1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp rèn học sinh viết chữ đẹp – giữ gìn vở sạch sẽ

22 3,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện cho các em có nề nếpthói quen “viết chữ đẹp - giữ vở sạch sẽ” là một việc phải thườngxuyên, liên tục, không chỉ trong vài giờ, vài phút hay tron

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN HỌC SINH VIẾT CHỮ ĐẸP - GIỮ GÌN VỞ SẠCH SẼ

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ KIM TÁNH

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa đến nay, người Việt Nam rất coi trọng chữ viết.Trong lịch sử nước ta, có những danh nhân nổi tiếng văn hay chữtốt, được nhân dân ta truyền tụng từ đời này sang đời khác, lấy

đó làm gương cho học trò bao thế hệ noi theo như Cao Bá Quát,Nguyễn Văn Siêu Theo quan niệm của ông cha ta: “Văn làngười, chữ cũng là người” Nhà văn Nguyễn Du lại có câu: “Nếtnhà văn lựa nên văn chương”, ý nói văn chương chữ nghĩa thểhiện sự giáo dục và kết quả giáo dục của con người Ngày nay,

cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc nhở nhà giáo chúng taqua lời dạy: “ Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người Dạycho các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rènluyện cho các em đức tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mìnhcũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc vở của mình”

Từ những vấn đề trên, bản thân là giáo viên Tiểu học, làngười trực tiếp hàng ngày dạy dỗ các em, không chỉ truyền thụcung cấp giúp các em nắm vững kiến thức mà còn phải tìm ranhững biện pháp hữu hiệu để giúp các em viết chữ đẹp - giữ gìn

vở sạch sẽ Có như thế mới đáp ứng được mục tiêu giáo dụchiện nay

1 Cơ sở lí luận

Trang 2

Đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện cho các em có nề nếpthói quen “viết chữ đẹp - giữ vở sạch sẽ” là một việc phải thườngxuyên, liên tục, không chỉ trong vài giờ, vài phút hay trong mộtmôn học nào mà phải luôn thường nhật ở hầu hết tất cả các môn,nhất là môn Chính tả và Tập viết Lâu nay, nhiều thế hệ thầy côgiáo, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng góp nhiều công sức cảitiến kiểu chữ, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy mônTập viết Tuy vậy, học sinh vẫn viết sai, viết xấu và viết chậm.Điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập,nhất là môn Tiếng Việt Không những thế mà còn ảnh hưởng rấtlớn đến tính cách của con người Nếu không đưa các em vàokhuôn khổ, cứ để các em viết một cách tự do, thoải mái thì dầndần các em sẽ đi sâu vào lối mòn và ngày càng ăn dần vào bảntính con người, sẽ trở thành một người cẩu thả, lười nhác, sốngkhông có qui củ, nề nếp, ưa tự do, phóng túng và sẽ trở thànhgánh nặng cho gia đình và xã hội.

Vì thế, ngay từ khi ở bậc Tiểu học, các em cần được rèn luyệnviết chữ đẹp, giữ gìn vở sạch sẽ thì đó cũng chính là góp phầngiúp các em học tập tốt và có nhân cách tốt

2 Thực trạng

a Giáo viên:

- Một số giáo viên cho rằng chữ viết không ảnh hưởng gì đếnchất lượng học tập nên rất ít khi quan tâm đến việc giáo dục họcsinh viết chữ đẹp - giữ vở sạch sẽ

Trang 3

- Vẫn có một số giáo viên chữ viết còn quá xấu, nguệchngoạc, nét chữ không chân phương, thậm chí còn viết sai lỗichính tả, chữ mẫu môn Tập viết viết không chuẩn xác, khôngđúng kích cỡ, không đẹp, trình bày bảng không thẩm mĩ và khoahọc

- Một số giáo viên mải cuốn hút chạy theo chất lượng, quên điviệc rèn chữ cho học sinh

