Nội dung của quản lý Nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 44 - 46)

- Nguyên tắc 5:

21.Nội dung của quản lý Nhà nước về an toàn và vệ sinh lao động.

Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để quản lý và điều hành thống nhất công tác AT- VSLĐ

Các cơ quan quản lý Nhà nước về AT-VSLĐ căn cứ vào Bộ luật LĐ đã được Quốc hội thông qua, tiến hành xây dựng và ban hành: các văn bản pháp quy dưới luật về AT-VSLĐ (nghị định, thông tư, thông tư liên bộ, hướng dẫn, quy định,… ); cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình,… về AT- VSLĐ để hướng dẫn, điều chỉnh các mối quan hệ, các hành vi cũng như các hoạt động của mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là NSDLĐ, người tổ chức LĐ và NLĐ trong công tác AT-VSLĐ.

Các loại văn bản này được xây dựng và ban hành có nội dung phù hợp với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, trình độ và yêu cầu của sự nghiệp phát triển KT-XH, phát triển KHCN của từng thời kỳ, cũng như nguyện vọng và lợi ích của NLĐ.

Trên cơ sở chiến lược phát triển công tác AT-VSLĐ của nước ta trong từng thời kỳ phát triển (ví dụ, đến 2010 và tầm nhìn đến 2020), tiến hành xây dựng các chương trình quốc gia về BHLĐ hay AT-VSLĐ cho giai đoạn kế hoạch 5 năm.

Trong chương trình phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, biện pháp để thực hiện, các dự án, đề tài về AT- VSLĐ và huy động đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện.

Chương trình quốc gia về AT-VSLĐ sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch và ngân sách hàng năm cho công tác AT-VSLĐ của cả nước; để các ngành, các địa phương xây dựng chương trình hành động, kế hoạch AT-SLĐ của ngành và địa phương mình.

Nhà nước xây dựng kế hoạch hành động hàng năm cho công tác AT-VSLĐ và dự toán kinh phí để đưa vào ngân sách Nhà nước

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ sở SX, các cá nhân sử dụng LĐđóng góp nguồn lực, tài chính cho sự phát triển công tác AT-VSLĐ.

Hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng quỹ quốc gia đền bù TNLĐ, BNN.

Thực hiện chính sách BHXH trong việc chi phí đền bù cho những người bị mất sức LĐ, TNLĐ, BNN.

Tổ chức bộ máy và bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về AT-VSLĐ từ Trung ương đến các địa phương

- Theo quy định của Chính phủ VN,

+ Bộ LĐTBXH được giao chủ trì quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ;

+ Các bộ khác như: Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Bộ KHCN, Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng được giao quản lý Nhà nước từng phần theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

Vì vậy:

+ Việc củng cố bộ máy tổ chức và bố trí đội ngũ cán bộ quản lý công tác AT-VSLĐ ở các Bộ trên phải được quan tâm đúng mức tương ứng với nhiệm vụ được giao.

+ Cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý công tác AT-VSLĐ ở các Bộ, ngành nói trên và cho cả hệ thống đến các địa phương.

+ Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, huấn luyện cho đội ngũ quản lý cơ sở để họ nắm vững pháp luật, nâng cao năng lực, làm tốt công tác AT-VSLĐ ở các DN.

+ Nhà nước tạo cơ chế và khi cần thiết thành lập tổ tư vấn cho Chính phủ và làm đầu mối phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức trong công tác AT-VSLĐ. Tháng 2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng BHLĐ quốc gia.

+ Các cấp chính quyền ở các tỉnh, thành phố cũng cần có cơ chế và thành lập các tổ chức tương ứng để tư vấn cho UBND và làm đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác AT-VSLĐ.

Nhà nước có quy định cụ thể để thực hiện quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thông tin khoa học, tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về AT-VSLĐ, NCKH về AT-VSLĐ

Việc quản lý Nhà nước ở đây là đưa ra những quy định, yêu cầu, phân công, phân cấp, xây dựng kế hoạch, chương trình, các nhiệm vụ,...và theo dõi, tạo điều kiện để các cơ quan chuyên môn, các tổ chức nghề nghiệp thực hiện các tác nghiệp cụ thể về các nội dung trên.

Nhà nước thực hiện quyền thanh tra, kiểm soát, khen thưởng và xử phạt trong công tác AT-VSLĐ,

chủ yếu:

- Tổ chức hệ thống thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ; nâng cao hiệu lực và năng lực thanh tra trong công tác AT-VSLĐ. Ở nước ta hiện nay, đó là hệ thống thanh tra về LĐ, trong đó có bộ phận thanh tra về AT-VSLĐ.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra của Nhà nước, đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện các cuộc kiểm tra về AT-VSLĐ khi cần thiết.

- Tổ chức các đoàn điều tra TNLĐ theo quy định của pháp luật; thống nhất quản lý việc khai bảo, điều tra, thống kê, báo cáo về TNLĐ.

- Thực hiện khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt công tác AT-VSLĐ; tiên hành xử phạt, kể cả đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người vi phạm công tác AT-VSLĐ.

Nhà nước quản lý những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của NLĐ và BNN

- Thống nhất quản lý, bổ sung danh mục AT-VSLĐ ở VN.

- Quản lý việc giám định, công nhận NLĐ bị mắc BNN. Hướng dẫn công tác quản lý sức khoẻ NLĐ ở cơ sở.

Nhà nước tạo điều kiện, ủng hộ, khuyến khích đẩy mạnh phong trào quần chúng hoạt động AT- VSLĐ, chủ trì tổ chức tuần lễ quốc gia về AT-VSLĐ phòng chống cháy nổ hàng năm (ngày an toàn thế giới 28-4)

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức đại diện cho NSDLĐ và tổ chức đại diện cho NLĐ (ở VN hiện nay là tổ chức công đoàn), các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó có hội KHKT AT-VSLĐ VN, được chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động AT-VSLĐ theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng của mình. Nhà nước tạo điều kiện để từng bước xã hội hoá công tác AT-VSLĐ ở nước ta.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để mở rộng hợp tác quốc tế về AT-VSLĐ, tạo điều kiện cho các ngành, các địa phương, các tổ chức, cá nhân được mở rộng quan hệ trao đổi hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập an toàn vệ sinh lao động (Trang 44 - 46)