1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3

24 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 258 KB

Nội dung

Để góp phần nâng cao chất lượng đọc Tiếng Việt cho học sinh dân tộcthiểu số lớp 3, trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh với ý thức lươngtâm, trách nhiệm nghề nghiệp, bản thân t

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài………

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………

I.3 Đối tượng nghiên cứu………

I.4 Phạm vi nghiên cứu………

I.5 Phương pháp nghiên cứu………

II PHẦN NỘI DUNG II.1 Cơ sở lý luận………

II.2 Thực trạng………

a Thuận lợi, khó khăn………

b Thành công, hạn chế………

c Mặt mạnh, mặt yếu………

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động………

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra……

II.3 Giải pháp, biện pháp………

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp………

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp………

c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp………

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp………

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu……

II.4 Kết quả.………

III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1 Kết luận……….………

III.2 Kiến nghị, đề xuất……….………

Tài liệu tham khảo……….………

Trang

2 3 3 3 3

3 4 4 5 5 6 7 8 8 8 19 19 19 20

21 22 24

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

I 1 Lý do chọn đề tài

Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàndiện nhân cách con người Giáo dục cấp Tiểu học là một giai đoạn giáo dục khónhất, đặt nền móng cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dụcquốc dân Mục đích của giáo dục Tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ

sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở Mụctiêu chính của giáo dục Tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết TiếngViệt là môn học có vai trò quan trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung vàhọc sinh dân tộc thiểu số nói riêng Môn Tiếng Việt nhằm trang bị cho học sinhmột công cụ để giao tiếp, phát triển tư duy, là cơ sở cho việc học tập các mônhọc Môn Tiếng Việt nhằm rèn luyện cho học sinh bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc,viết và được dạy trong sáu phân môn khác nhau Mỗi phân môn có một tầmquan trọng khác nhau, nó không tách rời mà đan xen, hỗ trợ cho nhau Đối vớiphân môn Tập đọc ở lớp 3, nhiệm vụ trọng tâm là rèn kĩ năng đọc thành tiếngcho học sinh Đọc được coi là một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu củacấp học

Trên địa bàn xã Ea Bông dân tộc Ê-đê chiếm phần lớn dân số của xã Đặcbiệt, trường Tiểu học Võ Thị Sáu là trường đặc thù có học sinh dân tộc Ê-đêchiếm 97,7% Hầu hết các em còn rất hạn chế về ngôn ngữ nói, viết bằng TiếngViệt Các em nói chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ TiếngViệt Kĩ năng giao tiếp, diễn đạt bằng ngôn ngữ Tiếng Việt còn rất yếu Các emchỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ còn tiếng phổ thông các em chỉ sử dụngtrong các tiết học hoặc khi tiếp xúc với thầy, cô giáo Các em học sinh ở khu vựcBuôn Sah, do bản tính rụt rè, ít nói chuyện, ít giao tiếp với người khác nên vốn

từ Tiếng Việt tiếp thu được rất hạn chế Do vậy, việc học tập, tiếp thu và rèn chohọc sinh biết nghe, nói, đọc, viết là một vấn đề nan giải, nhất là đối với học sinhdân tộc thiểu số Do khả năng tiếp thu Tiếng Việt của các em còn ít nên việc dạycho các em đọc được rõ ràng, rành mạch, diễn cảm là một việc hết sức khó khăn

và mất nhiều thời gian Từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2015 – 2016, tôiđược phân công dạy lớp 3 với tổng số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 100%.Khi mới nhận lớp, chất lượng đọc Tiếng Việt đạt tỉ lệ rất thấp, đa số các em đọcchưa đúng tiếng từ, đọc sai dấu thanh, đọc sai vần, ngắt nghỉ câu chưa đúng,…Theo bảng thống kê khảo sát chất lượng đầu năm học cho thấy tỉ lệ học sinh đọcTiếng Việt của lớp tôi chủ nhiệm như sau:

Trang 3

Để góp phần nâng cao chất lượng đọc Tiếng Việt cho học sinh dân tộcthiểu số lớp 3, trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh với ý thức lươngtâm, trách nhiệm nghề nghiệp, bản thân tôi luôn suy nghĩ và trăn trở, khôngngừng tích lũy kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc để giúp các em dân tộc thiểu số

đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, diễn cảm Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3” Với hi vọng

một số kinh nghiệm tôi vận dụng đã giúp cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 có

kĩ năng đọc sẽ là những kinh nghiệm hữu ích cho giáo viên Tiểu học, đặc biệt làgiáo viên dạy lớp 3 ở những vùng có học sinh là người dân tộc thiểu số

I 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dântộc thiểu số lớp 3, nhằm giúp học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát, ngắtnghỉ hơi đúng sau các dấu câu, không đọc quá to, quá nhỏ và giật cục trong khiđọc, từ đó các em đọc được diễn cảm hơn các tác phẩm Luyện cho học sinh bốn

kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong đó chú trọng đến kĩ năng nghe, nói, đọc

Nhiệm vụ của đề tài là phân tích thực trạng học sinh đọc chưa đúng, đọcnhỏ, đọc ngọng,… Vận dụng những cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đếnrèn kĩ năng đọc Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số để đề xuất những biệnpháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3

I 3 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp rèn đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học VõThị Sáu

Phương pháp điều tra, thống kê

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp sử dụng trò chơi học tập

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

II 1 Cơ sở lý luận

Ở Tiểu học môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng: Nhằmgiúp các em phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt Từng bước giúp các em làmchủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách

Trang 4

đúng đắn, mạch lạc tự nhiên, tự tin trong môi trường xã hội, thuộc phạm vi hoạtđộng của lứa tuổi Môn Tiếng Việt góp phần cùng với môn học khác rèn luyệncác thao tác tư duy cơ bản cho học sinh Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xãhội, tự nhiên và con người Việt Nam hiện đại, có ý thức thấm nhuần truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc vàkhả năng rèn luyện thích ứng với cuộc sống xã hội sau này

Trường Tiểu học Võ Thị Sáu chiếm đa số là học sinh dân tộc thiểu số.Những khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập của các em là: Thiếu điềukiện học tập, quá trình học không liên tục, kiến thức nắm không vững chắc,thiếu động cơ học tập Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một ở học sinh Tiểu học.Vốn Tiếng Việt là rất cần thiết trước khi học chữ Không biết hoặc biết ít TiếngViệt là trở ngại lớn nhất cho học sinh dân tộc thiểu số Tập nói Tiếng Việt lànhiệm vụ đầu tiên với các em Học sinh dân tộc thiểu số cần có vốn Tiếng Việttrước để học chữ Bộ Giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo như công văn số8114/ BGDDT-GDTH về việc nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dântộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009 Nghe – nói – đọc – viết là bốn

kĩ năng của Tiếng Việt, để đạt các yêu cầu so với chuẩn kiến thức – kĩ năng theoquyết định số 16/2006/ QĐ-BGDĐT ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2006 Dạyhọc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 Bài tập bổ trợTiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, 2, 3 tại Đăk Lăk của Sở Giáo dục

và Đào tạo Đăk Lăk nhằm bổ trợ cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viếtTiếng Việt để giúp các em học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác

- Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm

người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúpnhau tháo gỡ những khó khăn

- Các em học sinh đa số rất ngoan, nghe lời cô giáo, thích khích lệ độngviên khen thưởng,…

- Được sự quan tâm về việc học tập của một số phụ huynh có ý thức tráchnhiệm cùng với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bịđầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốtcho con em mình đến lớp cũng như học tập ở nhà

* Khó khăn:

- Trường thuộc địa bàn của xã có nhiều khó khăn, học sinh dân tộc thiểu

số của lớp tôi chiếm 100% trong đó hơn 50% học sinh đọc, viết rất yếu Đa số

Trang 5

các em tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế; kĩ năng nghe, nói, đọc, viết rấtchậm.