- Giờ Tập viết, giáo viên dạy qua loa đại khái, làm việc riêng,

cứ phó thác cho học sinh viết sao thì viết, miễn sao viết đầy trang

vở là được

- Rất ít khi nhắc nhở học sinh về việc rèn chữ viết và giữ gìn

vở sạch sẽ Cho nên cũng không tổ chức thi vở sạch chữ đẹp tạilớp Hàng tháng, cứ đánh giá cảm tính, đại khái vào sổ chủ nhiệmcho có số lượng

b Học sinh:

- Một số học sinh thiếu tính cẩn thận, đi học hay quên sách vở

và đồ dùng học tập, khi viết bài không tuân theo sự chỉ dẫn củagiáo viên, ưa tự do

- Chữ viết không đúng kích cỡ, viết không đẹp, không chânphương

- Cách ngồi viết, để vở, cầm bút không đúng qui cách

- Một số em viết với tốc độ quá nhanh nên dẫn đến chữ viếtquá xấu, nguệch ngoạc

- Bài viết hay tẩy xoá, trình bày không đẹp

Trang 4

* Từ thực trạng trên, muốn thực hiện tốt việc rèn học sinh

Điểm 5-6-7

Điểm dưới 5

Điểm 8-9-10

Điểm 5-6-7

Điểm dưới 5

*Vở sạch: Đạt điểm : 8 ; 9; 10 với điều kiện:

Vở bao bìa, dán nhãn cẩn thận, đẹp, không quăn mép,không bị giây mực bất cứ trang nào, không tẩy xoá, không gạchtay, tên các môn học phải gạch chân, sau mỗi bài học phải gạch

Trang 5

ngang qua ở giữa, chừa hai bên, mỗi bên ba ô li vở, sau mỗi buổihọc phải gạch ngang qua hết chỉ chừa lề và chỉ viết một màumực.

* Chữ đẹp: Đạt điểm: 8; 9; 10 với điều kiện:

Chữ đẹp, chân phương tức là rõ ràng, ngay ngắn các nét,viết đúng và đều nét, viết đúng kích cỡ, viết liền nét giữa các conchữ cái Đầu câu phải viết hoa, đầu dòng phải lùi vào cách lề một

ô li vở, không tẩy xóa

Tôi phô tô cho mỗi học sinh Bảng tiêu chuẩn đánh giá xếploại, yêu cầu các em mang về đưa cho bố mẹ tham khảo, sau đó,nhờ bố mẹ dán vào ngay trang đầu của vở ghi đầu bài

Qua giải pháp này, tôi nhận thấy, phần nào các em cũngđược sự quan tâm nhắc nhở của bố mẹ, đồng thời luôn túc trựcvới các em hàng ngày, hàng giờ để các em luôn ghi nhớ về tiêuchuẩn đánh giá, xếp loại trên Cũng từ đó, các em có ý thức tốttrong việc rèn chữ và giữ gìn vở sạch sẽ

2 Biện pháp 2: Tổ chức thi viết chữ đẹp - giữ gìn vở sạch 2 tháng/ lần - có thưởng.

Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi thông báo

2 tiêu chuẩn trên cho phụ huynh nắm và đề nghị phụ huynh luônquan tâm nhắc nhở con em mình thực hiện tốt Tôi vạch ra kếhoạch: Cứ 2 tháng, tổ chức thi vở sạch - chữ đẹp một lần trong

Trang 6

lớp, chọn vài bộ xuất sắc khen thưởng Để có phần thưởng độngviên cho các em, tôi huy động sự trợ giúp của Ban đại diện cha

mẹ học sinh, làm công tác tư tưởng với phụ huynh cả lớp, tríchkhoản tiền nhỏ trong quĩ lớp để mua phần thưởng cho các em.Với kế hoạch này, tất cả phụ huynh đều nhất trí 100% Cứ haitháng, tôi tổ chức thi vở sạch chữ đẹp một lần, lựa chọn những

bộ vở xứng đáng để tuyên dương và phát thưởng Phần thưởngtuy nhỏ, chỉ là một cây bút hay vài quyển vở nhưng đã động viêncác em rất nhiều

3 Biện pháp 3: Giúp học sinh giữ gìn vở sạch đẹp bằng

hình thức tương thân tương ái.

