1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NÓI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

13 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Là bậc học nền tảng cho các bậc học tiếp theo do vậy ở tiểu học việc rèn cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số có được các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết đúng

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN NÓI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

DÂN TỘC THIỂU SỐ

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài.

Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp và là ngôn ngữ chính được dạy trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng ở nước ta

Vì vậy, nghe – nói – đọc – viết chuẩn tiếng Việt là những kỹ năng quan trọng

mà người giáo viên cần rèn rũa cho các em thông qua các môn học trong nhà trường Đồng thời đó là những kỹ năng mà mỗi em học sinh cần phải đạt được sau khi kết thúc bậc tiểu học Là bậc học nền tảng cho các bậc học tiếp theo do vậy ở tiểu học việc rèn cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số có được các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết đúng tiếng Việt là vấn đề

mà mỗi giáo viên cần phải quan tâm, nó không chỉ khẳng định chất lượng dạy-học trong nhà trường, năng lực của giáo viên mà còn khẳng định khả năng nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số khi học bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ

Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng hàng năm có trên 28% học sinh dân tộc Mông và dân tộc Thái thuộc các địa bàn khác đến nhập học Các em học sinh này phần lớn ở những bản vùng cao, vùng xa, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp bằng tiếng Việt hàng ngày không có, đặc biệt ít có điều kiện tiếp xúc với các phương tiện truyền thông (như

ti vi) , nhiều em chưa được học qua trường mầm non Do vậy việc sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động học tập, giao tiếp với bạn bè và thầy (cô) của các

Trang 2

em còn gặp rất nhiều khó khăn Vì thế, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của các em trong các tiết học

Với những lí do cơ bản trên, tôi chọn đề tài: Rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số để nghiên cứu

II Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.

2.1 Cơ sở lí luận:

- Điều 5 chương I - Luật Giáo dục có ghi: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường” Do vậy, nghe-nói-đọc-viết chuẩn tiếng Việt là công cụ quan trọng để các em khám phá và chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động giao tiếp và học tập

- Theo điều 24 - Luật Giáo dục: “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói,

viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ

sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật”

- Điều 4 chương I - Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học quy định: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt” Chính vì vậy mọi trẻ em bước vào bậc tiểu học cần phải có được một vốn từ tiếng Việt cơ bản, cần thiết cùng với những kỹ năng quan trọng như nghe-nói-đọc-viết tiếng Việt để tham gia hiệu quả trong các hoạt động học tập trong và ngoài giờ lên lớp

- Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp của người Việt Nam Dạy tiếng Việt không chỉ thực hiện Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học mà còn thực hiện mục đích quan trọng là nhằm bảo tồn, phát huy và giữ gìn

sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn truyền thống lịch sử cao đẹp của Đất nước

và con người Việt Nam

- Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông của dân tộc Việt Trong nhà trường tiểu học, tiếng Việt là đối tượng mà học sinh cần chiếm lĩnh Đồng thời Tiếng Việt cũng là một môn học chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình tiểu học

Trang 3

và chia thành các phân môn như: Tập đọc, Tập làm văn, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu Mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt như nghe-nói-đọc-viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường, hoạt động lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức

sơ giản về tiếng Việt Học tiếng Việt, học sinh còn được bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

2.2 Cơ sở thực tiễn:

- Để đáp ứng việc dạy và học chương trình sách giáo khoa tiểu học mới theo hướng đổi mới lấy người học làm trung tâm Bộ giáo dục và Đào tạo đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục mầm non Chủ trương xóa bản trắng về giáo dục mầm non đã và đang thực hiện, nhằm tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số (đặc biệt là các em 5 tuổi) ở các vùng sâu, vùng xa, vùng cao được đến trường học qua các lớp mầm non, nhằm cung cấp cho các em một số vốn từ tiếng Việt cần thiết trước khi vào lớp 1 Một trong những khó khăn của giáo dục tiểu học vùng cao, vùng sâu, vùng xa là các em học sinh đầu vào ở lớp 1 chưa được học qua mẫu giáo, chưa biết nghe-nói tiếng Việt

