MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................ 4 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 8. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4 9. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................. 6 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 6 1.1.1. Đọc và đọc diễn cảm ở nhà trường tiểu học .............................................. 6 1.1.1.1. Đọc là gì? .............................................................................................. 6 1.1.1.2. Đọc diễn cảm là gì? ............................................................................... 6 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc đọc và đọc diễn cảm ................................................... 7 1.1.1.4. Việc đọc và đọc diễn cảm trong trường tiểu học .................................... 8 1.1.1.5. Nhiệm vụ của việc dạy đọc và đọc diễn cảm đối với học sinh tiểu học miền núi ............................................................................................................. 9 1.1.2. Đặc điểm tâm lí, sinh lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5 ................................................................................................................... 11 1.1.2.1. Đặc điểm về sinh lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5 ....................................................................................................................... 11 1.1.2.2. Đặc điểm về tâm lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5 ....................................................................................................................... 12 1.1.2.3. Những yêu cầu đặt ra đối với việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 ....................................................................................................................... 13 1.1.3. Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học miền núi ........................................................................................................... 13 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 15 1.2.1. Khảo sát điều tra ..................................................................................... 15 1.2.1.1. Mục đích điều tra ................................................................................. 15 1.2.1.2. Khách thể điều tra ................................................................................ 15 1.2.1.3. Thời gian điều tra ................................................................................ 16 1.2.1.4. Phương pháp điều tra .......................................................................... 16 1.2.2. Phân tích kết quả điều tra ........................................................................ 16 1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 ...................................................................................................... 16 1.2.2.2. Thực trạng nhận thức và hứng thú của học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm ............................................ 17 1.2.2.3. Thực trạng rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La ............................................................... 17 TIỂU KẾT........................................................................................................ 19 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM ........................ 20 2.1. Rèn luyện kĩ năng đọc đúng cho học sinh .................................................. 20 2.1.1. Thế nào là luyện kĩ năng đọc đúng? ........................................................ 20 2.1.2. Rèn luyện kĩ năng đọc đúng ................................................................... 20 2.1.2.1. Luyện tái hiện chính xác bài đọc.......................................................... 20 2.1.2.2. Luyện phát âm đúng chính âm tiếng Việt ............................................ 21 2.2. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh ........................................... 22 2.2.1. Luyện kĩ năng xác định và thể hiện giọng điệu của bài trong khi đọc ..... 22 2.2.2. Luyện kĩ năng thể hiện ngữ điệu trong khi đọc ....................................... 24 2.2.2.1. Luyện kĩ năng ngắt, nghỉ hơi đúng ...................................................... 24 2.2.2.2. Luyện kỹ năng xác định và sử dụng nhịp điệu, cường độ giọng đọc trong khi đọc ............................................................................................................. 28 2.2.2.3. Luyện kĩ năng thể hiện nét mặt, điệu bộ trong khi đọc ......................... 30 2.3. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm...................................................................... 31 2.4. Sử dụng phương tiện kĩ thuật trong luyện kĩ năng đọc diễn cảm ................ 33 2.4.1. Sử dụng băng đĩa trong việc dạy đọc diễn cảm ....................................... 34 2.4.2. Sử dụng máy ghi âm trong việc dạy đọc diễn cảm .................................. 34 TIỂU KẾT........................................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 36 3.1. Mục đích thể nghiệm ................................................................................. 36 3.2. Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm ............................................... 36 3.2.1. Đối tượng thể nghiệm ............................................................................. 36 3.2.2. Thời gian và địa bàn thể nghiệm ............................................................. 36 3.3. Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm ............................................................... 36 3.4. Nội dung và phương pháp thể nghiệm ....................................................... 37 3.4.1. Nội dung thể nghiệm .............................................................................. 37 3.4.2. Phương pháp thể nghiệm ........................................................................ 37 3.5. Một số yêu cầu của thiết kế thể nghiệm ..................................................... 37 3.6. Thiết kế thể nghiệm ................................................................................... 38 3.7. Kết quả thể nghiệm.................................................................................... 38 3.7.1. Kết quả trước thể nghiệm ....................................................................... 38 3.7.2. Kết quả sau thể nghiệm .......................................................................... 39 3.8. Những kết luận rút ra từ thể nghiệm .......................................................... 40 TIỂU KẾT........................................................................................................ 41 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất cần những con người có tri thức, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến. Yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội như giai đoạn hiện nay đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, cải tiến lại nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề được các nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được thực hiện có quy mô về hình thức và chiều sâu về chất lượng nội dung tại các trường phổ thông trên toàn quốc. Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, TV là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình. Môn học này có đặc trưng cơ bản vừa là môn học cung cấp cho HS kiến thức tiếng Việt vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn phát triển tư duy, nắm được kĩ năng học tập, nâng cao trình độ, cần nghiên cứu và sử dụng thành thạo, tiến tới sử dụng một cách nghệ thuật tiếng Việt. Vì thế, trong chương trình GDTH, TV là một môn học chính. Nó gồm có các phân môn cụ thể là Tập đọc, Học vần, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện. Trong đó, phân môn Tập đọc chiếm dung lượng lớn nhất trong chương trình. Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình TV ở TH. Dạy tốt phân môn này, người GV không những phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, vốn ngữ pháp vững chắc mà quan trọng là rèn luyện cho các em kĩ năng đọc đúng, đọc hay tiếng mẹ đẻ. Mà đọc đúng và đọc hay tiếng Việt lại là điều kiện thiết yếu để HSTH tiếp cận và cảm thụ được các văn bản khoa học tự nhiên, xã hội, các tác phẩm văn học của dân tộc, từ đó, bồi dưỡng năng lực cũng như tâm hồn các em phong phú, sâu sắc hơn. 1.2. Trong việc dạy phân môn Tập đọc, rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng cảm thụ bài đọc là hai hoạt động không thể thiếu và đặc biệt quan trọng. Hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đọc tốt (đọc đúng và đọc hay) giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong văn bản. Ngược lại, cảm thụ tốt cũng giúp các em tìm được giọng đọc thích hợp, hay, truyền cảm cho bài đọc. Người GV dạy TH luôn đạt mục tiêu rèn luyện cho HS thuần thục kĩ năng đọc đúng, đọc hay các bài đọc lên hàng đầu. Tuy vậy, trong thực tế, kĩ năng đọc diễn cảm trong giờ dạy Tập đọc ở trường TH vẫn là một yêu cầu khá cao đối với HS. Chất lượng của việc 2 đọc diễn cảm bài đọc giữa các trường TH ở những khu vực khác nhau cũng không đồng đều, cá biệt có những trường TH ở vùng sâu, vùng xa còn tồn tại nhiều hạn chế. Đối với HS lớp 4, 5 (giai đoạn cuối bậc TH), các giờ dạy Tập đọc đòi hỏi các em phải thể hiện rõ năng lực đọc diễn cảm bài tập đọc. Nhưng, trên thực tế, một bộ phận không nhỏ HS, nhất là HS dân tộc tại những trường TH vùng sâu, vùng xa, khi thể hiện đọc bài tập đọc, các em thường mắc lỗi và chưa đạt được yêu cầu về đọc đúng, đọc hay. Nguyên nhân trọng yếu là do các em chưa được rèn luyện triệt để về kỹ năng đọc diễn cảm. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành khảo sát thực tiễn, nghiên cứu đề tài Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đọc diễn cảm bài tập đọc trong chương trình TV cho HS lớp 4, 5 tại Trường Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La nói riêng, một số trường TH miền núi nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tập đọc là phân môn thực hành c
Trang 1Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Tác giả
Đinh Thu Hòa
Trang 2QLKH và QHQT: Quản lí khoa học và quan hệ quốc tế ThS : Thạc sĩ
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Giả thuyết khoa học 4
9 Cấu trúc đề tài 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Đọc và đọc diễn cảm ở nhà trường tiểu học 6
1.1.1.1 Đọc là gì? 6
1.1.1.2 Đọc diễn cảm là gì? 6
1.1.1.3 Ý nghĩa của việc đọc và đọc diễn cảm 7
1.1.1.4 Việc đọc và đọc diễn cảm trong trường tiểu học 8
1.1.1.5 Nhiệm vụ của việc dạy đọc và đọc diễn cảm đối với học sinh tiểu học miền núi 9
1.1.2 Đặc điểm tâm lí, sinh lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5 11
1.1.2.1 Đặc điểm về sinh lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5 11
1.1.2.2 Đặc điểm về tâm lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5 12
1.1.2.3 Những yêu cầu đặt ra đối với việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 13
1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học miền núi 13
Trang 41.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.2.1 Khảo sát điều tra 15
1.2.1.1 Mục đích điều tra 15
1.2.1.2 Khách thể điều tra 15
1.2.1.3 Thời gian điều tra 16
1.2.1.4 Phương pháp điều tra 16
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra 16
1.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 16
1.2.2.2 Thực trạng nhận thức và hứng thú của học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm 17
1.2.2.3 Thực trạng rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La 17
TIỂU KẾT 19
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM 20
2.1 Rèn luyện kĩ năng đọc đúng cho học sinh 20
2.1.1 Thế nào là luyện kĩ năng đọc đúng? 20
2.1.2 Rèn luyện kĩ năng đọc đúng 20
2.1.2.1 Luyện tái hiện chính xác bài đọc 20
2.1.2.2 Luyện phát âm đúng chính âm tiếng Việt 21
2.2 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh 22
2.2.1 Luyện kĩ năng xác định và thể hiện giọng điệu của bài trong khi đọc 22
2.2.2 Luyện kĩ năng thể hiện ngữ điệu trong khi đọc 24