- Cha mẹ các em phần lớn nằm trong diện lao động nghèo, hoàn cảnh khókhăn và diện xóa đói giảm nghèo lại nhiều Vì thế, cha mẹ chưa hoặc khôngquan tâm, chăm lo đến việc học hành cho con em mình Cá biệt còn có trườnghợp học sinh theo cha mẹ đi làm lò gạch, đi nhặt điều, đi mót cà phê,… làmgián đoạn việc học tập của các em gây ảnh hưởng đến độ liên tục của bài họctrong chương trình, các em không tiếp thu được bài, hổng kiến thức Đã khiếncho nhiều học sinh không tích cực trong các hoạt động học tập Nhiều cha mẹ

học sinh không hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em

mình, chưa tạo điều kiện tốt để các em đến lớp cũng như nhắc nhở các em họcbài, đọc bài ở nhà

- Học sinh dân tộc thiểu số khó nhớ, mau quên, nhiều em đọc, viết chưathành thạo, đọc sai tiếng từ và dấu thanh còn nhiều

- Đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt còn hạn chế Giáo viên mất nhiều thờigian đầu tư vào đồ dùng dạy học tự làm

- Do điều kiện kinh tế của gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn, lớp tôichủ nhiệm có nhiều em thuộc diện hộ nghèo, ngoài giờ lên lớp các em còn phảilàm việc phụ giúp gia đình Khả năng giao tiếp và sử dung Tiếng Việt của các

em còn nhiều hạn chế, kĩ năng giao tiếp chưa nhuần nhuyễn, một vài phụ huynhnói tiếng phổ thông gặp nhiều khó khăn, thậm chí có phụ huynh không biết chữ,

… nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc, viết và học tập của các em

b Thành công, hạn chế

* Thành công: Sau khi thực hiện các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho họcsinh dân tộc thiểu số lớp 3 đã có dấu hiệu khả thi rõ rệt: Khả năng giao tiếp bằngtiếng phổ thông của các em được tốt hơn, các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viếtđúng dấu thanh hơn Các em phát huy được tính tích cực, có ý thức học tập tốt,hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài

* Hạn chế: Bên cạnh những thành công còn có những hạn chế nhất định:

Tình trạng một số học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ lười học hay vắng học vẫncòn phát âm chưa chuẩn Tiếng Việt đang diễn ra Tiếp thu chậm, hổng hóc kiếnthức ở những ngày nghỉ học Lớp học ở điểm phụ, thuộc vùng khó khăn, vẫncòn nhiều cha mẹ học sinh không biết chữ nên không kèm cặp, dạy thêm ở nhàcho các em

c Mặt mạnh, mặt yếu

* Mặt mạnh:

Ngay từ đầu năm học 2013 – 2014 đến nay, khi thực hiện những biệnpháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 và nhận được sự hưởngứng của nhiều đồng chí giáo viên trong trường Mỗi thầy, cô giáo đều thấy rõmình phải làm gì ngay từ đầu năm học, cùng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm đểhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Trang 6

Đề tài đã giúp cho giáo viên phát hiện những thiếu sót trong quá trìnhgiảng dạy, kịp thời phát hiện những yếu kém trong học tập của các em giúp chohọc sinh có kĩ năng đọc đúng, đọc lưu loát, đọc to, rõ ràng, phát âm đúng chínhtả,… và học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.

* Mặt yếu:

Một số học sinh chưa thực sự hiếu học, hay quên đồ dùng học tập, chưachuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp Các em học sinh yếu vừa nhận biết mặtchữ vừa đánh vần để đọc trơn Một số học sinh chưa học theo kịp yêu cầu kiếnthức kĩ năng của môn học Các em chưa hiểu hết được tầm quan trọng của việcđọc hiểu, mà các em chỉ chú ý đến việc đọc cho xong bài, đọc to Các em khôngtrả lời được câu hỏi trong nội dung bài hoặc trả lời còn lúng túng, không diễnđạt được để người khác hiểu,…

Kĩ năng đọc của học sinh dân tộc thiểu số còn quá yếu Do đó, giáo viênkhó khăn, vất vả và mất nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp dạy họccũng như biện pháp rèn đọc cho học sinh

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3

Nguyên nhân của một số thực trạng kể trên là do những năm gần đây giáoviên đã luôn ý thức quan tâm, chăm chút cho học sinh trong từng tiết học, vớimỗi bài học giáo viên đã nghiên cứu kĩ để lựa chọn và tổ chức hình thức rèn kĩnăng đọc sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Đồng thời giáo viên luônluôn động viên khuyến khích, khêu gợi cho học sinh lòng ham mê học tập, cóthái độ tích cực, tự giác luyện đọc Mạnh dạn phát biểu trước lớp, trước nhóm,trước liên đội,… để từng bước trau dồi cho các em về kĩ năng đọc và kĩ nănggiao tiếp từ đó các em vui chơi, hòa đồng với các bạn của lớp, của trường

Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên đã phân hóađược đối tượng học sinh Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháphướng dẫn cho các em khả năng học tập tốt nhất Đầu tư vào việc soạn giảng,gây hứng thú học tập cho học sinh

Việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh: Tập tổ chức cáctrò chơi, thi Giao lưu tiếng Việt, các hoạt động văn nghệ,… Tham gia các hoạtđộng của Đội như Trò chơi dân gian, Thi đố vui để học,… nhằm phát triển khảnăng giao tiếp, khả năng biểu cảm, khả năng nói lưu loát cho học sinh ít đượcchú trọng nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giáo dục của học sinh

Nội dung môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng rất phongphú, kênh hình ở sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổicác em Học sinh lớp 3 đã được học về kĩ năng đọc, kĩ năng nói, kĩ năng kểchuyện Đây là điều kiện để giúp các em học sinh nói chung và nhất là các emhọc sinh dân tộc thiểu số phát âm chuẩn Tiếng Việt

Tuy nhiên một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nênchưa chăm học Chưa thực sự nắm được phương pháp học tập

Trang 7

Là trường đặc thù chiếm đa số học sinh người dân tộc thiểu số nên tiếng

mẹ đẻ để lộ khuyết điểm về cách phát âm, học Tiếng Việt của các em học sinhtrong trường Trình độ dân trí thấp, đời sống nhiều gia đình còn nghèo đói Đa

số các em sống trong gia đình có nhiều thế hệ, giao tiếp hàng ngày bằng tiếng

mẹ đẻ, cha mẹ bận rộn với công việc làm ăn hoặc không biết chữ nên rất khókhăn trong việc rèn đọc cho các em ở nhà, ít quan tâm đến việc học của conmình

Bên cạnh đó một số em bị chi phối bởi công việc gia đình nên thường haynghỉ học, thời gian tự học ở nhà cũng như ở trường ít không đảm bảo việc hoànthành các bài tập, bài đọc và luyện đọc Một số em khi được gọi đọc bài cònmắc nhiều lỗi phát âm, đọc và trả lời các câu hỏi còn nhỏ, trả lời không đủ câu,đọc sai hoặc thiếu dấu thanh, không nắm được cách đọc các âm ghép (Ví dụ: th,

ch, nh, ng, ngh, gh, tr, kh, uyu, uych, uyên,…) Đại bộ phận học sinh có khi hiểunhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa (Ví dụ: “Noi gương chú bộ đội” thìhọc sinh lại nói: “Nói gương chú bô đôi” hoặc đọc từ “Cái cầu” thì các em đọc

là “Cái câu” Có thể nói, đó là nguyên nhân khách quan tác động “vô thức” đếnnhiều học sinh dân tộc thiểu số

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Xuất phát từ quan điểm là rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu sốlớp 3 Môn Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp, bởi bên cạnh việc dạyhọc chúng ta còn trau dồi kiến thức về tiếng Việt, kiến thức về văn học, về đờisống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh Phân môn Tập đọc góp phầnhình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh bằng một trong bốn yêu cầu cơbản mà học sinh Tiểu học cần phải nắm vững

Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đạt kết quả chưa cao Tình trạng này donhiều nguyên nhân, song nguyên nhân lớn nhất là cách thức về phương pháp rènđọc chưa được coi trọng Trên thực tế, nếu không có kĩ năng đọc thì học sinhkhông có điều kiện học các môn học khác, không thể tiếp thu tri thức của nhânloại

Thông qua dạy đọc, tôi đã giúp các em đọc đúng, đọc hay và dạy cho các

em cái hay, cái đẹp trong cuộc sống Dạy đọc “ngôn ngữ” với dạy đọc “vănhọc” Đó chính là cơ sở dạy học cho học sinh trưởng thành và phát triển cả về trítuệ và tâm hồn, nhân cách và tri thức

