TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ THÙY LOAN THIẾT KẾ GIÁO CỤ LĨNH VỰC THỰC HÀNH CUỘC SỐNG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
NGUYỄN THỊ THÙY LOAN
THIẾT KẾ GIÁO CỤ LĨNH VỰC THỰC HÀNH CUỘC SỐNG (PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI) ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH - HUYỆN MÊ LINH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
NGUYỄN THỊ THÙY LOAN
THIẾT KẾ GIÁO CỤ LĨNH VỰC THỰC HÀNH CUỘC SỐNG (PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI)
ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH - HUYỆN MÊ LINH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học
TS AN BIÊN THÙY
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học:
TS An Biên Thùy đã hướng dẫn trực tiếp và chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Em xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường cùng các giáo viên đứng lớp của trường Mầm non Đại Thịnh - Huyện Mê Linh -Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa giáo dục Mầm non đã tạo điều kiện cho
em trong 4 năm học tập tại trường cũng như giúp đỡ em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn sinh viên để đề tài ngày càng hoàn thiện và mang lại giá trị thực tiễn cao
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Loan
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống (phương pháp Montessori) để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội”
là kết quả mà em nỗ lực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS An Biên Thùy Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả khác Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để em rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân em hoàn thành, không trùng với kết quả của tác giả khác
Nếu sai, em xin chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Loan
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến những đóng góp của đề tài 5
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
1.1.1 Những nghiên cứu trên Thế giới 6
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt nam 7
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 9
1.2.1 Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ 9
1.2.1.1 Khái niệm thói quen vệ sinh 9
1.2.1.2 Cấu trúc của thói quen vệ sinh 9
1.2.2 Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh 10
1.2.3 Phương pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 13
1.2.4 Lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori 15
1.2.4.1 Khái quát về phương pháp Montessori 15
1.2.4.2 Giáo cụ rèn luyện lĩnh vực thực hành cuộc sống 18
Trang 61.2.4.3 Những giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 19
1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài 19
1.3.1 Mục đích điều tra 19
1.3.2 Đối tượng điều tra 20
1.3.3 Nội dung điều tra 20
1.3.4 Phương pháp điều tra 20
1.3.5 Kết quả điều tra 20
1.3.5.1 Điều tra giáo viên để đánh giá thực trạng phương pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 20
1.3.5.2 Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ 21
1.3.5.3 Điều tra giáo viên về việc thiết kế và sử dụng giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 22
Kết luận chương 1 24
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ GIÁO CỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH - HUYỆN MÊ LINH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 25
2.1 Mục tiêu, nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 25
2.1.1 Mục tiêu rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 25
2.1.2 Nội dung quy định rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi của Bộ Giáo dục và Đào tạo 25
2.1.3 Hoạt động rèn luyện thói quen trong lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori 27
2.1.4 Hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 28
2.1.5 Sơ đồ chung giai đoạn thiết kế giáo cụ để tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 29
Trang 72.2 Thiết kế giáo cụ thực hành cuộc sống để rèn luyện TQVS cho trẻ 5 tuổi 29
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống 29
2.2.2 Quy trình thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống 31
2.2.3 Sản phẩm giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi A1, trường Mầm non Đại Thịnh – huyện Mê Linh – thành phố Hà Nội 36
2.3 Tổ chức rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi bằng giáo cụ thực hành cuộc sống 41
2.3.1 Nguyên tắc tổ chức 41
2.3.2 Quy trình tổ chức rèn thói quen vệ sinh thông qua hoạt động rèn kĩ năng bằng giáo cụ thực hành cuộc sống 41
2.3.3 Ví dụ minh họa quy trình rèn luyện 43
2.3.4 Ví dụ giáo án rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi 44
Kết luận chương 2 47
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48
3.1 Mục đích thực nghiệm 48
3.2 Đối tượng thực nghiệm 48
3.3 Kết quả thực nghiệm 48
3.3.1 Đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ mầm non 48
3.3.1.1 Mục đích 48
3.3.1.2 Nội dung 48
3.3.1.3 Phương pháp đánh giá 48
3.3.2 Kết quả phân tích định lượng 50
3.3.3 Kết quả phân tích định tính 53
3.3.4 Đánh giá mức độ khả thi của thiết kế giáo cụ 54
Kết luận chương 3 54
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
Trang 81 Kết luận 55
2 Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng nội dung giáo dục thói quen vệ sinh 10
Bảng 1.2 Giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 19
Bảng 1.3 Kết quả đánh giá thực trạng phương pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 20
Bảng 1.4 Bảng kết quả thiết kế và sử dụng giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 22
Bảng 2.1 Nội dung rèn luyện TQVS và kết quả mong đợi của trẻ 5 tuổi 25
Bảng 2.2 Quy trình thiết kế cụ thể từng giáo cụ 32