2.2.2.1 Luyện kĩ năng ngắt, nghỉ hơi đúng 24
2.2.2.2 Luyện kỹ năng xác định và sử dụng nhịp điệu, cường độ giọng đọc trong khi đọc 28
2.2.2.3 Luyện kĩ năng thể hiện nét mặt, điệu bộ trong khi đọc 30
2.3 Giáo viên đọc mẫu diễn cảm 31
2.4 Sử dụng phương tiện kĩ thuật trong luyện kĩ năng đọc diễn cảm 33
2.4.1 Sử dụng băng đĩa trong việc dạy đọc diễn cảm 34
Trang 52.4.2 Sử dụng máy ghi âm trong việc dạy đọc diễn cảm 34
TIỂU KẾT 35
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 36
3.1 Mục đích thể nghiệm 36
3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm 36
3.2.1 Đối tượng thể nghiệm 36
3.2.2 Thời gian và địa bàn thể nghiệm 36
3.3 Điều kiện và tiêu chí thể nghiệm 36
3.4 Nội dung và phương pháp thể nghiệm 37
3.4.1 Nội dung thể nghiệm 37
3.4.2 Phương pháp thể nghiệm 37
3.5 Một số yêu cầu của thiết kế thể nghiệm 37
3.6 Thiết kế thể nghiệm 38
3.7 Kết quả thể nghiệm 38
3.7.1 Kết quả trước thể nghiệm 38
3.7.2 Kết quả sau thể nghiệm 39
3.8 Những kết luận rút ra từ thể nghiệm 40
TIỂU KẾT 41
KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Việt Nam đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
nên rất cần những con người có tri thức, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến Yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội như giai đoạn hiện nay đòi hỏi nền giáo dục phải thay đổi mục tiêu đào tạo, cải tiến lại nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Vì vậy, chất lượng dạy và học trong nhà trường đang là vấn đề được các nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm Việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được thực hiện có quy
mô về hình thức và chiều sâu về chất lượng nội dung tại các trường phổ thông
trên toàn quốc
Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, TV là một môn học quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình Môn học này
có đặc trưng cơ bản vừa là môn học cung cấp cho HS kiến thức tiếng Việt vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác Trẻ em muốn phát triển tư duy, nắm được kĩ năng học tập, nâng cao trình độ, cần nghiên cứu và sử dụng thành thạo, tiến tới sử dụng một cách nghệ thuật tiếng Việt Vì thế, trong chương trình GDTH, TV là một môn học chính Nó gồm có các phân môn cụ thể là Tập đọc, Học vần, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả, Kể chuyện Trong đó, phân môn Tập đọc chiếm dung lượng lớn nhất trong chương trình
Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình TV ở
TH Dạy tốt phân môn này, người GV không những phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, vốn ngữ pháp vững chắc mà quan trọng là rèn luyện cho các em
kĩ năng đọc đúng, đọc hay tiếng mẹ đẻ Mà đọc đúng và đọc hay tiếng Việt lại là điều kiện thiết yếu để HSTH tiếp cận và cảm thụ được các văn bản khoa học tự nhiên, xã hội, các tác phẩm văn học của dân tộc, từ đó, bồi dưỡng năng lực cũng như tâm hồn các em phong phú, sâu sắc hơn
1.2 Trong việc dạy phân môn Tập đọc, rèn luyện kỹ năng đọc và kỹ năng
cảm thụ bài đọc là hai hoạt động không thể thiếu và đặc biệt quan trọng Hai hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau Đọc tốt (đọc đúng và đọc hay) giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu nội dung, ý nghĩa, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong văn bản Ngược lại, cảm thụ tốt cũng giúp các em tìm được giọng đọc thích hợp, hay, truyền cảm cho bài đọc Người GV dạy TH luôn đạt mục tiêu rèn luyện cho HS thuần thục kĩ năng đọc đúng, đọc hay các bài đọc lên hàng đầu Tuy vậy, trong thực tế, kĩ năng đọc diễn cảm trong giờ dạy Tập đọc ở trường TH vẫn là một yêu cầu khá cao đối với HS Chất lượng của việc
Trang 7đọc diễn cảm bài đọc giữa các trường TH ở những khu vực khác nhau cũng không đồng đều, cá biệt có những trường TH ở vùng sâu, vùng xa còn tồn tại nhiều hạn chế Đối với HS lớp 4, 5 (giai đoạn cuối bậc TH), các giờ dạy Tập đọc đòi hỏi các em phải thể hiện rõ năng lực đọc diễn cảm bài tập đọc Nhưng, trên thực tế, một bộ phận không nhỏ HS, nhất là HS dân tộc tại những trường TH vùng sâu, vùng xa, khi thể hiện đọc bài tập đọc, các em thường mắc lỗi và chưa đạt được yêu cầu về đọc đúng, đọc hay Nguyên nhân trọng yếu là do các em chưa được rèn luyện triệt để về kỹ năng đọc diễn cảm
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn tiến hành khảo sát thực
tiễn, nghiên cứu đề tài Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La, nhằm góp phần nâng cao
chất lượng đọc diễn cảm bài tập đọc trong chương trình TV cho HS lớp 4, 5 tại Trường Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La nói riêng, một số trường TH miền núi nói chung
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tập đọc là phân môn thực hành có nhiệm vụ quan trọng là giúp chiếm lĩnh tri thức, chiếm lĩnh công cụ (nghe, nói, đọc, viết), đặc biệt rèn luyện cho HSTH năng lực đọc (đọc đúng, đọc hay tiếng Việt) Đọc là hoạt động chính của phân môn này, một hoạt động gồm nhiều phương diện: đọc thầm, đọc lướt, đọc thành tiếng, đọc diễn cảm Trong đó, đọc diễn cảm là khâu đòi hỏi cao về kĩ năng nhất
ở HS Đọc diễn cảm bài tập đọc yêu cầu HS phải đọc chính xác, rõ ràng, có ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung văn bản, sao cho người nghe cảm nhận đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản đó Nói cách khác, qua đọc diễn cảm,
HS phải bằng giọng đọc của mình tái hiện được văn bản ngôn từ thành hình ảnh,
âm thanh sinh động, truyền cảm, tác động đến tư tưởng, tình cảm của người nghe Do vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động đọc và đọc diễn cảm bài tập đọc như đã nói trên, việc tìm các phương pháp, biện pháp dạy đọc diễn cảm cho
HSTH được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt (giáo trình đào tạo GVTH hệ Cao
đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) của Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến đã nêu các cơ sở lí luận của việc dạy học tập đọc ở TH và phân tích một số phương pháp dạy học tập đọc: phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp luyện tập và phương pháp đọc theo thể loại
Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn Dạy học Tập đọc ở Tiểu học đã đi sâu
nghiên cứu về phân môn Tập đọc trên các phương diện: cơ sở lí luận chung, một
Trang 8số vấn đề tổ chức dạy học tập đọc, một số biện pháp để hình thành và rèn kĩ năng đọc cho HS Đây là những cơ sở quan trọng cho GV vận dụng vào dạy tập đọc nói chung và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm nói riêng cho phù hợp với đối tượng HS của mình
Cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học
(Tài liệu đào tạo GV) của dự án phát triển GDTH (NXB GD, 2006) đã nghiên cứu cơ sở khoa học của việc dạy đọc diễn cảm và đề cập khá sâu phương pháp dạy đọc diễn cảm cho HSTH nói chung Đây là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đối với việc dạy đọc và đọc diễn cảm trước hết cho HS dân tộc thiểu số
Cuốn Dạy lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới của dự án phát triển
GVTH cũng có đề cập đến những phương pháp, biện pháp chủ yếu để dạy đọc diễn cảm ở lớp 4, trong đó chú trọng đến phương pháp đọc theo mẫu, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp trò chơi học tập
Trong cuốn Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt (giáo trình đào tạo GVTH hệ Cao
đẳng sư phạm và sư phạm 12 + 2) (Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh), các tác giả đã nêu ra kĩ thuật đọc, biểu hiện ở 2 hình thức đọc thầm và đọc thành tiếng
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy các công trình này đã đề cập được nhiều phương diện khác nhau, từ lí luận chung đến hệ thống các phương pháp, biện pháp hướng dẫn dạy học tập đọc, dạy đọc bài tập đọc cho HSTH Tuy vậy, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu, đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HSTH, nhất là đối tượng HS lớp 4, 5 tại các trường TH miền núi Đây là khoảng trống
gợi ý cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu và triển khai đề tài Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La Các công trình nghiên cứu nói trên là cơ sở khoa học quý báu giúp
chúng tôi thực hiện đề tài này
3 Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận chung về dạy học tập đọc ở bậc TH và căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lí của HS lớp 4, 5, đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 tại Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận chung: Tập trung tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy tập đọc và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5
Trang 9- Nghiên cứu thực trạng: Khảo sát chương trình phân môn Tập đọc trong SGK TVTH; khảo sát thực tế dạy đọc diễn cảm ở các khối lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp, xây dựng một số biện pháp giúp GV rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 tại Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
- Thể nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5
5.2 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng đọc diễn cảm của 80 em HS thuộc 2 khối lớp 4, 5 tại
Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
6 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và khuôn khổ nghiên cứu của đề tài có hạn, chúng tôi chỉ lựa chọn và khảo sát các bài tập đọc có tính nghệ thuật trong chương trình TV lớp 4, 5 theo chương trình TVTH hiện hành nhằm đề xuất biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài; hệ thống hóa các vấn đề khái quát
trong tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
7.2.2 Dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với GV, HS
7.2.3 Sử dụng phiếu điều tra
7.2.4 Phân tích, so sánh, tổng hợp
7.2.5 Phương pháp thể nghiệm sư phạm
8 Giả thuyết khoa học
Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa giáo dục, được các GVTH, đặc biệt các GV đang công tác
Trang 10tại địa bàn miền núi quan tâm Chúng tôi giả định nếu đề tài thực hiện thành công sẽ góp phần nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 tại Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La và là tài liệu tham khảo cho các GVTH cũng như sinh viên chuyên ngành GDTH trong quá trình rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
Phần cơ sở lí luận tác giả nêu khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của việc đọc và đọc diễn cảm bài tập đọc trong chương trình TVTH; tìm hiểu cơ sở tâm, sinh lí,
cơ sở ngôn ngữ học và văn học của việc dạy đọc cho HS
Tác giả đi sâu vào tìm hiểu thực trạng dạy và học tập đọc và rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La, làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho
HS lớp 4, 5 của Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La ở chương II
Chương 2 Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5
Tác giả đề xuất một số biện pháp:
Rèn luyện kĩ năng đọc đúng cho HS; Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS; GV đọc mẫu diễn cảm; Sử dụng phương tiện kĩ thuật trong dạy đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
Chương 3 Thể nghiệm sư phạm
Tác giả sử dụng các biện pháp đã đề xuất tiến hành thiết kế giáo án thể nghiệm, dạy thể nghiệm, từ đó đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu
Trang 11Trong cuốn Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga (1988), Viện sĩ
M.R.Lovop định nghĩa: “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm) Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy đọc bài tập đọc ở bậc TH Định nghĩa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã hai bậc: chữ viết đến
âm thanh và chữ viết (âm thanh) đến nghĩa Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc mà đọc chính là sự tổng hợp của hai quá trình này
Nói cách khác, đọc là hoạt động lĩnh hội, tiếp nhận thông tin qua các văn bản, là hình thức giao tiếp bằng chữ viết Đó là hoạt động dùng mắt để nhận biết một văn bản cho trước, rồi chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản đó thành dòng âm thanh ngôn ngữ (vang lên trong không khí hoặc trong đầu) Sau đó, các thao tác tư duy xảy ra (phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa), giúp người đọc thông hiểu nội dung chứa trong văn bản
1.1.1.2 Đọc diễn cảm là gì?
