Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động

53 6.8K 13
Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những vấn đề cần tập trung ôn tập 1. Điều kiện lao động. Ðiều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động (LĐ), năng lực của NLĐ và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để làm tốt công tác AT-VSLĐ thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động trong mối quan hệ tác động qua lại của chúng và sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào. Đặc biệt, phải phát hiện và có được những kết luận chính về các yếu tố nguy hiểm, có hại trong trong sản xuất đe dọa đến an toàn và sức khỏe NLĐ; từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. 2. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh thương mại dịch vụ. 2.1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG Công tác AT-VSLĐ dựa trên các quy định pháp luật; thông qua việc thực hiện các chế độ, chính sách, các biện pháp về khoa học kỹ thuật, về tổ chức, hành chính, về kinh tế - xã hội, để: - Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong SX, tạo nên một điều kiện LĐ tiện nghi, thuận lợi và môi trường LĐ ngày càng được cải thiện tốt hơn nhằm bảo vệ sức khoẻ và tính mạng NLĐ, góp phần tăng năng suất LĐ và giảm thiệt hại cho DN cũng như NLĐ. - Ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với NLĐ. Trong DN, mục tiêu chủ yếu của AT-VSLĐ là cải thiện điều kiện LĐ, phải xử lý ô nhiễm không khí, nước thải, đất đai,… tại khu vực DN hoạt động. Công tác AT-VSLĐ, vì thế không chỉ là công việc của DN mà phải được cả xã hội quan tâm. 2.2. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG  Ý nghĩa về chính trị - AT-VSLĐ thực hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN, thể hiện quan điểm coi con người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển. - Trong xã hội có tỷ lệ NLĐ, BNN thấp là xã hội luôn coi trọng NLĐ là vốn quý nhất, phải được tôn trọng, phải được bảo vệ. - Thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ chính là góp phần chăm sóc sức khoẻ, tính mạng và đời sống của con người - lực lượng quan trọng nhất để phát triển đất nước.  Ý nghĩa xã hội - AT-VSLĐ vừa là yêu cầu cần thiết của SX, vừa là quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của NLĐ, là biểu hiện thiết thực nhất chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của họ. - AT-VSLĐ tốt đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, đội ngũ giai cấp công nhân có điều kiện phát triển toàn diện về trí lực thể lực. Mọi NLĐ có sức khoẻ sẽ làm việc có hiệu quả cao, làm chủ bản thân, làm chủ khoa học kỹ thuật,…TNLĐ không xảy ra, sức khoẻ được bảo đảm thì Nhà nước, Xã hội và gia đình không phải chịu những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị và do đó hạnh phúc gia đình được đảm bảo.  Lợi ích về kinh tế AT-VSLĐ đem lại lợi ích thiết thực. - Tạo ra các điều kiện LĐ tốt tức là đảm bảo cho NLĐ không bị tác động bởi các yếu tố có hại trong SX, giữ gìn được sức khoẻ và khả năng LĐ của họ, do đó NLĐ làm việc được liên tục được năng suất cao. - Bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật ATLĐ đúng theo quy phạm, quy trình và chỉ tiêu sẽ bảo đảm cho máy móc thiết bị nhà xưởng sử dụng được lâu dài, không bị sự cố hư hỏng, bảo vệ được tài sản cố định và do đó cũng tránh được TNLĐ đáng tiếc xảy ra. Mỗi khi TNLĐ xảy ra dù nhẹ, cũng gây thiệt hại đáng kể. Nếu TNLĐ chết người thì thiệt hài khó lòng tính hết được.  Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh doanh - Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tốt công tác AT-VSLĐ là nội dung xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho sản phẩm vượt rào cản phi thuế quan và tiêu chuẩn lao động, quản lý chất lượng sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, chính là điều kiện để DN nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh doanh. - Thực hiện tốt AT-VSLĐ là hành động thiết thực nhất để xây dựng văn hoá an toàn tại nơi làm vệc của DN, sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cao, mang lại vị thế, uy tín cao trước các bạn hàng quốc tế, góp phần đưa DN hội nhập vững vàng hơn trên thị trường khu vực và quốc tế. 2.3. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG  Tính chất khoa học - Mọi hoạt động của công tác AT-VSLĐ là nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại cho NLĐ. - Các biện pháp phòng chống TNLĐ, BNN đề xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng những biện pháp KHKT mới. - Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện LĐ, đánh giá ảnh hưởng của các yêu tố nguy hiểm và có hại đến sức khoẻ của NLĐ, các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp kỹ thuật an toàn dụng cụ thiết bị,… đều là những hoat động KHKT–CN mới do các cán bộ KHKT-CN đề xuất thực hiện  Tính chất pháp lý AT-VSLĐ phải mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ: - Muốn cho các giải pháp (về KHKT, tổ chức, kinh tế, xã hội) đảm bảo AT-VSLĐ thực hiện được thì phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức, cá nhân, DN phải nghiêm chỉnh thực hiện. - Đồng thời cấp có thẩm quyền phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, phải khen thưởng những đơn vị có thành tích và xử phạt kịp thời và thích đáng những đơn vị, cá nhân vi phạm thì công tác AT-VSLĐ mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực.  Tính chất quần chúng AT-VSLĐ phải mang tính quần chúng vì: - Ở mọi DN SX, kinh doanh, từ NSDLĐ đến NLĐ đều là đối tượng cần được bảo vệ. - Chính NLĐ là chủ thể tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. - Mọi hoạt động của công tác AT-VSLĐ chỉ có thể đạt kết quả khi các cấp quản lý, NSDLĐ, các cán bộ KHCN và bản thân NLĐ đều phải tự giác và tích cực tham gia thực hiện các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống TNLĐ và BNN. 3. Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động. An toàn là xác định những “rủi ro cho phép” hay còn gọi là mức cân bằng tối ưu giữa an toàn tuyệt đối lý tưởng với các yêu cầu được đáp ứng bởi thiết bị máy móc, quá trình công nghệ,… trên cơ sở đánh giá rủi ro với các bước từ nhận biết mối nguy hiểm (bao gồm cả tình trạng nguy hiểm và sự kiện nguy hiểm) có thể nảy sinh trong quá trình sản xuất đến ước lượng và đánh giá rủi ro phát sinh từ những nguy cơ đã được xác định. An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người lao động. VSLĐ là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với NLĐ, bảo vệ NLĐ khỏi BNN. - Các yếu tố có hại trong sản xuất là những yếu tố của điều kiện LĐ không thuận lợi, không đảm bảo các giới hạn của tiêu chuẩn VSLĐ cho phép, làm giảm sức khoẻ của NLĐ và gây BNN. 4. Các khái niệm, phân loại tai nạn lao động và mục đích ý nghĩa của công tác an toàn lao động 4.1.Khái niệm tai nạn lao động: “TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình LĐ gắn liền với thực hiện công việc, nhiệm vụ LĐ” (Điều 105- Bộ luật Lao động) 4.2. Một số khái niệm khác - Sự nguy hiểm trong SX: Là khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với NLĐ trong SX. Mọi nơi, mọi lúc NLĐ luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm trong lao động: người thợ điện đối diện với nguy cơ giật điện, công nhân xây dựng với nguy cơ sập dàn giáo, công nhân khai thác than với nguy cơ sập hầm lò, nhân viên y tế với nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội như viên gan B, AIDS… - Phương tiện bảo vệ NLĐ: Là phương tiện dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với NLĐ trong SX. - Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm đối với NLĐ trong SX. 4.3. Phân loại tai nạn lao động Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, TNLĐ được phân loại theo các tiêu thức khác nhau. - Theo mức tổn thương đến cơ thể con người được phân thành 4 loại TNLĐ như sau: + TNLĐ làm chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết th- ương do TNLĐ gây ra trong thời gian được quy định tại tiết ở điểm 3.1 Mục II của Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 về hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ. + TNLĐ nặng: Làm cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động > 61%. Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08 tháng 3 năm 2005 + TNLĐ nhẹ: làm cho NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 21 - 60%. + TNLĐ nhẹ: Làm cho NLĐbị suy giảm khả năng lao động từ < 21%. Mục đích của cách phân loại này giúp cho cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội có cơ sở đặt ra các mức trợ cấp cho phù hợp với mức suy giảm khả năng lao động. Trong thời gian làm việc, nếu NLĐ bị chết do TNLĐ, BNN, thì thân nhân được nhận chế độ tử tuất theo quy định tại Điều146 của Bộ Luật này và được quỹ bảo hiểm xã hội trợ cấp thêm một lần bằng 30 tháng tiền lương tối thiểu theo quyết định của Chính phủ. Trong thời gian NLĐ nghỉ việc để chữa trị vì TNLĐ hoặc BNN, NSDLĐ phải trả đủ lương và chi phí y tế cho NLĐ từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị TNLĐ hoặc BNN. Sau khi điều trị, người bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. Tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động do TNLĐ, BNN, NLĐ được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội trả. - Theo ngành nghề sản xuất: Việc phân loại này rất quan trọng vì TNLĐ ở các ngành nghề khác nhau do đặc điểm của