Tuyên truyền và huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động Tuyên truyền an toàn – vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 33 - 38)

18. Các quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng an toàn vệ sinh lao động; Bộ phận phụ trách công tác an toàn và vệ sinh lao; Bộ phận y tế và Mạng lưới an toàn vệ

19.2. Tuyên truyền và huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động Tuyên truyền an toàn – vệ sinh lao động

Tuyên truyền an toàn – vệ sinh lao động

a. Mục đích

Chuyển tải đến tất cả các đối tượng các nội dung: những thông tin, hiểu biết cần thiết; hướng dẫn cho họ những kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức khoa học – kỹ thuật, quy định của pháp luật để mọi người đều quan tâm đến công tác AT-VSLĐ, phòng tránh TNLĐ và BNN.

b. Các hình thức tuyên truyền

Cần triệt để vận dụng các hình thức tuyên truyền phong phú nhằm nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền.

- Viết các sổ tay, viết sách, báo về AT-VSLĐ cho từng ngành nghề, từng loại máy móc, thiết bị.

- Sử dụng tranh ảnh, panô, áp phích, báo chí, phát thanh truyền hình, báo điện tử về AT- VSLĐ.

- Tổ chức triển lãm, trưng bày về AT-VSLĐ.

- Tổ chức thi các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm về AT-VSLĐ. - Tổ chức các hội nghị chuyên đề về từng mặt, từng nội dung của AT-VSLĐ.

Thông tin tuyên truyền là một nghệ thuật; cần tìm kiếm các hình thức mới, phù hợp, phong phú hấp dẫn, đúng lúc và đúng chỗ để nâng cao chất lượng thông tin.

c. Nội dung tuyên truyền

* Tuyên truyền ý nghĩa của AT-VSLĐ

- AT-VSLĐ là lĩnh vực quan trọng trong việc chăm lo sức khỏe và cải thiện ĐKLV cho NLĐ góp phần phát triển kinh tế nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ.

TNLĐ, BNN luôn là hiểm họa đe dọa tới sự an toàn sức khỏe của NLĐ và sự phát triển bền vững của DN.

- Trong hội nhập kinh tế quốc tế, AT-VSLĐ là một nội dung quan trọng của xúc tiến thương mại, giúp sản phẩm của DN vượt qua rào cản phi thuế quan được các đối tác xây dựng lên với danh

nghĩa tiêu chuẩn lao động, quản lý chất lượng sản phẩm với công tác AT-VSLĐ và ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc là chìa khóa để cải thiện ĐKLĐ , phòng ngừa các nguy cơ dẫn đến TNLĐ, tăng năng suất lao động của NLĐ.

* Tuyên truyền, giác ngộ để NSDLĐ, NLĐ hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình - Quyền của NSDLĐ:

+ Buộc NLĐ phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp AT-VSLĐ.

+ Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện AT-VSLĐ. + Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về AT-VSLĐ (nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó).

- Nghĩa vụ của NSDLĐ:

+ Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch SXKD của DN phải lập kế hoạch, biện pháp AT-VSLĐ và cải thiện ĐKLĐ .

+ Trang bị đầy đủ PTBVCN và thực hiện các chế độ khác về AT-VSLĐ với NLĐ theo quy định Nhà nước.

+ Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp AT-VSLĐ trong DN, phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới AT-VSLĐ.

+ Xây dựng nội quy, quy trình AT-VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp AT-VSLĐ đối với NLĐ.

+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ theo tiêu chuẩn chế độ quy định.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra TNLĐ theo định kỳ 6 tháng; hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện AT-VSLĐ, cải thiện ĐKLĐ với Sở LĐ-TBXH, Sở Y tế của địa phương nơi DN hoạt động.

- Quyền của NLĐ:

+ Yêu cầu lãnh đạo đơn vị bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, cải thiện ĐKLĐ, trang bị đầy đủ PTBVCN, huấn luyện, thực hiện biện pháp AT-VSLĐ

+ Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ vị trí làm việc khi thấy có nguy cơ xảy ra TNLĐ, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình, đồng thời phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối làm việc nơi nói trên nếu nguy cơ đó chưa được khắc phục.

+ Phản ánh, khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi NSDLĐ vi phạm quy định về AT-VSLĐ hoặc không thực hiện đúng các giao kết về AT-VSLĐ được ghi trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động tập thể.

- Nghĩa vụ của NLĐ:

+ Chấp hành các quy định, nội quy về AT-VSLĐ liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

+ Phải sử dụng đúng chức năng và bảo quản các PTBVCN đã được trang bị, cấp phát, các thiết bị AT-VSLĐ nơi làm việc; nếu làm mất, hỏng phải bồi thường.

+ Phải báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp hoặc người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ TNLĐ, BNN, độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ sau khi có lệnh điều động của cấp trên.

- Sự tham gia của NLĐ:

Sự tham gia của NLĐ là một yếu tố không thể thiếu của Hệ thống quản lý AT-VSLĐ ở DN. Ở DN, NSDLĐ cần đảm bảo cho NLĐ và đại diện an toàn và sức khoẻ của họ được tư vấn, thông tin và huấn luyện về AT-VSLĐ, kể cả hoạt động ứng phó khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra trong công việc.

NSDLĐ cần tạo điều kiện thời gian và các nguồn lực cần thiết để NLĐ và đại diện an toàn và sức khoẻ của họ tham gia tích cực vào quá trình tổ chức bộ máy, lập kế hoạch, thực hiện cũng như đánh giá và hoàn thiện Hệ thống quản lý AT-VSLĐ.

Khi thích hợp, NSDLĐ cần lập ra Ban an toàn và sức khoẻ hoạt động sao cho có hiệu quả và chính thức công nhận các đại diện an toàn và sức khoẻ của NLĐ theo đúng pháp luật và tập quán quốc gia.

Huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động

Huấn luyện AT-VSLĐ là bước khởi đầu đặt cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các công việc tiếp theo của công tác AT-VSLĐ. DNcần làm rõ: đối tượng, trách nhiệm, nội dung, thời gian, phương pháp và tài liệu huấn luyện về AT-VSLĐ.

Các nội dung huấn luyện được quy định rõ cho từng đối tượng tại mục II của TT số 37/2005/TTBLĐ-TBXH ngày 29/12/2005.

- Nội dung huấn luyện:

+ Các phương pháp phát hiện và loại trừ các nguy hiểm, rủi ro;

+ Phương pháp đánh giá, phân tích và đặc biệt là phương pháp sử dụng bản kiểm định hàng ngày nhằm phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, các rủi ro để có ngay các biện pháp phòng ngừa.

- Đối tượng huấn luyện:

+ NLĐ, người học nghề, thử việc, người mới tuyển, NLĐ tự do được thuê mướn, người chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có thay đổi về công nghệ SXKD, thiết bị hay người nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên.

+ NSDLĐ, người quản lý trực tiếp trong các phân xưởng hoặc các bộ phận tương đương như quản đốc, tổ trưởng, đội trưởng,...

+ Người làm công tác AT-VSLĐ ở DN.

a. Huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động đối với người lao động * Trách nhiệm huấn luyện

- NSDLĐ chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho NLĐ do mình quản lý. - Sau khi huấn luyện, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu mới cấp thẻ AT-VSLĐ cho NLĐ.

* Nội dung huấn luyện

- Những quy định chung về AT-VSLĐ: + Mục đích, ý nghĩa của công tác AT-VSLĐ;

+ Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc chấp hành quy định về bảo đảm AT-VSLĐ, chính sách chế độ về BHLĐ đối với NLĐ;

+ Nội quy đảm bảo AT-VSLĐ;

+ Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật AT-VSLĐ;

+ ĐKLĐ, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây TNLĐ, BNN và các biện pháp phòng ngừa; - Cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cấp cứu người bị tai nạn, sự cố;

- Công dụng, cách sử dụng và bảo quản PTBVCN; - Các biện pháp tự cải thiện ĐKLĐ tại nơi làm việc.

- Những quy định cụ thể về AT-VSLĐ tại nơi làm việc:

+ Đặc điểm SXKD, các quy trình làm việc và các quy định AT-VSLĐ bắt buộc NLĐ phải tuân thủ khi thực hiện công việc.

+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể xảy ra tại nơi làm việc và các biện pháp phòng ngừa.

Đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ, ngoài việc huấn luyện như trên cũng phải được huấn luyện kỹ hơn về quy trình làm việc và xử lý sự cố.

* Giảng viên

Là những người có kinh nghiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ về AT-VSLĐ và do NSDLĐ quyết định.

* Hình thức và thời gian huấn luyện

- Huấn luyện lần đầu:

+ Người mới tuyển dụng, học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở, trước khi giao việc phải huấn luyện đầy đủ các nội dung trên.

+ Thời gian: Ít nhất là 2 ngày; NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ phải được huấn luyện ít nhất là 3 ngày.

- Huấn luyện định kỳ:

+ NSDLĐ phải tổ chức huấn luyện lại để NLĐ nắm vững hơn các quy định AT-VSLĐ trong phạm vi trách nhiệm được giao.

+ Thời gian: Tuỳ thuộc vào yêu cầu, nhưng ít nhất 1 năm/1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày. NLĐ khi chuyển từ công việc này sang công việc khác, khi có sự thay đổi công nghệ, sau khi nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên phải được huấn luyện lại.

Thời gian huấn luyện được tính là thời giờ làm việc và hưởng đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Đối với học nghề, thử việc thì theo hợp đồng lao động đã thoả thuận.

- Kinh phí: do cơ sở sử dụng Lao động chịu trách nhiệm.

b. Huấn luyện đối với người sử dụng lao động * Trách nhiệm tổ chức huấn luyện

- Sở Lao động TBXH, Ban quản lý khu công nghiệp tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận theo Thông tư 37/2005/TT/BLĐ TBXH.

- Các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho đơn vị trực thuộc hoặc phối hợp với cơ quan, đơn vị có chức năng huấn luyện AT-VSLĐ để tổ chức huấn luyện.

* Nội dung huấn luyện

- Tổng quan hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm AT-VSLĐ.

- Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ BHLĐ. - Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ trong công tác AT-VSLĐ.

- Các quy định cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về AT-VSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở SXKD, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.

- Tổ chức quản lý và thực hiện quy định về AT-VSLĐ, tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm; xây dựng kế hoạch BHLĐ , xây dựng và phổ biến nội quy, quy chế quản lý AT-VSLĐ. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện cho NLĐ thực hiện chính sách, chế độ BHLĐ và tự kiểm tra về AT- VSLĐ; thực hiện đăng ký và kiểm định thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT- VSLĐ; thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo định kỳ; thực hiện sơ kết, tổng kết công tác AT-VSLĐ.

- Trách nhiệm và những nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về AT-VSLĐ. - Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về AT-VSLĐ.

* Hình thức và thời gian huấn luyện

- Huấn luyện lần đầu:

+ Sau khi nhận nhiệm vụ, NSDLĐ phải huấn luyện đầy đủ các nội dung trên.

+ Thời gian: Ít nhất là 2 ngày đối với người chủ DN; ít nhất là 3 ngày đối với người quản lý, điều hành trực tiếp các công trường, phân xưởng.

- Huấn luyện định kỳ:

+ Huấn luyện định kỳ để cập nhật kiến thức: ít nhất 3 năm/1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày. Đối với người trực tiếp sử dụng lao động , ít nhất 1 năm/1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày.

+ Thời gian huấn luyện được tính là thời giờ làm việc và hưởng đầy đủ tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

+ Kinh phí: do cơ sở cử người đi học đóng góp.

c. Huấn luyện đối với người làm công tác an toàn – vệ sinh lao động tại doanh nghiệp * Trách nhiệm tổ chức huấn luyện

- Sở LĐ- TBXH tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận đối với người làm công tác AT- VSLĐ cho các DN đóng trên địa bàn địa phương.

- Các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho người làm công tác AT-VSLĐ của các đơn vị trực.

* Nội dung huấn luyện

Ngoài các nội dung huấn luyện như đối với NSDLĐ, người làm công tác AT-VSLĐ phải được huấn luyện các nội dung sau:

- Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong SXKD.

- Các biện pháp về KTAT và PCCN, kỹ thuật VSLĐ, phòng chống độc hại, cải thiện ĐKLĐ . - Phương pháp triển khai công tác kiểm tra và tự kiểm tra AT-VSLĐ tại DN.

- Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ, BNN.

* Hình thức và thời gian huấn luyện

- Huấn luyện lần đầu:

+ Người làm công tác AT-VSLĐ phải huấn luyện đầy đủ các nội dung quy định. + Thời gian: Ít nhất là 3 ngày.

- Huấn luyện định kỳ:

+ Huấn luyện định kỳ để bổ sung, cập nhật thông tin văn bản pháp luật, kiến thức mới về AT- VSLĐ.

+ Thời gian huấn luyện định kỳ: ít nhất 1 năm/1 lần và mỗi lần ít nhất 2 ngày.

d. Tài liệu huấn luyện và tổ chức huấn luyện

- Hệ thống tài liệu làm căn cứ biên soạn nội dung huấn luyện bao gồm:

+ Các tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước về AT-VSLĐ.

+ Các quy định của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị được uỷ quyền quản lý về AT-VSLĐ.

+ Các tài liệu kỹ thuật của các máy, thiết bị, hoá chất.

+ Các tài liệu khoa học, các thông tin liên quan đến lĩnh vực AT-VSLĐ.

+ Các nội quy về AT-VSLĐ và các quy trình an toàn của các máy móc, thiết bị, các chất do DN quy định.

Các tài liệu biên soạn phải cập nhật về văn bản pháp luật, phải phù hợp với đặc điểm yêu cầu đảm bảo an toàn và phù hợp với đối tượng cụ thể của từng DN.

- Lựa chọn đội ngũ giảng viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, có công tác ít nhất 5 năm, có chứng chỉ do cơ quan nhà nước về AT-VSLĐ cấp, am hiểu thực tế quản lý DN để bảo đảm chất lượng và nội dung huấn luyện.

- Trang thiết bị phòng học, máy tính, các công cụ trình chiếu, phòng thí nghiệm, thực hành, phương tiện giảng dạy hiện đại để đáp ứng yêu cầu huấn luyện.

- Sử dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến, lý thuyết gắn với thực hành, chú trọng trao đổi, thảo luận và xử lý các bài tập tình huống, sử dụng các phương pháp đánh giá các yếu tố rủi ro thông qua kiểm định ngay tại DN.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w