Bảng 2.3 Sản phẩm giáo cụ rèn luyện TQVS cho trẻ 5 tuổi 36
Bảng 3.1 Đánh giá thói quen vệ sinh cho trẻ mầm non 49
Bảng 3.2 Kết quả thực nghiệm về thói quen vệ sinh thân thể bằng giáo cụ 50
Bảng 3.3: Bảng thống kê mức độ thành thục kĩ năng thực hành cuộc sống 52
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ - BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Quy trình tổ chức rèn thói quen vệ sinh cho trẻ bằng giáo cụ thực hành cuộc sống 42Biểu đồ 3.1 Kết quả thực nghiệm về thói quen vệ sinh thân thể bằng giáo
cụ 51Biều đồ 3.2 Mức độ thành thục kỹ năng thực hành cuộc sống 53
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 12PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non
“Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và là bậc học nền tảng nhằm hình thành cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn
và”lâu dài về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ, và những kĩ năng cơ bản để trẻ học tiếp bậc học phổ thông
“Trong nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Đảng nhận định: “Muốn tiến hành công nghệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi, phải tiến hành Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, coi Giáo dục - Đào tạo là quốc sách”
hàng đầu và tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện trong phát triển Giáo dục - Đào tạo”
“Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho con người năm 2005, UNESCO đã đánh”giá: “Những năm đầu tiên của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát triển trí tuệ, nhân cách, hành vi và việc chăm sóc giáo dục trẻ
ở lứa tuổi trước tuổi học có liên quan đến việc nhận thức và xã hội tốt hơn”
Những chỉ đạo trong đổi mới trong giáo dục không chỉ giúp trẻ có một kiến thức mới toàn diện mà còn hình thành được thói quen vệ sinh cho trẻ để trẻ có thể tự chăm sóc và phục vụ cho chính mình
1.2 Xuất phát từ thực trạng rèn luyện hình thành thói quen vệ sinh của trẻ
em
Hiện nay, hầu hết các gia đình có kinh tế ổn định nên trẻ được chăm sóc tốt, được người thân giúp đỡ trong công việc vệ sinh cá nhân, học tập và việc sinh hoạt hàng ngày vì thế trẻ có xu thế ỷ lại vào những người xung quanh, không tự giác làm nên các thói quen không được hình thành ở trẻ
Ở trường Mầm non hiện nay các cô giáo thường lồng ghép các hoạt động để hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa có chủ đích theo chủ đề trường mầm non, các hoạt động rèn luyện thói quen đó vẫn chưa thực sự phát huy được tính tích cực, chủ động
Trang 13của trẻ Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do: điều kiện vật chất của một
số trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học; số lượng trẻ trong lớp quá đông; GV thường giúp đỡ trẻ quá nhiều và đặc biệt trẻ không được tự thực hiện những việc mà trẻ có thể làm được vì vậy chưa khơi gợi được tính tự giác của trẻ
1.3 Xuất phát từ ý nghĩa của giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori trong rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
Phương châm của phương pháp giáo dục Montessori là giáo dục thông qua thực hành, trẻ được hình thành các kĩ năng từ rất sớm
Trong phương pháp Montessori, chú trọng dùng giáo cụ để tổ chức dạy học Giáo cụ được thiết kế tỉ mỉ, đẹp, tinh xảo và rất cuốn hút trẻ được chia thành nhiều môn học khác nhau có mức độ từ dễ đến khó, được sắp xếp vào từng kệ riêng biệt; mỗi giáo cụ đều tập trung vào một chủ đề nhất định
Thông qua quá trình tổ chức dạy học trẻ được học và thực hành hầu hết các kĩ năng của đời sống hàng ngày như vệ sinh cá nhân, dọn dẹp, giúp đỡ bố
mẹ trong các công việc khác Trẻ được rèn luyện tính quy củ, gọn gàng ngăn nắp, gần gũi với thiên nhiên Qua đó hình thành tình hiền hòa, nhân ái tự chủ 1.4 Xuất phát từ thực tiễn mức độ thiết kế và sử dụng giáo cụ thực hành cuộc sống trong rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
Qua sự quan sát, điều tra ở một số trường Mầm non, việc thiết kế giáo
cụ Montessori hiện nay còn hạn chế, nên trẻ chưa được tiếp xúc và hoạt động với các giáo cụ nhiều vì thế tính tự lập của trẻ còn kém Hơn nữa giá thành của các giáo cụ rất cao thường có ở một số trường ngoài thành phố, ở những vùng miền nhỏ thì hầu như chưa có nên để chi trả tiền giáo cụ đầy đủ cho các lớp là một khoản lớn vì vậy giáo cụ dạy học cho trẻ còn chưa đầy đủ cho trẻ từng lứa tuổi
Trong quá trình thực tập tại trường Mầm non Đại Thịnh, tôi thấy rằng việc rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua giáo cụ vẫn chưa thực sự được chú trọng Việc dạy trẻ hầu như chỉ trên lý thuyết mà chưa phối hợp với giáo cụ để trẻ thực hành, trải nghiệm được nhiều nên chưa đem lại hiệu quả cao trong hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ Chính vì những lý do này mà
Trang 14chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống (phương pháp Montessori) để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội”
2 Mục đích nghiên cứu
Thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống (phương pháp Montessori) để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về thói quen vệ sinh cho trẻ gồm: Khái niệm TQVS, cấu trúc TQVS, nội dung giáo dục thói quen vệ sinh, phương pháp rèn luyện TQVS
3.2 Điều tra thực trạng sử dụng giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori trong rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
3.3 Phân tích chương trình giáo dục mầm non ở trẻ 5 tuổi, lựa chọn nội dụng về chăm sóc, vệ sinh cho trẻ phù hợp với lĩnh vực thực hành cuộc sống
3.4 Thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
3.5 Thiết kế hoạt động thực hành cuộc sống để rèn luyện thói quen
vệ sinh cho trẻ