Đọc diễn cảm nằm trong hoạt động đọc nói chung Trước hết đó là một quá trình bao gồm các khâu tiếp nhận văn bản viết và thông báo, truyền đạt những văn bản viết đó thành văn bản đọc Đó còn là quá trình tái tạo, chuyển đổi nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản thành âm thanh, nhịp điệu, tốc độ, sự ngừng nghỉ và sắc thái thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ, thái độ thẩm mĩ của người đọc Ngoài ra, đọc diễn cảm còn bao gồm cả quá trình ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí và sư phạm, quá trình thông tin và giao tiếp Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng tư của người đọc với tác phẩm Do những đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã bảo đảm tính chân thực và màu sắc cá nhân trong cảm thụ, thể hiện được cái thần và cái hồn của bài văn Đọc diễn cảm đã tận dụng được các hình thức biểu hiện của người đọc, thống nhất được nội tâm và ngoại hình,
Trang 12từ đó chinh phục người nghe Có thể hiểu một cách ngắn gọn về đọc diễn cảm như sau: Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc (với đủ sắc thái, âm điệu) có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe [3, 49]
Như vậy, đọc diễn cảm là hình thức đọc thành tiếng vừa phải đáp ứng yêu cầu đọc đúng vừa phải đảm bảo yêu cầu đọc nghệ thuật văn bản Nghĩa là, khi đọc, người đọc trước hết phải rèn luyện ngữ điệu đọc Ngữ điệu đọc trong đọc diễn cảm rất đa dạng, gồm các sắc thái khác nhau của giọng đọc như: lên giọng,
hạ giọng, ngừng, ngắt giọng, điều chỉnh nhịp điệu giọng, cường độ giọng… Đồng thời, người đọc còn phải tạo được sự truyền cảm bằng cách kết hợp ngữ điệu đọc với các yếu tố biểu cảm khác như nét mặt, cử chỉ, ánh mắt… Tất cả nhằm thể hiện đúng, hay giọng điệu của văn bản (giọng của tác giả, giọng của các nhân vật), tư tưởng, thái độ của tác giả gửi gắm trong văn bản, từ đó, tác động đến cảm xúc của người nghe
1.1.1.3 Ý nghĩa của việc đọc và đọc diễn cảm
Đọc là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ được sử dụng trong xã hội loài người khi đã có chữ viết Đọc thể hiện tính phát triển, sự văn minh của xã hội loài người trên đường tiến hóa Vì vậy, đọc là một hoạt động mang tính xã hội không thể thiếu của con người Con người ở mọi lúc, mọi nơi, đối với mọi nghề nghiệp, mọi lĩnh vực đều có nhu cầu đọc Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin lớn nhất, chính xác, tiện lợi nhất mà không bị cản trở bởi độ dài của thời gian và độ rộng của không gian Từ đó, nâng cao vốn hiểu biết, khả năng tư duy, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và của xã hội Ngày nay trong thời đại bùng nổ thông tin, hoạt động đọc càng thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong việc góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Thông qua hoạt động đọc, thế hệ sau có thể tiếp thu những kinh nghiệm, thừa hưởng những tinh hoa do thế hệ trước để lại, đồng thời cập nhật những thành tựu khoa học ngày một mới của nhân loại để xây dựng cuộc sống, xây dựng đất nước Đọc diễn cảm là một nghệ thuật của hoạt động đọc Trong nhà trường, đọc diễn cảm được sử dụng rộng rãi trong các giờ văn học (đối với HS phổ thông), các giờ dạy tập đọc (đối với HSTH) Trong các giờ học này, đọc diễn cảm được xem như một nghệ thuật đọc có tác động một cách kỳ diệu về nhiều mặt M.A.Rubnhikova khẳng định rằng: “Đọc diễn cảm là hình thức đầu tiên và cơ bản của việc dạy văn học một cách trực quan và cụ thể, đối với chúng tôi, nó là một hình thức trực quan quan trọng hơn bất kỳ một hình thức trực quan trực giác nào
Trang 13Chúng tôi không phủ nhận hình thức trực quan trực giác, nhưng phương pháp làm cho khắc sâu vào nhận thức chính là lời nói, là phương pháp đọc diễn cảm lời nói” Việc đọc diễn cảm trong các giờ văn học giúp việc phân tích văn học trở nên sinh động, truyền cảm hơn, giúp cho việc cảm thụ, tiếp nhận văn học tốt hơn Việc đọc diễn cảm trong quá trình dạy tiếng Việt cũng làm cho HS thấy rõ sự phong phú, khả năng vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào các lĩnh vực Qua đọc diễn cảm, các em thấy rõ mối quan hệ đồng bộ, hệ thống, cụ thể của tiếng Việt
1.1.1.4 Việc đọc và đọc diễn cảm trong trường tiểu học
Trong nhà trường TH, đọc có vai trò rất quan trọng Nó vừa giúp HS có khả năng hiểu các yêu cầu học tập vừa giúp các em tiếp thu được tri thức khoa học, hình thành khả năng tự học và có tinh thần học tập suốt đời Đọc một cách
có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của
HS Đặc biệt, đối với môn TV, đọc còn có vai trò to lớn giúp các em có năng lực cảm thụ nội dung và nghệ thuật của các văn bản, các tác phẩm văn học Vì những lí do trên, dạy đọc và đọc diễn cảm, phát triển năng lực đọc ở HSTH có ý nghĩa rất lớn
Năng lực đọc của HSTH được cụ thể hóa thành các kĩ năng đọc, hình thành khi thực hiện hai hình thức đọc:
Hình thức thứ nhất là đọc thành tiếng Đọc thành tiếng là một hình thức không thể thiếu của việc dạy học tập đọc Đọc thành tiếng gồm bốn kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh (lướt qua), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm (đọc hay)
Hình thức thứ hai là đọc thầm Đọc thầm xuất hiện sau sự chuyển hóa vào trong của đọc thành tiếng Đọc thầm dù không có kĩ năng đọc diễn cảm nhưng lại đòi hỏi cao hơn ở kĩ năng đọc có ý thức, đọc gắn với việc thông hiểu và cảm nhận sâu ý nghĩa của văn bản
Chỉ khi nào HS thực hiện thuần thục hai hình thức đọc này mới được xem
là biết đọc Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho HSTH chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc nói trên Đáng chú ý, trong một giờ học tập đọc, hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm thường được thực hiện đồng thời và gắn bó chặt chẽ với nhau, nhằm đạt được mục đích cuối cùng
là đọc đúng, đọc hay và cảm thụ được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản Trong quá trình dạy đọc, người GV không đơn giản chỉ hướng dẫn các em dùng giọng đọc của mình chuyển từ chữ viết sang âm thanh có vần, có điệu mà cần phải giúp các em có khả năng chuyển tải toàn bộ văn bản viết (chủ yếu là văn bản
Trang 14nghệ thuật) thành văn bản âm thanh sinh động, tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của người nghe Nghĩa là, qua đọc HS phải tái hiện được thế giới nghệ thuật của tác phẩm, thể hiện một cách sinh động hình tượng, diễn tả một cách chân thực, chân thành, tha thiết cảm xúc của tác giả đối với thế giới hình tượng ấy Đây chính là biểu hiện của hình thức đọc diễn cảm Với mục đích trên, việc dạy cho HS đọc diễn cảm càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với GVTH
1.1.1.5 Nhiệm vụ của việc dạy đọc và đọc diễn cảm đối với học sinh tiểu học miền núi
a) Hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh tiểu học miền núi
Do ảnh hưởng của điều kiện, môi trường sống, do ảnh hưởng từ thói quen nói tiếng mẹ đẻ mà HSTH miền núi (phần lớn là HS dân tộc thiểu số) thường mắc lỗi phát âm khi nói tiếng phổ thông (tiếng Kinh) và khi đọc tiếng Việt trong các bài tập đọc Đây là một khó khăn rất lớn, gây ảnh hưởng đến năng lực đọc
và đọc diễn cảm của các em Đồng thời, cũng là thực trạng đặt ra vấn đề đối với các nhà GD: làm cách nào để hình thành, rèn luyện đạt hiệu quả nhất năng lực đọc và đọc diễn cảm cho các em
Như trên đã phân tích, đọc thành tiếng gồm các kĩ năng: đọc đúng, đọc nhanh (lướt qua), đọc có ý thức (thông hiểu nội dung văn bản) và đọc diễn cảm (đọc hay) Muốn có và thuần thục kĩ năng đọc diễn cảm thì HSTH miền núi trước hết phải được hướng dẫn cách phát âm đúng để đọc đúng (phát âm chuẩn, đọc lưu loát, trôi chảy, tròn vành, rõ tiếng, rõ câu, rõ lời của văn bản, biết phân đoạn, điều chỉnh nhịp điệu, cường độ giọng đọc, ngừng nghỉ đúng chỗ); hướng dẫn cách đọc có ý thức (thông hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản, ý đồ nghệ thuật của tác giả thể hiện trong văn bản ấy) Quá trình dạy đọc diễn cảm phải bắt đầu từ việc dạy cho các em thành thạo các kĩ năng đọc nói trên Sau đó mới dần dần hình thành, rèn luyện cho các em kĩ năng đọc diễn cảm Tức kĩ năng sử dụng giọng đọc, ngữ điệu đọc kết hợp với nét mặt, cử chỉ để chuyển tải những sắc thái khác nhau trong nội dung và nghệ thuật của văn bản, trong dòng cảm xúc của tác giả