Bên cạnh phần lớn học sinh đến trường được sự quan tâmcủa gia đình: các em có đầy đủ sách vở được bao bọc đẹp, dánnhãn cẩn thận, nhưng cũng không tránh khỏi một vài trường hợpđáng thương tâm: các em đến trường nhưng thiếu vở, thiếu bút,

có vở cũng không được cha mẹ bao bọc, dán nhãn Tôi đã huyđộng sự trợ giúp của các em học sinh có điều kiện, hỗ trợ chobạn mình những quyển vở, những bìa bao, những cái nhãn Tôicùng một số học sinh khéo tay dán nhãn, bao bọc cẩn thận chocác em để tránh đi sự mặc cảm với bạn bè Từ đó, sẽ không ảnhhưởng đến chất lượng học tập

4 Biện pháp 4: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở

sạch thông qua việc hướng dẫn cách cầm bút, để vở, cách

sử dụng bút khi viết bài và tư thế ngồi viết

Trang 7

Ngay đầu năm học, tôi dành thời gian của một tiết sinh hoạtlớp, dạy cho các em về tư thế ngồi, cách cầm bút, cách sử dụngbút và cách để vở để viết chữ đẹp.Tôi vừa giảng lý thuyết vừathực hành cho học sinh xem, sau đó các em thực hành theo cô.Không chỉ dừng lại ở tiết sinh hoạt đó mà trong tất cả các buổihọc, từng tiết học, tôi thường xuyên nhắc nhở đối với những emchưa thực hiện đúng yêu cầu trên.

a/ Tư thế ngồi viết:

- Khi ngồi viết, các em cần ngồi ngay ngắn với tư thế thoảimái, không gò bó dễ gây tê mỏi Hai tay phải đặt đúng điểm tựaqui định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được.Mắt cách vở từ 25 - 30 cm, không được nhìn quá gần vở vì thiếuánh sáng sẽ dẫn đến gây cận thị

- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặtghế ngồi Không ngồi vặn vẹo, không nằm dài trên bàn, nếu thếlâu dần sẽ thành tật, dẫn đến cong vẹo cột sống, rất khó chữasau này

- Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cộtsống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo

- Tay trái đặt trên mặt bàn, bên trái vở, bàn tay trái tì vào mép

vở giữ vở không xê dịch khi viết Cánh tay phải cũng để trên mặtbàn Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải

có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng

b / Cách cầm bút

Trang 8

Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngóntay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) Không cầm bút quá chặt,đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5 cm, đặt ở phía trên đầungón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnhđốt đầu ngón tay giữa Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiểnngòi bút dịch chuyển linh hoạt Mép bàn tay là điểm tựa của cánhtay phải khi đặt xuống bàn viết Lúc viết, điều khiển cây bút bằngcác cơ cổ tay, khuỷu tay và các ngón tay.

Khi viết, học sinh cầm bút và điều khiển bút bằng ba ngón tay( ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) Đầu ngón trỏ cách đầu ngòibút chừng 2,5 cm đặt ở phía ngtaycái

c / Sử dụng bút trong khi viết:

Cầm bút xuôi theo chiều ngồi Góc độ bút, đặt so với mặt

giấy khoảng 45o Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90o nhưcách cầm bút lông viết chữ nho Đưa bút từ trái sang phải, từ trênxuống dưới Các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹtay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy

Trang 9

dõi quan sát những em nào không thực hiện đúng, tôi ân cầnnhắc nhở và sửa ngay cho từng em.