mỗi ngành nghề. Ở nước ta những ngành nghề có công việc càng phức tạp nguy hiểm thì TNLĐ gây ra cũng khác nhau. Cách phân loại này còn cho phép xác định mức đóng và hưởng được chính xác, đồng thời cho phép tìm ra những biện pháp hạn chế TNLĐ cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng ngành. Ví dụ Ngành khai thác khoáng sản  nguy cơ TNLĐ cao, hậu quả thường là nghiêm trọng Ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn  nguy cơ TNLĐ thấp hơn Ngành kinh doanh dịch vụ vận tải biển nguy cơ TNLĐ cao, hậu quả thường là nghiêm trọng - Theo nguyên nhân: + Nguyên nhân do chủ quan: do trang thiết bị máy móc, phương tiện bảo hộ, phòng hộ lao động không được chu đáo hay do sự vi phạm quy trình kỹ thuật ATLĐ sản xuất của NLĐ và NSDLĐ Ví dụ: không kiểm tra tình trạng an toàn của mày trước ca sản xuất; Nhân viên bếp quên không khóa gaz sau khi sử dụng; Nhân viên vệ sinh không trang bị PTBVCN…. + Nguyên nhân khách quan: do các yếu tố tự nhiên xảy ra ngẫu nhiên không lường trước được: bão lụt, động đất… Ví dụ: Đắm thuyền chở hàng do bão; Cháy văn phòng, cửa hàng do bị cháy lan từ khu vực lân cận như cháy cây xăng…. Phân loại theo cách này giúp chúng ta tìm được nguyên nhân TNLĐ để tìm ra cách hạn chế khắc phục và có biện pháp xử lý kịp thời. - Theo độ tuổi và giới tính: Theo cách phân loại này có thể xác định được tỷ lệ nam nữ gặp phải rủi ro TNLĐ. Thực tế cho thấy TNLĐ thường xảy ra đối với nam nhiều hơn nữ, vì họ thường phải làm những công việc nặng nhọc hơn. Tuy nhiên không loại trừ khả năng về kinh nghiệm cũng như về trình độ của mỗi người trong công việc, ngoài ra ở độ tuổi khác nhau thì TNLĐ cũng xảy ra khác nhau. 4.4. Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động ATLĐ là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt tiêu những yếu tố nguy hiểm có hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng người lao động. Công tác ATLĐ ở Việt Nam đang tập trung vào các vấn đề sau: - Xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phù hợp cho từng giai đoạn. - Từng bước hoàn thiện pháp chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy định về ATVS LĐ. - Từng bước hiện đại hóa công nghệ. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền huấn luyện về ATVSLĐ. - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về ATVSLĐ. - Phát huy vài trò các đoàn thể xã hội trong ATVSLĐ. - Đối với NLĐ: + Đảm bảo cho NLĐ không bị TNLĐ do tác động của các yếu tố nguy hiểm trong SX thông qua việc thực hiện luật pháp, các chính sách và các giải pháp về KHKT, về KT-XH, về tuyên truyền giáo dục, về tổ chức LĐvà sự tuân thủ nội quy, quy trình, quy chuẩn về ATLĐ của NLĐ và NSDLĐ. + Việc tuân thủ các quy định về ATLĐ còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ yên tâm trong khi làm việc, phát triển lực lượng SX và tăng năng suất lao động. - Đối với DN: + ATLĐ là tiêu chí điều chỉnh lợi nhuận của các hoạt động SX. + Trước đây, an toàn có mục tiêu là bảo đảm tính mạng cho NLĐ, cải thiện điều kiện LĐ và gián tiếp góp phần tăng sản lượng và NSLĐ. + Hiện nay, tiếp cận SXKD theo phương pháp hệ thống, khi đó an toàn được xem là yếu tố không tách rời với những yếu tố cơ bản như trình độ quản lý SXKD; năng lực SXKD (thiết bị, máy, con người); chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và luôn gắn liền với hiệu quả kinh tế, với lợi nhuận của hoạt động SXKD. 5. Khái niệm, phân loại các yếu tố nguy hiểm. 5.1. Khái niệm các yếu tố nguy hiểm Yếu tố nguy hiểm trong SX là các yếu tố có tác động gây chấn thương, tử vong cho NLĐ trong SX. Sự tác động đó gây tai nạn tức thì. 5.2. Phân loại các yếu tố nguy hiểm Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương thường gặp trong LĐ rất đa dạng, có thể phân làm 5 nhóm cơ bản sau: a. Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học Tai nạn gây ra có thể làm cho NLĐ bị chấn thương hoặc chết. Tai nạn chủ yếu do cơ cấu, đặc trưng quá trình công nghệ của các dây truyền SX gây ra như: - Các bộ phận cơ cấu truyền động: Trục khuỷu, bánh răng, đai truyền - Sự chuyển động của bản thân máy móc như: ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hỏa, đoàn goòng có nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt. - Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn: đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy ly tâm, máy trục tiện, máy khoan, trục cán ép,… - Các bộ phận chuyển động tịnh tiến: búa máy, máy đột dập, đầu máy bào, máy dọc, máy phay, … - Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra, như: sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng - Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của các máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn - Trơn, trượt ngã,… Ví dụ: Vụ tai nạn xảy ra vào cuối giờ chiều ngày 5/9 tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong lúc đưa xấp giấy vào hệ thống máy công nghiệp để cắt, 1 công nhân vô tình chạm người vào nút khởi động khiến lưỡi dao sập xuống chặt đứt rời 2 bàn tay. Vụ sập giàn giáo tại công trình cầu Sông Tranh (Ninh Giang, Hải Dương) làm 3 người chết; sập giàn giáo ở nhà thờ Ngọc Lâm (Thái Nguyên) làm 3 người chết và 61 người bị thương; sạt lở mỏ đá ở Lèn Rỏi (Tân Kỳ, Nghệ An) làm 2 người chết… b) Nhóm các yếu tố nguy hiểm về điện - Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ: điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh… - Tai nạn gây ra có thể làm cho NLĐ bị tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch. Đây là nhóm nguy cơ tiềm ẩn trong mọi ngành SX cũng như dịch vụ. c) Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hoá chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi) Gây nhiễm độc cấp tính (SO 2, SO 3 , oxit cacbon CO, CO 2, oxit nitơ NO 2 , hydrosunfua H 2 S; hoá chất bảo vệ thực vật và các loại chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký) hoặc bỏng do hoá chất (độ 2, độ 3). Ví dụ: Trong các DN TMDV như các siêu thị, nhà hàng, khách sạn… người công nhân làm vệ sinh là những đối tượng dễ bị nhiễm độc từ những sản phẩm hóa chất tẩy rửa. Mặt sàn, cầu thang, nhà vệ sinh đều được tẩy rửa sạch sẽ, láng bóng và thoang thoảng mùi thơm từ dung dịch xịt phòng, tinh dầu hay nến thơm Chúng ta hài lòng với một không gian như vậy bởi sự sạch sẽ, vệ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những thứ làm sạch đó nhẹ có thể gây dị ứng, mẩn ngứa, nặng là làm thoái hóa tế bào, gây ung thư Khi NLĐ tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như khi giặt giũ giẻ lau hay cọ rửa các bề mặt nên đi găng tay để tránh tiếp xúc với xà phòng hay hóa chất tẩy rửa; khi làm vệ sinh toilet thì nên đóng cửa các phòng khác để mùi hóa chất không bay ra. Cần tránh việc lạm dụng các hóa chất tẩy rửa vì trong các dung dịch này có chứa nhiều hợp chất có tác dụng tẩy rửa mạnh nhưng lại có hại cho môi trường và sức khoẻ con người. Các sản phẩm như bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những hóa chất xịt kính, gỗ, kim loại, các loại chất tẩy rửa toilet đều có hóa chất độc hại như amoniac, axit sunfuric, kiềm, chlorine, formaldehyde và phenol Các hóa chất này bay hơi ở nồng độ đậm đặc và tiếp xúc kéo dài thậm chí có nguy cơ gây ung thư, và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. d) Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ - Nổ vật lý: Trong thực tế SX, có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh. Ví dụ: Nổ nồi hơi, bình khí nén. - Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy hoại các công trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Ví dụ: Nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ,… Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng. - Nổ vật liệu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định. - Nổ của kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ e) Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt (với môi chất truyền thể hơi, khí, lỏng, rắn): gây bỏng (nóng, lạnh), cháy do ngọn lửa, tia lửa, vật nung nóng - nấu chảy. Ví dụ: Trong các DN kinh doanh dịch vụ ăn uống, khi chế biến các sản phẩm ăn uống, các nhân viên ở bộ phận bếp là những người thường xuyên phải tiếp xúc với mối nguy hiểm về nhiệt độ cao. Trong dịch vụ sửa chữa xe ô tô, người công nhân phải đối diện với nguy cơ bị bỏng do các tia lửa từ máy hàn, máy tiện phát ra 6. Các phương phương pháp xác định (kiểm soát) yếu tố nguy hiểm a. Đối với máy, thiết bị cơ khí: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Che chắn các bộ phận truyền động - Biện pháp nối đất bảo vệ… - Sự đầy đủ của các thiết bị an toàn b. Đối với thiết bị áp lực: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Thời hạn kiểm định thiết bị - Sự hoàn hảo của thiết bị đo và cơ cấu an toàn - Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu áp lực và biến dạng - Tình trạng an toàn của các thiết bị liên quan - Nơi đặt thiết bị c. Hệ thống nối đất và chống sét: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Kiểm tra, đánh giá sự hoàn hảo của các dây, cọc nối đất - Việc thực hiện đo: R nđ theo định kỳ d. Các kho chứa nguyên vật liệu: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Sự sắp xếp và bố trí kho theo qui định - Thực hiện các biện pháp an toàn chống đổ, chống cháy nổ - Các cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió, hệ thống điện - Các phương tiện thiết bị để xử lý phòng cháy, chữa