Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với phân môn Tập đọc ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng đã có không ít các giáo sư, tiến sĩ,… dày công nghiên cứu và đưa ra các biện p
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người Ngôn ngữ là hiện tượng trực tiếp của tư tưởng : Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm trạng tình cảm của loài người Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với HSTH Bởi vì nếu HSTH không có vốn từ vựng tiếng Việt thì không thể sử dụng đúng tiếng Việt và sẽ rất khó khăn trong giao tiếp, trong học tập Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học là : Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy học tiếng Việt sẽ góp phần rèn luyện các thao tác tư duy; cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.2 Ở tiểu học, phân môn Tập đọc có vị trí quan trọng, có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho HS, là môn học giúp HS chiếm lĩnh được một công cụ mới : chữ viết; có được năng lực mới : đọc thông viết thạo Từ đó mở cánh cửa bước vào địa hạt của người biết đọc, biết viết để có điều kiện nắm lấy kho tàng tri thức và văn hóa của loài người tàng trữ trong sách vở Đối với HS lớp 3, việc rèn kĩ năng đọc vô cùng quan trọng, nó giúp HS hiểu đúng văn bản, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô và mái trường… từ
đó làm giàu kiến thức văn hóa, ngôn ngữ, phát triển nhân cách cho HS… nhờ biết đọc các em có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình
1.3 Trường Tiểu học Lục Sơn nằm ở địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam
- tỉnh Bắc Giang, HS là con em dân tộc chiếm số đông, HS dân tộc Kinh chiếm
số lượng ít Do những đặc điểm trên nên khi áp dụng chương trình vào giảng dạy còn gặp nhiều trở ngại, chất lượng đọc của HS trong giờ Tập đọc chưa cao Điều này đòi hỏi nhà trường cần có biện pháp khắc phục để đạt kết quả cao hơn trong giờ dạy - học Tập đọc Từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn viết khóa luận
Trang 2“Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn,
huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang” với mong muốn góp phần nâng cao hơn
chất lượng đọc cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
2 Lịch sử vấn đề
Tập đọc là phân môn thực hành có nhiệm vụ quan trọng là hình thành năng lực đọc cho HS Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đối với phân môn Tập đọc ở tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng đã có không ít các giáo sư, tiến sĩ,… dày công nghiên cứu và đưa ra các biện pháp thích hợp, điển hình là các công trình sau :
Phương pháp dạy học Tiếng Việt (giáo trình chính thức đào tạo GVTH hệ
cao đẳng sư phạm 12+2) của Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến Trong cuốn này tác giả đã đưa ra được cơ sở lí luận
và một số phương pháp dạy học Tập đọc ở tiểu học
Công trình nghiên cứu Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học (Lê
Phương Nga, NXB Giáo dục - 2003) Tác giả đã đưa ra những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học rất phong phú nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc
Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn Dạy học Tập đọc ở tiểu học đã đi sâu
nghiên cứu về phân môn Tập đọc với các vấn đề lí luận chung, một số vấn đề tổ chức dạy học tập đọc Đồng thời tác giả đã đưa ra một số biện pháp để hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc cho HS Đây là cơ sở quan trọng để GV vận dụng vào dạy học tập đọc và rèn kĩ năng tập đọc cho phù hợp với đối tượng HS của mình
Cuốn “Đổi mới dạy học ở tiểu học” (NXB Giáo dục - 2005 của Bộ giáo
dục và Đào tạo), dự án phát triển GVTH Cuốn này giúp bạn đọc nắm được những đổi mới trong nội dung và phương pháp bài dạy phân môn Tập đọc theo chương trình SGK mới
Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học - (tài liệu đào tạo
GV - 2007) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển GVTH, tác giả cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung, chương trình SGK mới, về phương
Trang 3pháp dạy và học theo chương trình mới Tác giả đã trình bày một cách chi tiết,
cụ thể về cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học cho từng phân môn Đặc biệt tác giả còn giới thiệu được một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi mới như : sử dụng bộ đồ dùng học tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình,… nhằm phục vụ cho quá trình dạy - học đạt kết quả cao nhất
Trong cuốn Phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học (Tài liệu bồi dưỡng GV) của dự án phát triển GVTH đã nghiên cứu và hướng
dẫn HS trong giờ Tập đọc Đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn có thể áp dụng vào dạy đọc không chỉ đối với HS dân tộc thiểu số mà ngay cả đối với HS dân tộc Kinh thì những biện pháp này vẫn hoàn toàn có tác dụng tích cực
Dạy lớp 3 theo chương trình tiểu học mới của dự án phát triển GVTH đã
đề cập đến những phương pháp, biện pháp chủ yếu để dạy đọc trong đó chú trọng phương pháp đọc mẫu, phương pháp luyện đọc theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng trò chơi học tập nhưng mới chỉ đề cập đến vấn đề mang tính lí luận của phương pháp, chưa hướng dẫn cụ thể
Cuốn Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt (Giáo trình đào tạo GVTH hệ cao
đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) Tác giả Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh đã đưa ra kĩ thuật đọc ở các hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm đây cũng là những gợi ý để tôi đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 3, trường Tiểu học Lục Sơn
Những công trình nghiên cứu trên với các hướng nghiên cứu khác nhau song đều đưa ra những lí luận có tính thuyết phục cho dạy học tập đọc, đây là cơ
sở quan trọng để người viết đi sâu vào tìm hiểu “Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho
HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang” sao cho
có hiệu quả
3 Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận dựa trên những lí luận chung về dạy học tập đọc đồng thời căn
cứ vào đặc điểm, khả năng đọc của HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn để đưa
ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc
Trang 4- Qua nghiên cứu giúp GV Trường Tiểu học Lục Sơn có sự nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc cho HS Từ đó biết lựa chọn, tìm ra những biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm và trình độ của HS nhằm nâng cao hiệu quả giờ Tập đọc
- Giúp người viết khóa luận nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận dạy tập đọc và biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 3
- Khảo sát SGK và thực tế dạy đọc ở lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
- Thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của khóa luận
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về nội dung phân môn Tập đọc trong SGK lớp 3 và việc dạy tập đọc lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
6 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc tham khảo tài liệu, phân tích, tổng hợp khái quát hóa các vấn đề tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho khóa luận
- Phương pháp thống kê khảo sát thực tế nhằm củng cố cơ sở thực tiễn cho khóa luận bằng cách dự giờ, phát phiếu điều tra, trắc nghiệm,…
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp lí thuyết và thực tiễn khái quát và rút ra những kết luận, đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS
Trang 57 Giả thiết khoa học
Nếu khóa luận được thực hiện thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non, GV Trường Tiểu học Lục Sơn, huyện Lục Nam
- tỉnh Bắc giang để góp phần rèn kĩ năng đọc cho HS
8 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lí luận : Nghiên cứu đọc và rèn kĩ năng đọc ở nhà trường tiểu học;
cơ sở tâm, sinh lí của việc dạy đọc; cơ sở ngôn ngữ và văn học của việc dạy đọc; các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tiếng Việt ở tiểu học
Cơ sở thực tiễn : Tìm hiểu nội dung chương trình phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3; thực trạng dạy - học phân môn Tập đọc lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
Chương 2 : Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
Tác giả đề xuất 10 biện pháp : Tạo hứng thú học tập cho HS; GV rèn kĩ năng đọc mẫu; Hướng dẫn HS rèn kĩ năng đọc đúng; Hướng dẫn HS rèn kĩ năng đọc diễn cảm; Hướng dẫn HS rèn kĩ năng đọc thầm; thiết kế hệ thống câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài; sử dụng đồ dùng trực quan; sử dụng trò chơi; dạy học Tập đọc theo hướng tích hợp với các phân môn và môn học khác; sử dụng hoạt động ngoại khóa trong rèn kĩ năng đọc cho HS
Chương 3 : Thể nghiệm sư phạm
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KHÓA LUẬN 1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đọc và rèn kĩ năng đọc ở nhà trường tiểu học
1.1.1.1 Đọc là gì
Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ dạy học tiếng Nga” (1988) viện sĩ M R Lơvốp đã định nghĩa “Đọc là một hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang dạng thức lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với hình thức đọc thầm)”
Định nghĩa này là một quan niệm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã hai bậc chữ viết đến âm thanh và chữ viết (âm thanh) đến nghĩa Như vậy, đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mã (gồm 2 phần) chữ viết và
