Phân tích nguyên tắc thực hiện hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 51 - 52)

- Nguyên tắc 5:

24.Phân tích nguyên tắc thực hiện hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động.

Thực hiện hệ thống quản lý AT-VSLĐ ở nước ta phải quán triệt hai nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc thứ nhất: Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động an toàn – vệ sinh lao động

- AT-VSLĐ không chỉ có ý nghĩa đối với từng đơn vị, LĐ riêng lẻ mà nó còn có vai trò quan trọng trong phạm vi toàn bộ nền KTQD vì đối tượng của nó là sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ của NLĐ, một nhân tố chủ yếu của lực lượng SX xã hội. Chính vì vậy, hoạt động AT-VSLĐ được Nhà nước thống nhất quản lý.

- Nguyên tắc này được Bộ Luật Lao động VN khẳng định tại điều 95:

+ “1. NSDLĐ có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ bảo đảm ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện LĐ cho NLĐ. NLĐ phải tuân thủ các quy định về ATLĐ, VSLĐ và nội quy LĐ

của DN. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, SX phải tuân theo pháp luật về ATLĐ, VSLĐ và bảo vệ môi trường”.

+ “2. Chính phủ lập chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ, đưa vào kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách Nhà nước; đầu tư NCKH, hỗ trợ phát triển các cơ sở SX dụng cụ, thiết bị ATLĐ, VSLĐ, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ”

- Như vậy, Nhà nước đảm bảo cho NLĐ làm việc trong điều kiện an toàn vệ sinh, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH.

- Sự thống nhất quản lý hoạt động AT-VSLĐ của Nhà nước thể hiện bằng pháp luật được áp dụng trong phạm vi cả nước, trong mọi đơn vị SXKD thuộc các thành phần kinh tế; đòng thời Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước, thực hiện Bộ luật đã ban hành.

Nguyên tắc thứ hai: Thực hiện AT-VSLĐ là nghiã vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động

- AT-VSLĐ chỉ được thực hiện và có ý nghĩa khi những người liên quan trực tiếp đến AT-SLĐ (các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động) tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về AT-VSLĐ.

- Bộ luật LĐVN quy định: Mọi tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng LĐ hoặc LĐ trên lãnh thổ VN đều phải thực hiện AT-VSLĐ theo quy định của pháp luật.

- Các đơn vị sử dụng LĐ không những có trách nhiệm thực hiện các quy định về AT-VSLĐ, BHLĐ như: đảm bảo các điều kiện ATLĐ, VSLĐ mà còn phải tổ chức huấn luyện, hướng dẫn NLĐ biết về những quy định, biện pháp làm việc AT, VS liên quan đến những nhiệm vụ của họ.

- Khi các đơn vị sử dụng LĐ tổ chức thực hiện các hoạt động SXKD hay xây dựng mở rộng, cải tạo cơ sở cũ thì các luận chứng về những vấn đề trên chỉ được coi là đầy dủ, hoàn hảo nếu trong đó có các giải pháp về AT-VSLĐ và vệ sinh môi trường được giải quyết triệt để.

- NLĐ có trách nhiệm thực hiện những quy định về ATLĐ, VSLĐ, giữ gìn và sử dụng các trang bị phòng hộ đã được cấp phát…

Tóm lai, những quy định, tiêu chuẩn về AT-VSLĐ, BHLĐ do Nhà nước quy định, dù bất cứ ở đâu, tại thời điểm nào cũng luôn là những quy định bắt buộc đối với các bên tham gia quan hệ lao động.

Nguyên tắc này được quán triệt và xuyên suốt quá trình thiết lập, thực hiện quan hệ pháp luật lao động.

Các quy phạm pháp luật về AT-VSLĐ, BHLĐ bao giờ cũng mang tính bắt buộc, không chỉ với các bên tham gia quan hệ LĐ mà còn đối với mọi hình thức LĐ đang tồn tại.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 51 - 52)