cháy. Ví dụ Sắp xếp có thứ tự, ngăn nắp: Nặng dưới, nhẹ trên; chắt lỏng riêng, chất rắn riêng; hóa chất riêng; chất dễ cháy nổ để riêng…Dùng đế kê vật liệu và định vị chắc chắn. Tránh lăn, đổ ngã; Bảo quản riêng, cẩn thận những chất dễ cháy nổ, acid… e. Các thiết bị nâng hạ: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Thời hạn kiểm định thiết bị - Tình trạng kỹ thuật thực tế: sự ăn mòn quá mức đối với các phần tử chịu lực, xác định biến dạng, tình trạng của cáp, móc, … - Tình trạng an toàn của các thiết bị liên quan: cơ cấu hạn chế quá tải, cơ cấu hạn chế chiều cao nâng móc, cơ cấu hạn chế hành trình… f. An toàn giao thông nội bộ, nhà xưởng: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Các rãnh thoát nước, hố ga trên đường vận chuyển (nắp đậy,…) - Độ cản trở giao thông hoặc vận chuyển nguyên vật liệu… - Tình trạng kỹ thuật hiện hữu… g. Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ: kiểm tra, xác định theo các yêu cầu sau: - Hệ thống dây dẫn điện - Hệ thống phân phối điện - Các thiết bị bảo vệ 7. Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động.  BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐỐI VỚI BẢN THÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG - Thực hiện thao tác, tư thế LĐ phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế cói gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm,… - Bảo đảm không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và máy,… - Đảm bảo các điều kiện LĐ thị giác, thính giác, xúc giác,… - Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.  THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHE CHẮN AN TOÀN * Mục đích của thiết bị che chắn an toàn Cách ly vùng nguy hiểm đối vớiNLĐ như các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi người có thể rơi, ngã. * Yêu cầu đối với thiết bị che chắn - Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị SX gây ra; - Không gây trở ngại cho thao tác của NLĐ; - Không ảnh hưởng đến năng suất LĐ, công suất của thiết bị; - Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa khi cần thiết. * Các loại thiết bị che chắn Tùy thuộc vào yêu cầu che chắn mà cấu tạo của thiết bị che chắn đơn giản hay phức tạp và được chế tạo bởi các loại vật liệu khác nhau. - Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng; che chắn hào, hố các vùng làm việc trên cao. - Che chắn cố định như: bao che của các bộ phận chuyển động, che chắn các bộ phận dẫn điện, che chắn các nguồn bức xạ có hại,…  SỬ DỤNG THIẾT BỊ VÀ CƠ CẤU PHÒNG NGỪA * Mục đích - Loại trừ hoặc ngăn chặn nguy cơ sự cố hoặc tai nạn khi thông số hoạt động của đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn quy định. - Thiết bị phòng ngừa chỉ bảo đảm làm việc tốt khi đã được tính toán đúng ở khâu thiết kế, chế tạo và phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn trong sử dụng. (Sự cố gây ra có thể do: quá tải, bộ phận chuyển động đó chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá, cường độ dòng điện cao quá Khi đó thiết bị phòng ngừa tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy). * Phân loại thiết bị phòng ngừa Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị: Thiết bị phòng ngừa có cấu tạo, công dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phòng ngừa và quy trình công nghệ. - Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng ngừa đó trở lại dưới giới hạn quy định như: van an toàn kiểu tải trọng, rơ le nhiệt - Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng tay như: trục vớt rơi trên máy tiện - Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế mới như: cầu trì, chốt cắm  SỬ DỤNG CÁC BÁO HIỆU, TÍN HIỆU AN TOÀN * Mục đích - Báo trước (nhắc nhở) cho NLĐ những nguy hiểm có thể xảy ra. - Hướng dẫn các thao tác cần thiết - Nhận biết qui định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu qui ước về màu sắc, hình vẽ (biển báo chỉ đường…). * Yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu - Dễ nhận biết. - Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao. - Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hoá. * Phân loại báo hiệu, tín hiệu - Sử dụng màu sắc, ánh sáng: thường dùng ba màu: đỏ, vàng, xanh; - Âm thanh: tiếng còi, chuông, kẻng; - Ký hiệu: hình vẽ, bảng chữ; - Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ,  ĐẢM BẢO KHOẢNG CÁCH VÀ KÍCH THƯỚC AN TOÀN - Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa NLĐ và các loại phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố SX. VD, khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn - Khoảng cách AT-VSLĐ: Tùy theo cơ sở SX mà phải bảo đảm một khoảng cách an toàn giữa cơ sở đó và khu dân cư xung quanh.  