âm thanh nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần phát âm thành tiếng theo đúng như kí hiệu chữ viết, mà còn là quá trình nhận thức, để có kĩ năng thông hiểu những gì đọc được Trên thực tế nhiều khi người ta đã không hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ Nhiều chỗ, người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ âm còn việc chuyền từ âm sang nghĩa đã không được chú ý đúng mực
Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình luyện tập lâu dài T.G.E Gôrốp chia việc hình thành này thành 3 giai đoạn phân tích, tổng hợp (còn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hành động) và giai đoạn tự động hóa
Trang 7HS lớp 2, 3 bắt đầu đọc tổng hợp Thời gian gần đây người ta đã chú trọng hơn đến những mối quan hệ quy định lẫn nhau của việc hình thành kĩ năng đọc, đồng thời hướng tới việc hoàn thiện kĩ năng đọc, hướng đến đọc có ý thức bài đọc
1.1.2.3 Ý nghĩa của việc đọc và rèn kĩ năng đọc
Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu của văn hóa, khoa học,
tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây ta biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên xã hội tư duy Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức
mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn Không biết đọc con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện Đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc
để tự học, học cả đời
Chính vì vậy Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở tiểu học Nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó đọc để học Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập, nó cũng là một công cụ để học các môn học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập Đồng thời nó tạo điều kiện cho HS có khả năng tự học Đọc là khả năng không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh Biết đọc sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết cách suy nghĩ lôgic, tư duy có hình ảnh
Trang 8Như vậy việc dạy đọc và rèn kĩ năng đọc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển
1.1.2.4 Nhiệm vụ của dạy đọc và rèn kĩ năng đọc ở trường tiểu học
a) Hình thành năng lực đọc cho HS
Tập đọc là phân môn thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho HS Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” : đọc đúng, đọc nhanh, (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung những gì mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm
- Đọc thành tiếng là hình thức đọc phát ra âm thanh Hình thức đọc này dựa theo nghiên cứu quá trình của người mới tập đọc là hoạt động dùng mắt để nhận biết văn bản viết đồng thời sử dụng cơ quan phát âm phát ra thành âm thanh để người khác nghe được Đọc thành tiếng chính là hoạt động chuyển văn bản ngôn ngữ viết thành văn bản ngôn ngữ âm thanh
- Hình thức đọc thành tiếng trong nhà trường được chia thành hai mức độ
Yêu cầu của kĩ thuật đọc thầm là :
+ Tập trung chú ý trong khi đọc
+ Rèn luyện để có tốc độ đọc thầm nhanh
+ Tự kiểm tra kết quả đọc thầm
Trang 9b) Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách, làm việc với văn bản, làm việc với sách cho HS
Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng, ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa Nói cách khác thông qua việc dạy đọc, phải làm cho HS thích thú và thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển
c) Các nhiệm vụ khác
Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh việc rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có các nhiệm vụ sau :
- Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức văn học cho HS
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho HS
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho HS
1.1.2 Cơ sở tâm lí, sinh lí của việc dạy đọc
Để tổ chức giờ Tập đọc cho HS chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc Đặc biệt tâm, sinh lí của HS khi đọc là cơ sở của việc dạy đọc
Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở của nó là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác
Đọc được xem là một hoạt động có hai mặt quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại bằng lời nói âm thanh Đó là vận động tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ nghĩa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì được đọc Đọc bao gồm những yếu tố tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các
cơ quan thính giác và thông hiểu những gì được đọc, càng ngày những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động đến nhau nhiều hơn
Nhiệm vụ cuối cùng của sự phát triển kĩ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa những mặt riêng lẻ này trong quá trình đọc Đó là điểm phân biệt người
Trang 10mới biết đọc và người đọc thành thạo HS càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chính xác biểu cảm bấy nhiêu Đọc là hiểu nghĩa chữ viết, nếu trẻ không hiểu những từ đưa ra cho các em đọc thì các em sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công
Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ hứng thú cho việc đọc Như nhà thơ Puskin khi được hỏi “Vì sao ông đọc hay thế ?” thì nhà thơ đã trả lời : “Vì tôi đã thấy tất cả những gì tôi đọc” Điều đó cho thấy hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc
Mục đích đọc hiểu chỉ có thể đạt được thông qua con đường luyện giao tiếp có ý thức Một phương tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là một mục tiêu đạt tới trong sự chiếm lĩnh ngôn ngữ chính là việc đọc thành tiếng và đọc thầm
Quá trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau :
+ Hiểu các từ ngữ
+ Hiểu nghĩa các câu
+ Hiểu nghĩa các khối đoạn
+ Hiểu nghĩa được cả bài
HSTH không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những bài mình đọc Hầu như toàn bộ sức chú ý đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát
âm, còn nghĩa thì chưa đủ thì giờ và sức lực để mà nhận biết Mặt khác, do vốn từ, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu nội dung còn khó khăn Đây là cơ sở để hình thành năng lực đọc hiểu cho HSTH
1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ và văn học với việc dạy đọc
Phương pháp dạy học Tập đọc phải dựa trên cơ sở ngôn ngữ học Nó liên quan mật thiết đến một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính
tả, chữ viết, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học) vấn đề nghĩa của từ, câu, đoạn, bài (thuộc từ vựng học, ngữ pháp học) vấn đề dấu câu, các kiểu câu, (thuộc ngữ pháp học)
Mặt khác, cần phải thấy rằng hiện nay, những vấn đề nghiên cứu của việt ngữ học còn hạn chế, chưa đáp ứng những vấn đề đòi hỏi của phương pháp
Trang 11Ví dụ : Việc chưa thống nhất được một chuẩn chính âm, những nghiên cứu
ít ỏi về ngữ điệu tiếng Việt, làm cho phương pháp dạy Tập đọc không tránh khỏi những lúng túng khi giải quyết những vấn đề về đọc đúng, đọc diễn cảm Chẳng hạn, không giải quyết được vấn đề phát âm địa phương một cách có tính nguyên tắc, không có được những chỉ dẫn cụ thể cho đọc đúng, đọc diễn cảm đành bằng lòng với những cách nói chung chung, hời hợt
a) Vấn đề chính âm trong tiếng Việt
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu quả về mặt xã hội Vấn đề chuẩn mực phát âm tiếng Việt đang là vấn đề thời sự
có nhiều ý kiến khác nhau Nó liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng chính âm Vấn đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên bình diện ngữ âm giữa các phương ngữ, một hiện tượng khách quan có liên quan đến chuẩn chính âm
Bảng 1 : Những nét khác biệt về chuẩn chính âm giữa các vùng phương ngữ
b) Vấn đề ngữ điệu tiếng Việt
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc Ngữ điệu là một trong những thành phần của ngữ điệu Ngữ điệu gồm toàn bộ các phương tiện siêu đoạn (siêu âm đoạn tính) được sử
Trang 12dụng ở bình diện câu như cao độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ mạnh yếu của âm thanh hay là áp suất trên một đơn vị diện tích của môi truyền dẫn), trường độ (độ dài ngắn của âm thanh hay là thời gian thực tế của âm thanh), âm sắc (sắc thái riêng của âm thanh), Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói
Mỗi ngôn ngữ có một lời nói riêng Ngữ điệu tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ có âm thanh khác, chủ yếu được biểu hiện ở sự lên giọng và xuống giọng (cao độ), sự nhấn giọng (cường độ), sự ngưng giọng (trường độ) và sự chuyển giọng (phối hợp cả cường độ và trường độ)
Trong cấu trúc của ngữ điệu có “phần cứng” và “phần mềm” :
- Phần cứng là những đặc trưng vốn có của các thành phần tham gia cấu thành ngữ điệu (như đặc trưng vốn có của cao độ, cường độ, trường độ) phần này mang tính bắt buộc, tính xã hội và tính phổ quát
+ Phần mềm là sự sáng tạo của người nói, người đọc khi sử dụng ngữ điệu Phần này mang tính nghệ thuật, tính cá nhân, gắn với những tình huống giao tiếp, những trường hợp sử dụng cụ thể đồng thời cũng mang tính sáng tạo Như vậy theo nghĩa rộng, ngữ điệu là toàn bộ những phương tiện như sự lên giọng, xuống giọng, chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng được thống nhất thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ, tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mô tả gọi là ngữ điệu Như vậy, ngữ điệu chính là sự hòa đồng về âm hưởng của bài đọc Nó có giá trị lớn về bộc lộ cảm xúc, vì vậy sử dụng ngữ điệu rất quan trọng trong rèn kĩ năng đọc đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm
c) Lí thuyết văn bản, phong cách văn bản và việc dạy đọc
Việc dạy đọc không thể không dựa trên lí thuyết về văn bản Những tiêu chuẩn để phân tích, đánh giá một văn bản (ở đây muốn nói tới những bài Tập đọc ở tiểu học) nói chung cũng như lí thuyết để phân tích, đánh giá các tác phẩm văn chương nói riêng