- Chương trình “Tập nói tiếng Việt” là một nội dung bắt buộc dạy cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 và 2 ở tiểu học Tất cả những học sinh dân tộc thiểu

số chưa biết tiếng Việt các nhà trường đều phải tổ chức dạy cho các em biết nói tiếng Việt trước khi học chương trình chính ở tiểu học Để giải quyết vấn đề này,

Dự án PEDC đã đầu tư kinh phí, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, đồng thời tổ chức tập huấn cho giáo viên tiểu học phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Dự án này đã góp phần khắc phục cơ bản những khó khăn, rào cản về ngôn ngữ đối với học sinh dân tộc trong quá trình dạy học của giáo viên

- Thực tiễn dạy học cho thấy, những học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng Việt không được tốt, luôn tỏ ra e dè, nhút nhát, thiếu tự tin khi giao tiếp với thầy

Trang 4

cô, bạn bè cùng như tham gia các hoạt động của lớp của trường Ngược lại, những học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng nghe-nói-đọc-viết tiếng Việt tốt thì học tốt hơn, lực học trung bình môn của các em cao hơn những học sinh dân tộc còn yếu kém tiếng Việt Lớp có học sinh dân tộc thiểu số kỹ năng nói tiếng Việt chưa tốt thì giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy những

em học sinh này

PHẦN II: NỘI DUNG

I Mục đích nghiên cứu:

- Tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh dân tộc thiểu số yếu về kỹ năng nói tiếng Việt

- Tìm ra biện pháp phù hợp trong việc rèn cho một số em học sinh dân tộc thiểu số, còn hạn chế về ngôn ngữ nói tiếng Việt có thể nói đúng tiếng Việt

- Nâng cao chất lượng học tập nói chung; chất lượng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số nói riêng

- Nâng cao chất lượng dạy học các môn học thông qua việc nâng cao chất lượng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt

II Nội dung nghiên cứu:

- Điều tra từng đối tượng học sinh dân tộc thiểu số còn yếu về kỹ năng nói tiếng Việt

- Điều tra thực trạng của việc sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày của các đối tượng học sinh dân tộc thiểu số

- Thống kê số học sinh dân tộc thiểu số; số học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng nói tốt tiếng Việt; số các em học sinh dân tộc thiểu số chưa nói tốt tiếng Việt

- Phân tích, tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến một số học sinh dân tộc thiểu số còn nói chưa tốt tiếng Việt

Trang 5

- Đề ra phương pháp dạy học phù hợp trong việc rèn nói tiếng Việt cho một số đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số

III Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh dân tộc thiểu số (dân tộc Thái, dân tộc H’Mông)

- Phương pháp rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số của trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng

IV Phạm vi nghiên cứu:

Trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng – huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên

V Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận:

+ Luật Giáo dục

+ Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học

+ Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bậc tiểu học năm học 2008-2009

- Điều tra đối tượng học sinh dân tộc thiểu số

- Khảo sát thực trạng rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

VI Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

+ Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài

+ Thống kê số học sinh dân tộc thiểu số; số học sinh dân tộc thiểu số có

kỹ năng nói tốt tiếng Việt; số các em học sinh dân tộc thiểu số chưa nói tốt tiếng Việt

+ Dự giờ để nắm bắt thực trạng rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong các tiết học

+ Khảo sát từng đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, trao đổi để nắm bắt thực trạng sử dụng tiếng Việt và khả năng nói tiếng Việt của các em

Trang 6

+ Điều tra lấy ý kiến của CBGV trong trường về nguyên nhân cũng như những tác động cơ bản dẫn đến có một số em nói tốt tiếng Việt và một số em còn nói chưa tốt tiếng Việt Đồng thời lấy ý kiến tham khảo về biện pháp cần thiết để rèn nói tiếng Việt có hiệu quả đối với các em học sinh là dân tộc thiểu số còn yếu kém về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt nói chung

+ Phân tích rút ra nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến việc nói tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số