3.6 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học đề tài
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Trẻ 5 tuổi trường Mầm non Đại Thịnh – huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động lĩnh vực thực hành cuộc sống, rèn luyện TQVS cho trẻ
Trang 15- Quy trình thiết kế giáo cụ Montessori lĩnh vực thực hành cuộc sống
5 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống (phương pháp Montessori) phù hợp với nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ (chương trình giáo dục Mầm non) và sử dụng giáo cụ như một công cụ hỗ trợ thì sẽ nâng cao hiệu quả rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy và học của Đảng, Nhà nước
- Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến thói quen vệ sinh, giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori
7.2 Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng thiết kế, sử dụng giáo cụ lĩnh vực THCS trong phương pháp Montessori ở trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
7.3 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá lựa chọn nội dung hoạt động thực hành cuộc sống của các thầy cô có kinh nghiêm giảng dạy ở trường Mầm non, các chuyên gia về cách tổ chức và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp Montesori để hình thành TQVS cho trẻ
7.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Trang 16Thực nghiệm sư phạm trên đối tượng trẻ 5 tuổi tại trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
7.5 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel
8 Dự kiến những đóng góp của đề tài
8.1 Lí luận
Góp phần hệ thống hoá về nội dung về giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống của Montessori liên quan đến hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua giáo cụ
Trang 17PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Những nghiên cứu trên Thế giới
Chúng ta đã biết giai đoạn từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong cuộc đời Giai đoạn này bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc mất vệ sinh, do vậy nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao Sự phát triển cơ thể trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: học tập, vui chơi, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh dinh dưỡng, Trong đó phải nói đến vệ sinh là yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ, thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ là một trong các mặt giúp trẻ phát triển toàn diện Các nhà khoa học qua nghiên cứu cho thấy 80% các loại bệnh của trẻ nhỏ liên quan tới chăm sóc vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
Việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc chăm sóc và vệ sinh trẻ
em được rất nhiều các tác giả trên thế giới quan tâm Một số nghiên cứu nổi bật như:
Theo Dania (2010) cho rằng: “Vệ sinh cá nhân nên được quan sát trong suốt cuộc đời để sống lành mạnh Nhận biết thói quen vệ sinh để phòng bệnh là quan trọng đối với trẻ em Trong một chương trình trẻ em, trẻ em có thể là một sứ giả sức khỏe và sức khỏe tuyệt vời tình nguyện trong cộng đồng của riêng họ”13
Theo Barbara Isaacs: “Cách thúc đẩy thói quen vệ sinh tốt có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển của trẻ em trên toàn EYFS Phương pháp Montessori bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng trẻ em hình thành thói quen vệ sinh tốt, bằng cách giải thích cách tự rửa thật kỹ và cách sử dụng nhà vệ sinh một cách độc lập”15
UNICEF (2012) trong các chương trình WASH dành cho trường học quy định rằng: “ Hành vi vệ sinh giảng dạy thành công nhất là khi tập trung vào số lượng hành vi, hạn chế với tác động sức khỏe tổng thể lớn nhất Thay đổi một hành vi duy nhất có thể tạo ra một sự khác biệt rất lớn”13
Trang 18Trong cuốn: “Hướng dẫn nuôi dạy trẻ - Chăm sóc răng cho trẻ” của Jane Kemp Clare Walters, nghiên cứu về cách chăm sóc răng và các kĩ năng đánh răng, cuốn sách này giúp chúng ta biết cách chăm sóc răng lợi cho trẻ
em 8
“Từ những nghiên cứu trên thế giới, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề về các thói quen vệ sinh được các nhà nghiên cứu trên thế giới hết sức quan tâm và chú trọng Bằng các hình thức tìm tòi, khám phá khác nhau các công trình nghiên cứu đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là trong việc hình thành”
thói quen vệ sinh cho trẻ
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt nam
“Chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật và hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ cónhiều nề“nếp tốt.”
Trong cuốn giáo trình: “Vệ sinh trẻ em” tác giả Hoàng Thị Phương đã nghiên cứu các vấn đề về vệ sinh trẻ em Qua cuốn sách, tác giả đã nêu được đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của vệ sinh trẻ em, chỉ ra được các kiến thức cơ bản về vệ sinh trẻ em qua các giai đoạn lứa tuổi giúp chúng ta biết được cách vệ sinh cho trẻ đúng cách để cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh1
Trong cuốn sách: “Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ mầm non” tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã viết với nội dung giáo dục cho trẻ những hành vi văn hóa tốt đẹp là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục Mầm non để giúp chúng ta hiểu được những hành vi phẩm chất tốt được thể hiện từ những hành động nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống và gần gũi với trẻ để thông qua đó trẻ sẽ học được rất dễ dàng, có kiến thức để ứng xử tốt 5
Ở các trường Mầm non thường tổ chức hội thi: “Sáng tạo đồ dùng trong dạy học”: Trường Mầm non Nắng Hồng, trường Mầm non Hoạ Mi, trường mầm non Đại Phong, Bằng sự sáng tạo, các giáo viên đã tận dụng những nguồn nguyên vật liệu sẵn có, dễ kiếm, chi phí rẻ ngay tại địa phương để thiết kế và tạo