Việc hình thành kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc hiểu cho HS phải dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá một văn bản tốt : Tính chính xác, tính đúng đắn và tính thẩm mĩ, dựa trên các đặc điểm về các kiểu ngôn ngữ, các phong
Trang 13cách chức năng, các thể loại, các bảng điểm về loại thể của tác phẩm văn chương dùng làm ngữ điệu đọc ở tiểu học
Ví dụ : Cách đọc khai thác để hiểu nội dung một bài thơ, một đoạn tả cảnh, một câu tục ngữ, một truyền thuyết, một bài lịch sử, một bài có tính chất khoa học thường thức, là khác nhau Việc hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài đọc cũng phải dựa trên những hiểu biết về đề tài, chủ đề kết cấu nhân vật, quan
hệ giữa nội dung và hình thức, các biện pháp thể hiện trong tác phẩm văn học nhằm miêu tả, kể chuyện và biểu hiện các phương tiện, biện pháp tu từ
Việc luyện đọc cho HS phải dựa trên những đặc điểm ngôn ngữ văn học, tính hình tượng, tính tổ chức cao và tính hàm xúc đa nghĩa của nó
1.1.4 Các phương pháp đặc trưng của dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Có nhiều phương pháp dạy học đặc trưng của dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học có thể áp dụng vào dạy phân môn Tập đọc như :
Phương pháp phân tích ngôn ngữ : Là phương pháp được sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ : Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ các kiểu đơn vị ngôn ngữ Hình thức và cách thức cấu tạo ý nghĩa của việc sử dụng chúng trong nói năng Các dạng phân tích ngôn ngữ : quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu của quá trình phân tích ngôn ngữ nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau rồi sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định), phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích các tác phẩm văn chương, Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của các dạng ngôn ngữ khác nhau : bài tập viết, chính tả, kể lại các bài văn với nhiệm vụ phân tích
Phương pháp luyện tập theo mẫu : Là phương pháp mà HS tạo các đơn vị ngôn ngữ, lời nói bằng cách mô phỏng lời thầy giáo, phương pháp này gồm nhiều dạng bài tập như kể lại, đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo thầy giáo Phương pháp này thường được sử dụng trên giờ Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Trang 14Phương pháp giao tiếp : Là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói những thông báo sinh động và giao tiếp bằng ngôn ngữ Phương pháp này gắn liền với phương pháp luyện tập thep mẫu, cơ sở của phương pháp giao tiếp là chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Nếu ngôn ngữ được coi là phương tiện giao tiếp thì lời nói được coi là bản thân sự giao tiếp bằng ngôn ngữ Dạy tiếng Việt theo hướng giao tiếp tức là dạy phát triển từng lời nói của từng cá nhân HS Phương pháp giao tiếp coi trọng sự phát triển lời nói còn những kiến thức lí thuyết thì được nghiên cứu trên cơ sở phân tích các hiện tượng đưa ra trong bài Để thực hiện phương pháp giao tiếp phải tạo ra cho HS nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, môi trường giao tiếp, các phương tiện giao tiếp và các thao tác giao tiếp
Việc tách ra từng phương pháp là để giải thích rõ nội dung của chúng Trong thực tế dạy học, các phương pháp thường được sử dụng phối hợp chặt chẽ không có phương pháp nào là vạn năng Điều quan trọng là phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để lựa chọn phương pháp cho phù hợp Các yếu tố liên quan trực tiếp đến phương pháp là nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, khả năng của HS, trình độ của GV, điều kiện vật chất
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
SGK Tiếng Việt 3 gồm 93 bài Tập đọc, trong đó có 30 bài thơ, 63 bài văn xuôi (truyện, văn miêu tả, văn bản khoa học, nghị luận và văn bản thông thường), 18 bài là tác phẩm văn học nước ngoài hoặc có nội dung về nước ngoài
và người nước ngoài
Chương trình gồm 15 chủ điểm lớn như : Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc trung nam, Anh em một nhà, Thành thị và nông thôn, Bảo vệ tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất Mỗi chủ điểm được học trong hai tuần, riêng chủ điểm Ngôi nhà chung học trong 3 tuần
Bám sát các chủ điểm, nội dung phân môn Tập đọc phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, từ gia đình, nhà trường, quê hương, các vùng miền và các dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hóa, khoa học, thể thao và các
Trang 15vấn đề lớn của xã hội như bảo vệ hòa bình, phát triển tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các dân tộc, bảo vệ môi trường sống, chinh phục vũ trụ,
Trong các bài Tập đọc việc sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa ngắn gọn, dễ hiểu tạo nên hình ảnh ngôn ngữ Vì vậy nhờ sự phân dạng các bài Tập đọc đã góp phần giúp GV xác định được đặc trưng riêng của từng giọng điệu để hướng dẫn HS đọc tốt, đọc hay và nâng cao chất lượng cảm thụ của HS bằng chính giọng đọc của mình
Về thơ, thể thơ trữ tình chiếm vị trí đa số Các bài thơ được trích dẫn từ hình ảnh nhạc điệu quen thuộc, thiên về giáo dục tình cảm, đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, gia đình, trường học, tình hữu nghị, những ước mơ cao đẹp, Giúp HS nâng cao kĩ năng, cảm xúc thẩm mĩ, kích thích các em đọc đúng, đọc hay để cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương
1.2.2 Thực trạng dạy - học phân môn Tập đọc lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
Trường Tiểu học Lục Sơn có tổng số 30 GV trong đó GV dạy lớp 3 gồm 6
GV (3 GV dạy chính kiêm chủ nhiệm và 3 GV dạy bộ môn) Các GV tham gia giảng dạy đều đạt chuẩn GVTH trong đó 2 GV đạt trình độ đại học, 4 GV đạt trình độ cao đẳng
Trường có 3 lớp 3, tổng số HS và thành phần HS được thể hiện qua bảng sau : Bảng 2 : Tổng số HS và thành phần HS khối lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
Trang 16giáo dạy phân môn Tập đọc lớp 3 của trường cho dự giờ, trò chuyện Qua các cuộc đàm thoại trực tiếp với các GV dạy phân môn Tập đọc, tôi ghi lại được một
số kết quả quan trọng
Với câu hỏi thứ nhất : Theo cô ở lớp 3 Tập đọc là phân môn như thế nào ?
Thì cả 3 cô đều cho rằng Tập đọc là phân môn rất quan trọng và nó có tác động đến nhiều môn học khác Đây là một nhận thức đúng đắn bởi muốn dạy tốt được phân môn này cần phải hiểu đúng về tầm quan trọng của nó từ đó sẽ chú trọng hơn đến việc rèn đọc cho HS
Việc sử dụng phương pháp dạy học sao cho đạt kết quả tốt cũng là một
vấn đề đáng quan tâm, khi tôi đưa ra câu hỏi thứ hai : Trong giờ dạy Tập đọc lớp
3 cô thường sử dụng những phương pháp nào ? Cả 3 cô đều cho biết : phương
pháp đọc mẫu và luyện đọc theo mẫu, phương pháp trực quan, phương pháp giao tiếp, phương pháp hỏi đáp, phương pháp khen thưởng,
Qua hai tiết dự giờ ở lớp 3A và lớp 3C tôi nhận thấy đội ngũ GV đã đảm bảo về mặt kiến thức chuyên môn là chuẩn GVTH Trong quá trình giảng dạy cũng đã có sự đổi mới về phương pháp, thích ứng với nội dung chương trình mới nhưng vẫn gặp một số khó khăn trong giảng dạy dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao
Khi trò chuyện với cô Bàn Thị Thanh - GV dạy Tập đọc kiêm chủ nhiệm
lớp 3C (lớp chọn), cô cho tôi biết : HS lớp 3C phần lớn là HS dân tộc Kinh (chiếm khoảng 54%), nhìn chung điều kiện gia đình các em khá, điều kiện học tập tốt nên các em có khả năng đọc tốt, bên cạnh đó các em HS dân tộc cũng là những HS được lựa chọn vào lớp chọn nên có khả năng đọc khá tốt Hứng thú học phân môn Tập đọc của các em cao, các em đã tự biết cách đọc bài theo loại thể, tự biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, tuy khả năng đọc diễn cảm chưa cao và phần nhiều các em còn phát âm ngọng hai phụ âm l/n Đây là những khó khăn
lớn mà cô Thanh trăn trở, đang từng bước sửa lỗi cho các em nhưng cô cho biết
“Hiệu quả sửa lỗi chưa khả quan, việc phát âm sai phụ âm l/n đã là một hiện tượng đối với các em HS đặc biệt là HS dân tộc Kinh Việc sửa lỗi phát âm hai phụ âm này là rất khó, cần phải có quá trình lâu dài”
Trang 17Khi trò chuyện với cô Đỗ Thị Quyến - GV dạy Tập đọc kiêm chủ nhiệm
lớp 3B, cô cho tôi biết : HS lớp 3B khả năng đọc chưa cao : Một bộ phận HS còn đọc chậm, ngắt nghỉ hơi tự do, hứng thú học phân môn Tập đọc chưa cao, giờ học chưa sôi nổi, việc rèn đọc còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là ít em
có khả năng đọc diễn cảm và việc sửa lỗi cho các em cũng gặp nhiều khó khăn
Qua tiết dự giờ lớp 3A tôi nhận thấy nhìn chung khả năng đọc của các em còn chưa cao, lỗi phát âm còn nhiều và giờ học chưa sôi nổi Trong giờ dạy cô Hoàng Thị Ngoan - GV chủ nhiệm lớp 3A việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giờ dạy còn chưa đạt hiệu quả cao
Về phía nhà trường tôi nhận thấy Trường Tiểu học Lục Sơn là trường có
cơ sở vật chất khá tốt Có thư viện đọc và các cây thư viện đọc dành cho HS được đặt quanh sân trường Tuy nhiên, nhà trường còn chưa đạt hiệu quả cao trong việc lôi cuốn các em tham gia đọc, số lượng truyện thiếu nhi, báo nhi đồng, báo thiếu niên tiền phong, trong các cây thư viện ít được luân chuyển, đổi mới Các cơ sở vật chất khác như phòng học khang trang, đồ dùng dạy - học khá đầy đủ, máy tính, máy chiếu của nhà trường đã được trang bị, tuy nhiên còn thiếu Nhiều GV có trình độ tin học còn thấp nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phân môn Tập đọc cũng như các môn học khác còn hạn chế, chưa phát huy hết được hiệu quả của giờ học
Trang 18Bảng 4 (câu 2) : Em thích đọc loại bài nào ?