+ Tổng hợp, đánh giá thực trạng rèn nói tiếng Việt cho học sinh Căn cứ vào các nguyên nhân cơ bản và thực tế đối tượng học sinh cũng như điều kiện của nhà trường, đề xuất những biện pháp cơ bản, có tác động tích cực đến việc rèn nói tiếng Việt cho một số học sinh sinh dân tộc thiểu số

+ Thực nghiệm biện pháp, hình thức tổ chức rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại lớp 5A2 trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng

VII Thực trạng nghiên cứu:

1) Tống số học sinh dân tộc thiểu số:

+ Học sinh dân tộc H’Mông: 56/302 chiếm 18,54%

Trong đó: - Khối lớp 1: 20em

- Khối lớp 2: 12em

- Khối lớp 3: 5em

- Khối lớp 4: 12em

- Khối lớp 5: 7em + Số học sinh dân tộc Thái: 29/302 chiếm 9,6%

Trong đó: - Khối lớp 1: 3em

- Khối lớp 2: 6em

- Khối lớp 3: 7em

- Khối lớp 4: 6em

- Khối lớp 5: 7em

2) Khả năng nói tiếng Việt của học sinh dân tộc:

Trang 7

- Học sinh dân tộc H’Mông:

+ Số em nói tốt tiếng Việt: 01/56=1,79%

+ Số em nói tiếng Việt ở mức trung bình: 5/56=8,9%

+ Số em nói tiếng Việt còn ngọng, phát âm sai: 50/56=89,3%

- Học sinh dân tộc Thái:

+ Số em nói tốt tiếng Việt: 25/29=86,2%%

+ Số em nói tiếng Việt ở mức trung bình: 2/29=6,9%

+ Số em nói tiếng Việt còn ngọng, phát âm sai: 2/29=6,9%

3) Những lỗi cơ bản mà học sinh dân tộc còn mắc khi nói tiếng Việt.

+ Đối với học sinh dân tộc H’Mông, thường mắc lỗi sau:

- Phát âm không đầy đủ âm vần:

VD: ăn cơm a cơm

- Phát âm thiếu dấu thanh:

VD: mùa màng mua mang

- Phát âm sai dấu thanh:

VD: sẵn sàng sắn sàng

- Phát âm sai phụ âm đầu và vần:

VD: em iêm ; thầy thài ; làm việc làn việt

+ Đối với học sinh dân tộc thái, thường mắc các lỗi sau:

- Phát âm sai âm đầu:

VD: làm việc đàm biệc ; đứng đắn lứng lắn ;

viển vông biển bông

- Phát âm sai vần:

VD: không phải khôông phải

4) Những yếu tố cơ bản tác động tới kỹ năng nói tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số.

a) Yếu tố chủ quan:

- Các em nói kém tiếng Việt phần lớn chưa có ý thức cao, chưa chú tâm trong việc tự rèn luyện kỹ năng nói tiếng Việt của mình Các em còn e dè, xấu

Trang 8

hổ khi tập phát âm từ tiếng Việt và đặc biệt các em chưa hiểu vai trò, tầm quan trọng của tiếng Việt trong học tập, giao tiếp hiện tại và tương lai sau này

- Do có những khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán nên các em phần lớn chỉ chơi với những bạn bè cùng dân tộc mình, ít chơi với những bạn bè khác dân tộc (như các em học sinh người kinh)

- Các em không thường xuyên sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày Do chỉ chơi với bạn bè cùng dân tộc nên ngôn ngữ cơ bản trong giao tiếp hàng ngày là tiếng mẹ đẻ

- Các em ngại tham gia các hoạt động tập thể do lớp, trường tổ chức

b) Yếu tố khách quan:

- 100% gia đình các em phần đông ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa Nơi có điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội còn nhiều hạn chế Không có dân tộc nào khác, duy nhất chỉ có dân tộc các em sinh sống Nơi dân cư ở thưa thớt, xa trung tâm

do đó các em không được học qua bậc Mầm non trước khi vào Tiểu học Bên cạnh đó, môi trường giao tiếp hàng ngày của các em chỉ duy nhất một thứ tiếng

mẹ đẻ

- Địa bàn các em sinh sống, hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội còn nhiều hạn chế Đặc biệt thường ngày các em không được tiếp xúc thường xuyên với các phương tiện truyền thanh, truyền hình (như nghe đài, xem ti vi ), không được xem các chương trình văn hóa, văn nghệ quần chúng cũng như các chương trình do các đoàn nghệ thuật biểu diễn ở vùng thấp

5 Thực trạng rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các giáo viên chủ nhiệm đã áp dụng một số biện pháp sau:

- Chú trọng sửa lỗi phát âm sai một số từ cơ bản

- Tăng cường cho các em luyện đọc ở lớp

- Nhắc nhở các em về nhà thường xuyên luyện đọc

Trang 9

- Tổ chức hoạt động nhóm để các em được tham gia, trao đổi.

5 Đánh giá thực trạng rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số a) Ưu điểm:

- Đã quan tâm đến công tác rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

- Đã tạo môi trường giao tiếp tích cực để học sinh được sử dụng tiếng Việt nhiều hơn nhờ đó có điều kiện sửa sai, rèn luyện tiến tới nói chuẩn tiếng Việt

- Nhắc nhở góp phần nâng cao ý thức tự rèn luyện nói tiếng Việt ngoài thời gian trên lớp của các em

b) Tồn tại:

- Chưa có sự tác động mạnh mẽ để thay đổi nhận thức của các em học sinh về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng Việt, sẽ là điểu kiện quan trọng để học tốt các môn học khác

- Chưa tạo ra các hoạt động phong phú để thu hút học sinh tham gia, đồng thời xây dựng tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng nói tốt tiếng Việt

- Chưa có sự tác động đến gia đình học sinh cùng quan tâm, tạo điều kiện

để các em có môi trường thuận lợi nhất, thường xuyên được tiếp xúc, nghe, nói, trao đổi bằng tiếng Việt

PHẦN III:

BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ RÈN NÓI TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ

I Một số biện pháp rèn nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Từ thực trạng và những nhận đinh nêu trên, cùng với thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi xin nêu ra một số biện pháp đã được thực hiện và mang lại hiệu quả

Trang 10

tích cực trong việc rèn cho một số học sinh dân tộc thiểu số có kỹ năng nói tốt tiếng Việt

1 Cần điều tra, nắm bắt hoàn cảnh gia đình từng học sinh, nhằm đồng thời có hướng tác động đúng đắn, kịp thời tới phụ huynh học sinh, tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh cùng với nhà trường tạo dựng môi trường giao tiếp thuận lợi cho các em như: dùng tiếng Việt nói chuyện, trao đổi với các em khi ở nhà; khuyến khích các em sử dụng tiếng Việt ở mọi nơi; cho các em xem các chương trình thiếu nhi trên truyền hình

2 Liên đội cần sinh hoạt đều đặn với nhiều nội dung phong phú để cuốn hút các em tham gia Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tạo

cơ hội cho các em được tham dự để rèn tính bạo dạn nói trước trước đông người

3 Thành lập câu lạc bộ giúp bạn vượt khó, đôi bạn cùng tiến để các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng rèn luyện và học tập

4 Tăng cường tổ chức hoạt động nhóm trong các hoạt động học tập để các em được trao đổi, rèn sự mạnh dạn từ đó giúp các em tăng cường thời lượng luyện nói

5 Chú trọng rèn lỗi phát âm cho từng học sinh thật cụ thể từ khuôn miệng khi phát âm, vị trí của lưỡi, luồng hơi thoát ra

Ví dụ:

*/ Để phát âm chuẩn tiếng ăn thì khi phát âm:

+ Khuôn miệng dẹt

+ Lưỡi cong lên và chạm vào ngạc cứng trên vòm miệng

+ Luồng hơi thoát ra đằng mũi

*/ Phát âm tiếng không thì:

+ Khuôn miệng tròn

+ Lưỡi thẳng, chạm vào chân răng hàm dưới

+ Bập môi khi luồng hơi từ thoát ra ngoài

*/ Phát âm tiếng viển thì:

+ Hé miệng

Ngày đăng: 30/03/2015, 06:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w