ra đồ dùng dạy học cho trẻ mang lại hiệu quả giáo dục rất cao
Trang 19Theo giáo viên Trần Thị Thu Hồng làm việc tại trường mầm non 2/9 đã đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm về việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ bằng cách đưa ra những khó khăn hiện tại và giải quyết vấn đề này bằng việc lên kế hoạch cụ thể để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ và dạy trẻ bằng các giáo cụ tự làm Cô thường sử dụng những bài thơ đơn giản như “Rửa tay” để nhắc nhở trẻ nhớ đến phải rửa tay với xà phòng; để dạy trẻ rửa mặt cô dạy trẻ đọc bài thơ “Bé tập rửa mặt” cho trẻ dễ thuộc Khi giáo dục trẻ chăm sóc răng và giúp trẻ biết đánh răng đúng cách cô đã chuẩn bị giáo cụ gồm: một
mô hình răng mẫu, bàn chải đánh răng, kem đánh răng dùng riêng cho trẻ Cô giáo phải thao tác đánh răng và giảng giải cách đánh răng mặt ngoài răng, mặt trong và mặt nhai Sau khi được thao tác đánh răng trên mô hình cô kết hợp
kể cho trẻ nghe câu chuyện “Gấu con bị đau răng” và cho trẻ đọc thơ “Giữ hàm răng đẹp”
Ngoài ra có rất nhiều trường Mầm non đã sử dụng giáo cụ để rèn thói quen vệ sinh cho trẻ như: Trường Mầm non quốc tế Sakura, trường Mầm non quốc tế World kids,… Nhưng có rất ít trường Mầm non tự làm giáo cụ để rèn thói quen vệ sinh cho trẻ Như vậy tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy: Có nhiều nghiên cứu về vệ sinh cho trẻ, hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ, các nghiên cứu tập trung vào rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ Tuy vậy, nghiên cứu về thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống chưa có
ai nghiên cứu Do vậy trong nghiên cứu của chúng tôi tập trung nội dung làm
rõ những nội dung sau:
- Hoạt động thực hành cuộc sống, hoạt động rèn luyện TQVS của trẻ
- Giáo cụ Montessori lĩnh vực thực hành cuộc sống: Đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và quy trình thiết kế
- Cách thức tổ chức dạy học với giáo cụ thực hành cuộc sống
Trang 201.2 Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1 Giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ
1.2.1.1 Khái niệm thói quen vệ sinh
- Khái niệm thói quen:“Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi
là“bản chất thứ hai của con người nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác”12
- Khái niệm vệ sinh: Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe 12
- Khái niệm về thói quen vệ sinh:“Thói quen vệ sinh thường để chỉ những hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất định Thói quen có nội dung tâm”lí ổn định“và thường gắn với nhu cầu cá nhân Khi đã trở thành thói quen, mọi hoạt động tâm lí trở nên cố định, cân bằng và khó loại”bỏ (Hoàng Thị Phương (2006), Vệ sinh trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội) 1-tr.186
1.2.1.2 Cấu trúc của thói quen vệ sinh
Để giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ cần làm theo những cấu trúc sau:
- Cung cấp kiến thức cho trẻ về thói quen vệ sinh
- Hình thành cho trẻ những kĩ năng để thực hiện thói quen vệ sinh
- Hình thành kĩ xảo cho trẻ để thực hiện thói quen vệ sinh tốt hơn: giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo cụ để hướng dẫn trẻ, tạo ra những tình huống
để trẻ tự giải quyết và đưa ra những khen thưởng xứng đáng với trẻ
Trang 21- Rèn thói quen cho trẻ bằng cách cho trẻ tập luyện hàng ngày khi ở lớp
và phối hợp với phụ huynh rèn thói quen của trẻ khi ở nhà mà không có người lớn can thiệp
1.2.2 Nội dung giáo dục thói quen vệ sinh
Có 4 nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ: TQVS thân thể, thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh, thói quen giao tiếp có văn hoá, thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh được thể hiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 1.1 Bảng nội dung giáo dục thói quen vệ sinh
- Rửa tay để mọi người yêu mến, cho tay thơm tho, sạch sẽ, không bị bệnh,…
- Trước và sau khi ngủ dậy, ăn,
đi ra ngoài đường, khi mặt bẩn,…
- Trước và sau khi ăn, sau khi
đi vệ sinh,chơi, hoạt động, khi tay bẩn,…
- Rửa những nơi nào cần được giữ sạch nhất, chiều hướng rửa, chuyển vị trí của khăn trên các đầu ngón tay khi rửa từng bộ phận trên mặt, biết vò khăn, vắt khô, phơi ở vị trí nhất định và ngay ngắn
- Thứ tự và cách tiến hành từng thao tác, cất
đồ dùng vệ sinh vào nơi quy định
Trang 22sẽ, mọi người yêu mến, cho răng khỏe đẹp, không sâu răng,…
- Chải tóc để tóc được gọn gàng, được mọi người yêu mến, không bị chấy rận, bị đau đầu,…
- Mặc quần áo sạch sẽ
đề được mọi người yêu mến, giữ cho quần áo luôn đẹp và mới, để không bị bệnh,…
- Sau khi ăn, sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ,
- Sau khi ngủ dậy, trước khi
đi ra ngoài đường, khi tóc
bị rối,…
- Mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo lúc thời tiết lạnh hoặc nóng hơn, khi vận động nhiều, khi ra ngoài
- Rửa sạch bàn chải, lấy thuốc ra bàn chải, súc miệng; đặt bàn chải nghiêng một góc 30o – 45o so với mặt răng; chải hàm trên theo hướng từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên, mặt nhai đưa bàn chải đi lại vuông góc với mặt răng; súc miệng thật kĩ, rửa sạch bàn chải, vẩy ráo nước và cất các dụng cụ vệ sinh vào nơi quy định
- Cầm lược, chải cho tóc suôn, rẽ ngôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ trước ra sau, từ trên xuống dưới
- Cởi quần áo theo thứ
tự từ cởi bỏ cúc, tháo từng ống tay, ống chân; mặc quần áo theo thứ tự mặc từng ống tay, ống quần, cài cúc
Trang 23Thói quen
vệ sinh
đường hoặc vào nhà, trước và sau khi ngủ, trước và sau khi tắm
- Vệ sinh trước khi ăn, trong khi ăn, sau khi ăn,…