Bảng 7 (câu 5) : Ở nhà em có thường xuyên luyện đọc không ?
Lớp Số HS Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Trang 19Bảng 8 : Một số lỗi phát âm sai phụ âm đầu của HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
Lỗi phát âm l/n
(%)
tr/ch (%)
r/d/gi (%)
s/x (%)
(56%)
8/25 (32%)
5/25 (20%)
6/25 (24%)
(48%)
9/25 (36%)
6/25 (24%)
7/25 (28%)
(63%)
5/24 (21%)
4/24 (17%)
2/24 (8%)
Bảng 9 : Một số lỗi phát âm phần vần của HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
Lớp Tổng số HS
Lỗi phát âm eo/oeo
(%)
iu/uyu (%)
iêt/iêc (%)
(24%)
8/25 (32%)
3/25 (12%)
(28%)
6/25 (24%)
4/25 (16%)
(8%)
3/24 (13%)
1/24 (4%)
Trang 20Bảng 10 : Lực học phân môn Tập đọc của HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn
Từ các dữ liệu thu được tôi đi đến kết luận như sau :
Nhìn chung các em HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn đều có hứng thú học phân môn Tập đọc (chiếm 72%) Nhưng bên cạnh đó còn một bộ phận HS còn chưa có hứng thú cao trong học phân môn này (chiếm 27%), và không có hứng thú học phân môn này (1%) Đây là một khó khăn đầu tiên đối với việc rèn
kĩ năng đọc cho các em vì hứng thú học là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả rèn kĩ năng đọc Vì vậy cần tìm ra biện pháp để nâng cao hứng thú học tập đọc cho HS
Đối với loại bài đọc, thể loại mà các em thích đọc là thơ (100%), văn xuôi gồm nhiều loại như truyện, văn bản khoa học, Văn bản hành chính các em ít thích đọc hơn (thích 65%, bình thường 32%, không thích 1%) Kết quả đó cũng không gây cho tôi sự bất ngờ vì thơ giúp các em dễ thuộc, còn văn xuôi thì đa dạng về thể loại Ở các bài văn nói về danh nhân, truyện, với nhiều từ ngữ miêu tả, hình ảnh giúp các em dễ tiếp cận với nội dung bài đọc nên các em thích đọc Nhưng bên cạnh đó còn có các văn bản theo phong cách khoa học, hành chính lời đọc thường nhanh, mạnh, gọn, rứt khoát, trang nghiêm khó đọc nên hứng thú đọc của các em chưa cao Vì vậy, GV cần giúp HS nâng cao hứng thú đọc các thể loại này
Trò chơi là một biện pháp dạy học được vận dụng trong các môn học ở tiểu học rất phổ biến, nó phù hợp với đặc điểm HSTH Qua kết quả khảo sát cho
Trang 21thấy tỉ lệ HS thích tham gia chơi trò chơi trong giờ Tập đọc cao (92%) Điều đó cho thấy trò chơi có tác dụng rất lớn đối với HS, tạo cho các em niềm tin hứng thú khi đọc Do đó, GV cần thiết kế những trò chơi hay, thu hút HS tham gia chơi, thực hiện được mục đích học mà chơi - chơi mà học trong giờ Tập đọc Giáo dục đổi mới cả nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách nhận xét, đánh giá Giờ đây GV không còn giao cho HS bài tập về nhà nhiều như trước, việc rèn đọc được thực hiện chủ yếu trên lớp Tuy nhiên đối với những HS yếu thì sự hỗ trợ từ gia đình giúp các em rèn đọc ở nhà là rất cần thiết Kết quả trên cho thấy việc rèn đọc ở nhà của các em bị coi nhẹ Bên cạnh những HS dân tộc Kinh, điều kiện gia đình khá (nhiều HS là con em cán bộ) được gia đình quan tâm rèn đọc cho con thì các em HS dân tộc lại không được gia đình quan tâm như vậy Các em HS dân tộc thường đọc yếu hơn, vì vậy mà hứng thú đọc chưa cao, về nhà các em lười đọc Điều đó giải thích vì sao ở lớp 3C (lớp chọn) chiếm tới 54% HS dân tộc Kinh lại có khả năng đọc tốt hơn hẳn 2 lớp còn lại
Rèn kĩ năng đọc không tách khỏi yêu cầu sửa lỗi phát âm cho HS, dù HS đọc nhanh, diễn cảm tốt đến đâu nhưng phát âm sai thì chưa được coi là có kĩ năng đọc tốt Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn đều mắc lỗi phát âm Hai phụ âm mà các em mắc lỗi phát âm nhiều nhất là l/n (HS dân tộc Kinh hầu như phát âm sai hai phụ âm này), tiếp theo là các phụ âm tr/ch, r/d/gi, s/x Nhiều HS chỉ phát âm sai 1 đến 2 phụ âm nhưng có những em phát âm sai nhiều phụ âm, vần Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến phát
âm sai tôi rút ra được mấy nguyên nhân chủ yếu sau :
Thứ nhất, do ảnh hưởng của vùng phương ngữ
Thứ hai, do GV chưa chú trọng hoặc thường sửa lỗi phát âm cho HS nhưng hiệu quả chưa cao
Thứ ba, do các em chịu ảnh hưởng bởi cách phát âm sai từ gia đình và mọi người ở nơi mà em sống
Thứ tư, do khả năng đọc của nhiều em HS dân tộc còn chưa cao vì vậy các em còn chú trọng vào việc đọc lưu loát hơn chứ chưa chú trọng đến sửa lỗi phát âm
Trang 22Tóm lại qua phần tìm hiểu thực trạng học phân môn Tập đọc của HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn tôi thấy nhìn chung các em đã có hứng thú học học phân môn này nhưng hứng thú chưa cao Khả năng đọc của HS là đa trình độ,
số HS giỏi chiếm 20%, Số HS khá chiếm 41%, số HS trung bình chiếm 34 %, còn lại số HS yếu chiếm 5 % Lớp 3C có lực học khá cao là do đây là lớp chọn, các HS trong lớp chiếm phần lớn là HS người Kinh có điều kiện gia đình khá Bên cạnh đó số HS dân tộc được lựa chọn vào lớp này cũng là những em có khả năng học tốt Trong khi đó lực học phân môn Tập đọc của hai lớp còn lại kém hơn hẳn Từ thực trạng trên đòi hỏi trong giờ dạy Tập đọc GV phải linh hoạt sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để mọi HS đều có thể nắm được bài
và ngày càng có kĩ năng đọc tốt hơn Đây cũng chính là cơ sở để tôi đề xuất các biện pháp vào dạy học phân môn Tập đọc lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn, huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
TIỂU KẾT
Về cơ sở lí luận, người viết đi tìm hiểu đọc và rèn kĩ năng đọc ở nhà trường tiểu học (khái niệm đọc, khái niệm kĩ năng đọc, ý nghĩa của đọc và rèn kĩ năng đọc, nhiệm vụ của đọc và rèn kĩ năng đọc); cơ sở tâm sinh lí của việc dạy đọc; cơ
sở ngôn ngữ và văn học; một số phương pháp đặc trưng của dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học có thể áp dụng vào dạy phân môn Tập đọc lớp 3 Đây là vấn đề người viết tìm hiểu qua tài liệu tham khảo Thông qua cơ sở lí luận cho thấy rèn kĩ năng đọc cho HS có vai trò quan trọng và cấp thiết, nó là tiền đề giúp các em học tốt môn học này và cũng là cơ sở để học tốt các môn học khác trong chương trình lớp 3 cũng như chuẩn bị cho yêu cầu về kĩ năng đọc cao hơn ở các lớp trên
Về cơ sở thực tiễn, người viết tìm hiểu về nội dung chương trình phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3; tìm hiểu về thực trạng dạy và học phân môn Tập đọc lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn Qua khảo sát người viết nhận thấy rằng nội dung chương trình phân môn Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 rất phù hợp với sự đổi mới giáo dục hiện nay, nhìn chung HS đã có hứng thú học phân môn này Tuy nhiên khả năng đọc của các em còn chưa cao, các cô đã có sự quan tâm đến việc luyện đọc cho HS nhưng kết quả đạt được còn chưa như mong muốn
