Lập và thực hiện kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động Mục đích, yêu cầu

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 31 - 33)

18. Các quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng an toàn vệ sinh lao động; Bộ phận phụ trách công tác an toàn và vệ sinh lao; Bộ phận y tế và Mạng lưới an toàn vệ

19.1. Lập và thực hiện kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động Mục đích, yêu cầu

Mục đích, yêu cầu

Trách nhiệm bảo đảm an toàn sức khỏe cho NLĐ luôn được thể hiện cụ thể trong kế hoạch SXKD. Do vậy:

- Kế hoạch AT-VSLĐ phải được xây dựng và thực hiện đồng thời và tương xứng với yêu cầu, quy mô của kế hoạch SXKD và các kế hoạch khác của DN.

- Nội dung kế hoạch AT-VSLĐ phải được xác định trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch SXKD và kế hoạch tài chính của DN để theo dõi, thống kê, báo cáo.

- Chủ DN có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch AT-VSLĐ.

- Các Bộ và địa phương tổ chức xét duyệt kế hoạch SXKD của DN trực thuộc thì đồng thời xét duyệt các kế hoạch về AT-VSLĐ.

Căn cứ lập kế hoạch về an toàn và vệ sinh lao động

Khi lập kế hoạch về AT-VSLĐ phải căn cứ vào:

- Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch SXKD và tình hình thực tế của DN. - Những thiếu sót tồn tại trong công tác AT-VSLĐ của các năm trước.

- Các kiến nghị phản ánh của NLĐ, ý kiến của tổ chức công đoàn và kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

Kinh phí trong kế hoạch AT-VSLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông của DN; đối với cơ quan hành chính sự nghiệp được tính trong chi phí thường xuyên.

Nội dung kế hoạch về an toàn và vệ sinh lao động

Kế hoạch AT-VSLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành và phân công tổ chức thực hiện. Đối với các công việc phát sinh trong năm kế hoạch phải được xây dựng kế hoạch và bổ sung phù hợp với nội dung công việc.

a. Kế hoạch về các biện pháp KTAT và PCCN

- Xây dựng quy trình đảm bảo AT-VSLĐ cho từng loại máy móc thiết bị.

- Khi thay đổi phương pháp SXKD, thay đổi máy móc, địa điểm… phải sửa đổi quy trình cho phù hợp.

- Chế tạo, sửa chữa, mua sắm đầy đủ các thiết bị cần thiết như: thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm (thiết bị phòng ngừa), tín hiệu, báo hiệu, bảng chỉ dẫn về AT-VSLĐ.

- Mua các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Di chuyển các bộ phận SXKD, kho chứa chất độc hại, dễ cháy, nổ ra xa nơi có nhiều người đi lại.

- Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm; - Bổ sung hệ thống chống sét, chống rò điện;

- Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động... - Đặt biển báo;

- Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với NLĐ;

b. Kế hoạch về các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ phòng chống độc hại, cải thiện ĐKLĐ

- Đo kiểm, đánh giá các yếu tố điều kiện VSLĐ.

- Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc.

- Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, chống rung, chống ồn và các yếu tố độc hại lan truyền; đảm bảo các yêu cầu chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ tại các vị trí làm việc.

- Xây dựng, cải tạo nhà tắm, khu vệ sinh. - Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc.

c. Kế hoạch về trang bị PTBVCN cho NLĐ

Mua sắm trang bị bảo vệ cá nhân cần thiết cho NLĐ, cải thiện điều kiện làm việc:

- Căn cứ quy định chung, DN cụ thể hoá đối với từng chức danh công việc để đảm bảo sự thống nhất trong toàn DN.

- Kế hoạch mua sắm, trang bị, bảo vệ cá nhân cần thiết như: dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v...

d. Kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ NLĐ, phòng ngừa BNN

- Khám sức khoẻ khi tuyển dụng. - Khám sức khoẻ định kỳ.

- Khám phát hiện BNN.

- Điều dưỡng phục hồi chức năng lao động . - Bồi dưỡng bằng hiện vật,...

e. Kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATLĐ

- Huấn luyện, cập nhật các kiến thức, nhận thức về các biện pháp làm việc AT-VSLĐ, xử lý tình huống khi có sự cố.

- Hình thức huấn luyện: lần đầu cho công nhân mới tuyển, định kỳ hàng năm cho công nhân cũ, kèm cặp tại chỗ cho công nhân mới.

- Chiếu phim, tham quan, triển lãm AT-VSLĐ. - Tổ chức thi ATVSV giỏi.

- Tổ chức thi viết, vẽ, đề xuất các biện pháp tăng cường công tác AT-VSLĐ. - Kẻ pa nô, áp phích, tranh ATLĐ; mua tài liệu, tạp chí AT-VSLĐ.

- Tổng kết thi đua khen thưởng…

Tổ chức thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ

- Sau khi kế hoạch AT-VSLĐ được NSDLĐ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của DN có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

- Cán bộ AT-VSLĐ phối hợp với bộ phận kế hoạch của DN đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và thường xuyên báo cáo NSDLĐ, đảm bảo kế hoạch AT-VSLĐ được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn.

- NSDLĐ có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch AT-VSLĐ và thông báo kết quả thực hiện cho NLĐ trong DN biết.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w