5 Biện pháp 5: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở sạch thông qua sự mẫu mực của giáo viên

Dưới con mắt học sinh, thầy cô là người mẫu mực nhất, họcsinh coi thầy cô như tấm gương sáng để các em noi theo Từngcon chữ viết mẫu trong tiết Tập viết, cách trình bày bảng, chữ viếttrên bảng, chữ viết của giáo viên khi chấm bài, chữa bài, ghi lờinhận xét trong vở học sinh cũng như điểm số đều được học sinhquan sát, coi đó như loại chữ mẫu Vì thế, thời gian ở nhà, bảnthân tôi luôn cố gắng luyện viết chữ đúng mẫu, đúng kích cỡ, viếtđẹp, rõ ràng để khỏi lúng túng khi lên lớp Trình bày bảng khoahọc, thẩm mĩ, không gạch chân bằng tay

6 Biện pháp 6: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở sạch thông qua dạy phân môn Chính tả:

Trong tiết Chính tả, sau khi hướng dẫn học sinh phần Luyệnviết từ khó, đến khâu đọc bài cho học sinh viết, giáo viên cần đọcthong thả và diễn cảm toàn bộ bài được chọn viết chính tả, nhằmgiúp các em có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội dungcủa bài viết, làm cơ sở cho việc viết chính tả của học sinh Khiđọc bài cho học sinh viết, giáo viên cần đọc chuẩn xác, phải đúngvới chính âm, đọc thong thả, rõ ràng từng câu Nếu gặp câu văndài, giáo viên có thể đọc theo từng cụm từ (cụm từ ấy phải diễnđạt một ý nhỏ) Mỗi câu, mỗi cụm từ phải đọc từ 2 đến 3 lần, tốc

Trang 10

độ đọc phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh Cảviệc đọc (của giáo viên) và việc viết (của học sinh) đều khôngtheo từng từ riêng lẻ mà phải gắn với cả câu (hoặc cụm từ) trọnnghĩa Như vậy, học sinh viết chính tả trên cơ sở thông hiểu từngữ, thông hiểu nội dung văn bản, sẽ tránh được các lỗi dokhông hiểu những gì mình viết và với cách đọc như vậy, học sinh

sẽ có cơ hội rèn chữ đẹp, giữ gìn vở sạch

* Ví dụ: Khi dạy bài chính tả: Nghe - Viết

Nhớ lại buổi đầu đi học (tuần 6 tiết 12)

Sau khi hướng dẫn học sinh luyện viết từ khó xong, đếnkhâu đọc cho học sinh viết bài, trước hết, giáo viên đọc cả nộidung bài viết qua một lượt cho học sinh nghe, sau đó mới đọctừng câu hoặc cụm từ có nghĩa cho học sinh viết

Qua cách đọc cả nội dung bài viết cho học sinh nghe, phầnnào giúp các em có cái nhìn bao quát, có ấn tượng chung về nội

dung của bài viết Đoạn văn nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám

học trò mới tựu trường lần đầu.

Phần đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết bài, giáoviên cần đọc với giọng thong thả, rõ ràng, đọc đúng với chính âm,không đọc giọng địa phương

* Ví dụ:

- “học trò” đọc là “học trò”, không đọc “học chò”

Trang 11

* Ví dụ: Về cách đọc của bài chính tả trên:

Cũng như tôi/, mấy học trò mới / bỡ ngỡ đứng nép bên ngườithân/, chỉ dám đi từng bước nhẹ / Họ như con chim / nhìn quãngtrời rộng muốn bay/, nhưng còn ngập ngừng e sợ / Họ thèmvụng và ước ao/ thầm được như những người học trò cũ /, biếtlớp/, biết thầy/ để khỏi phải rụt rè/ trong cảnh lạ./

* Như vậy, học sinh viết chính tả trên cơ sở thông hiểu từngữ, thông hiểu nội dung văn bản, sẽ tránh được các lỗi dokhông hiểu những gì mình viết và với cách đọc như vậy, học sinh