b) Hình thành tình yêu đối với tiếng Việt cho học sinh tiểu học miền núi
Do đặc điểm HSTH miền núi đa số là HS dân tộc thiểu số, ở nhà các em giao tiếp với cha mẹ, người thân và cộng đồng bằng tiếng dân tộc, chỉ khi đến lớp các em mới có điều kiện tiếp xúc với tiếng Việt và coi như là môi trường duy nhất để rèn luyện tiếng Việt Việc tiếp xúc và rèn luyện khả năng tiếng Việt chủ yếu nhất là thông qua môn TV, đặc biệt qua phân môn Tập đọc Hoạt động đọc và đọc diễn cảm văn bản tiếng Việt không những tạo nên một năng lực đọc
Trang 15cho HS mà còn giúp hình thành cho các em tình yêu đối với tiếng Việt Thầy cô giáo dạy đọc diễn cảm để khơi dậy trong các em niềm hứng thú, yêu thích đối với cái hay, cái đẹp của văn bản ngôn từ tiếng Việt, vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thế giới được thể hiện trong văn bản ngôn từ đó; đồng thời, khơi dậy cho các
em ý thức trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hiểu được rằng tiếng Việt chính là con đường quan trọng đưa các em tới chân trời tri thức khoa học của nhân loại, mở ra một tương lai tốt đẹp cho các em và cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số
c) Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh tiểu học miền núi
HSTH miền núi ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ vì thế khả năng tiếp nhận tiếng Việt còn hạn chế, vốn kiến thức ngôn ngữ chưa phong phú, khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt trong học tập gặp nhiều khó khăn Môn TV nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng có nhiệm vụ tích luỹ về nhiều mặt, đa dạng, phong phú vốn ngôn ngữ tiếng Việt cho các em Bên cạnh vai trò hình thành thế giới quan, giúp cho sự phát triển tư duy thính giác cho HS, nó còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho các em Đọc thông thạo và biết đọc truyền cảm các văn bản tiếng Việt trong phần tập đọc giúp các em có vốn kiến thức phong phú về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách tiếng Việt Từ đó, tăng cường năng lực diễn đạt tiếng Việt, sử dụng một cách nghệ thuật tiếng Việt trong học tập, trong giao tiếp Đồng thời, việc được tiếp xúc với những văn bản, những tác phẩm văn học hết sức phong phú và đa dạng thuộc các chủ điểm, chủ đề khác nhau của cuộc sống tự nhiên và xã hội cũng giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về con người, cuộc sống, thiên nhiên, văn hoá, lịch sử dân tộc và thế giới, về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cái hay, cái đẹp của nội dung tư tưởng, của hình tượng nghệ thuật, của ngôn từ nghệ thuật… để mở rộng vốn sống của bản thân Chính lượng tri thức phong phú từ các bài tập đọc sẽ dần hình thành ở HS cả năng lực cảm thụ nhạy cảm, tinh tế đối với các giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản ngôn
từ, đối với hiện thực cuộc sống
d) Giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh tiểu học miền núi
Hoạt động đọc diễn cảm trong học tập đọc đối với HSTH miền núi nếu được quan tâm sâu sắc và thực hiện có hiệu quả thực sự còn mang lại lợi ích về
tư tưởng, tình cảm, về năng lực thẩm mĩ cho chính đối tượng HS
Giáo dục tình cảm và giáo dục thẩm mĩ là con đường đưa nghệ thuật đến với cuộc đời Từ những rung cảm đặc biệt với bài đọc thông qua đọc diễn cảm,
Trang 16các em sẽ được thầy cô giáo định hướng và tự hình thành trong mình những tình cảm đạo đức cao cả: tình yêu cuộc sống, yêu con người, yêu gia đình, bè bạn, yêu quê hương đất nước, thầy cô giáo Những mối tình cảm cao đẹp, lành mạnh ấy có sức lay động sâu xa tâm hồn trẻ thơ
Mặt khác, chính thế giới tươi đẹp được tái hiện trong các văn bản, các tác phẩm văn học mà các em tiếp xúc thông qua đọc và đọc diễn cảm cũng tác động mạnh mẽ đến nhận thức về thẩm mĩ của các em Tâm hồn trẻ thơ còn non dại nhưng cũng rất nhạy cảm Ngoài vẻ đẹp của miền rẻo cao quê hương các em, các
em còn biết được nhiều vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của cuộc sống khắp nơi trên đất nước mình, trên trái đất này Các em sẽ hiểu được thế nào là cái đẹp, cái thiện, cái chân thật Các em cũng sẽ được khơi dậy niềm hứng khởi đối với mỗi cái đẹp, cái tốt trong cuộc sống Và hơn thế, hình thành một khao khát được khám phá, được cảm nhận, được sáng tạo cái đẹp cho cuộc đời Biết đâu, nhiều ước mơ, nhiều khát vọng được nhen nhóm lên từ những điều thú vị trong trang sách
Giáo dục đạo đức và giáo dục thẩm mĩ thông qua việc dạy đọc diễn cảm thực chất là GV giúp các em biết cảm thụ cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ văn học, hình tượng văn học, cái đẹp, cái thiện của cuộc đời, và nuôi dưỡng những khát vọng đẹp đẽ cống hiến cho cuộc sống, cho tương lai
1.1.2 Đặc điểm tâm lí, sinh lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5
Để tổ chức dạy đọc diễn cảm cho HSTH, cụ thể là đối tượng HS lớp 4, 5, người GV cần hiểu rõ đặc điểm tâm lí, sinh lí của đối tượng HS có liên quan đến việc đọc và đọc diễn cảm
1.1.2.1 Đặc điểm về sinh lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5
Đọc và đọc diễn cảm là hai hoạt động được hình thành dựa trên năng lực phát âm đúng, thành thạo và chuẩn ngôn ngữ theo chuẩn quy tắc tiếng Việt của mỗi người Người đọc muốn đọc đúng, đọc hay, diễn cảm đòi hỏi phải phát âm đúng theo âm chuẩn tiếng Việt Con người được cấu tạo là một thể hoàn chỉnh với nhiều chức năng khác nhau Hoạt động phát âm là một trong những chức năng có ý nghĩa quan trọng Nhờ có sự tham gia của các cơ quan thuộc cơ thể con người: cơ quan hô hấp, cơ quan phát âm và trung ương thần kinh tạo nên bộ máy phát âm mà hoạt động phát âm của mỗi người được thực hiện một cách hoàn chỉnh Bộ máy phát âm của con người bao gồm các bộ phận: môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi (lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau) và nắp họng nằm trong các khoang: khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi
Trang 17hoạt động theo một cơ chế nhất định: không khí từ phổi ra thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo nên những sóng âm có tần số khác nhau; những sóng âm với tấn số khác nhau này sẽ cộng hưởng với các khoang phát âm (khoang mũi, khoang miệng, khoang yết hầu) Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác nhau mà người ta thường gọi là giọng nói khác nhau
Giai đoạn đầu TH, các em được học các chữ ghi âm, âm vần mới Dưới sự hướng dẫn của GV, các em được phân tích các chữ cái và tập đọc theo từng âm Nếu như bộ máy phát âm của các em không hoàn chỉnh hoặc hoạt động phát âm của các em phát ra các âm chưa tròn vành, rõ chữ sẽ ảnh hưởng đến khả năng đọc và đọc diễn cảm của các em ở cuối bậc TH Vì vậy, GV phải nắm được điểm cơ bản về bộ máy phát âm và cơ chế phát âm của con người để có biện pháp rèn luyện khả năng phát âm chuẩn cho HS, nhất là HS dân tộc thiểu số ngay từ ngày đầu đi học
1.1.2.2 Đặc điểm về tâm lí có ảnh hưởng đến đọc diễn cảm của học sinh lớp 4, 5
Giai đoạn đầu, ở bậc học TH, trẻ thường có những biểu hiện tâm lí hứng thú với việc đến trường So với trẻ mầm non, HSTH cũng đã có khả năng điều khiển hoạt động tâm lí của bản thân, biết tuân theo nội quy của nhà trường TH
và đặc biệt là thực hiện tốt những yêu cầu của GV như: chăm chú nghe cô giảng, không chạy nhảy tự do, tập trung chú ý vào các hoạt động học tập khác trong tiết học Đây là điều kiện thuận lợi để GV tiến hành một giờ dạy TV đạt kết quả cao Trong một giờ Học vần, Tập đọc HS tập trung chú ý sẽ tiếp thu được những kiến thức về âm, vần; rèn luyện được kĩ năng phát âm, đọc một cách thành thạo Đây
là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc rèn kĩ năng đọc và đọc diễn cảm của HS lớp 4, 5 Bên cạnh đó cũng vẫn có những HS có cảm giác lo lắng hoặc