- Vệ sinh trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay; ngồi đúng vị trí của mình; mời mọi người xung quanh
- Vệ sinh trong khi ăn: trẻ sử dụng được các dụng cụ ăn uống ; biết nhai và nuốt đồ ăn Biết quý trọng đồ ăn, thức uống
- Vệ sinh sau khi ăn: biết sử dụng khăn sau khi ăn, uống nước súc miệng, dọn dẹp dụng cụ
ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định
- Trẻ biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu
- Trẻ biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự
Trang 24Thói quen
vệ sinh
hành vi của trẻ phải được điều chỉnh bằng
sự tôn trọng mọi người xung quanh
quan tâm của người khác
- Trẻ biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư
xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình
- Trẻ biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia vào hội thoại
- Trẻ biết thể hiện lòng tin đối với mọi người
- Khi tham gia vào các hoạt động: học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác
- Trẻ giữ gìn ngăn nắp nơi học, chơi, lao động
và sinh hoạt
-Trẻ giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở
1.2.3 Phương pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
Thông qua hoạt động học tập: Giáo dục trẻ rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể qua các bài thơ, câu chuyện, các nhân vật gần gũi Dùng những câu
Trang 25chuyện, bài thơ quanh các nhân vật trẻ yêu thích là một cách hữu hiệu để truyền tải đến bé những thông điệp cần thiết Những hình ảnh trong trí tưởng tượng có khả năng tác động đến bé hơn ngàn lời nói Hoặc trong góc học tập giáo viên cho trẻ chọn và đánh dấu vào dưới những hình ảnh phản ánh nội dung giáo dục vệ sinh đúng qua bài tập giấy Làm bảng chơi để trẻ chọn những hành động đúng - sai: Hành động đúng gắn vào phần mặt cười, hành động sai gắn vào phần bảng
có hình mặt mếu Qua những giờ chơi mà học - học mà chơi, trẻ vừa được ôn, vừa được rèn luyện, củng cố những kiến thức về vệ sinh cá nhân
Thông qua hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo Trong khi chơi trẻ được phát triển toàn diện về tâm hồn, thể chất lẫn trí tuệ Hơn nữa, đây là dịp
để các cô quan sát được khả năng thực tế của trẻ, để cho trẻ thực hành và trải nghiệm được nhiều nhất
Ví dụ: Trẻ chơi góc gia đình: Trẻ đóng vai mẹ tắm rửa, thay giặt cho con (búp bê) Với vai trò này trẻ sẽ phải thể hiện kinh nghiệm thực tế của mình thông qua vai chơi Mẹ sẽ chăm sóc con cho con ăn, tắm giặt cho con, rửa tay chân hay đánh răng xúc miệng cho con, Qua đây giáo viên sẽ biết được và sẽ đánh giá được trẻ đã tiếp thu những điều cô truyền đạt đến trẻ như thế nào? Thể hiện kiến thức ấy ra sao? Từ đó giáo viên có cách giúp đỡ trẻ nếu trẻ thể hiện vai chơi chưa đúng như mong muốn của cô
Ngoài ra có rất nhiều quan điểm khác để rèn luyện thói quen cho trẻ thông qua giờ ăn trưa, hoạt động ngoài trời,… Nhưng tất cả những hoạt động
đó đều cần đến giáo cụ để hướng dẫn trẻ làm dễ dàng và thực tế hơn Để đáp ứng nhu cầu đó ta đã thấy có nhiều phương pháp dạy học khác nhau được giáo dục áp dụng nhưng phổ biến nhất hiện nay là phương pháp Montessori đang dần là một phương pháp phổ biến tại Việt Nam với rất nhiều giáo cụ đơn giản nhưng mang lại chất lượng giáo dục cao Thông qua phương pháp này trẻ
có thể tự làm mà không cần sự giúp đỡ của người lớn
Thông qua luyện tập hàng ngày: Giáo viên cần xây dựng những quy trình rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ bằng các bước hoặc các thao tác để trẻ dễ hình dung và có thể thực hiện một cách dễ dàng Ngoài ra, trẻ có thể được luyện tập thêm với sự hỗ trợ từ gia đình
Trang 26Phương pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ bằng giáo cụ hỗ trợ: Hiện nay, Montessori là một trong những phương pháp giáo dục trẻ bằng giáo
cụ được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy trẻ từ 0–6 tuổi Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy, thì chúng ta cần hiểu rõ bản chất cũng như những nguyên tắc quan trọng khi giáo dục trẻ bằng giáo cụ theo phương pháp Montessori
Trong các phương pháp luyện tập rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ, nếu có giáo cụ hỗ trợ thì hiệu quả rèn luyện kĩ năng có thể được nâng cao Trong các lĩnh vực của phương pháp Montessori, giáo cụ được thiết kế kế cẩn thận nhằm giúp trẻ tự thực hiện được hoạt động Để rèn luyện thói quen vệ sinh thân thể, lĩnh vực thực hành cuộc sống là lĩnh vực có nhiều ưu điểm, giúp
GV dễ dàng tương tác và hướng dẫn trẻ
1.2.4 Lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori
1.2.4.1 Khái quát về phương pháp Montessori
Montessori chủ yếu là cách gọi tắt của một phương pháp giáo dục, đúng hơn là một lý luận về giáo dục Ngoài ra, Montessori còn là họ của bà Maria Montessori - Người đã phát hiện và ứng dụng lý luận này vào việc dạy trẻ mầm non để kiến tạo nên nội hàm của phương pháp “Montessori”2
Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952) là một bác sỹ và cũng là một nhà giáo dục người Ý Sau khi ra trường, công việc đầu tiên của bà là làm trợ
lý bác sĩ ở bệnh viện San Giovanni, chuyên tiếp xúc với bệnh nhân là phụ nữ
và trẻ em Năm 1897, bà làm trợ lý tình nguyện cho một bệnh viện tâm thần của trường Đại học Rome Trong thời gian đó, bà thường xuyên phải làm việc với những trẻ em thường bị gọi là “trẻ đần độn” Bà cũng là một bác sĩ rất quan tâm đến trẻ em và đặc biệt nhạy cảm đối với điều kiện sinh hoạt của những đứa trẻ bị nhốt cách ly không có gì để làm và không có gì để kích thích các giác quan Khi được cho ăn, bà thấy chúng lăn lê trên sàn nhà để tìm những mẩu bánh mì vương vãi Và điều này đã nảy sinh trong bà suy nghĩ: Chính là bản năng của con người đã thúc đẩy việc muốn tìm hiểu thế giới xung quanh qua đôi bàn tay và bánh mì như một công cụ để trẻ rèn luyện đôi