Từ đó tôi thấy rõ, xác định được việc rèn đọc cho học sinh Tiểu học nóichung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết.Chúng ta phải làm thế nào để thông qua môn Tập đọc giúp học sinh khôngnhững đạt được năng lực đọc mà phải hiểu nội dung của bài Hay nói một cáchkhác, tôi tìm phương pháp tiếp cận làm cho học sinh có cảm tình với bài học đó,thúc đẩy học sinh biểu lộ tình cảm, thái độ tự nhiên thông qua giọng đọc

Trong thực tế hiện nay, để thực hiện được vấn đề này, tôi đã thay đổi cáchtruyền thụ giúp các em có thể nắm bắt được tri thức, thực hiện việc dạy theohướng đổi mới Mặt khác, việc dạy đọc cho học sinh đã có từ lâu và cũng có

Trang 8

nhiều tài liệu đề cập đến Tất cả đều khẳng định vai trò của việc dạy đọc, đọchiểu, đọc diễn cảm cho học sinh

Trong quá trình rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số tôi luônluôn đổi mới phương pháp dạy học, dạy lồng ghép các hoạt động, các trò chơi

bổ ích để gây hứng thú cho các em không chán nản trong học tập, tạo cho các

em cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Từ đó các em sẽ gây hứngthú trong học tập và thích đến trường, đến lớp để học tập

Trong quá trình giảng dạy hoặc tiếp xúc nói chuyện với học sinh, vớiđồng nghiệp, với tất cả mọi người cũng phải nói chuẩn tiếng Việt không đượcnói tiếng địa phương để các em bắt chước và học theo

Trong giờ dạy tôi quan tâm chú ý nhiều hơn đến học sinh đọc, viết saichính tả (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó) để uốn nắn các em đọc, viếtcho chính xác

Tôi đã theo học lớp dạy tiếng Ê-đê để hiểu biết vốn ngôn ngữ, phong tụctập quán của người dân tộc địa phương nơi đang công tác, để phát huy hết khảnăng của mình trong công tác giảng dạy Phối hợp với lãnh đạo, đoàn thể, hộicha mẹ học sinh trong nhà trường để cùng nhau nắm bắt tình hình, nguyên nhânnhững em học sinh có nguy cơ bỏ học hoặc những em đã bỏ học để động viêncác em đi học đầy đủ và vận động các em vào lớp tiếp tục học tập Đặc biệt cầnquan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh khó khăn nhằm cảm hoá các em đểcác em coi thầy, cô giáo là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảmthầy-trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà thì các em sẽ đi học chuyêncần và tích cực học tập do đó giảm thiểu được tối đa các em học yếu môn TiếngViệt

II 3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung

và rèn kĩ năng đọc cho học sinh tộc dộc thiểu số lớp 3 nói riêng nhằm giúp các

em sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giàu vốn TiếngViệt để các em hòa nhập với cộng đồng

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, dựa vào chất lượng của nămhọc trước, là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy ở đầunăm học nhiều em đọc ngập ngừng, các em đọc quá to hoặc quá nhỏ, chỗ ngắtngứ và nhất là các em đọc phát âm sai (đọc thêm dấu hoặc thiếu dấu thanh)

Như vậy đối với đặc điểm và khả năng đọc của các em như trên tôi luônluôn đặt ra những yêu cầu mình cần làm gì? Học sinh chuẩn bị những gì? Để đạtđược kết quả cao trong giờ Tập đọc và cuối cùng là sự kết hợp giữa giáo viên và

học sinh trong giờ học sao cho hài hòa, gần gũi và đạt hiệu quả

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học và cơ sở thực tiễn Tôi nhậnthấy: Thực tế dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu cần dạy Tập đọc ở Tiểu học

Trang 9

Vì thế, để khắc phục những hạn chế phát huy ưu điểm thường có ở địa phươngtôi đã đưa ra một số biện pháp để rèn đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu sốnhư sau:

Biện pháp 1: Chuẩn bị giờ dạy của giáo viên

Để có một giờ Tập đọc đạt hiệu quả cao điều không thể thiếu được đó làkhâu chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tôi soạn kĩ bài ở nhà chọn cáchđọc, giọng đọc hay nhất để phù hợp với nội dung bài đọc