THỰC HIỆN CƠ KHÍ HÓA, TỰ ĐỘNG HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA Đó là biện pháp nhằm giải phóng NLĐ khỏi khu vực nguy hiểm, độc hại. Các trang thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa thay thế con người thực hiện các thao tác từ xa, trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm, đồng thời nâng cao được năng suất lao động. - Cơ cấu điều khiển: có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển để điều khiển theo ý muốn NLĐ; - Phanh hãm: điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của NLĐ. Có loại phanh cơ, phanh điện, phanh từ. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà tác động của phanh hãm có thể là tức thời hay từ từ. Ngoài hệ thống phanh hãm chính thường kèm theo hệ thống phanh hãm dự phòng. - Khoá liên động: loại cơ cấu nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra TNLĐ khi NLĐ vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác như: đóng bộ phận bao che rồi mới được mở máy. Khoá liên động có thể dưới các hình thức liên động khác nhau: cơ khí, khí nén, thuỷ lực, điện, tế bào quang điện - Điều khiển từ xa: NLĐ ở ngoài vùng nguy hiểm điều khiển SX như điều khiển từ phòng điều khiển trung tâm. Ở đó sử dụng các đồng hồ đo để chỉ rõ các thông số kỹ thuật cần thiết cho quá trình điều khiển SX và các thiết bị nghe nhìn.  TRANG BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN * Khái niệm Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà NLĐ phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Đây là biện pháp bảo vệ bổ sung, hỗ trợ nhưng có vai trò rất quan trọng khi các thiết bị kỹ thuật AT-VSLĐ tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại (điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu). * Nguyên tắc trang bị - Trước hết phải dùng các biện pháp kỹ thuật BHLĐ để ngăn ngừa các tác hại đến sức khỏe nghề nghiệp của NLĐ. - Thứ đến mới phải dùng đến trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ. - Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho NLĐ phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường LĐ nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác. * Phân loại: Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: - Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc, - Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ, - Phương tiện bảo vệ thính giác: nút bịt tai, bao úp tai - Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, - Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất, bao tay - Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rột, chống tia phóng xạ, - Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn, - Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện, - Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân, - Các loại phương tiện bảo đảm AT-VSLĐ khác. * Yêu cầu - Phương tiện TBPTBVCN phải được SX theo tiêu chuẩn chất lượng quy định của Nhà nước. - Việc cấp phát, sử dụng phải theo quy định của pháp luật. - NSDLĐ phải kiểm tra chất lượng TBPTBVCN trước khi cấp phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng.  THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM DỰ PHÒNG THIẾT BỊ - Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của chúng là biện pháp an toàn nhất trước khi đưa chúng vào sử dụng. - Mục đích: đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền, độ tin cậy để quyết định có đưa thiết bị vào sử dụng hay không. - Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa, bảo dưỡng. 8. Khái niệm các nguyên nhân gây chấn thương. Phân tích các nguyên nhân gây chấn thương trong các doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Khái niệm chấn thương: Là thương tích xảy ra đối với NLĐ trong SX do không tuân thủ các yêu cầu về ATLĐ. Nhiễm độc cấp tính cũng coi như chấn thương. Ví dụ: Bị trượt ngã khi xếp đồ lên giá ở các siêu thị; bị hàng hóa rơi đổ vào người do xếp hàng quá cao, bị ngộ độc hóa chất tẩy rửa do sử dụng không đúng cách… Nguyên nhân gây chấn thương Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật Kỹ thuật đóng vai trò quan trọng làm cho tỷ lệ TNLĐ gia tăng đặc biệt là kỹ thuật lạc hậu, lao động giản đơn hoặc dây chuyền công nghệ cũ. Các nước tiên tiến do phát triển kỹ thuật tự động hóa cao nên giảm thiểu nhanh các TNLĐ. Các dây chuyền công nghệ cũ gây ô nhiễm hóa chất độc là nguyên nhân gây tai nạn nhiễm độc cho công nhân (hiện tượng rò rỉ khí độc). Các nguyên nhân kỹ thuật có thể gây TNLĐ như: [...]