Trang 27tay Ý tưởng rằng: “Con đường dẫn đến sự phát triển trí tuệ chính là qua đôi bàn tay” đã trở thành chủ đề chính trong phương pháp giáo dục của bà
Được xây dựng và phát triển từ thế kỷ XX, phương pháp Montessori đã được đưa vào giảng dạy thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới Bằng bộ giáo cụ cần thiết, việc giảng dạy thông qua phương pháp Montessori sẽ phát hiện ra những tiềm năng của mỗi cá nhân, phát triển chúng trong môi trường, nền tảng giáo dục mới Trong phương pháp giáo dục Montessori, trẻ là trọng tâm, giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn, mỗi cá nhân sẽ có một phương pháp phù hợp với tính cách, sở thích và độ tuổi của mình 2
- Phương châm của phương pháp giáo dục Montessori
+ Lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được học thông qua thực hành với giáo cụ + Tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình
+ Khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh
+ Sử dụng rất nhiều giáo cụ trong dạy học,
- Lợi ích của phương pháp Montessori
+ Trẻ được hình thành kĩ năng xã hội và biết làm rất nhiều công việc từ rất sớm theo cách tìm hiểu và nhận thức của riêng mình
+ Trẻ được học và thực hành các kĩ năng của đời sống hàng ngày + Trẻ tự khám phá qua đó tự chơi, tự học và tự định hình về thế giới + Trẻ rèn luyện tính quy củ, gọn gàng, ngăn nắp, thực hành trong khuân khổ, tự do thoải mái, gần gũi với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, cảm nhận được cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày Qua đó phát triển hình thành được tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ
- Các nhân tố quan trọng của phương pháp giáo dục Montessori
+ Giáo dục toàn diện: Giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục tỉ
mỉ tới từng chân tơ kẽ tóc, không bỏ qua bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống
và từ đầu đến cuối đều vô cùng chặt chẽ, đồng thời cũng rất toàn diện Mục đích của giáo dục là hỗ trợ để trẻ trưởng thành, vì yêu cầu được sống và phát
Trang 28triển tự nhiên của trẻ, vì thế chúng ta cần chú ý đến sự phát triển trên mọi phương diện của trẻ 2
+ Môi trường lớp học: Khi đến lớp học Montessori, bạn sẽ thấy mọi thứ trong lớp đã được chuẩn bị và sắp xếp, không gian lớp học được bố trí phù hợp thỏa mãn nhu cầu của trẻ từ 0- 6 tuổi, kích thích sự phát triển toàn diện cả về trí lực, thể lực, tình cảm và các kĩ năng xã hội khác đồng thời luôn đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ 2
+ Trẻ em trong lớp học Montessori: Trẻ em trong lớp học Montessori
có thể dựa vào nhu cầu của bản thân hoặc đề nghị của bạn bè, hoặc giáo viên
để có thể tự do lựa chọn các hoạt động vui chơi của mình, tự do chọn thời gian và đối tượng cùng chơi Lớp học Montessori gồm nhiều trẻ em ở nhiều
độ tuổi khác nhau cùng học chung một lớp Môi trường này giúp cho trẻ có cơ hội học tập và giao lưu với những đứa trẻ không cùng độ tuổi và làm quen với những đứa trẻ có tính cách khác nhau, từ đó chúng có thể học hỏi cái hay, cái tốt của nhau, cùng giúp đỡ nhau, điều này rất có lợi cho việc bồi dưỡng lòng nhân ái ở trẻ 2
+ Giáo viên: Giáo viên của lớp học Montessori là người tạo ra môi trường Montessori đồng thời giữ vai trò kết nối bọn trẻ với môi trường Giáo viên là người luôn quan sát và hỗ trợ, giúp đỡ mỗi khi trẻ gặp khó khăn Các giáo viên Montessori luôn nhã nhặn và kiên nhẫn, không chỉ tay ra lệnh, không phê bình chỉ trích; họ không coi bản thân là trung tâm của lớp học, họ không đứng trước mặt trẻ và giúp trẻ những việc không cần thiết, mà họ luôn
ở phía sau, từng bước phát hiện, khám phá, thảo luận, tìm đến cách giải quyết các vấn đề, qua đó giúp trẻ tiến bộ 2
+ Giáo cụ: Giáo cụ Montessori do tiến sĩ Montessori thiết kế dựa trên nhu cầu và sự phát triển tự nhiên của trẻ, cũng có một số giáo cụ do giáo viên thiết kế dựa trên nhu cầu dạy học Giáo cụ được thiết kế đẹp, khoa học, khả dụng, mỗi giáo cụ đều nhấn vào một chủ điểm Các giáo cụ được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng Các giáo cụ đặt ở phía bên trái của giá sách cao nhất là đơn giản nhất, còn các giáo cụ đặt ở phía bên phải của ngăn giá sách thấp nhất là khó nhất Trật tự này giúp cho trẻ biết được
Trang 29tiếp theo phải làm gì, từ đó nhằm tạo thuận lợi cả về mức độ và tiến độ cho các hoạt động tiếp theo, giúp trẻ có thể học tập tiến bộ và trưởng thành một cách nhanh chóng 2
1.2.4.2 Giáo cụ rèn luyện lĩnh vực thực hành cuộc sống
- Mục đích và ý nghĩa lĩnh vực thực hành cuộc sống thông qua giáo cụ
Thực hành cuộc sống là lĩnh vực đầu tiên và rất quan trọng trong phương pháp Montessori vì mục đích đơn giản là giúp trẻ có thể tự làm những công việc đơn giản hàng ngày để tự chăm sóc bản thân hoặc thậm chí là giúp
đỡ bố mẹ những công việc nhỏ Đơn giản là những việc như tự rót nước từ cốc sang cốc, gấp quần áo, cài cúc áo,…
Điều mà GV đều mong muốn hướng đến cho trẻ chính là trẻ tự lập, tự làm được nhiều việc để chăm sóc bản thân, chăm sóc môi trường xung quanh (rửa cốc, lau sàn, tưới cây,…) Điều đó giúp trẻ phát triển tốt nhân cách của mình 3
- Các loại giáo cụ rèn luyện lĩnh vực thực hành cuộc sống
Các giáo cụ chủ yếu ở góc thực hành cuộc sống tự làm là : khung mẫu
áo, khung vải có khuy bấm, khung vải cài cúc áo; gấp khăn; bấm móng tay; chuyển vật bằng tay (chuyển 3 khay), chuyển hạt bằng thìa; chuyển vật bằng kẹp, chuyển vật bằng kéo gắp; đổ từ li trong sang li trong; quét hạt; cắt táo, vắt cam, 3
Hình ảnh giáo cụ góc thực hành cuộc sống 14
Trang 301.2.4.3 Những giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
Những giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ gồm:
Bảng 1.2 Giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
1 Khung vải có khuy bấm
2 Khung vải có khóa kéo
3 Khung vải cài móc khóa
4 Khung vải cài cúc áo cỡ lớn ( nhỏ)
5 Khung vải cài kim băng
6 Khung vải thắt nơ
Trang 311.3.2 Đối tượng điều tra
- Giáo viên và trẻ 5 tuổi trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
- Số trẻ: 40 trẻ
- Số giáo viên: 20 giáo viên
1.3.3 Nội dung điều tra
- Khảo sát thực trạng rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi tại trường Mầm non Đại Thịnh - huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội
- Khảo sát việc thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống (phương pháp Montessori) để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi và kết quả sau khi thiết kế giáo cụ để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
1.3.4 Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát: Quan sát các giáo cụ và hoạt động trong ngày của trẻ với giáo cụ ở trường Mầm non và dùng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Phỏng vấn, trao đổi với giáo viên
về các hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua việc thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống (phương pháp Montessori) về hiệu quả
và quá trình Phát phiếu điều tra cho giáo viên ở một số lớp tại trường Mầm non Đại Thịnh
1.3.5 Kết quả điều tra
Rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần Nó giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc vệ sinh Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
1.3.5.1 Điều tra giáo viên để đánh giá thực trạng phương pháp rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
Bảng 1.3 Kết quả đánh giá thực trạng phương pháp rèn luyện thói quen vệ
sinh cho trẻ
Trang 32Thực trạng hình thành thói quen vệ sinh
cho trẻ mầm non
Kết quả
Số lượng Tỷlệ (%) Thói quen rửa mặt, rửa tay, đánh răng, chải
tóc, mặc quần áo sạch sẽ
Nhận xét: Theo kết quả điều tra của bảng 1.3, chúng ta nhận thấy rằng, trong trường mầm non giáo viên cũng đã giáo dục và hình thành được phần lớn thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ (100%) Trẻ được thực hiện đều đặn hàng ngày như một thói quen của mình Nhưng ngoài ra còn một phần rất nhỏ của việc hình thành thói quen vệ sinh là: “Vệ sinh môi trường” đôi khi chưa được thực hiện tốt một phần do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, tự nhiên, thời gian học,…
1.3.5.2 Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ
Để đánh giá thói quen vệ sinh của trẻ, cần phối hợp sử dụng nhiều phương pháp như: quan sát hành vi của trẻ trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, trao đổi phỏng vấn trẻ, tạo tình huống giáo dục,… Ngoài ra, cần kết hợp trao đổi với giáo viên và phụ huynh để biết thêm về trẻ
Tiến hành khảo sát sự nhận thức và việc thực hiện thói quen vệ sinh của trẻ theo thang nhận thức của Bloom Khảo sát việc nhận thức của trẻ được tiến hành bằng cách trò chuyện với trẻ đưa ra các câu hỏi để xác định trẻ biết
gì về thói quen vệ sinh Khảo sát việc thực hiện của trẻ bằng cách quan sát hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại trường mầm non
Trang 33Qua kết quả điều tra, chúng tôi rút ra kết luận Về nhận thức các hành động vệ sinh: đa số trẻ nhận thức về việc hình thành thói quen cho mình Trẻ
đã biết về hoạt động vệ sinh, biết các yêu cầu đối với các hoạt động đó và hiểu cách thể hiện trong các tình huống Về thực hiện hành động vệ sinh, trẻ thực hiện đúng các yêu cầu, có tinh thần tự giác thực hiện khi có mặt của giáo viên, nhưng các bước thực hiện còn chưa thành thạo, trong quá trình thực hiện còn hay đùa nghịch, nói chuyện
1.3.5.3 Điều tra giáo viên về việc thiết kế và sử dụng giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ
Bảng 1.4 Bảng kết quả thiết kế và sử dụng giáo cụ rèn luyện thói quen vệ
sinh cho trẻ
STT Thiết kế và sử dụng
giáo cụ
Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
4
Khung vải cài cúc áo cỡ
Trang 34STT Thiết kế và sử dụng
giáo cụ
Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Số lượng
Tỷ lệ(%)
Trang 35đánh răng (100%), giáo cụ rửa tay (100%), giáo cụ chải tóc (100%), giáo cụ cuộn tất (100%), giáo cụ tắm(100%) Cũng từ kết quả của bảng 1.3, chúng ta
có thể thấy các giáo cụ như: Khung vải có khóa kéo (55%), khung vải cài cúc
áo cỡ lớn (nhỏ) (50%), khung vải cài kim băng (60%), khung vải thắt nơ (60%), khung vải có khuy bấm (50%), giáo cụ hỷ mũi (50%), khung vải cài móc (40%), ít được giáo viên sử dụng hơn so với các giáo cụ trên do các giáo
cụ này không đảm bảo khi trẻ sử dụng Hơn nữa môi trường dạy học chưa thuận lợi dẫn đến việc áp dụng những giáo cụ này còn hạn chế
Kết luận chương 1
Việc hình thành thói quen vệ sinh cho trẻ hiện nay đang là một vấn đề cần thiết được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đưa ra nhiều phương pháp để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ Trong các phương pháp giáo dục ấy không thể thiếu được lĩnh vực thực hành cuộc sống Montessori hiện nay đang là một phương pháp phổ biến trên thế giới với các quy trình dạy trẻ một cách tuần tự giúp trẻ dễ dàng thực hiện và để lại kết quả cao
Việc sử dụng giáo cụ Montessori là một phần rất quan trọng để hướng dẫn trẻ thực hiện dễ dàng các hoạt động vệ sinh giúp trẻ có thể áp dụng vào cuộc sống để tự làm những công việc đơn giản hàng ngày, tự chăm sóc bản thân hoặc thậm chí là giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ nhất
Qua số liệu điều tra về thực trạng giáo viên về việc thiết kế và sử dụng giáo cụ rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ cho ta thấy, hầu hết các giáo viên chưa có kế hoạch cụ thể để thiết kế giáo cụ nên giáo cụ còn kém chất lượng, không đảm bảo khi trẻ sử dụng Số lượng học sinh nhiều nên cô chưa bao quát được trẻ Đa số các giáo viên thường sử dụng giáo cụ có thể mua sẵn ở cửa hàng tạp hóa mà ít tự thiết kế để rèn thói quen vệ sinh cho trẻ
