Thị trường và các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Thị trường và các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay

Ngàn USD

Biểu đồ 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2012

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2012)

Năm 2012 được là năm đáng nhớ khi lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cả nước vượt 100 tỷ USD ( 114.6 tỷ USD) và cũng là lần đầu tiên trong 20 năm Việt Nam xuất siêu (0.3 tỷ YSD). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2012 Việt Nam có 22 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là dệt may, điện thoại, dầu thô, máy vi tính-sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, hàng thủy sản, gạo… Có hai mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD là dệt may và điện thoại- các linh kiện.Trong đó, dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất với hơn 15 tỷ USD, chiếm 13,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tiếp theo là điện thoại- các linh kiện với 12,7 tỷ USD chiếm 11.1%, dầu thô (8,2 tỷ USD), máy vi tính (7,8 tỷ USD), giày dép (7,2 tỷ USD)…

Biểu đồ 2.3: Xuất khẩu dệt may của Việt Nam 2011-2012

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2012)

Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang hơn 50 thị trường. Trong đó, Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu chủ yếu. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang 4 thị trường này là 12,96 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ năm 2012 đạt gần 7,5 tỷ USD (tăng 8.7% so với năm 2011) ,chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

Biểu đồ 2.4: Xuất khẩu điện thoại và các linh kiện điện tử của Việt Nam 2011-2012

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2012)

Vị trí thứ 2 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch 12,7 tỷ USD. Năm 2010 mặt hàng trên đạt kim ngạch xuất khẩu 2.3 tỷ USD và đến 2011 với kim ngạch xuất khẩu đạt 6.8 tỷ USD xếp vị

T ỷ U SD T ỷ U SD T ỷ U SD

trí thứ 4 và 2012 vươn lên vị trí thứ 2 đạt 12.7 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu và thứ 6 về kim ngạch nhập khẩu. Có 28 nước nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong đó, EU nhập khẩu nhiều nhất với 5.66 tỷ USD (tăng 93% so với năm 2011) chiếm 44.5% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hoa Kỳ với 1.5 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với 2011); Nga 771 triệu USD (tăng 44% so với năm 2011). Tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông lại suy giảm đạt 530 triệu USD giảm gần 20% so với năm trước.

Dầu thô là mặt hàng đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với hơn 8,2 tỷ USD trong 2012. Chín quốc gia nhập khẩu mặt hàng dầu thô của Việt Nam đó là Hàn Quốc, Mỹ, Indonexia, Malaysia; Nhật bản, Australia, Singapore, Thái lan, Trung Quốc. Trong đó, có 4 nước kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là Malaysia, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc. Nhật Bản và Australia là 2 nước mà chúng ta xuất khẩu nhiều nhất chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Các đối tác chính nhập khẩu mặt hàng này là Nhật Bản 2.5 triệu tấn tăng 51.9%; Australia 1.7 triệu tấn tăng 26.3%; Trung Quốc 1.03 triệu tấn giảm 9%; Malaysia 1.007 triệu tấn…(Tổng cục Hải quan, 2012).

Mặt hàng gạo xếp vị trí thứ 10 trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2012 là 3.6 tỷ USD tăng 0.4% so với năm 2011. Trung Quốc vẫn là đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với hơn 2 triệu tấn tăng gấp 6 lần so với năm 2011 chiếm 26% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Philipin 1.1 triệu tấn tăng 14.2%; Indonesia 930 nghìn tấn giảm 50.6%; Malaysia 765 nghìn tấn tăng 44.2%; Bờ Biển Ngà 480 nghìn tấn tăng 64%....(Tổng cục Hải quan, 2012).

Cà phê đứng vị trí thứ 11 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước năm 2012 đạt 1.73 triệu tấn (tăng 37.5% đạt giá trị xuất khẩu với 3.6 tỷ USD).

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)