Trang 12

của con em mình chớ không ảnh hưởng gì đến kết quả đánh giáxếp loại học sinh Chính vì thế, việc chấm điểm môn Chính tả cầnphải gắt hơn thì từ đó, các em mới có ý thức giữ gìn vở sạch sẽ,rèn viết chữ đẹp Việc quy định chấm điểm môn Chính tả, tôi đưa

ra tổ tham khảo thống nhất, xin ý kiến của nhà trường đồng ý rồitrong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi phổ biến thì hầuhết phụ huynh nhất trí 100% Sau đó, thông báo cho học sinhtrong lớp nắm luôn các tiêu chuẩn đó Từ đó, mới áp dụng vàoviệc chấm điểm Trong tiết Chính tả, tôi thường chấm từ 5 -7 bài,điểm chính tả tôi chấm riêng, điểm chữ viết tôi chấm riêng Đốivới điểm chính tả, nếu bài viết bẩn, dập xóa nhiều, tôi trừ từ 1- 2điểm, nếu chữ Chính tả không gạch chân, tôi trừ tiếp 1điểm nữa.Đối với điểm chữ viết nó là cơ sở để giáo viên đánh giá xếp loại

Vở sạch chữ đẹp của học sinh hàng tháng Điểm chữ viết đạt 10phải đảm bảo điều kiện: chữ viết đẹp, chân phương, viết đúng độcao các nét, đánh dấu thanh đúng vị trí, sạch sẽ, không dập tẩy.Tùy theo mức độ, giáo viên trừ bớt số điểm Việc chấm điểm theohình thức này nó đã tác động không nhỏ đến ý thức của học sinh.Các em luôn luôn cố gắng viết đẹp, viết đúng kích cỡ, không tẩyxoá, làm bẩn, đặc biệt chữ Chính tả lúc nào cũng gạch chân, tạonên thẩm mỹ cho bài viết

7 Biện pháp 7: Rèn học sinh viết chữ đẹp - giữ gìn vở sạch thông qua dạy học phân môn Tập viết.

Học sinh có được kĩ năng viết chữ tốt, biết viết đẹp, viết đúng

qui trình, viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ chủ yếu là nhờ việc dạy

Trang 13

-học tốt phân môn Tập viết Để làm được việc đó, giáo viên cầnchuẩn bị một số điều kiện như sau:

a Bảng con:

Thực tế việc dạy viết hiện nay cho thấy chưa có mộtphương tiện nào ưu việt hơn thay thế bảng con để học sinh luyệnviết chữ Vì vậy, cần chú ý những điều kiện tối thiểu về việc chuẩn

bị bảng con cho học sinh

Trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã thốngnhất với phụ huynh tìm mua cho con em mình loại bảng nhựamàu đen, cỡ lớn, có dòng kẻ ô li (tôi đưa ra một cái bảng mẫucho phụ huynh xem) Loại bảng này rất thuận tiện cho việc họcsinh tập viết chữ đúng kích thước, đồng thời học sinh có thể nhậnxét chữ viết của mình, của bạn và có thể xoá ngay chỗ sai để viếtlại cho đúng

Trang 14

đích giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ýthức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quátrình dạy học viết chữ theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ, để các em pháthiện sự giống và khác nhau của chữ đang học và đã học Từ đókhắc sâu những biểu tượng về chữ viết Giáo viên phải phân tíchđược cấu tạo chữ: gồm mấy nét, đó là những nét gì, nói được quitrình viết chữ, sự liên kết phối hợp của các nét ra sao? Điểm đặtbút và điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẻ

Giáo viên phải viết mẫu lên bảng, viết từ từ, chậm rãi, vừaviết vừa giải thích điểm đặt bút, qui trình, độ cao, điểm dừngbút Khi viết, người hơi đứng nghiêng sang một bên để cho họcsinh quan sát thấy được tay giáo viên viết từng nét để các em bắtchước Sau đó, học sinh luyện viết trên bảng con, giáo viên nhậnxét, tìm ra chỗ sai để sữa chữa Trong khi học sinh dưới lớp viếtvào bảng con, giáo viên yêu cầu một em lên viết trên bảng lớp đểviệc chữa bài hiệu quả hơn

* Ví dụ 1: Dạy bài Ôn chữ hoa G

a/ Bước 1: Ôn chữ viết hoa G cỡ vừa:

- Giáo viên đưa mẫu chữ viết hoa G cỡ vừa cho học sinh quansát

Ngày đăng: 25/12/2014, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w