Một số yêu cầu của thiết kế thể nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC :Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 3 : THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.Một số yêu cầu của thiết kế thể nghiệm

Xuất phát từ thực tiễn dạy học ở Trường Tiểu học Long Hẹ cùng với những yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học, lấy người học là trung tâm, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ nói riêng, các trường TH miền núi nói chung. Đồng thời xuất phát từ đặc trưng của môn học Tập đọc, thơng qua các giờ lí thuyết kết hợp với luyện tập nhằm hình thành kĩ năng đọc đúng và

đọc diễn cảm các bài tập cho HS lớp 4, 5 tại Trường Tiểu học Long Hẹ, chúng tôi thiết kế các hoạt động học tập cho HS nhằm từng bước nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5.

Cấu trúc thiết kế cơ bản của giáo án gồm ba phần: mục tiêu, đồ dùng dạy học, các hoạt động dạy học chủ yếu. Trong hoạt động dạy học chủ yếu gồm các hoạt động cụ thể: Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, hướng dẫn học sinh luyện đọc, tìm hiểu bài và củng cố dặn dò. Mỗi phần thể hiện một ý nghĩa cụ thể:

- Mục tiêu: Nhằm đề ra những tiêu điểm cần đạt được trong quá trình dạy học của một giờ tập đọc.

- Đồ dùng dạy học: Sử dụng các đồ dùng trực quan minh họa cho bài học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS, giúp các em dễ dàng tiếp nhận bài học nhằm làm cho giờ học phong phú, đa dạng, đạt hiệu quả hơn.

- Kiểm tra bài cũ: Giúp HS tái hiện kiến thức bài cũ.

- Giới thiệu bài mới: Tạo hứng thú, lôi cuốn HS tham gia vào bài học mới một cách hấp dẫn, chủ động, tích cực hơn.

- Hướng dẫn HS luyện đọc: Hình thành kĩ năng đọc đúng và diễn cảm các từ, câu, đoạn, văn bản sao cho phù hợp với nội dung, ý nghĩa và dụng ý của bài học.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: giúp HS hiểu, nắm được nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp sau mỗi bài học. Thơng qua đó góp phần làm cho HS thấy được sự phong phú, đa dạng các mối quan hệ và các sự việc thường xuyên diễn ra trong cuộc sống xung quanh các em.

- Củng cố, dặn dò: Giúp HS ghi nhớ lại một lần nữa nội dung bài học, nắm bắt được các kĩ năng cơ bản của việc đọc diễn cảm bài tập đọc.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC :Biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Long Hẹ - Thuận Châu – Sơn La (Trang 42 - 43)