sợ khi đến trường, do áp lực học tập, do tập quán sống, điều kiện môi trường học tập, nhất là đối với các em HS là người dân tộc thiểu số, học ở những trường vùng cao như Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La Những điều này sẽ làm cho hứng thú học tập của các em bị hạn chế GVTH cần lưu ý để xây dựng những biện pháp kích thích hứng thú học tập, đem lại niềm vui đến trường, niềm vui học tập cho các em
Đối với HS cuối bậc TH (lớp 4, 5), sự phát triển về tâm lí của các em lúc này càng biểu hiện rõ hơn Trong một giờ Tập đọc, đối với những HS yêu thích môn TV và có năng khiếu về môn học này các em sẽ chú ý hơn, thích tìm hiểu
về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và thích thể hiện mình hơn Đặc biệt là
Trang 18HSTH rất thích được khen và nhận điểm số cao, vì thế trong giờ luyện đọc diễn cảm hay đọc thuộc lòng, nếu được thể hiện và được thầy cô ghi nhận, khích lệ, các em sẽ càng có hứng thú học tập hơn Đó là những lí do giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các em cũng bắt đầu có nhiều sự thay đổi về mặt tâm lí, chẳng hạn thấy xấu hổ khi mình không đọc tốt bằng bạn, không muốn bị chê bai trước lớp, không thích thể hiện mình, yêu thích các hoạt động vui chơi và các môn học khác hơn môn TV… Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến những giờ luyện đọc diễn cảm cho HS đòi hỏi GV có những ứng xử sư phạm linh hoạt và hiệu quả
1.1.2.3 Những yêu cầu đặt ra đối với việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5
Đọc diễn cảm là một yêu cầu cao đối với HS lớp 4, 5 khi học phân môn Tập đọc Thực tế cho thấy, khả năng phát âm chuẩn tiếng Việt của HS Trường Tiểu học Long Hẹ và một số trường TH miền núi nói chung chưa đồng đều Phần lớn các em mới chỉ biết đọc chứ chưa thực sự đọc đúng, đọc lưu loát HS lớp 4, 5 của Trường Tiểu học Long Hẹ chủ yếu là dân tộc H’Mông nên khả năng phát âm của các em còn khá nhiều sai sót, đặc biệt là phần vần Từ một số lí do trên, yêu cầu đặt ra cho các nhà sư phạm là cần rèn luyện khả năng phát âm chuẩn cho các em ngay từ bậc giáo dục mầm non và bước vào trường TH Không chỉ rèn cho HS phát âm đúng trong giờ học mà GV còn phải có ý thức rèn cách phát âm cho các em trong cả các hoạt động vui chơi hàng ngày Bên cạnh đó, thầy cô cần tạo hứng thú học tập môn TV cho các em, thúc đẩy các em rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm các bài tập đọc nhằm cảm nhận được những giá trị nghệ thuật mà tác giả thể hiện trong tác phẩm GV cũng cần trau dồi và luyện tập khả năng đọc diễn cảm của bản thân để làm mẫu tốt cho HS Thực hiện được những yêu cầu trên GV đang giảng dạy tại các lớp 4, 5 mới có thể nâng cao được chất lượng dạy đọc diễn cảm cho HS
1.1.3 Cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học miền núi
Hoạt động đọc và đọc diễn cảm tiếng Việt của HSTH nói chung được hình thành và thực hiện dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học Nói một cách cụ thể, nó liên quan mật thiết đến một số vấn đề của ngôn ngữ học như yếu tố âm vị, âm tiết tiếng Việt, vấn đề chính âm, phương ngữ, chính tả, chữ
viết, ngữ điệu (thuộc phần Ngữ âm học); nghĩa của từ, cấu tạo của từ (thuộc phần Từ vựng học); cấu tạo của câu, đoạn, văn bản, các phép liên kết, dấu câu
… (thuộc phần Ngữ pháp học)
Trang 19Trước hết, người đọc cần dựa vào hiểu biết về hệ thống âm vị tiếng Việt,
gồm: các đơn vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) và siêu đoạn
tính (thanh điệu) Hiểu biết về hệ thống âm vị giúp học sinh phân biệt được các
âm, phân biệt được phần âm và phần vần, cách đọc chính xác các âm theo quy
tắc nhất định (ví dụ đọc từ truyện khác với chuyện, ra khác với da, sao khác
với xao…)
Thứ hai, người đọc cần hiểu biết về âm tiết tiếng Việt (đối với HSTH,
GV còn dùng khái niệm tiếng), gồm: cấu tạo của âm tiết (được hình thành từ
sự kết hợp các âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính), các loại âm tiết Việc
xác định được cấu tạo và phân loại được âm tiết làm cơ sở cho việc đọc đúng
các tiếng (ví dụ: phải đọc là thuyền chứ không phải là thuền), đọc đúng ngữ
điệu các tiếng
Vấn đề ngữ điệu trong đọc diễn cảm tiếng Việt hết sức quan trọng, là nhân
tố cốt lõi làm nên thành công của đọc diễn cảm Ngữ điệu tiếng Việt bao gồm
các yếu tố: cường độ (độ mạnh yếu của âm thanh giọng đọc), trường độ (độ
ngắn, dài của âm thanh giọng đọc), âm sắc (các sắc thái riêng đa dạng của từng
âm thanh giọng đọc), nhịp điệu (tốc độ nhanh hay chậm của âm thanh giọng
đọc)… được thống nhất lại thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ, tình cảm,
cảm xúc của tác giả khi mô tả về hiện thực hoặc của người đọc nhằm thể hiện
cho được cảm xúc của tác giả
Như vậy, khi đọc diễn cảm, ngữ điệu đọc ở đây dựa trên cơ sở ngữ điệu nói
(trần thuật sự việc thì chùng giọng xuống ở cuối câu, biểu đạt cảm xúc thì cao
giọng lên ở cuối câu) nhưng không phải là ngữ điệu nói Nó là ngữ điệu giọng
đọc lên bổng xuống trầm đa dạng, linh hoạt, mềm mại, truyền cảm của người
đọc, cũng là ngữ điệu cảm xúc đầy phong phú của tác giả thể hiện trong văn bản
mà người đọc phải lột tả được qua giọng đọc diễn cảm của mình Ngữ điệu là sự
hòa đồng về âm hưởng của bài đọc Nó có giá trị lớn về bộc lộ tư tưởng, cảm
xúc của con người
Thứ ba, người đọc cần hiểu biết về chính âm, về phương ngữ Việc đó làm
cơ sở cho việc lựa chọn hệ thống âm chuẩn để đọc tiếng Việt Hiện nay, hệ
thống âm chuẩn được thống nhất coi là căn cứ cho ngôn ngữ tiếng Việt là thổ
ngữ Hà Nội [4, 131] Khi đọc, người đọc cần sử dụng đầy đủ 6 thanh điệu theo
thổ ngữ Hà Nội, hệ thống phụ âm đầu có các âm quặt lưỡi / / Đồng thời với việc chọn hệ thống âm chuẩn để đọc, người đọc cũng cần quan
tâm đến vấn đề phương ngữ Hiện nay, tiếng Việt có ba phương ngữ lớn là
phương ngữ Bắc, Trung, Nam Nhưng trên thực tế, bức tranh phương ngữ tiếng
Trang 20Việt phong phú, phức tạp hơn rất nhiều Nó là một hệ thống gồm nhiều phương ngữ nhỏ, thổ ngữ của từng vùng, và chịu sự tác động của tiếng mẹ đẻ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi nói tiếng Việt Hiểu biết về phương ngữ cho phép người GVTH có định hướng, có phương pháp, biện pháp khắc phục, rèn luyện cho HS dân tộc thiểu số đọc đúng, tiến tới đọc truyền cảm tiếng Việt Thứ tư, người đọc cần lấy hiểu biết về hệ thống từ vựng, hệ thống ngữ pháp làm cơ sở để đọc đúng và đọc hay các văn bản tiếng Việt, các tác phẩm văn chương
từ cấp độ nhỏ là từ, cụm từ đến cấp độ lớn hơn là câu, đoạn, văn bản
Thứ năm, người đọc cần chú ý đến vấn đề phong cách học, thể hiện trong các loại văn bản được đưa vào phân môn Tập đọc Mỗi loại văn bản đều có những đặc trưng riêng đòi hỏi cách đọc phù hợp Ví dụ đọc một bài thơ khác với đọc một bài văn xuôi, đọc một tác phẩm trữ tình khác với đọc một văn bản chính luận, văn bản nhật dụng (giới thiệu, thuyết minh về một danh nhân) hay văn bản khoa học thường thức
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khảo sát điều tra
1.2.1.1 Mục đích điều tra
Quá trình điều tra nhằm tìm hiểu:
- Thực trạng nhận thức của GV đang trực tiếp giảng dạy tại hai nhóm lớp 4,
5, Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La về tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS
- Các biện pháp đã được giáo viên sử dụng để rèn kĩ đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5, Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
- Mức độ hứng thú và khả năng đọc diễn cảm của HS lớp 4, 5, Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu - Sơn La
Trang 211.2.1.3 Thời gian điều tra
Từ tháng 1/2013 đến hết tháng 2/2013
1.2.1.4 Phương pháp điều tra
Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
Phương pháp quan sát, trao đổi
Dùng toán xác suất thống kê xử lý kết quả thu được
1.2.2 Phân tích kết quả điều tra
1.2.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 4 GV đang giảng dạy hai nhóm lớp 4, 5, công tác tại Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La Tổng hợp ý kiến của GV qua phiếu trưng cầu ý kiến chúng tôi nhận thấy:
* Đối với câu hỏi 1: “Theo thầy (cô) luyện đọc diễn cảm có vai trò như thế nào trong việc phát triển khả năng cảm thụ văn học cho HS lớp 4, 5?”, có 3/4
GV (chiếm 75%) cho rằng việc luyện đọc diễn cảm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển khả năng cảm thụ văn học của cho HS lớp 4, 5 và 1/4
GV (chiếm 25%) cho rằng luyện đọc diễn cảm có vai trò quan trọng trong việc
phát triển khả năng cảm thụ văn học cho HS hai nhóm lớp 4, 5
Kết quả trên cho thấy, phần lớn GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 trong việc phát triển khả năng cảm thụ văn học cho các em
* Đối với câu hỏi 2: “Theo thầy (cô), có cần thiết phải rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho tất cả các em HS không?”, có 2/4 GV (chiếm 50%) cho rằng rất cần phải rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho tất cả các em HS, 2/4 GV (chiếm 50%) cho rằng chỉ cần rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho một số em có năng khiếu với
lý do: HS là người dân tộc thiểu số khó có thể đáp ứng được yêu cầu đọc văn bản tiếng Việt nói chung, văn bản văn học nói riêng một cách nghệ thuật
* Đối với câu hỏi 3: “Trong chương trình tập đọc lớp 4, 5 có rất nhiều thể loại văn bản, thầy (cô) chú trọng luyện đọc diễn cảm cho HS ở thể loại nào
nhất?”, có 2/4 GV (chiếm 50%) cho rằng cần luyện đọc diễn cảm đối với tất cả
các thể loại (văn bản nghệ thuật, văn bản khoa học, văn bản hành chính, văn bản nghị luận, văn bản báo chí), 2/4 GV (chiếm 50%) cho rằng chỉ cần luyện đọc
diễn cảm đối với văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi) cho HS
Trang 22* Đối với câu hỏi 4: “Để nâng cao hiệu quả đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5, thầy (cô) đã sử dụng những biện pháp nào?”, có 1/4 GV (chiếm 25%) đã sử
dụng biện pháp đọc mẫu, 2/4 GV (chiếm 75%) sử dụng kết hợp các biện pháp
đọc mẫu, biện pháp thực hành đọc diễn cảm Như vậy, có thể thấy, một số GV
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho
HS nhưng vẫn chưa chú trọng và chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc thiết kế các biện pháp rèn kĩ năng cho các em
1.2.2.2 Thực trạng nhận thức và hứng thú của học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm
Khảo sát về vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu ý kiến của khoảng 30 HS đại diện đang học tập tại hai nhóm lớp 4, 5 của Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La Qua tổng hợp ý kiến trao đổi chúng tôi nhận được kết quả như sau:
* Đối với câu hỏi 1: “Trong giờ học Tập đọc, em có thích đọc đúng, đọc hay các bài tập đọc không?”, khoảng hơn 40% HS trả lời thích, còn lại các em không quan tâm đến việc đọc đúng, đọc hay bài tập đọc
* Đối với câu hỏi 2: “Em có thường xuyên luyện đọc và đọc diễn cảm ở
nhà không?”, khoảng hơn 30% HS trả lời thỉnh thoảng mới luyện đọc diễn cảm
ở nhà, số còn lại không bao giờ luyện đọc diễn cảm ở nhà
* Đối với câu hỏi 3: “Trong các thể loại: thơ, văn xuôi, kịch và các thể loại khác, em thường rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm của mình đối với thể loại nào
?”, khoảng hơn 40% HS trả lời các em luyện đọc diễn cảm thơ và văn xuôi (tác phẩm văn học), số còn lại không quan tâm
* Đối với câu hỏi 4: “Khi luyện đọc diễn cảm các em thấy điều gì là khó khăn nhất?”, đa số HS quan tâm đến việc đọc diễn cảm bài tập đọc cho rằng việc
xác định giọng đọc và thể hiện ngữ điệu cho bài đọc là khó nhất
1.2.2.3 Thực trạng rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
Qua quá trình dự giờ và khảo sát về thực trạng dạy và học đọc diễn cảm của HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La, chúng tôi nhận thấy:
Nhìn chung cả thầy và trò Trường Tiểu học Long Hẹ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học đọc diễn cảm Thầy cô và các em đã chú trọng hơn đến việc rèn luyện kĩ năng này Cụ thể là: Các thầy cô đã dành nhiều thời gian tổ chức luyện đọc diễn cảm cho HS dưới nhiều hình thức: GV đọc
Trang 23mẫu, chọn HS có khả năng đọc mẫu, luyện đọc diễn cảm cho cá nhân, luyện đọc diễn cảm theo nhóm,… Đây là những hình thức đem lại hiệu quả tương đối tốt trong việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS Tuy nhiên, do đối tượng HS chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc H’Mông, ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ nên khả năng phát âm của các em chưa tốt, gây cản trở việc đọc đúng, đọc hay bài tập đọc Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã thống kê được một số lỗi cơ bản về phát âm của các em Cụ thể: các em còn phát âm nhầm lẫn
giữa các âm vần với nhau, ví dụ: ay/ai, ây/ay, ang/an, uông/uôn, ương/ươn,
iêu/iu, iêng/iên… và nhầm giữa âm m/n, p/t Ngoài ra, các em còn phát âm nhầm
giữa thanh ngã và thanh sắc Đây là một trong những điều kiện GV gặp khó khăn trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS Do ở các lớp đầu
TH GV chưa chú ý rèn kĩ năng phát âm đúng cho HS nên đến giai đoạn cuối TH các em vẫn còn mắc khá nhiều lỗi phát âm Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rèn luyện kĩ năng đọc và đọc diễn cảm của HS Trong quá trình đọc, GV còn phải dành nhiều thời gian cho việc HS luyện phát âm, hạn chế thời gian luyện đọc diễn cảm
Trong quá trình học phân môn Tập đọc, một bộ phận HS lớp 4, 5 của trường đã tỏ ra hứng thú với hoạt động đọc diễn cảm Thực tế cho thấy, các em
đã chú ý đến việc luyện đọc diễn cảm, cố gắng đọc một văn bản sao cho thật diễn cảm để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, việc luyện tập của các em chưa đem lại hiệu quả cao Các
em còn lúng túng trong việc xác định giọng đọc, thể hiện ngữ điệu khi đọc và chưa biết sắp xếp, thời gian, kế hoạch luyện tập
Kết quả khảo sát chung:
Tình hình thực tế cho thấy, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 theo những biện pháp quen thuộc, truyền thống mà GV vẫn vận dụng đem lại hiệu quả chưa cao GV sử dụng các biện pháp đôi khi vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa thường xuyên về mặt thời gian, chưa thực sự đào sâu, tìm tòi, sáng tạo về nội dung thực hiện Những nhược điểm này sẽ làm hạn chế kết quả rèn luyện kĩ năng đọc, đọc diễn cảm và chất lượng cảm thụ tác phẩm văn học của
HS Ở từng thể loại văn học lại có những đặc điểm nghệ thuật riêng biệt, vận dụng các biện pháp luyện đọc diễn cảm chưa triệt để sẽ bó hẹp khả năng tìm hiểu, khám phá những nét đẹp, sự sáng tạo mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm Nhiệm vụ đặt ra là cần xây dựng nhũng biện pháp cụ thể nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho HS dân tộc thiểu số hai nhóm lớp 4, 5 tại Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La
Trang 24TIỂU KẾT
Nội dung đọc diễn cảm trong chương trình Tập đọc hai nhóm lớp 4, 5 muốn phù hợp với HSTH nói chung, HSTH miền núi nói riêng cần lựa chọn những biện pháp tốt, có hiệu quả Bằng quá trình thực tiễn, chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng nhận thức và hứng thú của thầy và trò Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La trong việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, thực trạng dạy và học đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 và nhận thấy rằng thực trạng đó chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng giáo dục hiện nay GV còn vận dụng những biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm quen thuộc, đơn giản, chưa có
sự sáng tạo; việc luyện tập chỉ mang tính hình thức, chưa luyện tập một cách hiệu quả Bên cạnh đó, HS tuy đã nhận thức được vai trò của luyện đọc diễn cảm nhưng do điều kiện, hoàn cảnh và đặc biệt là gặp khó khăn trong hoạt động phát âm nên khó rèn luyện tốt kĩ năng đọc diễn cảm Thực trạng nói trên là cơ sở
để chúng tôi đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5
ở chương kế tiếp
Trang 25CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM 2.1 Rèn luyện kĩ năng đọc đúng cho học sinh