Trang 23Trong quá trình giảng dạy còn nhiều khó khăn vì các cô còn gặp không ít bỡ ngỡ trong việc tiếp cận với chương trình mới Mặt khác, các GV dạy phân môn Tập đọc khối 3 đều có nhiều năm thâm niên công tác, các cô đã quá quen với cách dạy cũ nên việc chuyển sang cách dạy mới theo thông tư 30 là cả một quá trình đổi mới cần phải có sự kiên trì, yêu nghề thì mới đem lại được hiệu quả cao Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học vào dạy học phân môn Tập đọc cần phải được GV nghiên cứu kĩ lưỡng để vận dụng sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ
HS của mình nhằm đạt được hiệu quả của việc rèn kĩ năng đọc
Trang 24CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM - TỈNH BẮC GIANG 2.1 Tạo hứng thú học tập cho HS trong giờ Tập đọc
Sự thành công của bất cứ giờ học nào cũng cần đến sự hứng thú học tập của HS Hứng thú học tập của HS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong hành trình chiếm lĩnh tri thức mới và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp
Để tạo được hứng thú cho HS trong tiết học thì việc tạo được hứng thú ngay từ đầu tiết học là rất quan trọng, bởi vậy phần giới thiệu bài mới phải có nghệ thuật, thu hút được sự hứng thú, tò mò của HS Với Trường Tiểu học Lục Sơn, HS học ngày hai buổi trên lớp, GV không còn giao cho HS nhiều bài tập về nhà nên không còn nặng về kiểm tra bài cũ, tuy nhiên GV cũng có thể cho HS liên hệ với những kiến thức đã học để dẫn dắt vào bài mới GV có thể đưa ra
một vài câu hỏi, chẳng hạn, khi dạy bài tập đọc : Hội vật (tuần 25, trang 58,
tập 2) GV có thể đưa ra câu hỏi sau : Trước khi vào bài học hôm nay, em nào
cho cô biết bài tập đọc : “Nhà ảo thuật” thuộc chủ điểm nào ? Khi HS trả lời
GV nhận xét (khen HS nhớ bài) rồi dẫn vào bài mới : Tuần này cô sẽ giới thiệu với các em một chủ điểm mới - chủ điểm “Lễ hội” Ở chủ điểm này các em sẽ được biết về rất nhiều lễ hội trên đất nước ta và mở đầu cho chủ điểm này là bài tập đọc “Lễ hội”, đây cũng chính là bài học Tập đọc ngày hôm nay, các em mở
vở ra và ghi đầu bài vào vở nào ! Như vậy, về hình thức là không kiểm tra bài
cũ nhưng thực tế lại là kiểm tra bài cũ Ngoài ra GV cũng có thể vào bài bằng các hình thức khác như dùng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề để gây hứng thú, tạo nhu cầu học bài của HS Tuy nhiên, GV không nên nói hết nội dung bài trong phần giới thiệu vì sẽ áp đặt nội dung trước cho HS trong khi lẽ ra nó là cái đích mà HS cần khám phá ra được
Để duy trì hứng thú của HS trong suốt tiết học thì ngoài việc có trình độ chuyên môn tốt, GV cần nắm vững đặc điểm, trình độ HS của mình từ đó áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp, vừa sức (phương
Trang 25pháp luyện tập theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp gợi
mở vấn đáp, phương pháp trò chơi, kết hợp các hình thức dạy học linh hoạt theo nhóm 2, nhóm 4, cả lớp hoặc cá nhân) như vậy HS sẽ tiếp thu bài tốt, có hứng thú cao trong việc đọc bài, tìm hiểu bài, không gây cảm giác mệt mỏi Việc đánh giá, khen thưởng, ghi nhận sự tiến bộ của HS cần được đưa ra kịp thời, như vậy sẽ là nguồn động viên lớn đối với các em Điều đó đòi hỏi sự khéo léo trong giao tiếp sự phạm của GV, GV cần đưa ra được những lời nhận xét chính xác và thiên về khuyến khích HS để các em cố gắng tiến bộ GV tránh dùng những lời làm tổn thương đến HS, ảnh hưởng đến hứng thú học tập của các
em Ví dụ, sau khi gọi một HS đọc cá nhân xong, GV yêu cầu cả lớp nhận xét
bài đọc của bạn, rồi đưa ra lời nhận xét của mình : Cô cũng đồng ý với ý kiến của các bạn trong lớp, cô thấy bạn Phương hôm nay đọc rất hay, cả lớp khen bạn nào ! (vỗ tay) Ngoài ra GV có thể khen nhóm nào đó đọc tốt, khen một cá nhân đọc kém đã có tiến bộ trong rèn đọc : Cả lớp thấy hôm nay bạn đọc tốt chưa ? HS trả lời, GV nhận xét thêm : Cô thấy bạn Lâm đã rất lỗ lực trong rèn đọc, bài hôm nay bạn đọc khá tốt Cả lớp khen bạn nào ! (vỗ tay)
Có thể nói tạo được hứng thú cho HS trong suốt tiết học là một việc không phải dễ dàng nhất là đối với những lớp có khả năng đọc chưa cao Vì vậy GV cần có lòng yêu trò, yêu nghề, có trình độ chuyên môn cao, nghệ thuật giao tiếp
sư phạm tốt thì mới tạo được hứng thú cao cho HS
2.2 GV rèn kĩ năng đọc mẫu
Mục đích của việc đọc mẫu là đưa ra mẫu về đọc thành tiếng Đây chính là cái đích, mẫu hình thành kĩ năng đọc mà HS cần đạt được Đồng thời GV dùng giọng đọc mẫu cho HS có một biểu tượng ban đầu về nội dung văn bản Lúc này đọc mẫu lại là phương tiện để HS bước đầu làm quen với văn bản để chiếm lĩnh nội dung của nó Bước đọc mẫu rất quan trọng vì cách tiếp xúc trực tiếp ấn tượng đầu tiên rất quan trọng Nó góp phần quyết định việc HS yêu thích hay không yêu thích văn bản được đọc
Để chuẩn bị tốt cho việc đọc mẫu, trước khi soạn giáo án GV cần đọc bài
để tìm hiểu nội dung bài đọc Sau khi tìm hiểu sâu sắc được nội dung bài đọc kết
Trang 26hợp với văn bản đọc GV sẽ xác định được giọng đọc chung của bài đọc (giọng đọc của thể loại thơ, văn xuôi với nhiều loại bài như truyện, văn bản khoa học, văn bản hành chính, ), xác định được giọng đọc của từng đoạn, câu trong đoạn, giọng từng nhân vật trong truyện (lời dẫn truyện, lời các nhân vật)
Ví dụ, khi đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, tuần 29, trang 94, tập 2) GV đọc mẫu toàn bài với giọng rành mạch, dứt khoát (hợp với văn bản
chính luận) Nhấn giọng những từ ngữ nói về sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ
sức khỏe của mỗi người dân yêu nước như : yếu ớt, cả nước yếu ớt, mạnh khỏe,
cả nước mạnh khỏe, luyện tập, bồi bổ, bổn phận,
Bước đọc mẫu quan trọng nhất là GV đọc sau khi giới thiệu bài để HS có biểu tượng ban đầu về bài đọc, thường thì GV sẽ đọc mẫu 1 lần, song đối với những bài khó đọc GV có thể đọc mẫu 2 lần Hoặc trong những lớp có HS đọc tốt (như lớp 3C) GV có thể đọc mẫu một lần rồi gọi một HS đọc tốt đọc mẫu lần
2 Ngoài ra, trong phần cho HS luyện đọc lại, GV cũng có thể đọc mẫu 1 hoặc 2 đoạn, lưu ý HS về cách đọc ở các đoạn
Khi đọc mẫu GV cầm sách theo đúng quy cách GV phải ổn định trật tự, tạo cho HS tâm thế hứng thú nghe đọc và yêu cầu HS theo dõi, đọc thầm theo Khi đọc GV đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, tránh di chuyển sẽ ảnh hưởng đến giọng đọc Trong khi đọc GV cần thỉnh thoảng nhìn lên HS để tạo được sự giao cảm, thu hút HS
Có thể thấy một GV có giọng đọc mẫu tốt chính là một trong những nhân
tố đầu tiên tạo nên sự thành công của giờ học Tập đọc, nhất là đối với những lớp
có khả năng đọc chưa cao Hãy thử nghĩ rằng trong mỗi bài Tập đọc mới, HS đều mong muốn được nghe thầy (cô) đọc mẫu vì thầy (cô) đọc rất hay, giúp các
em tiếp cận với cách đọc, nội dung bài đọc tốt thì tôi nghĩ rằng GV sẽ biết coi trọng việc đọc mẫu và rèn cho mình kĩ năng đọc mẫu tốt
2.3 Hướng dẫn HS rèn kĩ năng đọc đúng
2.3.1 Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó, sửa lỗi phát âm
Đối với HS lớp 3 vốn từ của các em còn ít nên nhiều từ các em mới đọc lần đầu hoặc nhiều từ chứa các phụ âm, vần khó đọc nên các em thường đọc sai
Trang 27làm ảnh hưởng đến chất lượng đọc của các em Vì vậy việc rèn đọc từ khó là khâu không thể thiếu trong giờ Tập đọc Luyện đọc từ khó, sửa lỗi phát âm thường được GV rèn cho HS sau khi GV đọc mẫu và HS đọc nối tiếp câu Trong quá trình HS đọc nối tiếp câu GV chú ý những từ khó đọc và kết hợp sửa lỗi phát âm cho các em
Để hướng dẫn HS đọc từ khó GV cần yêu cầu HS nêu các từ khó đọc mà các em vừa đọc, HS nêu GV ghi nhanh lên bảng, chú ý ghi với số lượng vừa phải mà vẫn đảm bảo nêu được các từ khó mà các em mắc lỗi nhiều trong bài đọc Ngoài những từ HS nêu GV có thể nêu thêm một vài từ khó khác mà trong quá trình HS đọc GV phát hiện được GV đọc mẫu các từ khó 1, 2 lần rồi gọi HS đọc từ khó (đọc cá nhân, đọc đồng thanh)
Sau khi cho HS nêu và đọc từ khó, GV sẽ cho các em sửa lỗi phát âm Lỗi phát âm là những sai lệch trong cách phát âm chuẩn làm cho người nghe khó hiểu hoặc hiểu sai lệch sang nghĩa khác Lỗi phát âm khác với tiếng địa phương Việc dạy phát âm cho HS có thể được chấp nhận theo 3 vùng phương ngữ : phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ, phương ngữ Nam bộ nơi HS sinh sống Với HS tỉnh Bắc Giang theo chuẩn phương ngữ Bắc Bộ
Trong quá trình luyện phát âm cho HS, GV cần nắm được sự khác nhau giữa chuẩn chính âm (có thể theo 3 vùng phương ngữ trên) và chuẩn chính tả (chỉ có một chuẩn duy nhất) để tránh luyện phát âm cho HS không đạt hiệu quả Một trong những phương pháp giúp sửa lỗi phát âm cho HS có hiệu quả là phương pháp luyện tập theo mẫu Với phương pháp này GV có thể sử dụng các phương tiện như : mô hình, băng hình, băng tiếng hoặc giọng phát âm do GV trực tiếp thực hiện Việc sử dụng băng hình, băng tiếng giúp cho HS quan sát, ghi nhớ cách phát âm chuẩn nhưng không thể thay thế hoàn toàn vai trò của GV, GV vẫn phân tích, giảng giải, hướng dẫn cụ thể các thao tác phát âm để giúp HS sửa lỗi Quy trình sửa lỗi :
GV chỉ ra chỗ sai trong cách phát âm của HS, có thể so sánh với phát âm đúng GV phát âm mẫu thật chuẩn xác, thật chậm, thật rõ (phát âm tới 2, 3 lần)
để HS theo dõi
Trang 28- Hướng dẫn HS cách phát âm, vị trí các bộ phận của cách phát âm Ví dụ :
điểm đặt lưỡi, vị trí của lưỡi, độ mở của miệng khi bắt đầu hoặc kết thúc
Cho HS phát âm nhiều nhất theo sự hướng dẫn của GV Chú ý luyện cho từng em hơn là luyện cho các em theo cách đồng thanh
- Phân tích cách phát âm: GV chỉ ra nguyên nhân cách phát âm sai của HS bằng cách chỉ ra các bộ phận phát âm không đúng của các em Sau đó GV hướng dẫn HS phát âm lại theo cách sử dụng bộ phận phát âm đúng Để thực hiện phương pháp này, GV có thể phát âm chậm để HS quan sát cách phát âm của GV hoặc GV sử dụng hình vẽ các bộ phận phát âm để HS quan sát
Khi sử dụng phương pháp này, GV phải mô tả thật ngắn gọn, dễ hiểu kết hợp
mô tả bằng động tác là chủ yếu, tránh dùng những thuật ngữ khó hiểu với HS
Ví dụ : Sửa lỗi phát âm l/n, GV mô tả bằng lời kết hợp mô tả bằng động tác :
+ Âm N : Đầu lưỡi và mặt sau của răng hàm trên tạo nên điểm cấu tạo cho âm N, luồng hơi thoát ra dưới mũi tạo nên phụ âm lưỡi N Chú ý khi phát
âm thì đầu lưỡi thẳng, luồng hơi đi ra nhẹ
+ Âm L : Đầu lưỡi và lợi của hàm trên là điểm cấu âm của L Luồng hơi chặn ngay ở giữa miệng do đầu lưỡi hạ xuống, luồng hơi lách qua một hay hai bên lưỡi tạo nên âm L
Sử dụng phương pháp phân tích trong sửa lỗi phát âm cho HS đòi hỏi GV phải có kiến thức về ngữ âm tương đối vững vàng, nắm được kĩ thuật phát âm chính xác, có khả năng mô tả chính xác cách phát âm Phương pháp này có hiệu quả cao trong khi sử dụng sửa lỗi phát âm phụ âm đầu
- Luyện tập tổng hợp :
Các bước tiến hành : Phân tích các thành phần và phân tích các âm vị mắc lỗi để HS nhận diện Đưa vào trong ngôn ngữ để khu biệt nét nghĩa cho HS có ý thức phân biệt âm đúng, âm sai
Ví dụ, Phụ âm đầu l - n : n trong “na” (quả na), n trong “nếp” (gạo nếp);
l trong “li” (li rượu), l trong “lúa” (lúa chiêm)
Phụ âm đầu tr - ch : tr trong “trâu” (con trâu), tr trong “tranh” bức tranh; ch trong “chân” (bàn chân), ch trong “chăn” (cái chăn)
Trang 29Vần eo/oeo : eo trong “nghẽo” (cười ngặt nghẽo), oeo trong “ngoẹo” (ngoẹo đầu)
Vần iu/uyu : iu trong “khiu” (gầy khẳng khiu), uyu trong “khuỷu” (khuỷu tay)
HS lớp 3 Trường Tiểu học Lục Sơn nhìn chung có khả năng đọc khá tốt nhưng việc mắc lỗi phát âm nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng đọc, vì vậy việc sửa lỗi phát âm cho HS cần phải được GV coi trọng trong các giờ Tập đọc Những HS đã được sửa lỗi phát âm trong tiết học này thì ở những tiết học tiếp theo cần tạo điều kiện cho các em khác sửa lỗi Đối với những HS dù đã được sửa lỗi phát âm thì thỉnh thoảng GV cũng cần kiểm tra lại xem các em đã thực
sự sửa lỗi được chưa để sửa lỗi lại cho các em GV cần khuyến khích HS có ý thức tự sửa lỗi phát âm ở nhà và tập phát âm chuẩn trong các cuộc nói chuyện với mọi người xung quanh
2.3.2 Hướng dẫn HS luyện ngắt giọng đúng chỗ
Khi hướng dẫn HS luyện đọc cần chú ý đến đặc điểm của từng thể loại có giọng đọc thích hợp Chẳng hạn, đối với văn xuôi : văn kể chuyện thường đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng; văn bản hành chính thường đọc với giọng rõ, gọn, rứt khoát Đối với các tác phẩm có nhiều nhân vật : lời người dẫn truyện thường chậm rãi, lời nhân vật được đọc dựa theo đặc điểm, tính cách nhân vật trong truyện và thay đổi linh hoạt theo tình tiết, diễn biến của truyện Cùng với việc xác định giọng đọc thích hợp theo thể loại GV cần kết hợp hướng dẫn các
em các cách đọc ngắt giọng lôgic, ngắt giọng thi ca
2.3.2.1 Luyện ngắt giọng lôgic :
Ngắt giọng khi đọc căn cứ vào dấu câu được gọi là ngắt giọng lôgic Cách ngắt giọng lôgic :
Ngắt sau dấu phẩy : nghỉ ngắn
Ngắt sau dấu chấm : nghỉ dài hơn
Ngắt sau dấu hỏi : cao giọng
Ngắt sau dấu chấm lửng : kéo dài hoặc hơi ngừng giọng
Ví dụ, khi dạy đọc đoạn văn sau trong bài Ông ngoại (tuần 4, trang 34 -
35, tập 1) GV hướng dẫn HS cách ngắt giọng theo dấu câu như sau :
