THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU
2.2.4/ Đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cổ phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông.
phần xuất khẩu mỹ nghệ Viễn Đông.
2.2.4.1/ Những thành công trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là lĩnh vực kinh doanh hiệu quả nhất của Công ty, trong những năm qua doanh thu từ hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu không ngừng tăng, đến năm 2005 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt mức 18754,3 triệu VND. Cùng với đó lợi nhuận thu được từ mặt hàng này không ngừng tăng. Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đạt 22479,8triệu đồng và năm 2007 tăng lên 30347,73 triệu VND.
Trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình Công ty đã có được một thị trường lớn là thị trường Mỹ. Công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất tương đối hoàn thiện phục vụ cho việc sản xuất, hoàn thiện hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chính nhờ vậy mà sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty luôn đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng giảm hao hụt trong khâu chuẩn bị hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Đồng thời Công ty cũng đã xây dựng được hệ thống nguồn hàng ổn đinh do xưởng sản xuất và tại các làng nghề truyền thống ở các tỉnh lân cận rất thuận tiện cho việc thu
gom hàng khi có hợp đồng xuất khẩu.
2.2.4.2/ Những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty.
Tuy rất nhiều nỗ lực nhưng trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục:
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty vẫn tăng đều Công ty mới chỉ có một thị trường xuất khẩu lớn có kim ngạch xuất khẩu ổn định (thị trường Mỹ). Các thị trường khác tăng giảm không ổn định: Thị trường Đài Loan ba năm liên tiếp giảm. Thị trường Singapore năm 2006 giảm tới 7,5 % so với năm 2005. Thị trường Nhật Bản năm 2006 giảm hơn một nửa. Thị trường Hàn Quốc năm 2005 không xuất khẩu được chút hàng thủ công mỹ nghệ nào...
Hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại… của Công ty rất yếu kém. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường, và hoạt động xúc tiến thương mại, dẫn đến đầu tư kinh phí dành cho các hoạt động này không đáng kể, không có các bộ phận chuyên môn cho các hoạt động này. Hình thức xuất khẩu còn hạn chế (hơn 70 % hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu).
Dù đã chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân viên, cũng như việc phát triển nguồn nhân lực. Nhưng lực lượng lao động hiện nay của Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh của mình. Công ty chưa có sự chuyên môn hoá trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện. Nhiều bộ phận phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ .Cũng chưa có bộ phận riêng cho việc lập kế hoạch, chưa có phong kỹ thuật riêng phục vụ quản lý chất lượng sản phẩm, không có bộ phận riêng cho việc nghiên cứu, phát triển thị trường...
Tuy thời gian qua Công ty đã đầu tư nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cũng như hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cơ sở vật chất kỹ thuật Công ty vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình. Công ty chưa ưu tiên ứng dụng nhiều công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, cũng như xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Nguyên nhân của những tồn tại này một phần đó là quy mô của Công ty chưa lớn. Tổng số lao động trong danh sách do Công ty quản lý mới chỉ có 38 người. Vốn điều lệ của Công ty tính đến năm 2006 mới hơn 4 tỷ VND. Nên nguồn lực dành cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn rất hạn chế.
2.2.4.3/ Nguyên nhân:
Với thời gian hoạt động và thành lập chưa đầy 12 năm , là quảng thời gian quá ngắn để một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu mỹ nghệ khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thế giợ khi mà đối thủ cạnh tranh khong phải mỗi đến từ trong nước mà đến từ rất nhiều nơi từ các quốc gia khác nhau.Trong đó có những quốc gia có nghành nghề truyền thống thủ công rất phát triển như Trung Quốc,Thái Lan hay Myanma…ngoài ra nguồn nguyên liệu phần đa là nhập khẩu củng gây khó khăn lớn cho công ty nói chung và cac doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Công nghệ sản xuất của công ty va các làng nghề đối tác của công ty đều là gia công nên chất lượng sản phẩm chưa cao và mẩu mã chưa phong phú .Tuy nhiên hàng thủ công mỹ nghệ của công ty nói chung và Việt Nam nói riêng có hàm lượng văn hóa truyền thống của làng nghề rất cao,ít bi chi phối và tac động của công nghệ.
-Thuận lợi.
tâm, ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất - xuất khẩu. Hỗ trợ thông tin về thị trường, giúp các doanh nghiệp năm bắt được nhu cầu, tập quán tiêu dung của các thị trường. Có những quy hoạch định hướng phát triển các vũng nguyên liệu cho sản xuất. Mở các cuộc hội thảo về hàng thủ công mỹ nghệ, xây dựng những chiến lươc phát triển, quy hoạch các vùng sản xuất, vùng nguyên liệu. Mở các khoá đào tao giúp doanh nghiệp phát triển nguồn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm các thủ tục hành chính. Có nhân lực của mình. Tạo điều kiện thông thoáng các hoạt động triển sản xuất mặt hàng thủ công ngoại giao mở đường cho phát triển quan hệ thương mại với các nước.
Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không ngừng tăng với tốc độ từ 15 % đến 20 % một năm. Như năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 568,54 triệu USD, và năm 2006 đạt 660 triệu USD và năm 2007 là 750 triêu USD tăng 19% so với năm 2006 và dự kiến năm nay là 1ty USD taeng 35% so với 2007 . Qua các chỉ số trên có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không ngừng tăngtrưởng qua các năm, với những con số rất khả quan.
-Khó khăn.
Cùng với việc nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới tiếp tục gia tăng, thì mức độ cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Với những sản phẩm đa dạng về mẫu mã và cũng vẫn nổi tiếng về giá cả của hàng thủ công mỹ nghệ Trung Quốc. Và những nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia cũng có ngành thủ công mỹ nghệ rất phát triển. Thêm vào đó như Ấn Độ, Philippin, Mianma, Lào… cũng đang đầu tư phát triển ngành này.
Việc Đảng và nhà nước khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia khiến
cho cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần mỹ nghệ Viễn Đông nói riêng ngay cang khác nghiệt ngay trên sân nhà với nhau. Mức độ cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn khi chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu ổn định, dẫn đến tình trạng giá nguyên liệu không ổn định.
CHƯƠNG III