2.1.1 Thế nào là luyện kĩ năng đọc đúng?
Đọc đúng là cơ sở quan trọng của đọc diễn cảm Đọc đúng là việc phát âm đúng, chính xác từ ngữ, câu chữ trong văn bản Đọc đúng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm;
- Biết ngắt giọng, nghỉ hơi theo đúng vị trí dấu ngắt câu và theo cấu trúc ngữ nghĩa của văn bản;
- Đọc liền mạch, lưu loát với âm lượng phù hợp
Mục đích của luyện đọc đúng là luyện cho HS khả năng phản ánh, tái hiện một cách trung thành (không thêm bớt), không sai sót với văn bản ngôn ngữ viết dưới dạng ngôn ngữ âm thanh
Như đã trình bày trong phần cơ sở thực tiễn của đề tài, quá trình khảo sát cho thấy, do bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và môi trường giao tiếp ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng dân tộc H’Mông), HS Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La còn hạn chế về khả năng đọc tiếng Việt nói chung, đọc các bài tập đọc nói riêng Vì thế, trước khi rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thì cần tăng cường rèn kĩ năng đọc đúng cho các em trong các giờ tập đọc
2.1.2 Rèn luyện kĩ năng đọc đúng
2.1.2.1 Luyện tái hiện chính xác bài đọc
Luyện tái hiện chính xác bài đọc là luyện cho HS cách đọc không thêm, không bớt từ ngữ khi đọc, quan trọng là không đọc lạc dòng
Thực tế cho thấy, HS đầu cấp rất hay mắc lỗi này Các em đọc đôi khi không theo thứ tự đã quy định sẵn mà nhảy từ dòng này sang dòng khác Tuy nhiên đối với HS người dân tộc ở Trường Tiểu học Long Hẹ không chỉ mỗi HS đầu cấp hay mắc lỗi mà ở các lớp cuối cấp (lớp 4, 5) HS cũng vẫn mắc phải lỗi này khi đọc những từ khó, cụm từ hoặc câu dài Do đó, để các em có thể tái hiện trung thành bài đọc, ngay ở khâu hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ, GV cần quan tâm cho HS luyện đọc trước những từ khó, cụm từ, câu dài (có thể bằng hình thức đọc cá nhân hoặc đọc đồng thanh cả lớp) Khác với đối tượng
HS vùng thấp, việc đọc diễn ra trước việc giải nghĩa từ, và thường chỉ giải nghĩa
Trang 26các từ được chú giải trong SGK, ở đây, GV cần linh hoạt giải nghĩa từ, và giải nghĩa thêm một số từ (ngoài chú giải SGK) nếu thấy cần thiết rồi sau đó mới cho
HS đọc lại theo từng câu, từng đoạn
Ví dụ: Khi dạy bài Sầu riêng (Mai Văn Tạo - TV4, tập 2, tr.34), GV cần
hướng dẫn HS đọc từ khó, cụm từ, câu dài bằng cách treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung cần luyện tập, trong đó in đậm các từ ngữ khó
“Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.// Hương vị nó hết sức đặc biệt,/
mùi thơm đậm,/ bay rất xa,/ lâu tan trong không khí.// Còn hàng chục mét mới
tới để sầu riêng,/ hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi.// Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi,/ béo cái béo của trứng gà,/ ngọt cái vị của mật ong già hạn.// Hương vị quyến rũ đến kì lạ.”//
GV tiến hành đọc mẫu một lần toàn bộ đoạn văn Sau đó giải thích nghĩa của các từ khó; cho HS đọc các từ ngữ này; rồi hướng dẫn cách đọc đoạn văn trên cho HS: đọc với giọng văn miêu tả nhẹ nhàng, chậm rãi; ngắt hơi ở sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm; chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp
của sầu riêng như: trái quý, hết sức đặc biệt, thơm đậm, ngào ngạt, thơm mùi thơm, quyến rũ, kì lạ, … Cuối cùng GV tổ chức cho HS luyện đọc theo hình
thức chung, đọc từng câu, đọc nối tiếp nhau (cá nhân, tổ, và đọc một vài lượt) Trong quá trình HS đọc, GV cần chú ý sửa sai cho các em
2.1.2.2 Luyện phát âm đúng chính âm tiếng Việt
Chính âm tiếng Việt là cách phát âm chuẩn của tiếng Việt được quy định thống nhất trong toàn quốc Với bộ máy phát âm bình thường thì nguyên nhân mắc lỗi phát âm “chệch chuẩn” của HSTH người Mông ở Trường Tiểu học Long Hẹ thường do ảnh hưởng của tiếng địa phương nơi các em sinh sống
Có thể thấy, đây là một loại lỗi khá phổ biến đối với HS khi đọc văn bản Lỗi này khiến cho các từ ngữ trong bài đọc hiện lên không rõ ràng, không tròn vành rõ chữ, cản trở việc tiếp nhận câu chữ, thông hiểu nội dung văn bản của người nghe
Nên khi luyện chính âm cho HS, GV cần hướng dẫn các em:
- Phát âm đúng các âm (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối), đặc biệt là một số âm đầu dễ lẫn như ch/tr, s/x, l/n, b/v, … và các nguyên âm đôi /- ie -/, /-
uo -/,…;
- Phát âm đúng các thanh điệu;
- Phát âm đúng kết hợp với âm thanh (vần và âm tiết)
Trang 27GV có thể tuỳ thuộc vào mức độ, nội dung phạm lỗi của HS mà sử dụng các biện pháp và hình thức khác nhau như:
- Mô tả cách cấu âm của âm kết hợp với làm mẫu Ví dụ, khi HS không phân biệt được âm ch/tr, GV có thể hướng dẫn phân biệt giữa một âm mặt lưỡi (ch) và một phụ âm quặt lưỡi (tức là khi phát âm lưỡi phải cong lên); GV có thể phát âm mẫu để làm hình ảnh trực quan trực tiếp cho HS giúp các em dễ dàng sửa được lỗi sai của mình
- Đọc mẫu Việc đọc mẫu tiến hành chủ yếu bởi GV, nhưng đôi khi có thể chọn HS có khả năng đọc đúng, đọc tốt thực hiện Khi đọc mẫu GV nên lựa chọn những từ, cụm từ mà HS thường xuyên mắc lỗi để chữa lỗi phát âm sai và rèn cách đọc đúng góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho HS
Ví dụ: Khi dạy bài Chợ Tết (Tác giả Đoàn Văn Cừ - TV4, tập 2, tr.38), GV
có thể đọc mẫu các từ sau: hồng lam, lon xon, lom khom, lặng lẽ, viền trắng, vui vẻ…
2.2 Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh
Nếu coi đọc đúng là “hoạt động nhận tin” thì đọc diễn cảm vừa là “hoạt động nhận tin” vừa là “hoạt động phát tin” trong đó mặt “phát tin” có phần nổi trội hơn Ở đọc diễn cảm, người đọc trở thành nhân vật “môi giới” nối liền tác giả, tác phẩm với người nghe Quá trình đọc diễn cảm là quá trình người đọc trực tiếp truyền đạt những cảm nhận đánh giá của mình, những rung động chủ quan của mình về nội dung văn bản tới người nghe
Đọc diễn cảm là yêu cầu bắt buộc và tương đối khó đối với HS lớp 4, 5, đặc biệt là HS dân tộc thiểu số Nó được thực hiện sau khi HS đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc, sau khi HS được tìm hiểu và nắm rõ nội dung, ý nghĩa của bài đọc Mục đích của đọc diễn cảm vừa nhằm rèn luyện kĩ năng đọc cho HS ở mức độ nâng cao vừa bước đầu luyện kĩ năng cảm thụ văn học Bởi vậy khi luyện đọc diễn cảm cho đối tượng HS trên, GV cần rèn luyện cho HS kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng thể hiện giọng đọc, ngữ điệu, nét mặt điệu bộ trong khi đọc để giúp các em có thể chuyển tải một cách nghệ thuật nhất văn bản đến người nghe
Sau đây là một số biện pháp cơ bản để rèn luyện đọc diễn cảm cho HS dân tộc thiểu số:
2.2.1 Luyện kĩ năng xác định và thể hiện giọng điệu của bài trong khi đọc Giọng điệu cơ bản là âm thanh cơ bản của một văn bản, một tác phẩm
Việc xác định giọng điệu của văn bản rất quan trọng Nó sẽ quy định việc lựa
Trang 28chọn được giọng đọc cho HS khi đọc văn bản đó Mỗi một loại hình văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật đều chứa đựng tư tưởng, thái độ, tình cảm tác giả đối với hiện thực được nói tới Vì vậy, không thể áp đặt sẵn giọng đọc cho tác phẩm
và cho rằng giọng thể hiện khi đọc các tác phẩm là giống nhau Xác định đúng những tư tưởng, tình cảm ấy tức là đã xác định được giọng đọc của tác phẩm
Để rèn luyện kĩ năng lựa chọn và thể hiện giọng đọc khi đọc, GV cần thực hiện một số cách thức sau :
- Trước hết, cho HS làm quen với bài đọc nhằm xác định giọng đọc chung cho cả bài Giọng điệu của văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật do nội dung và hình thức của văn bản đó quy định Chẳng hạn, văn bản là thơ trữ tình, với nội dung ca ngợi hoặc giãi bày tình cảm thì giọng điệu trìu mến, tha thiết; văn bản là truyện cười, với nội dung châm biếm thì giọng điệu hóm hỉnh, sôi nổi; văn bản
là truyện ngắn, với nội dung miêu tả, thể hiện thái độ, tình cảm thì giọng điệu nhẹ nhàng, vui tươi; văn bản là truyện ngụ ngôn, với nội dung triết lý thì giọng điệu nghiêm trang… Cần hướng dẫn, gợi mở để HS phát hiện được giọng điệu
