừa mới tham gia xuất khẩu vào thời điểm khảo sát (2004) nên chưa có kinh nghiệm xuất khẩu trước đó, doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu nhất trong mẫu là 44 năm. Kinh nghiệm xuất khẩu trung bình của doanh nghiệp là 6.63 năm, độ lệch chuẩn là 5.989. Trong 1147 quan sát được của biến độ tuổi thì ngoài những doanh nghiệp mới thành lập còn có doanh nghiệp đã thành lập khá lâu với giá trị lớn nhất là 115 năm, tuổi trung bình của doanh nghiệp điều tra là 12.1 tuổi.

Trong mẫu doanh nghiệp được quan sát thì có 401 doanh nghiệp có nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, trong đó 62 doanh nghiệp nhập khẩu 100% nguyên liệu từ nước ngoài, tỷ lệ nhập khẩu trung bình là 21.2%. Doanh thu nhỏ nhất của 1145 biến quan sát được là 40.21 triệu đồng lớn nhất là 11.829.320 triệu đồng cho ta thấy được khoảng các chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp, doanh thu trung bình của các doanh nghiệp là 81.419 triệu đồng. Giá trị trung bình của loại hình sở hữu là 0.2026 cho thấy đa phần các doanh

nghiệp điều tra là các doanh nghiệp tư nhân, với 917 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ lớn 79.7%. Còn lại 233 doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ lệ 20.3%.

Bảng 3.13: Phân bố mẫu Loại hình sở hữu

Loại hình doanh nghiệp Tần số Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%)

DNTN 917 79.7 79.7

DNNN 233 20.3 20.3

Tổng cộng 1150 100.0 100.0

Bảng 3.14: Phân bố mẫu biến Yếu tố nước ngoài FDI

Doanh nghiệp Tần số Phần trăm (%) Phần trăm hợp lệ (%)

DN không phải là FDI 1030 89.6 90.0

Doanh nghiệp FDI 115 10.0 10.0

Tổng cộng 1145 99.6 100.0

Tổng cộng 1150 1150 100.0

Từ Bảng 3.14 cho thấy, doanh nghiệp không phải FDI chiếm đa số với 1030 doanh nghiệp ( tỉ lệ 89.6%), 115 doanh nghiệp cňn lại có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Trong số 115 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này thì có 76 doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài, 27 doanh nghiệp có số vốn góp từ 70%-99% số còn lại 12 doanh nghiệp có số vốn góp từ 49%-70%.

Bảng 3.15: Thống kê mô tả các biến môi trường bên ngoài

Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Mức độ cạnh tranh (Competition) 1139 0.73 0.444

Chính sách KTVM (Macroeconomic) 1030 0.69 .3241

Điều kiện vận tải (Transport) 1145 0.56 .3290

Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy được đánh giá về cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ cạnh tranh hiện tại đa phần các doanh nghiệp (73%) gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường nội địa. Đánh giá của các doanh nghiệp về chính sách kinh tế vĩ mô hiện tại của chính phủ khá tốt khi phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng các chính sách hiện tại tạo điều kiện thuận lợi hoạt động sản xuất và ngoại thương của doanh nghiệp. Qua đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp có thể thấy trong giai đoạn khảo sát năm 2004 này các chính sách điều hành KTVM của chúng ta đang khá ổn định, mặc dù tỷ lệ lạm phát khá cao (9.5% so với mục tiêu đạt ra là 6%) nhưng vẫn trong kiểm soát. Lo lắng về nguy cơ lạm phát trở lại, NHNN thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ khiến cho lãi suất tăng lên (7.5%/năm) và giữ cố định tỷ giá tương đối ổn định ở mức 15.778 đồng/USD. Tính chung cả năm 2004 tỉ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 0,83%. Con số này giảm dần so với 3 năm trước đó: 2001 là 3,92%, 2002: 1,98%, 2003: 1,56%. Chính nhờ những chính sách quyết liệt và có hiệu quả của nhà nước nên các doanh nghiệp đánh giá là không có nhiều trở ngại từ điều hành kinh tế vĩ mô đến hoạt động sản xuất và ngoại thương của doanh nghiệp. Về đánh giá của doanh nghiệp về chính sách quản lý thuế của chính phủ tương đối tốt với mức trung bình 84% cho thấy các doanh nghiệp đánh giá các chính sách quản lý thuế của chính phủ trong giai đoạn này tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá về điều kiện vận tải, các doanh nghiệp đều cho rằng các yếu tố này tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình (giá trị trung bình 0.56).

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)