Trang 30Thành phố đã vào thu // Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng không khí mát dịu buổi sáng // Trời xanh ngắt trên cao, / xanh như dòng sông trong, / trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố //
2.3.2.2 Luyện ngắt giọng thi ca :
Khi đọc các văn bản thi ca, việc ngắt giọng trong khi đọc không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu mà còn căn cứ vào tình tiết nhịp điệu của thơ ca Đó là cách ngắt giọng thi ca
Với thể thơ lục bát câu sáu chữ có thể ngắt 2/2/2 hoặc 2/4; 4/2; 3/3 Câu 8 chữ có thể ngắt nhịp 2/2/2/2; 2/2/4 hoặc 2/6; 4/4; 3/5; 5/3
Ví dụ :
Sáng đầu thu trong xanh /
Em mặc quần áo mới /
Đi đón ngày khai trường / Vui như là đi hội //
Gặp bạn / cười hớn hở / Đứa / tay bắt mặt mừng /
Trang 31Đứa / ôm vai bá cổ / Cặp sách đùa trên lưng //
(Ngày khai trường, tuần 6, tập 1, trang 49) Thể thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4
Ví dụ :
Ở tận sông Hồng, / em có biết / Quê hương anh / cũng có dòng sông / Anh mãi gọi / với lòng tha thiết : //
Vàm Cỏ Đông ! // Ơi Vàm Cỏ Đông ! //
(Vàm Cỏ Đông, tuần 13, trang 106, tập 1) Đối với thơ tự do không có cách ngắt nhịp cố định, thì căn cứ vào nội dung của câu, đoạn, bài để ngắt nhịp hoặc đưa vào dấu câu
Ví dụ :
Ai trồng cây / Người đó / có tiếng hát / Trên vòm cây /
Chim hót / lời mê say //
2.4 Hướng dẫn HS rèn kĩ năng đọc diễn cảm
Đọc diễn cảm là một yêu cầu của đọc thành tiếng đặt ra khi đọc những văn bản văn chương Đó là khả năng làm chủ được ngữ điệu, làm chủ được các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, cao độ của giọng, nhằm biểu đạt đúng ý nghĩa mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể
Trang 32hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng
và đọc lưu loát
Đọc diễn cảm là yêu cầu bước đầu và tương đối khó đối với HS lớp 3 Bởi vậy GV cần chọn biện pháp luyện đọc cho phù hợp để các em khắc phục được những bỡ ngỡ, khó khăn khi đọc diễn cảm, thực hành những bài đọc diễn cảm
2.4.1 Hướng dẫn HS cách lựa chọn và thể hiện giọng đọc phù hợp với văn bản
Trước khi rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm một loại hình văn bản nào thì yếu tố quan trọng là HS phải được làm quen với toàn tác phẩm HS xác định, nắm được tư tưởng của tác phẩm chính là xác định được giọng đọc, ngữ điệu đọc Vì vậy không thể áp đặt sẵn giọng điệu cho tác phẩm và cho rằng giọng thể hiện khi đọc các tác phẩm là giống nhau
Khi rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS, GV hướng dẫn các em cách đọc thông qua dẫn dắt gợi mở giúp HS biết thể hiện thái độ tình cảm qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài GV không được định ra ngữ điệu ngay từ đầu Ngược lại giọng đọc hay ngữ điệu đọc của bài phải được HS xác định sau khi HS hiểu được sâu sắc bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của GV GV tổng hợp ý kiến của HS rồi đưa ra kết luận đầy đủ chính xác
Ví dụ, khi rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài Ai có lỗi (tuần 2, trang 12, tập 1)
GV hỏi HS :
Các em đã nghe cô đọc mẫu và vừa tìm hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Vậy theo các em truyện cần đọc với giọng như thế nào ? Giọng của từng nhân vật ra sao ?
Sau khi một vài HS trả lời GV có thể hướng dẫn để HS nắm được giọng đọc chung của toàn bài : chậm rãi, nhẹ nhàng (riêng đoạn 2 đọc nhanh, căng thẳng) có sự linh hoạt khi chuyển giọng lời nhân vật Cụ thể là :
- Giọng đọc nhân vật “tôi” ở đoạn 1 - đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng
Trang 33- Đọc nhanh, căng thẳng hơn (ở đoạn 2 - hai bạn cãi nhau), nhấn giọng các
từ : trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt Lời Cô-rét-ti bực tức
- Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng (ở đoạn 3) khi En-ri-cô hối hận, thương bạn,
muốn xin lỗi bạn, nhấn mạnh các từ : lắng xuống, hối hận,
- Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm, Lời Cô-rét-ti dịu dàng Lời bố En- ri-cô nghiêm khắc
Để rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm GV cần làm một số công việc sau :
- Trước hết GV cho HS làm quen với bài đọc, xác định giọng đọc chung cho cả bài
- GV tổ chức cho HS đàm thoại, nhận ra thể loại văn bản hiểu ý đồ của tác giả, tìm hiểu giọng điệu của bài Nếu đọc thơ thì phải chú ý đến nhịp thơ thể hiện được sự luân chuyển nhịp nhàng giữa các dòng thơ, tránh để HS dừng lại máy móc giữa các dòng thơ không chú ý đến ý nghĩa tiếp nối giữa dòng trước và dòng sau Nếu đọc văn xuôi thì điều quan trọng là cho thấy sự vận động tư tưởng của tác giả Đây là yếu tố quan trọng để bảo đảm cho HS thành công khi đọc diễn cảm trước lớp
- GV giúp HS tìm hiểu để nắm được nội dung chính của bài để HS xác định được đúng giọng đọc chung của bài
Khi luyện đọc, GV hỏi HS những chỗ nào các em thấy khó đọc, GV đọc mẫu cho HS GV chỉ ra những chỗ khó, những điểm nút trong bài học để HS hiểu rõ có cách thể hiện riêng trong giọng đọc
Trong khi luyện tập GV phải cho HS thảo luận, nhận xét về giọng đọc của bài đọc, giải thích vì sao đọc như thế là hay, đọc như thế là chưa hay, chỗ nào trong cách bạn đọc làm cho mình thích để giúp các em củng cố xác định được giọng đọc, ngữ điệu đọc cho phù hợp
Khi rèn kĩ năng đọc diễn cảm GV đưa ra những tình huống đọc khác nhau
để HS xác định xem giọng đọc, cách đọc nào đúng, hay
Tổ chức cho HS đọc diễn cảm trước lớp thường được thực hiện ở phần luyện đọc lại, HS có thể đọc cá nhân hoặc theo vai (nếu bài đọc có lời thoại giữa các nhân vật, để HS phân biệt lời tác giả với lời nhân vật)
Trang 34- GV nên cho HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm hoặc cá nhân để tạo hứng thú học tập cho các em, đồng thời có hình thức khuyến khích, nhận xét khách quan (nên cho HS nhận xét trước), tuyên dương những em đọc đúng, đọc hay, động viên các em chưa đọc tốt cố gắng hơn trong lần sau
Như vậy, kết quả đọc diễn cảm của HS phụ thuộc rất nhiều vào trình độ luyện đọc trong giờ luyện đọc Muốn việc luyện đọc diễn cảm của các em có hiệu quả cao, GV vận dụng linh hoạt các hình thức luyện đọc và tổ chức cho phù hợp với khả năng đối tượng HS mình trực tiếp dạy Chẳng hạn, đối với lớp 3C khả năng đọc tốt, đây chính là điều kiện tốt cho các em rèn đọc diễn cảm đạt hiệu quả khả quan
2.4.2 Hướng dẫn HS kĩ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc diễn cảm
2.4.2.1 Hướng dẫn HS kĩ năng ngắt giọng biểu cảm
Ngắt giọng biểu cảm là cách ngắt giọng thiên về tình cảm, về sự rung động nội tâm khác với cách ngắt giọng lôgic thiên về trí tuệ, dựa trên chỗ dừng để tách các nhóm từ trong câu Cách ngắt giọng này phụ thuộc vào sự rung động trong tâm hồn người đọc
Ví dụ, khi dạy đoạn văn trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học (tuần 6, trang
51, tập 1), GV hướng dẫn HS cách ngắt giọng theo dấu câu kết hợp ngắt giọng
biểu cảm như sau :
Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại nao nức / những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường // Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng //
Thực tế cho thấy đọc những bài văn xuôi HS thường mắc lỗi ngắt giọng ở những câu dài có cấu trúc cú pháp phức tạp do các em không tính đến nghĩa của
từ, cụm từ trong câu Cũng vậy, trong khi đọc thơ HS thường mắc lỗi ngắt nhịp
là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhạc thơ
Từ xác định những lỗi sai sót trong khi đọc của HS mà GV xác định được mẫu ngắt giọng đúng cho mọi bài Tập đọc đồng thời dự tính được những lỗi không tính đến nghĩa của HS
Trang 35Vì vậy, trước khi dạy một bài Tập đọc cụ thể GV cần xác định những chỗ cho HS ngắt giọng để xác định điểm cần luyện ngắt giọng Tuy nhiên không nên cứng nhắc khi dạy ngắt giọng biểu cảm bởi không phải một câu chỉ có một cách ngắt giọng duy nhất mà có thể có nhiều cách ngắt giọng tùy thuộc vào cảm xúc, dụng ý của người đọc
2.4.2.2 Hướng dẫn HS rèn kĩ năng nhấn giọng
Trong tập đọc ngữ điệu có chức năng phân biệt các kiểu thông báo và phân biệt các bộ phận của phát ngôn Dựa vào sự đối lập về cao độ và cường độ của âm thanh người ta thường chia ngữ điệu câu thành ngữ điệu xuống (hạ giọng), ngữ điệu treo (lên giọng), ngữ điệu mạnh và ngữ điệu yếu
Ngữ điệu yếu (đọc nhỏ và lơi giọng) thường xuất hiện ở cuối ngữ đoạn thì
có nghĩa là lời nói chưa kết thúc, còn trên chữ viết nếu nhìn thấy dấu " " chỉ sự ngập ngừng chưa nói hết thì đọc với ngữ điệu yếu
Ví dụ, những câu thơ sau đọc với ngữ điệu yếu :
trùng với trọng âm Ví dụ bài thơ Về quê ngoại (tuần 16, trang 133, tập 1) GV
hướng dẫn HS nhấn giọng các từ mê, trăng, gió, rực màu rơm phơi, mát rợp
Câu cảm thán, câu cầu khiến yêu cầu nhấn giọng mà trên chữ viết được biểu thị bằng dấu chấm than sẽ có ngữ điệu mạnh Còn loại câu cầu khiến mời mọc, đề nghị nhẹ nhàng trên chữ viết thể hiện bằng dấu chấm sẽ được đọc với giọng nhẹ hơn Những câu có hình thức là câu hỏi mà đích thông báo thực chất
là câu mệnh lệnh cũng được đọc với ngữ điệu mạnh
Ví dụ, câu văn diễn tả sự tức giận của Cô-rét-ti trong bài Ai có lỗi (tuần 2,
trang 12, tập 1) : "Cậu cố ý đấy nhé !" cần đọc với ngữ điệu mạnh
Trang 36Ngữ điệu xuống (hạ giọng) dùng để kết thúc câu trần thuật Như vậy, đường ranh giới câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng mà còn thể hiện ở ngữ điệu
đi xuống Những câu cầu khiến với những đề nghị nhẹ nhàng, những câu hỏi tu
từ mà thực chất là những câu khẳng định cũng được đọc với ngữ điệu xuống
Ví dụ, cũng trong bài Ai có lỗi nhưng với câu văn diễn tả lời đề nghị
nhẹ nhàng của Cô-rét-ti : Ta lại thân nhau như trước đi ! thì cần đọc với ngữ
điệu đi xuống
2.4.2.3 Hướng dẫn HS rèn kĩ năng thể hiện những yếu tố phi ngôn ngữ kèm theo khi đọc
Tư thế, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt của người đọc là những yếu tố kèm ngữ điệu, được sử dụng kết hợp với giọng đọc, tạo nên sự giao cảm giữa người đọc và người nghe Thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người đọc mà người nghe cảm nhận được một phần nội dung của văn bản đọc Sử dụng các yếu tố kèm ngôn ngữ tức là đồng thời tác động lên cả thính giác và thị giác của người nghe, tạo nên hiệu quả tốt hơn ở người nghe
Vì vậy, khi HS đọc những câu chuyện vui GV hướng dẫn các em thể hiện nét mặt tươi sáng, điệu bộ phải hóm hỉnh Ngược lại, khi HS đọc những câu chuyện buồn GV hướng dẫn các em thể hiện nét mặt đồng cảm và điệu bộ phù hợp
Ví dụ, khi dạy bài Giọng quê hương (tuần 10, trang 76, tập 1) GV cần
hướng dẫn HS có điệu bộ điềm đạm, nét mặt, ánh mắt buồn thể hiện nỗi nhớ mẹ của người thanh niên và vẻ xúc động, bùi ngùi nhớ quê hương của Đồng và Thuyên
Tư thế, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ và ánh mắt là những yếu tố kèm ngôn ngữ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng bài đọc tuy nhiên không nên thể hiện như đóng kịch
Ở đây chỉ nên có thêm một số động tác cho bài đọc trở nên sinh động hơn
2.5 Hướng dẫn HS rèn kĩ năng đọc thầm
Đọc thầm là một yêu cầu bắt buộc đối với HS lớp 3 Ở khối lớp này yêu cầu về kĩ năng đọc thầm của HS cao hơn so với lớp 2 Đọc thầm có tầm quan trọng trong giờ Tập đọc, nó giúp HS hiểu bài và đọc thành tiếng tốt hơn Đọc thầm được GV rèn nhiều cho HS trong giờ Tập đọc như : Yêu cầu HS đọc thầm lướt theo dòng chữ theo bạn khi cả lớp đọc nối tiếp câu; Yêu cầu cả lớp đọc
Trang 37thầm một lượt sau khi nghe cô đọc mẫu; yêu cầu HS đọc thầm theo bạn, nhóm bạn đọc nối tiếp đoạn; Yêu cầu HS đọc thầm theo khi bạn đọc cá nhân; GV cho
cả lớp đọc thầm từng đoạn một để tìm hiểu bài; Để rèn kĩ năng đọc thầm cho
HS đạt hiệu quả, GV cần chú ý những điều sau :
Thứ nhất, rèn cho HS tập trung chú ý trong khi đọc :
Đọc thầm là một hoạt động của trí tuệ, trong đó có hai bộ phận làm việc chính là mắt (thị giác) và bộ não (cơ quan thần kinh trung ương) Nếu mắt không tập trung chú ý vào văn bản, bộ lão không tiến hành các hoạt động tư duy (suy nghĩ về ý nghĩa của từng câu, chữ, về nội dung thông tin của văn bản mà bị phân tán sự chú ý vào những công việc khác thì việc đọc thầm sẽ không có hiệu quả
Vì vậy khi cho HS đọc thầm, GV cần bao quát lớp để tạo không khí lớp yên tĩnh
và nhắc các em tập trung tư tưởng vào bài đọc
Thứ hai, rèn cho HS có tốc độ đọc thầm nhanh :
Cơ chế của việc đọc thầm là mắt lướt theo các dòng chữ từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới, đồng thời bộ não tiến hành các thao tác tư duy để nhận biết, hiểu và nhớ các nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản
Để hướng dẫn HS có tốc độ đọc thầm nhanh, cần giúp HS rèn luyện để thực hiện thao tác nhận biết các dòng chữ trong văn bản một cách nhanh chóng Như vậy các em sẽ không tốn thời gian cho khâu nhận biết các âm vần, các vần chữ mà chủ yếu dành thời gian cho hiểu và nhớ nội dung văn bản thì sẽ có tốc độ đọc nhanh Đối với những HS đọc còn hay bỏ sót từ, dòng chữ, GV hướng dẫn các em dùng bút lướt theo từng dòng chữ để đọc Trong quá trình HS đọc thầm, GV cần có những lời khuyến khích để HS đọc
nhanh hơn như : Lớp mình cùng thi đọc thầm xem hôm nay những bạn nào sẽ đọc xong trước !
Thứ ba, kiểm tra kết quả đọc thầm
Kết quả đọc thầm thể hiện ở chất lượng nhớ và hiểu nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản (hiểu đúng hay sai, hiểu sâu hay nông, nhớ nhiều hay nhớ ít, ) Vì vậy GV cần hướng dẫn HS tự kiểm tra kết quả đọc thầm của mình bằng cách :