cơ bản của toàn bài và giọng điệu ở từng đoạn lớn trong bài
Ví dụ: đối với bài Vương quốc vắng nụ cười (Trần Đức Tiến - TV4, tập 2,
tr.132), giọng trầm buồn ở đoạn kể về tâm trạng buồn bã, ảo não của viên đại thần được cử đi du học môn cười bị thất bại trở về: “Muôn tâu bệ hạ, thần xin chịu tội Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào”; giọng vui mừng, sôi nổi ở đoạn mô tả viên thị vệ hớt hải tâu với vua: “Tâu Bệ hạ! Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường” và đoạn miêu tả vẻ phấn khởi, hy vọng của nhà vua: “Dẫn nó vào!”; giọng háo hức, sôi nổi ở cuối bài đọc Giọng điệu được xác định cũng chính là giọng mà HS phải thể hiện khi đọc
- GV tổ chức cho HS đàm thoại, nhận ra thể loại văn bản (văn bản trữ tình, văn bản tự sự, văn bản báo chí, văn bản nghị luận…), hiểu ý đồ của tác giả khi phản ánh, mô tả hiện thực, thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của mình Các câu hỏi GV đặt ra đối với đối tượng HS dân tộc thiểu số để gợi mở phải dễ hiểu, trọng tâm
Ví dụ: GV có thể đặt một số câu hỏi để giúp HS phát hiện ra giọng đọc của
bài Vương quốc vắng nụ cười như sau: Bài tập đọc trên thuộc thể loại văn bản
nào?,Đối với bài này cần đọc với giọng như thế nào? Giọng đọc của từng nhân vật ra sao? Sau đó GV yêu cầu HS thảo luận để tìm ra giọng đọc thích hợp nhất
- Trong quá trình đàm thoại và luyện tập, GV cho HS thảo luận, nhận xét
về cách xác định, kết quả xác định giọng đọc trong bài đọc của bạn, giải thích
Trang 29vì sao đọc như thế là hay hoặc chưa hay… ; hoặc đưa ra những tình huống khác nhau để HS so sánh, xác định xem giọng đọc, cách đọc nào đúng, hay và ngược lại
- GV tiến hành kết luận về giọng điệu của văn bản, giải thích ngắn gọn một lần nữa căn cứ để xác định giọng điệu ấy và đọc mẫu đúng giọng điệu cho HS tham khảo
2.2.2 Luyện kĩ năng thể hiện ngữ điệu trong khi đọc
Ngữ điệu đọc bao gồm các yếu tố đa dạng: cường độ (độ mạnh, yếu, độ to, nhỏ của âm thanh giọng đọc), trường độ (độ ngắn, dài của âm thanh giọng đọc),
âm sắc (các sắc thái riêng đa dạng của từng âm thanh giọng đọc), nhịp điệu (tốc
độ nhanh hay chậm của âm thanh giọng đọc), sự ngắt, nghỉ hơi, âm vực (giọng đọc lên cao hay hạ xuống) … được thống nhất lại thành một tổ hợp phản ánh đúng thái độ, tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mô tả về hiện thực hoặc của người đọc nhằm thể hiện cho được cảm xúc của tác giả
HSTH người dân tộc thiểu số thường gặp nhiều khó khăn khi thể hiện các yếu tố đa dạng, phức tạp và các yêu cầu khắt khe của ngữ điệu đọc
Trên thực tế, khả năng thể hiện ngữ điệu khi đọc của HS ở Trường Tiểu học Long Hẹ chưa đáp ứng được yêu cầu Thực tế này đòi hỏi GV phải có biện pháp riêng để hướng dẫn tỉ mỉ cho các em; có các hình thức thực hành phù hợp trong quá trình rèn luyện để HS thể hiện đúng ngữ điệu khi đọc
2.2.2.1 Luyện kĩ năng ngắt, nghỉ hơi đúng
Khi đọc một bài đọc, không ai có khả năng đọc liền mạch từ đầu đến cuối
mà thường phải ngưng nghỉ để lấy hơi Nếu ngắt nghỉ hơi không đúng, không theo ngữ nghĩa và lôgic của câu văn, câu thơ sẽ khiến cho người nghe hiểu sai nội dung của bài đọc
Ngắt nghỉ giọng đúng, thực chất là phân chia dòng âm thanh thành những đoạn có nghĩa mà những đoạn có nghĩa này trên chữ viết thường được phản ánh bằng dấu câu Do đó, căn cứ để ngắt hơi đúng chủ yếu dựa vào dấu câu Chẳng hạn, ở vị trí dấu phẩy, ý nghĩa của câu văn chưa hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục nên khi đọc ngắt giọng ngắn (ngắt hơi) Ở vị trí dấu chấm, lời nói đã trọn vẹn, nên khi đọc ngắt giọng dài hơn (nghỉ hơi) Hay đối với dấu chấm lửng trong văn bản cũng cần phải ngắt giọng Tuy nhiên độ ngắn, dài khi ngắt giọng sau loại dấu câu này còn tuỳ thuộc vào ngữ cảnh Như vậy, có thể định lượng như sau: sau dấu chấm câu ngừng lâu hơn gấp hai lần so với việc ngừng sau dấu phẩy Tất nhiên, nghỉ hơi sau dấu câu ở từng kiểu dấu chấm câu, ở từng vị trí khác
Trang 30nhau cũng không giống nhau Chẳng hạn, nghỉ hơi sau dấu ba chấm phải lâu hơn sau dấu chấm, nghỉ hơi sau dấu chấm câu sẽ ngắn hơn sau dấu chấm xuống dòng… Trường hợp trong văn bản có những câu dài mà không có dấu câu thì người đọc phải chủ động ngắt câu căn cứ vào ranh giới của các từ, cụm từ để đảm bảo yêu cầu về mặt ngữ nghĩa Không thể ngắt giọng mà chia đôi một từ hoặc tách rời các từ trong một cụm từ
Trong thực tế, xác định chỗ ngắt nghỉ hơi đúng trong văn xuôi đơn giản hơn trong thơ Bởi vì trong thơ ngắt nghỉ hơi đúng không chỉ căn cứ vào dấu câu, tiết đoạn có nghĩa mà còn phải dựa vào cách ngắt nhịp rất đặc trưng của thơ
Ví dụ: Với thể thơ lục bát câu sáu chữ có thể ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 2/4, 4/2, 3/3; câu tám chữ có thể ngắt nhịp 2/2/2/2, hoặc 4/4, 2/6, 2/3/3, 3/5…
Khuya rồi/ sông mặc áo đen Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ
(Dòng sông mặc áo, TV4, tập 2, tr.119)
Với thể thơ bốn chữ, năm chữ: ngắt nhịp 2/2 hay 2/3, 3/2; hoặc đọc liền cả
4 hay năm tiếng ở mỗi dòng thơ
Những vạt nương/ màu mật
Lúa chín/ ngập lòng thung
Và tiếng nhạc/ ngựa rung
Suối tiền rừng/ hoang dã
(Trước cổng trời, TV5, tập 1, tr.80)
Khi luyện cho HS cách ngắt, nghỉ hơi, GV có thể thông qua hệ thống các câu hỏi và bài tập giúp HS xác định đúng việc ngắt, nghỉ hơi
- Loại câu hỏi xác định chỗ ngắt, nghỉ hơi đối với những đoạn có dấu câu
rõ ràng Ví dụ: Khi đọc đoạn 2 của bài Sầu riêng (Mai Văn Tạo - TV4, tập 2, tr.34), GV đặt câu hỏi: “Khi đọc đoạn văn này, em sẽ dừng ở những chỗ nào?”;
“Em sẽ dừng nhanh sau dấu câu loại nào và dừng lâu sau dấu câu loại nào?”
HS có thể có cách xác định khác nhau tùy thuộc vào khả năng của các em Nhưng GV cần kết luận về cách ngắt, nghỉ của đoạn văn như sau: “Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.// Gió đưa hương thơm ngát như hương cau,/ hương bưởi tỏa ra khắp khu vườn.// Hoa đậu từng chùm,/ màu trắng ngà.// Cánh hoa nhỏ như vảy cá,/ hao hao giống cánh hoa sen,/ lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.”// (kí hiệu (/) thể hiện chỗ ngắt hơi, kí hiệu (//) thể hiện chỗ nghỉ hơi)
Trang 31- Loại câu hỏi và bài tập luyện khả năng phân tách câu thành những cụm từ
có nghĩa, làm cơ sở cho việc ngắt nghỉ hơi đúng ở những câu dài không dùng
dấu câu Ví dụ: khi dạy bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn
Khoa Điềm –TV4, tập 2, tr.48 ), GV đặt câu hỏi: “Em hãy kiểm tra xem cách ngắt hơi, nghỉ hơi trong đoạn thơ này đã đúng chưa? Nếu chưa đúng, em hãy xác định lại”
Em cu Tai/ ngủ trên lưng mẹ ơi//
Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ//
Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội//
Nhịp chày/ nghiêng giấc ngủ/ em nghiêng//
Mồ hôi mẹ rơi/ má em nóng hổi.//
Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối.//
Lưng đưa nôi và/ tim hát thành lời://
Sau khi kiểm tra khả năng phát hiện của HS, GV điều chỉnh lại cho HS cách ngắt, nghỉ hơi chính xác nhất của đoạn thơ:
Em cu Tai/ ngủ trên lưng mẹ ơi//
Em ngủ cho ngoan/ đừng rời lưng mẹ//
Mẹ giã gạo/ mẹ nuôi bộ đội//
Nhịp chày nghiêng/ giấc ngủ/ em nghiêng//
Mồ hôi mẹ rơi/ má em nóng hổi.//
Vai mẹ gầy/ nhấp nhô làm gối.//
Lưng đưa nôi/ và tim hát thành lời://
Đồng thời hướng dẫn cho HS biết căn cứ để xác định chỗ ngắt, nghỉ hơi đối với loại câu ít sử dụng dấu ngắt câu Căn cứ cơ bản nhất là lôgic ngữ nghĩa trong các từ, các cụm từ
- Loại câu hỏi và bài tập luyện cách ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp thơ Ví dụ:
+ Khi dạy bài Bè xuôi sông La – Vũ Duy Thông –TV4, tập 2, tr.26, GV
yêu cầu HS đọc thầm và xác định chỗ ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ Trong kết luận của thầy cần phải có sự giải thích về nguyên tắc ngắt nhịp cơ bản của thể thơ năm chữ (thường ngắt nhịp 2/3, 3/2 hoặc đọc liên tiếp cả 5 tiếng ở mỗi dòng thơ)