Tổ chức điều hành công tác an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp gồm những nội dung nào? Trình bày yêu cầu về nhận thức của nhà quản lý; nguyên tắc điều hành công tác an

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 39 - 41)

dung nào? Trình bày yêu cầu về nhận thức của nhà quản lý; nguyên tắc điều hành công tác an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; nội dung kiểm tra an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp và đánh giá công tác an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

20.1. Yêu cầu về nhận thức của nhà quản lý

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn, công tác tuyên truyền đã được chú trọng.

Tuy nhiên, nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về AT-VSLĐ trong DN chưa cao. Người lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của DN mình về AT-VSLĐ theo quy định pháp luật như: Chưa tổ chức bộ máy quản lý AT-VSLĐ và phân công trách nhiệm rõ ràng; thiếu kiểm tra giám sát tình hình chấp hành các quy trình quy phạm về AT-VSLĐ, nhất là trong các DN tư nhân, các làng nghề, việc SXKD chưa đi đôi với AT- VSLĐ và bảo vệ môi trường.

Vì thế, đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, tổ chức thực hiện và chấp hành các quy định về AT-VSLĐ của người chủ DN.

20.2. Nguyên tắc điều hành công tác an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Để quản lý tốt AT-VSLĐ ở DN cần có hệ thống quản lý với những nguyên tắc cụ thể. Năm 2001, Tổ chức Lao động Quốc tế đã đề ra “Hướng dẫn về hệ thống quản lý AT-VSLĐ” (OSH-MS) nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ thiết thực cho các quốc gia, cơ quan, DN hoàn thiện công tác AT-VSLĐ. Các nguyên tắc điều hành công tác AT-VSLĐ, gồm:

- Nguyên tắc 1: Có sự cam kết của lãnh đạo cao nhất của DN

Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng: Để hệ thống quản lý AT-VSLĐ hoạt động hiệu quả theo đúng pháp luật và các quy định là trách nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ mà người đứng đầu là chủ DN. Người chủ DN cần chỉ đạo và cam kết thực hiện các hoạt động AT-VSLĐ ở DN.

Theo nguyên tắc này, người lãnh đạo cao nhất phải:

+ Tiến hành hoạch định hệ thống quản lý AT-VSLĐ để đáp ứng yêu cầu của NLĐ và pháp luật quy định.

+ Bảo đảm thực hiện quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các khâu trong tổ chức AT- VSLĐ được thiết lập, thực hiện và duy trì.

+ Lãnh đạo cao nhất nhận được báo cáo về kết quả thực hiện của hệ thống quản lý AT-VSLĐ trong DN.

+ Bảo đảm thúc đẩy toàn bộ hệ thống thực hiện, cải thiện ĐKLĐ. + Hồ sơ xem xét của lãnh đạo về AT-VSLĐ cần được duy trì.

- Nguyên tắc 2: Có sự tham gia của NLĐ

+ NLĐ là đối tượng quản lý nhưng lại là chủ thể tham gia lao động và nguyên lý cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên giữ gìn AT-VSLĐ là trách nhiệm của mỗi NLĐ.

Thực tiễn: nhận thức, hiểu biết về quyền lợi nghĩa vụ về AT-VSLD của NLĐ còn hạn chế. Nên NLĐ cần:

+ Chủ động tích cực học tâp để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và chủ động phòng tránh TNLĐ, BNN.

+ Tuân thủ các quy trình, quy phạm về AT-VSLĐ của DN.

+ Tham gia đóng góp ý kiến cải tiến SXKD, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và đảm bảo AT-VSLĐ.

+ Thay đổi nhận thức, thái độ quan điểm, cách ứng xử có văn hoá tại nơi làm việc nhằm xây dựng văn hoá an toàn và vệ sinh tại nơi làm việc.

- Nguyên tắc 3: Quản lý theo quá trình

Kết quả sẽ tốt hơn nếu mọi hoạt động có liên quan đến AT-VSLĐ được quản lý như một quá trình (sơ đồ 4.1 phần trên).

Năm yếu tố chính của quá trình là: chính sách, tổ chức, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, đánh giá và hành động cải thiện. Các nội dung này tạo thành một chu kỳ khép kín, thúc đẩy lẫn nhau, những hành động cải thiện sẽ diễn ra sau khi đánh giá những mặt được và chưa được trong hệ thống quản lý và đặt cơ sở cho việc bắt đầu một chu kỳ mới tiếp theo.

- Nguyên tắc 4: Đồng bộ và hợp tác

Mọi quyết định, hành động về AT-VSLĐ do nhiều khâu, nhiều cấp, nhiều người thực hiện, bởi vậy muốn có hiệu quả phải tiến hành đồng bộ và hợp tác:

+ Phải tiến hành đồng bộ trên các mặt: luật pháp, chính sách quản lý Nhà nước với áp dụng tiến bộ KHKT và có sự tham gia của mọi người.

+ Thực hiện đồng bộ các phương pháp, biện pháp về kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế với vận động thuyết phục.

+ Tiến hành đồng thời, cân đối cả về chính sách mục tiêu, tổ chức bộ máy, lập kế hoach thực hiện, đánh giá kết quả và đưa ra hành động khắc phục.

Vì thế, DN cần tạo dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa các khâu, các cấp trong nội bộ và hợp tác với các cơ quan bên ngoài để đạt mục tiêu bảo đảm AT-VSLĐ ở DN.

- Nguyên tắc 5: Cải tiến liên tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận động là tuyệt đối, các tiến bộ kỹ thuật, thiết bị máy móc và công nghệ SXKD liên tục phát triển, thông tin bùng nổ, nhận thức của con người ngày một nâng lên đòi hỏi công tác AT-VSLĐ phải thay đổi cho phù hợp. Vì thế, DN phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện hoạt động AT-VSLĐ.

20.3. Kiểm tra an toàn và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra AT-VSLĐ * Mục đích

- Kiểm tra AT-VSLĐ nhằm nắm bắt, đánh giá, quản lý được tình hình triển khai và thực hiện kế hoạch, các quy định, các chương trình AT-VSLĐ tại các phân xưởng, đơn vị, tổ, đội SXKD và trên phạm vi toàn DN.

- Kiểm tra về AT-VSLĐ nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót về AT-VSLĐ để có biện pháp khắc phục, đồng thời làm căn cứ hiệu chỉnh kế hoạch, tổ chức bộ máy, cũng như các quy định (nếu chưa phù hợp, hoặc không còn phù hợp).

Kiểm tra còn có tác dụng giáo dục, nhắc nhở NSDLĐ và NLĐ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh, đồng thời nâng cao khả năng phát hiện các nguy cơ gây TNLĐ, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và phát huy tinh thần sáng tạo, tự lực trong việc tổ chức khắc phục các thiếu sót tồn tại.

* Ý nghĩa

Công tác kiểm tra và tự kiểm tra về AT-VSLĐ trong các DNVVN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng, do tình trạng SXKD lạc hậu, điều kiện làm việc xấu, có nhiều nguy cơ gây TNLĐ, nhận thức về công tác AT-VSLĐ của người quản lý SXKD và NLĐ chưa cao. Với DN nhỏ cần phát huy tính tích cực của hoạt động tự kiểm tra, giúp cho việc đánh giá các nguy cơ, rủi ro được chính xác và có ngay các biện pháp phòng ngừa sự cố, TNLĐ.

Nguyên tắc kiểm tra AT-VSLĐ

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 39 - 41)