Trang 36CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ GIÁO CỤ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG ĐỂ RÈN LUYỆN THÓI QUEN VỆ SINH CHO TRẺ 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH - HUYỆN
MÊ LINH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Mục tiêu, nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
2.1.1 Mục tiêu rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
Mục tiêu rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ bao gồm 5 lĩnh vực phát triển:
Bảng 2.1 Nội dung rèn luyện TQVS và kết quả mong đợi của trẻ 5 tuổi Nội dung Nội dung rèn luyện thói
quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
Kết quả mong đợi
Trang 37Nội dung Nội dung rèn luyện thói
quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
Kết quả mong đợi
sinh đúng cách để vào nơi quy định
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết
đi xong dội/ giật nước cho sạch + Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo
- Lựa chọn và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết
Ích lợi của mặc trang phục phù hợp với thời tiết
- Có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống:
+ Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn
- Có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh:
+ Vệ sinh răng miệng: sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy + Che miệng khi ho, hắt hơi
+ Đi vệ sinh đúng nơi quy định + Bỏ rác đúng nơi quy định, không nhổ bậy ra lớp
3 Kĩ năng
xã hội
- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật
tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường)
+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói,
cử chỉ, lễ phép, lịch sự
+ Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận
+ Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn
A Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội:
- Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: + Sau khi chơi biết cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép + Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép
+ Chú ý khi nghe cô, bạn nói, không
Trang 38Nội dung Nội dung rèn luyện thói
quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
Kết quả mong đợi
+ Nhận xét và tỏ thái độ với
hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” -
“xấu”
+ Tiết kiệm điện, nước
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường
+ Bảo vệ, chăm sóc con vật
+ Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn)
B Quan tâm đến môi trường:
+ Thích chăm sóc cây, con vật thân thuộc
+ Bỏ rác đúng nơi quy định
+ Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không vứt rác bừa bãi, bẻ cành, ngắt hoa,…) + Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn
2.1.3 Hoạt động rèn luyện thói quen trong lĩnh vực thực hành cuộc sống của phương pháp Montessori
- Các hoạt động rèn luyện thói quen trong lĩnh vực thực hành cuộc sống trong Montessori bao gồm:
• Các môi trường động và tĩnh (quét bụi, lau chùi, giặt, rửa, đánh bóng,
Trang 39• Cá nhân mỗi người (mặc, cởi quần áo; đánh răng; rửa mặt; chải tóc,…)
• Các mối quan hệ xã hội (chào hỏi, đề nghị, chấp nhận, cảm ơn, xin lỗi,…)
• Các vận động căn bản (cầm nắm, khuân vác, đặt xuống, nhặt lên, đi
bộ, chạy, đứng lên, ngồi xuống,…)
2.1.4 Hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
Từ việc phân tích nội dung, quy định rèn luyện thói quen vệ sinh và mục tiêu chương trình, kết hợp phân tích điểm mạnh lĩnh vực THCS của phương pháp Montessori Chúng tôi đề xuất các hoạt động rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ thông qua giáo cụ của phương pháp Montessori như sau:
- Thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi
đi vệ sinh và khi tay bẩn; tắm gội sạch sẽ, rửa mặt, rửa tay trước khi đi ngủ; đánh răng sau khi ăn các bữa chính, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy
- Chùi mũi bằng khăn, khi ho và hắt hơi dùng khăn hoặc dùng tay che miệng Không khạc nhổ bừa ra lớp, khi đi đại tiện, tiểu tiện phải vào nhà vệ sinh
- Thói quen đi giày dép khi đi ra đường, đội mũ khi đi ra ngoài nắng
- Thói quen uống nước đun sôi để nguội, nước các loại rau quả; hạn chế các loại nước ngọt có ga
- Quét rác, bụi ở bàn ghế, sàn nhà khi: cắt xé giấy, chơi trò chơi,… Cần giáo dục trẻ biết tự mình quét dọn sau khi làm xong và đem bỏ vào thùng rác Dọn dẹp đồ dùng, cất đồ chơi cẩn thận vào nơi quy định sau khi dùng hoặc chơi xong
- Giường chiếu, giá để ca cốc,… Phải luôn giữ gọn gàng, ngăn nắp
- Cất giày dép, đồ dùng của mình khi vào lớp, giữ lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ
Trang 402.1.5 Sơ đồ chung giai đoạn thiết kế giáo cụ để tổ chức rèn luyện thói quen
vệ sinh cho trẻ 5 tuổi
2.2 Thiết kế giáo cụ thực hành cuộc sống để rèn luyện TQVS cho trẻ 5 tuổi
2.2.1 Nguyên tắc thiết kế giáo cụ lĩnh vực thực hành cuộc sống
- Nguyên tắc thiết kế giáo cụ phải đảm bảo những yếu tố sau:
* Sự kiểm soát lỗi: Điểm thú vị của giáo cụ Montessori là sự kiểm soát lỗi giúp trẻ tự thực hiện khi không có cô hỗ trợ
Ví dụ: Khối trụ có núm để dạy giác quan Kiểm soát lỗi ở đây là độ khít
về bề rộng và chiều cao của các núm từ nhỏ đến lớn nhất Nếu xếp sai thì các núm đó không trùng khớp với lỗ
Giai đoạn 1: Quan sát các hoạt động của trẻ với giáo cụ trong thực tế
Giai đoạn 2: Tìm hiểu các loại giáo cụ rèn luyện TQVS cho trẻ
Giai đoạn 3: Liệt kê các loại giáo cụ cần thiết và mua nguyên vật liệu của tất cả các giáo cụ cần thiết kế
Giai đoạn 4: Đo kích thước của nguyên vật liệu và bắt đầu thiết
kế từng giáo cụ