... nội dung nào? Trình bày nội dung lập và thực hiện kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động; nội dung tuyên truyền và huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động; nội dung chính sách an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp? 19.1 Lập và thực hiện kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động Mục đích, yêu cầu Trách nhiệm bảo đảm an toàn sức khỏe cho NLĐ luôn được thể hiện cụ thể trong kế hoạch SXKD Do vậy: - Kế... tạo sức lao động , đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi Tư thế lao động bắt buộc Do yêu cầu SXKD, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng Người ta chia tư thế làm việc thành 2 loại: - Tư thế lao động thoải mái là tư thế có thể thay đổi được trong quá trình lao động nhưng không ảnh hưởng đến SXKD - Tư thế lao động bắt buộc là tư thế mà NLĐ không thay đổi được trong quá trình lao động a Tác hại lao động tư... vì thần kinh và các cơ quan không bị quá kích thích hoặc tăng ngưỡng dẫn đến mệt mỏi không hồi phục, không chuyển sang giai đoạn bệnh lý mạn tính Thời gian lao động đủ gây mệt mỏi hoặc chưa mệt mỏi đã được nghỉ sẽ mau hồi phục chức năng của các cơ quan trong cơ thể trong đó có cơ quan thính giác Vấn đề y tế và an toàn lao động cần lưu ý là việc tiêu chuẩn hóa môi trường lao động có tiếp xúc với tiếng... AT-VSLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho NLĐ trong DN biết 19.2 Tuyên truyền và huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động Tuyên truyền an toàn – vệ sinh lao động a Mục đích Chuyển tải đến tất cả các đối tượng các nội dung: những thông tin, hiểu biết cần thiết; hướng dẫn cho họ những kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức khoa học – kỹ thuật, quy định của pháp luật để mọi người đều quan tâm đến công tác AT-VSLĐ,... hiện 18.2 BỘ PHẬN LÀM CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG Ở DN Tổ chức Tuỳ theo số lượng lao động, quy mô, địa bàn tập trung hoặc phân tán và mức độ nguy hiểm của nghề trong DN, NSDLĐ phải tổ chức phòng (ban) hoặc cử cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về AT-VSLĐ nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu dưới đây: Số NLĐ Dưới 300 lao động Từ 300 đến dưới 1.000 lao động Cán bộ làm công tác AT-VSLĐ Ít nhất... điều kiện lao động - Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ, các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy móc, thiết bị và nơi làm việc - Ngoài ra, cần làm rõ trách nhiệm của Quản đốc phân xưởng, Tổ trưởng SX, các bộ phận chuyên môn của DN về AT-VSLĐ 19 Tổ chức thực hiện công tác an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp... trì khả năng lao động và phục hồi sức khỏe Bố trí nghỉ ngơi thích hợp là cần thiết, mỗi lần 10 - 15 phút Chế độ ăn uống thường xuyên bổ sung một cách đầy đủ như chất đạm, đường, mỡ và đặc biệt là các chất tham gia chuyển hóa sinh tố muối khoáng 18 Các quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng an toàn vệ sinh lao động; Bộ phận phụ trách công tác an toàn và vệ sinh lao; Bộ phận... ngừa các yếu tố về cường độ, tư thế và tính chất đơn điệu trong lao động Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà NLĐ có thể phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác nặng, động tác lao động đơn điệu, buồn tẻ hoặc với phải tập trung chú ý cao gây căng thẳng về thần kinh tâm lý Làm việc... đại diện an toàn và sức khoẻ của họ tham gia tích cực vào quá trình tổ chức bộ máy, lập kế hoạch, thực hiện cũng như đánh giá và hoàn thiện Hệ thống quản lý AT-VSLĐ Khi thích hợp, NSDLĐ cần lập ra Ban an toàn và sức khoẻ hoạt động sao cho có hiệu quả và chính thức công nhận các đại diện an toàn và sức khoẻ của NLĐ theo đúng pháp luật và tập quán quốc gia Huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động Huấn... - Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài thời gian lao động nặng nhọc quá mức quy định, không bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều - Coi trọng khẩu phần ăn của NLĐ, đặc biệt là những nghề nghiệp lao động thể lực - Rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường nghỉ ngơi tích cực - Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường các biện pháp động viên tình cảm, . kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. 2. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh thương mại dịch vụ. 2.1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ. đưa DN hội nhập vững vàng hơn trên thị trường khu vực và quốc tế. 2.3. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG  Tính chất khoa học - Mọi hoạt động của công tác AT-VSLĐ là nhằm loại. AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG  Ý nghĩa về chính trị - AT-VSLĐ thực hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN, thể hiện quan điểm coi con người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển. - Trong xã