Tham khảo tài liệu sách giáo viên Tiếng Việt 3, phương pháp dạy họcTiếng Việt, để có phương pháp dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinhcủa lớp tôi

Tùy từng bài Tập đọc khác nhau mà tôi chọn ra những tiếng, từ có vầnkhó, và chọn ra những câu văn luyện đọc cho phù hợp

Ví dụ: Để dạy bài “Hai Bà Trưng” tôi đã chuẩn bị: Giáo án cho bài dạy,

giọng đọc cho câu chuyện, tranh minh họa bài tập đọc và kể chuyện trong TiếngViệt 3, tập 2 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc ngắtnghỉ Bản đồ hành chính Việt Nam (hoặc vùng Bắc Bộ)

Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan

Tranh, ảnh, vật thật không chỉ đóng vai trò trong quá trình hình thành kiếnthức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết Tập đọc

Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung, học sinh dântộc thiểu số lớp 3 nói riêng khả năng tư duy trừu tượng kém Đa số các em tiếpthu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn

bị, sử dụng đồ dùng dạy học rất quan trọng trong các giờ học Nhờ có đồ dùngdạy học mà tôi đã chuyển tải thông tin, truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách,rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh một cách khoa học Nó có tác dụngđiều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng,kích thích hứng thú cho học sinh học tập Nếu một tiết học giáo viên không sửdụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứngthú, không tập trung, tiếp thu bài thụ động, kết quả học tập không cao Vì thế đồdùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, mônhọc nhất là đối với các em học sinh học chậm

Ví dụ: Dạy bài “Tiếng đàn” (Tiếng Việt 3, tập 2) tôi sử dụng tranh phóng

to, đủ màu sắc tạo nên tình huống sư phạm để lôi cuốn các em vào học tập, giaonhiệm vụ nhóm, tổ rõ ràng mang tính vừa sức, công bằng giúp các em khai thác

tranh liên quan đến bài học Hay như khi dạy bài “Chiếc áo len” (Tiếng Việt 3,

tập 1) ngoài việc chuẩn bị tranh để giới thiệu bài thì tôi còn sử dụng thêm vậtthật là chiếc áo len để khai thác nội dung bài học nhằm giúp các em có hình ảnhthực tế tạo điều kiện phát triển tư duy, nhận thức về mọi thứ xung quanh

Biện pháp 3: Chuẩn bị của học sinh

Để giúp các em nắm được kĩ năng đọc đúng, lưu loát,… tôi hướng dẫnhọc sinh cách chuẩn bị bài ở nhà, cụ thể:

Trang 10

- Đọc trước bài ở nhà nhiều lần.

- Tự tìm những câu văn dài, tự ngắt nghỉ hơi ở câu văn đó

- Tìm và tự giải nghĩa từ theo mục chú giải cuối bài

- Đọc bài thơ, bài văn cho cha mẹ nghe và nhờ cha mẹ nhận xét để lên lớpđọc bài tốt hơn

Khi ở trên lớp học sinh cần:

- Chú ý lắng nghe cô giáo hướng dẫn đọc phát âm tiếng dễ lẫn, tiếng có

vần khó, cách đọc câu văn dài, đọc theo vai, đọc diễn cảm

- Học hỏi một số bạn có giọng đọc lưu loát, diễn cảm

- Tham gia tất cả các trò chơi, cuộc thi đọc được tổ chức trong giờ tập đọcmột cách tích cực

Nếu các em có ý thức đọc bài nghiêm túc, tích cực học hỏi và tìm tòi thìbản thân các em sẽ có kĩ năng đọc tốt môn Tiếng Việt Kĩ năng đọc của các emngày càng tiến bộ không những đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hay mà còn đọcđược diễn cảm bài văn, bài thơ

Biện pháp 4: Đọc mẫu của giáo viên

Đây là một hình thức trực quan sinh động có hiệu quả, có tác dụng làmmẫu cho học sinh luyện đọc Đã là công tác làm mẫu thì phải đủ điều kiện chuẩnxác, kĩ năng cao hơn đặc biệt là học sinh lớp 1, 2, 3 thường hay bắt chước vàlàm theo thầy, cô giáo Do vậy, thầy cô có phong cách như thế nào thì học sinhmang ảnh hưởng như thế đó Chính vì vậy, tôi luôn nhắc nhở mình phải là tấmgương sáng cho học sinh noi theo Trong giờ Tập đọc, tôi luôn đảm bảo việc đọcmẫu của mình thật chu đáo, thật diễn cảm, nét mặt, nụ cười, điệu bộ, Nếu đọcmẫu đảm bảo được 80% của bài đọc đó là sự thành công của giờ dạy Nó tạođược không khí sôi động, gây hứng thú cho học sinh Nó lôi cuốn học sinh vàoáng thơ giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ tùy theotừng bài giáo viên đọc mẫu

Ví dụ: Bài “Cuộc chạy đua trong rừng” (Tuần 28 – Sách giáo khoa Tiếng

Việt lớp 3, tập 2) Đọc toàn bài chú ý giọng đọc của mỗi đoạn, cụ thể:

- Đoạn 1: Giọng đọc hào hứng, nhấn giọng ở những chi tiết miêu tả hìnhảnh vui thích của ngựa con khi soi bóng mình dưới nước: “sửa soạn”, “mải mê”,

“chải chuốt”,…

- Đoạn 2: Giọng đọc âu yếm, ân cần đối với ngựa cha, ngựa con tự tin,ngúng ngẩy: “cha yên tâm”, “chắc chắn”, “sẽ thắng”

- Đoạn 3: Giọng đọc chậm, nhấn giọng ở các từ ngữ tả muông thú chuẩn

bị cuộc đua: “sốt ruột”, “ngắm nghía”, “giữ trật tự”, “ung dung”

- Đoạn 4: Giọng đọc nhanh, hồi hộp, đoạn cuối đọc chậm thể hiện sự nuốitiếc vì chủ quan của ngựa con

Trang 11

Bên cạnh đó, tôi chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, vật thật cho giờ học, bảngphụ ghi câu văn, đoạn văn khó cần luyện cho học sinh.

Hoặc khi dạy bài: “Chú ở bên Bác Hồ” (Tiếng Việt 3, tập 2) cần đọc với

giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọngkéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sựxúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú Chú ở đâu, / ở đâu ? //

Trường Sơn dài dằng dặc ? //

Trường Sa đảo nổi, / chìm ? //

Hay Kon Tum, / Đắk Lắk ? //

Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đọc

Để thực hiện được tốt 4 kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc thầm – đọc hiểu

và đọc diễn cảm, cần phải có những biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.Mọi sự thành công trong tiết học phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế một bàidạy tùy từng nội dung của từng bài, từng tiết học Do đó, cần thiết kế giáo áncho phù hợp thì tiết học mới đạt hiệu quả cao Chính vì vậy tôi đã vận dụng cácbiện pháp sau xen lẫn vào các tiết dạy

* Luyện đọc đúng

- Khi học sinh luyện đọc nối tiếp câu chọn ra những tiếng từ khó mà họcsinh hay phát âm sai cho học sinh luyện đọc Việc làm này là hết sức cần thiết,

vì có đọc được đúng mới tiến tới đọc được hay song đòi hỏi phải hướng dẫn tỉ

mỉ, cụ thể rõ ràng, có thể sử dụng trực quan để học sinh thấy được hệ thống môi,răng, lưỡi, bộ máy phát âm khi phát âm nó như thế nào

Ví dụ: Dạy bài “Hội Vật” các em học sinh dân tộc thiểu số thường đọc sai

các tiếng, từ như là: “Hội vật” thì lại đọc là “hội vất”, “chống đỡ” lại đọc “chôngđơ”, “mất đà” đọc “mật đa”, “Cản Ngũ” lại đọc “Cản Ngu”, “Quắm Đen” đọc

“Quoắn Đen”, “loay hoay” lại đọc “loáy hoáy”,… Để hướng dẫn các em đọcđúng các tiếng, từ đó tôi gọi học sinh đọc đúng đọc mẫu tiếng, từ khó cho nhữnghọc sinh đọc chưa đúng nghe, quan sát và luyện phát âm lại Tôi gọi những họcsinh đọc còn sai phát âm lại nhiều lần Như vậy mỗi một từ khó học sinh trựctiếp nhìn bằng mắt (nhìn lỗi mình đọc sai), được tập phát âm bằng miệng, đượcnghe bằng tai Từ đó các em nhớ lâu và đọc đúng

Trang 12

- Khi luyện đọc từ tôi đưa ra các từ khó mà các em hay phát âm sai Tôighi lên bảng bằng phấn trắng, dùng phấn màu gạch chân dưới phụ âm đầu hoặcvần mà học sinh dễ lẫn để các em chú ý hơn Tôi phân tích cho học sinh hiểuđược sự khác biệt giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai mà các emthường mắc Ngoài việc luyện đọc trong giờ Tập đọc, tôi hướng dẫn học sinhđọc yếu hay sai luyện đọc ở các tiết ôn luyện bằng cách: Liệt kê những cặp từ dễlẫn cho học sinh phân biệt và luyện đọc Ngoài ra tôi yêu cầu mỗi em có mộtquyển vở ô luyện đọc Sau mỗi bài tập đọc tìm từ và ghi lại tất cả các tiếng và từ

mà mình hay đọc sai vào vở luyện đọc và tự đọc dưới sự kiểm tra của giáo viên

và phụ huynh

- Đọc đúng là sự tái hiện không đọc thừa, không xót từng âm, vần, tiếng,đọc đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ thống ngôn ngữ chuẩn, tức là đọc đúngchính âm Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệchchuẩn Đọc đúng bao gồm đọc đúng dấu thanh, vần, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọcđúng ngữ điệu) Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các

âm vị tiếng Việt Học sinh lớp tôi thường hay đọc sai dấu thanh, thiếu dấu thanh

là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ Như vậy, cần luyện cho học sinh cách đọc nhưsau:

+ Luyện đọc đúng các tiếng, từ có dấu thanh, có ý thức phân biệt sai nghĩacủa từ Khi học sinh đọc sai, tôi hướng dẫn các em tự phát hiện ra lỗi sai củamình và yêu cầu các em đọc phát âm lại nhiều lần hoặc tôi gọi học sinh đọcchuẩn đọc lại tiếng từ đó để bạn đọc sai phát hiện ra lỗi của mình và đọc lại

+ Luyện đọc đúng các tiếng, từ có vần ay/ai, an/at, oa/ao, uyu/uy, ot/on,anh/ang,… khi học sinh phát âm sai, tôi phát âm mẫu cho học sinh đọc theo, nếuhọc sinh nào yếu thì tôi đánh vần những vần đọc sai đó

+ Luyện đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng ngữ điệu của câu cầnphải dựa vào nghĩa, quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi chođúng, khi đọc không được tách một từ ra làm hai (Ví dụ: Trời thu bận xanh;không ngắt hơi: Trời / thu bận xanh)

+ Không tách với danh từ đi sau (Ví dụ: Không đọc “Trăm cô / gái tựa /tiên sa” mà phải đọc “Trăm cô gái / tựa tiên sa”)

Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Mồ Côi xử kiện” (Tiếng Việt lớp 3, tập 1),

tôi gọi một em đọc tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các emphát hiện những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát

âm đúng các từ đó Ví dụ như từ: ngày xưa, công đường, bồi thường,… bằngcách cho các em phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nàođọc chưa chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần, rồi tôi cùng sửa cho các

em Đối với em yếu, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều

em được luyện đọc từ khó Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa saingay những tiếng, từ các em còn đọc sai nhất là cách ngắt nghỉ Bên cạnh đó, tôicòn giúp các hiểu nghĩa của các từ ngữ trong phần chú giải và cung cấp thêm từmới sau đó giải nghĩa để học sinh hiểu được nghĩa của từ “đa tình” và cho các

em nhắc lại nghĩa của từ đó

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công văn 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3, 4, 5 Khác
2. Công văn số 8114/BGDĐT-GDTH V/v nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2009 Khác
3. Công văn 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Khác
4. Công văn 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 Hướng dẫn điều chính nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học Khác
5. Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 05 tháng 5 năm 2006 Khác
6. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 ban hành Điều lệ trường tiểu học Khác
7. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học Khác
10. Dự án PEDC dạy học cho HS có hoàn cảnh khó khăn (Dự án GDTH cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w