Ngày đăng: 25/12/2014, 18:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

  • 2.2. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

  • 2.3. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG

    • Tính chất khoa học

    • Tính chất quần chúng

    • BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐỐI VỚI BẢN THÂN NGƯỜI LAO ĐỘNG

    • THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHE CHẮN AN TOÀN

    • SỬ DỤNG THIẾT BỊ VÀ CƠ CẤU PHÒNG NGỪA

    • SỬ DỤNG CÁC BÁO HIỆU, TÍN HIỆU AN TOÀN

    • THỰC HIỆN CƠ KHÍ HÓA, TỰ ĐỘNG HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA

    • TRANG BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

    • THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM DỰ PHÒNG THIẾT BỊ

    • 9.1. Khái niệm về cháy, nổ

    • 9.2. Những nguyên nhân gây cháy, nổ

    • Do sự vi phạm các điều kiện an toàn sẽ phát sinh ra những nguyên nhân gây ra cháy. Tuy nhiên những nguyên nhân gây ra cháy có rất nhiều và cũng khác nhau. Những nguyên nhân đó cũng thay đổi liên quan đến sự thay đổi các quá trình kỹ thuật trong sản xuất và việc sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu, các hệ thống chiếu sáng đốt nóng,...

    • 10.3. Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện

      • 11.2. BỆNH NGHỀ NGHIỆP

      • Căn cứ lập kế hoạch về an toàn và vệ sinh lao động

      • Nội dung kế hoạch về an toàn và vệ sinh lao động

      • Tổ chức thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ

      • 19.2. Tuyên truyền và huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động

      • Tuyên truyền an toàn – vệ sinh lao động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan